Tòa Thánh công bố Tông Hiến Veritatis Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
29/Jan/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi
một sự “chuyển đổi mô hình sâu rộng” và một “cuộc cách mạng văn hoá đậm nét” tại
các cơ sở đại học của Giáo Hội, trong một tông hiến được ban hành vào ngày 29
tháng Giêng.
Tông Hiến gồm 87 trang, có tựa đề Veritatis Gaudium (“Niềm vui Chân lý”) thay thế cho Tông hiến Sapientia Christiana, được Thánh Gioan Phaolô II công bố vào năm 1979. Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng tài liệu cũ của vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cần được “cấp tốc cập nhật dưới ánh sáng của những thay đổi trong xã hội và trong đời sống đại học”.
(Văn kiện giáo hoàng mới chỉ áp dụng cho các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác cung cấp các văn bằng và các chứng chỉ do Toà Thánh chấp thuận. Điều này không áp dụng trực tiếp cho hầu hết các trường cao đẳng và đại học Công Giáo, là những cơ sở giáo dục vẫn được quản trị theo những chuẩn mực quy định bởi Tông Hiến Ex Corde Ecclesiae được ban hành vào năm 1990.)
Trong Tông Hiến Veritatis Gaudium, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các cơ sở giáo dục Đại Học của Giáo Hội phải phục vụ cho nhu cầu chính yếu của Giáo Hội hôm nay, đó là “để Dân Thiên Chúa sẵn sàng bắt tay vào một giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa ‘đầy Thánh Linh’. Ngài viết rằng thách đố này đòi hỏi “một quá trình đầy quyết tâm trong việc phân định, thanh lọc, và cải tổ.”
Theo lời Đức Giáo Hoàng, nhu cầu phải có một cách tiếp cận mới là rõ ràng, dưới ánh sáng của “những thay đổi sâu xa” trong xã hội, được thể hiện rõ trong “cuộc khủng hoảng về nhân học và môi trường.”
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Trên thực tế, hàng ngày chúng ta thấy những dấu hiệu chỉ ra rằng mọi thứ đang lên đến một điểm đột phá, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự suy thoái; những điều này hiển nhiên trong các đại thảm hoạ thiên nhiên cũng như những khủng hoảng tài chính và xã hội. Nói cách khác, điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi các mô hình phát triển toàn cầu và xác định lại khái niệm tiến bộ của chúng ta. Nhưng, vấn đề là chúng ta vẫn thiếu nền văn hoá cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Chúng ta thiếu hàng lãnh đạo có khả năng vạch ra các con đường mới”.
Để hướng dẫn phương pháp tiếp cận mới trong các cơ sở đại học của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra bốn tiêu chuẩn:
- Việc trình bày “Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách mới mẻ và thu hút hơn bao giờ”
- Một sự cống hiến cho “cuộc đối thoại rộng khắp” và “nền văn hoá gặp gỡ”;
- Một dấn thân cho các phương pháp học tập bên trong các bộ môn và giữa các bộ môn với nhau.
- Một sự nhấn mạnh vào “mạng lưới” với các tổ chức khác để thúc đẩy các nghiên cứu về lợi ích chung.
Tông Hiến Veritatis Gaudium bao gồm các tiêu chuẩn mới trong việc chỉ đạo các cơ sở Đại Học của Giáo Hội, được thực hiện bởi các Hội Đồng Giám Mục quốc gia dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục Công Giáo Tòa Thánh. Các chuẩn mực này đòi hỏi một sự tập trung vào các văn bản huấn quyền, với một sự chú trọng đặc biệt vào các tài liệu của Công Đồng Vatican II. Các giáo sư, Đức Giáo Hoàng nói, phải “ý thức về bổn phận của họ là thực hiện công việc của mình với sự hiệp thông hoàn toàn với Huấn Quyền thực sự của Giáo Hội, nhất là với vị Giám Mục Rôma.”
Các chuẩn định mới sẽ có hiệu lực khi các trường khai giảng năm học mới 2018-2019. Mỗi phân khoa giáo hoàng phải làm sao cho tình trạng và chương trình học của họ phù hợp với tông hiến mới và trình các kế hoạch sửa đổi cho Bộ Giáo dục Công Giáo trước ngày 8 tháng 12 năm 2019.
Source: Catholic World News New papal document seeks ‘paradigm shift’ at ecclesiastical universities
Tông Hiến gồm 87 trang, có tựa đề Veritatis Gaudium (“Niềm vui Chân lý”) thay thế cho Tông hiến Sapientia Christiana, được Thánh Gioan Phaolô II công bố vào năm 1979. Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng tài liệu cũ của vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cần được “cấp tốc cập nhật dưới ánh sáng của những thay đổi trong xã hội và trong đời sống đại học”.
(Văn kiện giáo hoàng mới chỉ áp dụng cho các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác cung cấp các văn bằng và các chứng chỉ do Toà Thánh chấp thuận. Điều này không áp dụng trực tiếp cho hầu hết các trường cao đẳng và đại học Công Giáo, là những cơ sở giáo dục vẫn được quản trị theo những chuẩn mực quy định bởi Tông Hiến Ex Corde Ecclesiae được ban hành vào năm 1990.)
Trong Tông Hiến Veritatis Gaudium, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các cơ sở giáo dục Đại Học của Giáo Hội phải phục vụ cho nhu cầu chính yếu của Giáo Hội hôm nay, đó là “để Dân Thiên Chúa sẵn sàng bắt tay vào một giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa ‘đầy Thánh Linh’. Ngài viết rằng thách đố này đòi hỏi “một quá trình đầy quyết tâm trong việc phân định, thanh lọc, và cải tổ.”
Theo lời Đức Giáo Hoàng, nhu cầu phải có một cách tiếp cận mới là rõ ràng, dưới ánh sáng của “những thay đổi sâu xa” trong xã hội, được thể hiện rõ trong “cuộc khủng hoảng về nhân học và môi trường.”
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Trên thực tế, hàng ngày chúng ta thấy những dấu hiệu chỉ ra rằng mọi thứ đang lên đến một điểm đột phá, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự suy thoái; những điều này hiển nhiên trong các đại thảm hoạ thiên nhiên cũng như những khủng hoảng tài chính và xã hội. Nói cách khác, điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi các mô hình phát triển toàn cầu và xác định lại khái niệm tiến bộ của chúng ta. Nhưng, vấn đề là chúng ta vẫn thiếu nền văn hoá cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Chúng ta thiếu hàng lãnh đạo có khả năng vạch ra các con đường mới”.
Để hướng dẫn phương pháp tiếp cận mới trong các cơ sở đại học của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra bốn tiêu chuẩn:
- Việc trình bày “Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách mới mẻ và thu hút hơn bao giờ”
- Một sự cống hiến cho “cuộc đối thoại rộng khắp” và “nền văn hoá gặp gỡ”;
- Một dấn thân cho các phương pháp học tập bên trong các bộ môn và giữa các bộ môn với nhau.
- Một sự nhấn mạnh vào “mạng lưới” với các tổ chức khác để thúc đẩy các nghiên cứu về lợi ích chung.
Tông Hiến Veritatis Gaudium bao gồm các tiêu chuẩn mới trong việc chỉ đạo các cơ sở Đại Học của Giáo Hội, được thực hiện bởi các Hội Đồng Giám Mục quốc gia dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục Công Giáo Tòa Thánh. Các chuẩn mực này đòi hỏi một sự tập trung vào các văn bản huấn quyền, với một sự chú trọng đặc biệt vào các tài liệu của Công Đồng Vatican II. Các giáo sư, Đức Giáo Hoàng nói, phải “ý thức về bổn phận của họ là thực hiện công việc của mình với sự hiệp thông hoàn toàn với Huấn Quyền thực sự của Giáo Hội, nhất là với vị Giám Mục Rôma.”
Các chuẩn định mới sẽ có hiệu lực khi các trường khai giảng năm học mới 2018-2019. Mỗi phân khoa giáo hoàng phải làm sao cho tình trạng và chương trình học của họ phù hợp với tông hiến mới và trình các kế hoạch sửa đổi cho Bộ Giáo dục Công Giáo trước ngày 8 tháng 12 năm 2019.
Source: Catholic World News New papal document seeks ‘paradigm shift’ at ecclesiastical universities
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét