Trang

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Kitô hữu Bangladesh bị đối xử phân biệt nhưng có vai trò quan trọng trong xã hội

Kitô hu Bangladesh b đi x phân bit nhưng có vai trò quan trng trong xã hi

Các tín hữu Bangladesh chào đón ĐTC Phanxicô.- AFP
Dacca:  Số các Kitô hữu hiện diện tại Bangladesh chỉ là một thiểu số trong một vùng đất với đa số là tín đồ Hồi giáo; họ thường bị đối xử phân biệt nhưng họ đã đóng góp rất nhiều cho xã hội.
Linh mục David Bipul Das, một nhà truyền giáo thuộc dòng Thánh giá, hiện đang làm cha phó của Giáo xứ Đức Bà Chỉ Đường thuộc Giáo phận Barisal, đã cho Hãng tin Fides biết như thế với. Cha Bipul Das nói: “Ở khắp các vùng đất nước, các Kitô hữu sống giữa những người Hồi Giáo. Họ phải chịu đựng những định kiến kéo dài xuất phát từ hệ thống xã hội-tôn giáo và cả kinh tế”.
Hơn nữa, cha Bipul Das khẳng định: “Có những trường hợp, những người Hồi giáo cực đoan tiếp tục sách nhiễu các Kitô hữu với những lý do giả dối để kích động một cuộc cãi vã hận thù tôn giáo trong xã hội”. Một hiện tượng khác nữa cũng được nhận thấy, đó là việc “chiếm đất”; một số người Hồi giáo đã dùng bạo lực đe dọa để chiếm đất của các Kitô hữu. Cha Bipul Das nhận định: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các Kitô hữu”
Trong bối cảnh của những thách thức xã hội này, Giáo xứ Đức Mẹ Chỉ Đường” cam kết hỗ trợ cuộc sống của các tín hữu Công giáo để họ có thể duy trì sự bình an và sự hòa hợp với người Hồi Giáo trong xã hội. Đây là một giáo xứ với khoảng 250 gia đình công giáo, trên một lãnh thổ có khoảng 10.000 cư dân.
Cộng đoàn Kitô hữu ở Bangladesh chiếm khoảng 0,2% trong một đất nước có khoảng 162 triệu dân nhưng có ảnh hưởng rất tích cực. Cha Bipul Das cho biết cộng đoàn kitô hữu được xem như  một  cộng đoàn của tình yêu và bình an, mang một ý nghĩa giá trị lớn về khía cạnh tinh thần và luân lý, điều này được thấy rõ một cách hiển nhiên trong trong cuộc sống”. Người dân Bangladesh và chính phủ đánh giá cao sự hiện diện của người Kitô hữu và nhìn chung họ có một thái độ tích cực đối với các tín hữu.
Quốc gia này công nhận sự đóng góp và hy sinh của các Kitô hữu Bangladesh, đặc biệt trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước vào năm 1971 và trong việc tái thiết đất nước những năm sau độc lập. Ngày nay, sự đóng góp của Giáo hội Công Giáo trong lãnh vực giáo dục, y tế, phát triển xã hội, từ thiện, tăng trưởng xã hội-kinh tế được công nhận rộng rãi. Cộng đoàn Kitô hữu quản lý một số cơ sở giáo dục tốt nhất của quốc gia và đã tạo ra những công dân có năng lực và trình độ cao, nhiều người trong số họ đang giữ những vai trò lãnh đạo của đất nước và trong các văn phòng chính phủ.
Giáo hội Công Giáo và các cộng đoàn Kitô khác đã có một số yêu cầu đối với chính phủ về việc cần phải xem xét lại: Việc cấp thị thực cho các nhà truyền giáo nước ngoài, đặc biệt trong một số trường hợp đặc biệt; các cơ sở giáo dục được điều hành bởi các Kitô hữu, các quy định về quyên góp từ nước ngoài; một vài trường hợp bất công và bạo lực đối với các nhóm tôn giáo thiểu số. (Agenzia Fides 22/1/2018)
Ngọc Yến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét