05/02/2018
Thứ Hai tuần 5 thường niên
Thánh Agata, trinh nữ, tử đạo.
Lễ nhớ.
* Agata là một thiếu nữ quê ở Xi-xi-li-a. Chị đã chịu tử đạo ở Catana, vào thời hoàng đế Đêxiô bách hại đạo (năm 251). Đồng bào của chị vẫn tin tưởng kêu cầu chị, nhất là những lúc núi lửa Étna hoạt động. Rồi việc tôn kính chị được phổ biến rộng rãi trong toàn thể Hội Thánh, cả ở phương Đông lẫn phương Tây
Bài Ðọc I: (Năm
II) 1 V 8, 1-7. 9-13
"Họ mang hòm
bia Thiên Chúa vào nơi Cực Thánh, và mây bao phủ nhà Chúa".
Trích sách Các Vua quyển
thứ nhất.
Trong những ngày ấy,
các kỳ lão Israel, cùng những thủ lãnh các chi họ và những trưởng gia tộc con
cái Israel đều tề tựu trước mặt vua tại Giêrusalem, để cung nghinh hòm bia
Thiên Chúa từ thành Ðavít, tức là thành Sion. Trong ngày đại lễ, nhằm tháng
Ethanim, tức tháng bảy, toàn dân Israel tụ họp quanh vua Salomon. Khi các kỳ
lão Israel đến, các tư tế liền khiêng hòm bia, và mang hòm bia Chúa đi, mang cả
nhà tạm giao ước và tất cả những đồ thánh trong nhà tạm; các tư tế và các thầy
Lêvi phụ trách khiêng đi.
Vua Salomon và toàn
dân Israel tề tựu quanh ngài, tiến đi với ngài trước hòm bia, và tế lễ vô số
chiên bò không kể xiết. Các tư tế khiêng hòm bia Thiên Chúa đặt vào nơi đã chỉ
định tại đền thờ, nơi cực thánh, dưới cánh các tượng vệ binh thần. Các tượng
này giang cánh trên nơi để hòm bia, và che phủ hòm bia và các đòn khiêng. Trong
hòm bia không có gì khác ngoài hai bia đá mà Môsê đã đặt vào hòm ở núi Horeb,
lúc Chúa lập giao ước với con cái Israel khi họ ra khỏi đất Ai-cập. Khi các tư
tế lui ra khỏi cung thánh, thì có mây bao phủ nhà Chúa. Vì mây mù, nên các tư tế
không thể đứng đó mà thi hành chức vụ: vì vinh quang của Chúa tràn đầy nhà
Chúa. Bấy giờ Salomon nói rằng: "Chúa đã từng phán sẽ ngự trong đám mây. Vậy
tôi đã xây cất ngôi nhà làm nơi ở cho Chúa, một nơi vững chắc Chúa ngự đến muôi
đời".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 131, 6-7.
8-10
Ðáp: Lạy Chúa, xin lên đường đi tới nơi an nghỉ (c. 8a).
Xướng: 1) Ðây là điều
chúng tôi đã nghe nói tại Ephrata, chúng tôi đã gặp thấy nơi đồng ruộng Gia-ar.
Chúng ta hãy tiến vào nhà Chúa, hãy sụp lạy trước bệ dưới chân Ngài. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, xin lên
đường đi tới nơi an nghỉ, Chúa và Hòm Bia oai quyền của Chúa cùng đi! Các tư tế
của Ngài hãy mặc lấy lòng đạo đức, và các tín đồ của Ngài hãy mừng rỡ hân hoan.
Xin vì Ðavít là tôi tớ Chúa, Chúa đừng hắt hủi người được Chúa xức dầu. - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 5
Alleluia, alleluia! -
Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với
Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 6, 53-56
"Tất cả những
ai chạm tới Người, đều được khỏi bệnh".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và
các môn đệ qua biển rồi, các ngài tới miền Giênêsarét và ghé bến. Các ngài lên
khỏi thuyền, tức thì người ta nhận ra Người, họ liền rảo chạy khắp miền, và
nghe tin Người ở đâu thì khiêng những người đau yếu nằm trên chõng đến đó. Bất
cứ Người vào làng trại hay đô thị nào, người ta cũng đặt các bệnh nhân ở các
nơi công cộng và xin Người cho họ ít là được chạm tới gấu áo Người, và tất cả
những ai chạm tới Người, đều được khỏi bệnh.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Chấp nhận bị
quấy rầy
Tin Mừng hôm nay là một
bản khái quát những hoạt động của Chúa Giêsu làm cho con người, những hoạt động
này vừa nhiều vừa đa dạng, đến mức làm cho người ta có cảm tưởng Chúa Giêsu là
một lương y đa khoa.
Nhìn vào cách thức
hành động của Chúa Giêsu, con người thời nay có thể cho rằng Ngài làm việc thiếu
khoa học. Dường như Chúa Giêsu không lên kế hoạch làm việc cho từng ngày, ngày
nào của Ngài cũng chỉ theo một chương trình duy nhất, là rao giảng Tin Mừng và
làm cho Nước Trời hiện diện cụ thể trong đời sống con người. Ðối tượng phục vụ
của Ngài là người nghèo đủ loại, và nhu cầu của người nghèo lại cấp bách đến độ
không thể dời lui dời tới hoặc giới hạn vào một số giờ nhất định. Sống với người
nghèo và cho người nghèo là chấp nhận bị quấy rầy: quấy rầy vì những vấn đề của
họ thật cấp thiết nhưng lại không dễ giải quyết, quấy rầy vì họ luôn ở cạnh
chúng ta mà chúng ta không được phép quên đi.
Giáo Hội hôm nay muốn
chọn người nghèo làm đối tượng ưu tiên để phục vụ như Chúa Giêsu ngày xưa đã
làm, thì Giáo Hội cũng không thể quên sự quấy rầy của người nghèo và các vấn đề
liên quan đến người nghèo. Nếu Giáo Hội có phải phân nhiệm cho ủy ban này, ủy
ban khi lo từng vấn đề, nếu Giáo Hội có phải lên thời khóa biểu hằng ngày, thì
tất cả chỉ vì muốn phục vụ người nghèo cho có kết quả hơn, chứ không phải để giảm
bớt hoặc thoái thác công việc.
Chúa đã không phục vụ
con người theo kiểu trưởng giả, gián tiếp, nhưng đã dấn thân phục vụ tất cả mọi
người bất cứ giờ phút nào. Xin cho Giáo Hội và mỗi người chúng ta đừng phục vụ
người nghèo trên môi miệng, trên giấy tờ hoặc trong tư duy, nhưng là phục vụ
trong hành động cụ thể và mau mắn.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần V TN2
Bài đọc:
I Kgs 8:1-7, 9-13; Mk 6:53-56.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người phải biết ơn tác giả của sự sống.
Trong thế giới con người,
chúng ta thường thấy có 2 hạng người tiêu biểu: một hạng người chịu để tâm nghiên
cứu để tìm ra sự thật, nguồn gốc, và căn nguyên mọi loài như: “Tôi đã tìm thấy
Thiên Chúa trong vũ trụ.” Hay “Tôi đã tìm thấy Thiên Chúa nơi phòng thí nghiệm.”
Ngược lại, có những người lười biếng, không chịu học hỏi lịch sử, và truy tầm
nguồn gốc và căn nguyên của mọi loài; lại còn có thái độ tự tôn, kiêu ngạo, và
nghĩ mình có thể làm mọi sự; chẳng hạn lời tuyên bố của triết gia hiện sinh F.
Nietzsche “Tôi đã giết chết Thiên Chúa!” hay lời phê phán của K. Marx, ông tổ cộng
sản, về niềm tin vào Thiên Chúa: “Tôn giáo là thuốc phiện mê ngủ con người.”
Nếu con người chịu khó
học hỏi lịch sử và tìm về nguồn cội, con người sẽ khám phá ra trái đất con người
đang sống chỉ là một hành tinh nhỏ và mỏng giòn của vũ trụ, chứ không phải là
trung tâm điểm hay cái rốn của vũ trụ như nhiều người lầm tưởng. Trái đất tự nó
không thể sống một mình, nhưng tùy thuộc vào các hành tinh chung quanh; nhất là
2 hành tinh lớn mặt trời và mặt trăng. Nhận ra thân phận yếu đuối của mình sẽ
giúp con người khiêm nhường hơn, biết ơn, và trông cậy vào sự khôn ngoan, uy
quyền, và sức mạnh của Đấng Sáng Tạo.
Hai Bài Đọc hôm nay
nói lên sự tương phản giữa Đấng Sáng Tạo uy quyền và con người yếu đuối bệnh tật.
Trong Bài Đọc I, năm chẵn, vua Solomon khánh thành Đền Thờ và cho rước Hòm Bia
Thiên Chúa vào nơi Cực Thánh trong Đền Thờ. Thiên Chúa cho vua và dân chúng biết
sự hiện diện của Ngài với dân bằng đám mây dày đặc.
Trong Phúc Âm, Thiên
Chúa, tác giả của sự sống, cũng là người chữa lành mọi tật bệnh cho con người.
Điều kiện để được chữa bệnh: con người phải nhận ra tình trạng bệnh tật của
mình và đến với Thiên Chúa để được chữa lành.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Khi các tư tế ra khỏi
Cung Thánh, thì có đám mây toả đầy Đền Thờ Đức Chúa.
2.1/ Ngày khánh thành Đền
Thờ của Thiên Chúa: Ước ao có được một Đền
Thờ để Hòm Bia Thiên Chúa được đặt vào có từ thời vua David; nhưng Thiên Chúa
không muốn David xây dựng Đền Thờ cho Ngài, vì tay David đã vấy máu Uriah, người
vô tội. Ngài dành đặc quyền này cho vua Solomon, con của David. Tuy không được
xây dựng Đền Thờ của Thiên Chúa, David cũng chuẩn bị nhiều thứ vật liệu để
Solomon có thể hoàn thành dự án đó.
Hôm nay là ngày khánh
thành Đền Thờ, vua Solomon triệu tập bên mình, tại Jerusalem, các kỳ mục
Israel, gồm tất cả các người đứng đầu các chi tộc cùng các trưởng tộc con cái
Israel, để đưa Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa lên, từ Thành vua David tức là
Sion. Tất cả các kỳ mục Israel đều tới; các tư tế thì khiêng Hòm Bia, và đưa
Hòm Bia của Đức Chúa cũng như Lều Hội Ngộ và tất cả các vật dụng thánh trong Lều
lên. Các tư tế đưa Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa vào nơi đã dành sẵn trong cung
điện bên trong của Đền Thờ, tức là Nơi Cực Thánh, dưới cánh các Cherubim. Trong
Hòm Bia không có gì ngoài hai Bia đá ông Moses đã đặt vào đó, trên núi Horeb,
khi Đức Chúa lập Giao Ước với con cái Israel vào thời họ ra khỏi đất Ai-cập.
2.2/ Thiên Chúa hiện diện
trong Đền Thờ: Mục đích của việc xây dựng Đền
Thờ không phải cho Thiên Chúa, nhưng là cho lợi ích của con người. Thiên Chúa
hiện diện khắp nơi trong vũ trụ, vì tất cả là của Ngài. Con người cần có một
nơi để họ biết chắc chắn Thiên Chúa đang ở giữa họ, để họ có thể đến cầu nguyện
và cảm thấy được Thiên Chúa bảo vệ.
Trình thuật hôm nay
xác nhận sự kiện Thiên Chúa ở giữa dân, vì "khi các tư tế ra khỏi Cung
Thánh, thì có đám mây toả đầy Đền Thờ Đức Chúa." Cột mây là dấu chứng sự
hiện diện của Thiên Chúa với con cái Israel kể từ khi họ xuất hành ra khỏi Ai-cập
và lang thang suốt 40 năm trong sa mạc. Kể từ nay, vua Solomon và dân chúng có
thể lui tới Đền Thờ để gặp gỡ Thiên Chúa và làm các việc thờ phượng.
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu chữa lành con người.
3.1/ Bệnh tật đe dọa sự sống
con người: Tuy Thiên Chúa dựng nên mọi sự đều
tốt lành; nhưng những điều dữ luôn đe dọa con người, một trong những điều dữ
này là các bệnh tật. Bệnh tật có nhiều nguyên do, một trong những nguyên do
chính là sự ô nhiễm môi trường và tính vô trách nhiệm của con người.
3.2/ Con người nhận ra
tác giả của sự sống: Trình thuật kể: “Thầy
trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giêsu. Họ rảo khắp
vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó. Người đi tới
đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở
ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của
Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.” Hai điều kiện để được chữa
lành bệnh: (1) Nhận ra mình mắc bệnh, và (2) Chạy đến với Chúa Giêsu, tác giả của
sự sống, để được chữa lành.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Mọi vật hiện hữu là
do Thiên Chúa tạo dựng. Tuy trình thuật của Sách Sáng Thế Ký không mô tả chi tiết
và lý do, nhưng đó là sự thật về nguồn gốc và căn nguyên của sự vật.
- Thiên Chúa là tác giả
của sự sống. Ngài tạo dựng mọi sự: nước, đất, ánh sáng, hạt giống … để bảo vệ sự
sống của muôn loài. Không phải ngẫu nhiên có sự sống như nhiều người lầm tưởng.
- Thiên Chúa không chỉ
tạo dựng, rồi để mặc cho các tạo vật muốn ra sao thì ra như một số người lầm tưởng;
nhưng Ngài luôn quan phòng điều khiển mọi sự sao cho hòa hợp và phát triển.
Ngài luôn hiện diện giữa con người để dạy dỗ, chữa lành, và bảo vệ.
- Quan sát thiên nhiên
và đọc trình thuật tạo dựng giúp con người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa, Đấng
Sáng Tạo muôn loài muôn vật.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
THỨ HAI TUẦN 5 TN
Mc 6,53-56
Mc 6,53-56
CHẠM ĐẾN CHÚA ĐỂ ĐƯỢC CHỮA LÀNH
Chúa đi tới đâu… người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường
ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và
bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi. (Mc 6,56)
Suy niệm: Lời chào cửa miệng của nhiều
người là “chúc sức khỏe”! Nếu chẳng may phải ốm đau bệnh tật thì chạy đôn chạy
đáo “vái tứ phương”, mong “gặp thầy gặp thuốc” để được “lành đã.” Bệnh tật hầu
như là điều không thể tránh của cuộc sống “sinh, lão, bệnh, tử”. Mạc Khải cho
chúng ta thấy chiều kích sâu xa của bệnh tật có liên quan đến tội lỗi. Việc
Chúa Giê-su “chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 4,23) chẳng
những biểu lộ lòng Thương Xót của Thiên Chúa, và hơn nữa còn là dấu chỉ Ngài là
Đấng Cứu Thế đến để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi là những tật bệnh của tâm
hồn.
Mời Bạn: Chúng ta thật diễm phúc:
là con người phàm hèn, đầy giới hạn và tật nguyền nơi thân xác và trong linh hồn,
nhưng ta có Chúa là Thầy thuốc tuyệt vời. Không ai đến với Chúa mà không được
chữa lành. Hãy bắt chước những người Ghen-nê-xa-rét mau mắn và tin tưởng đến
cùng Ngài trong kinh nguyện, trong Lời Chúa mỗi ngày, cách đặc biệt trong bí
tích Thánh Thể và Hòa giải. Chúa đã đến và Ngài đang hiện diện ở giữa chúng ta.
Mời bạn đến với Chúa để được chạm đến Chúa và để được Ngài chữa lành.
Sống Lời Chúa: Trong giờ kinh tối gia
đình, hãy dành một phút thinh lặng để xét mình, để nhận ra mình là “kẻ có tội”
và xin Chúa chữa lành.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, hôm nay con đến với Chúa mang theo mọi tật
nguyền tội lỗi của đời con. Xin Chúa thương xót và chữa lành con. Amen.
(5 phút Lời Chúa)
Chạm đến thì được khỏi (5.2.2018 – Thứ Hai Tuần 5 Thường niên)
Suy niệm:
Tiếng Việt có nhiều động từ nói về xúc giác:
sờ, mó, đụng, chạm, rờ…
Xúc giác là một trong năm ngũ quan.
Nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, có khi vẫn chưa đủ.
Người ta còn muốn sờ thấy, xem đằng mặt, bắt đằng tay.
Sờ là một cách kiểm chứng đôi khi được coi là đáng tin hơn thấy.
Đức Giêsu phục sinh đã nói với các môn đệ:
“Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà!
Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24, 39).
Thánh Tôma xem ra thích kiểm chứng bằng đụng chạm:
“…nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào lỗ đinh,
không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25).
Đức Giêsu phục sinh đã chiều Tôma (Ga 20, 27).
Thiên Chúa đã chiều nhân loại, khi cho Con Ngài làm người như ta,
nhờ đó chúng ta có thể đụng chạm đến Thiên Chúa theo nghĩa đen.
Thánh Gioan đã reo lên khi loan báo Tin Mừng này:
“Điều vẫn có ngay từ lúc đầu, điều chúng tôi đã nghe,
Điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và bàn tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống” (1 Ga 1, 1).
sờ, mó, đụng, chạm, rờ…
Xúc giác là một trong năm ngũ quan.
Nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, có khi vẫn chưa đủ.
Người ta còn muốn sờ thấy, xem đằng mặt, bắt đằng tay.
Sờ là một cách kiểm chứng đôi khi được coi là đáng tin hơn thấy.
Đức Giêsu phục sinh đã nói với các môn đệ:
“Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà!
Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24, 39).
Thánh Tôma xem ra thích kiểm chứng bằng đụng chạm:
“…nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào lỗ đinh,
không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25).
Đức Giêsu phục sinh đã chiều Tôma (Ga 20, 27).
Thiên Chúa đã chiều nhân loại, khi cho Con Ngài làm người như ta,
nhờ đó chúng ta có thể đụng chạm đến Thiên Chúa theo nghĩa đen.
Thánh Gioan đã reo lên khi loan báo Tin Mừng này:
“Điều vẫn có ngay từ lúc đầu, điều chúng tôi đã nghe,
Điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và bàn tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống” (1 Ga 1, 1).
Bài Tin Mừng hôm nay là một bản tóm lược dài về quyền năng của Đức Giêsu.
Quyền năng này được thi thố qua việc chữa bệnh.
“Người ở đâu thì người ta cáng bệnh nhân đến đó.
Người đi tới đâu…người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở chỗ công cộng” (cc. 55-56).
Dân chúng tin vào sức mạnh xuất phát từ chính con người Đức Giêsu.
Ở đây không phải là chuyện Ngài đụng chạm vào các bệnh nhân để chữa họ,
mà là các bệnh nhân xin “ít là được chạm đến tua áo choàng của Người;
và “bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi” (c. 56).
Cái chạm của bệnh nhân là cái chạm của lòng tin vào Đức Giêsu.
Nó giống với cái chạm của người phụ nữ bị băng huyết (Mc 5, 28).
Không phải chỉ là chạm bằng tay, mà bằng cả con người.
Quyền năng này được thi thố qua việc chữa bệnh.
“Người ở đâu thì người ta cáng bệnh nhân đến đó.
Người đi tới đâu…người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở chỗ công cộng” (cc. 55-56).
Dân chúng tin vào sức mạnh xuất phát từ chính con người Đức Giêsu.
Ở đây không phải là chuyện Ngài đụng chạm vào các bệnh nhân để chữa họ,
mà là các bệnh nhân xin “ít là được chạm đến tua áo choàng của Người;
và “bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi” (c. 56).
Cái chạm của bệnh nhân là cái chạm của lòng tin vào Đức Giêsu.
Nó giống với cái chạm của người phụ nữ bị băng huyết (Mc 5, 28).
Không phải chỉ là chạm bằng tay, mà bằng cả con người.
Nơi đáy lòng con người vẫn có khát khao được đụng chạm đến Thiên Chúa,
cả nơi những người không tin có Ngài hay bướng bỉnh như Tôma.
Truyền giáo là giúp người ta thực hiện ước mơ chính đáng: chạm đến Thiên Chúa.
Nhà truyền giáo phải là người đã có kinh nghiệm chạm đến Thiên Chúa.
Mong mỗi Kitô hữu trở nên một nhà truyền giáo
nhờ đụng chạm đến Lời Chúa và các Bí Tích mỗi ngày.
cả nơi những người không tin có Ngài hay bướng bỉnh như Tôma.
Truyền giáo là giúp người ta thực hiện ước mơ chính đáng: chạm đến Thiên Chúa.
Nhà truyền giáo phải là người đã có kinh nghiệm chạm đến Thiên Chúa.
Mong mỗi Kitô hữu trở nên một nhà truyền giáo
nhờ đụng chạm đến Lời Chúa và các Bí Tích mỗi ngày.
Cầu nguyện:
Con đã yêu Chúa quá muộn màng !
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng !
Bấy giờ Chúa ở trong con
mà con thì ở ngoài,
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng !
Bấy giờ Chúa ở trong con
mà con thì ở ngoài,
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng,
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sáng
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng lòng
chạy đi tìm an bình nơi Chúa.
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sáng
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng lòng
chạy đi tìm an bình nơi Chúa.
(Thánh Âu-Tinh)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
5 THÁNG HAI
Thách Đố Của Thông Tin Hiện Đại
Những người làm việc trong lãnh vực truyền
thông đại chúng hôm nay – nếu muốn thi hành bổn phận nghề nghiệp của mình một
cách nghiêm túc – đều nhận thấy rằng mình thường xuyên bị đòi hỏi phải đánh giá
công việc của mình. Họ cảm thấy bị thúc bách phải ý thức ngày càng hơn về vai
trò và trách nhiệm của mình trong thế giới hiện đại.
Trong thời đại chúng ta, sự phản tỉnh như thế
thật vô cùng cần thiết. Thật vậy, giới truyền thông hôm nay nhận ra mình đang
đứng chỗ bước ngoặt của những chuyển biến vốn đang có sức làm thay đổi lối sống
của con người. Cuộc cách mạng công nghệ hiện nay đang là cao trào của những
thay đổi này. Nó đặt ra những đòi hỏi mới đối với con người. Khi những khó khăn
mới bật lên thách đố chúng ta, thì chúng ta lại cần có những phương sách mới.
Chúng ta bị buộc phải đưa ra những quyết định, những chọn lựa hết sức quan
trọng.
Đứng giữa những chuyển biến và những chọn lựa
đó, người làm công tác truyền thông có bổn phận phải truyền đạt chúng một cách
chính xác và công bằng. Nhờ đó, công chúng sẽ có được những thông tin cần thiết
làm cơ sở để họ đưa ra những sự chọn lựa đúng đắn. Thật rõ ràng, những người
làm việc trong giới truyền thông đại chúng hôm nay đóng vai trò tác động rất
lớn đối với thiện ích của con người – cả trong lãnh vực dân sự lẫn trong lãnh
vực tâm linh, đạo đức.
Hạnh Các Thánh
5 Tháng Hai
Thánh Agatha
(c. 251?)
Cũng như trường hợp của
Thánh Agnes, vị đồng trinh tử đạo thời Giáo Hội tiên khởi, chúng ta không có dữ
kiện lịch sử chắc chắn về Thánh Agatha, ngoại trừ sự kiện ngài chịu tử đạo ở
Sicily trong thời kỳ cấm đạo của hoàng đế Rôma là Decius năm 251.
Theo truyền thuyết, ngài
sinh trưởng trong một gia đình giầu có. Khi còn trẻ, ngài đã tận hiến cuộc đời
cho Thiên Chúa, và từ chối bất cứ lời cầu hôn nào. Một trong những người say mê
ngài là Quintian, một người có địa vị cao trong xã hội nên ông nghĩ rằng có thể
ép buộc thánh nữ. Biết ngài là Kitô Hữu nên ông ra lệnh bắt giữ và đưa ra xét
xử -- bởi chính ông. Hy vọng rằng vì sợ hãi sự tra tấn và cái chết, thánh nữ sẽ
đành phải trao thân cho ông. Nhưng ngài nhất quyết tin tưởng vào Thiên Chúa, và
cầu nguyện rằng: "Lạy Ðức Giêsu Kitô, là Chúa mọi sự! Ngài đã thấy lòng
con, Ngài biết con muốn gì. Xin hãy làm chủ toàn thể con người của con -- chỉ
mình Chúa mà thôi. Con là chiên của Ngài; xin giúp con vượt qua sự dữ một cách
xứng đáng."
Sau đó, Quintian tống Agatha
vào nhà gái điếm với hy vọng ngài sẽ thay đổi ý định. Sau một tháng bị đánh đập
và xỉ nhục, Quintian lại đưa ngài ra xét xử, nhưng Thánh Agatha vẫn không lay
chuyển, vẫn can đảm tuyên xưng rằng chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể ban cho
ngài sự tự do. Quintian lại tống ngài vào ngục thay vì nhà gái điếm. Và khi
ngài tiếp tục tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu, Quintian ra lệnh tra tấn.
Trước khi chết, ngài cầu nguyện: "Lạy Chúa, là Ðấng dựng nên con, Ngài đã
gìn giữ con từ khi còn trong nôi. Bởi tình yêu thế gian Ngài đã dẫn dắt con và
ban cho con sự kiên nhẫn để chịu đựng đau khổ. Xin hãy nhận lấy linh hồn
con."
Ngài được coi là quan thầy
của xứ Palermo và Catania.
Trích từ NguoiTinHuu.com
5 Tháng Hai
Một Cách Tỏ Tình
Du khách viếng thăm hành lang nổi tiếng của nhà thờ chánh tòa Thánh
Phaolô ở Luân Ðôn có thể nghe tiếng của người hướng dẫn đang thuật lại lịch sử
của nhà thờ truyền đi khắp nơi chung quanh vòm mái tròn to lớn ở chánh điện,
nhờ các kiến trúc đặc biệt làm tiếng nói vang dội mang âm thanh đi rất xa. Cũng
vì thế, nên nếu áp tai vào tường người ta có thể nghe được những gì một người
nói từ phía bên kia của vòm mái tròn, mặc dầu đó chỉ là một giọng nói thì thầm
tâm sự.
Cách đây đã lâu, mượn nhà thờ chánh tòa làm nơi hẹn hò, một người hành nghề
đóng giày than vãn với người yêu là chàng chưa thể tiến hành lễ cưới ngay bây
giờ được. Hiện tại chàng không có cả tiền để mua da và các vật liệu cần thiết
để có thể tiếp tục hành nghề, vì thế chàng đang phải thất nghiệp dài dài, đào
đâu ra tiền để làm đám cưới. Nghe tin bất lành, ý trung nhân của anh chỉ biết
sụt sùi khóc.
Ðang lúc ấy, một người tình cờ đi qua hành lang phia bên kia nghe được câu
chuyện thương tâm và những lời cầu nguyện của anh thợ đóng giày. Ông ta quyết
định làm một cái gì để giúp đôi trai gái được thành gia thất. Vì thế, khi chàng
trai từ giã người bạn gái thất thểu ra về, ông ta cũng tiến bước theo sau để
biết chỗ ở của anh ta và lập tức cho người mang đến tặng cho anh một số da.
Chàng đóng giày phấn khởi bắt tay vào việc và không bao lâu công việc làm ăn
phát đạt tạo đủ điều kiện để anh có thể tiến hành hôn lễ với người yêu. Mãi đến
mấy năm sau, hai vợ chồng mới biết vị ân nhân của mình là ông William Gladston,
vị thủ tướng Anh quốc lúc bấy giờ.
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa
Giêsu nhấn mạnh đến hai tư tưởng chúng ta có thể đào sâu để củng cố niềm tin
Kitô của chúng ta. Ðó là: Thiên Chúa là Cha nhân hậu, Người luôn lắng nghe và
sẵn lòng ban cho chúng ta, con cái của Người, mọi ơn lành Người biết là sẽ mang
lợi ích thật sự cho chúng ta, như vị thủ tướng Anh quốc nghe những lời tâm sự
thì thầm của đôi trai gái trên và ra tay giúp đỡ họ. Vì thế, chúng ta hãy kiên
tâm, bền chí trong lúc cầu xin.
Trích sách Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét