16/02/2018
Thứ sáu sau lễ Tro.
MỒNG MỘT TẾT MẬU TUẤT.
CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
THÁNH LỄ MINH NIÊN
- CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
BÀI ĐỌC I: St 1,
14-18
"Những vật sáng hãy trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm. Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất, và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 8, 4-5. 6-7. 8-9
Đáp: Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu (c. 2a).
1) Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn loài tinh tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? con người là chi mà Chúa để ý chăm nom? - Đáp.
2) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang, Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Đáp.
3) Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở rừng hoang, chim trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: Pl 4, 4-8
"Chúa gần đến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vả lại, hỡi anh em, những gì là chân thật, trong sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tốt, là nhân đức, là luật pháp đáng khen, thì anh em hãy tưởng nghĩ những sự ấy.
Đó là lời Chúa.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM : Tv 145,2
Trải qua mọi ngày, chúng con chúc tụng Chúa; và chúng con ca ngợi danh Chúa tới muôn đời.
PHÚC ÂM: Mt 6, 25-34
"Các con chớ áy náy về ngày mai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".
Đó là lời Chúa.
"Những vật sáng hãy trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm. Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất, và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 8, 4-5. 6-7. 8-9
Đáp: Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu (c. 2a).
1) Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn loài tinh tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? con người là chi mà Chúa để ý chăm nom? - Đáp.
2) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang, Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Đáp.
3) Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở rừng hoang, chim trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: Pl 4, 4-8
"Chúa gần đến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vả lại, hỡi anh em, những gì là chân thật, trong sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tốt, là nhân đức, là luật pháp đáng khen, thì anh em hãy tưởng nghĩ những sự ấy.
Đó là lời Chúa.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM : Tv 145,2
Trải qua mọi ngày, chúng con chúc tụng Chúa; và chúng con ca ngợi danh Chúa tới muôn đời.
PHÚC ÂM: Mt 6, 25-34
"Các con chớ áy náy về ngày mai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".
Đó là lời Chúa.
Hãy ký thác đường đời
cho Chúa
SUY NIỆM THÁNH LỄ MỒNG
MỘT TẾT
Mt 6, 25-34
"Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người,
Người sẽ ra tay"
Những câu chúc mà
chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một
tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật
phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những
thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích
mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
"Các con chớ áy
náy về ngày mai". Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống
mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của
Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng
và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái.
Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai..tất
cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều "nếu như Chúa chẳng
xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công". Hãy làm tốt bao nhiêu có thể,
những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay
quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu cũng có
tập tục, truyền thống rất quí quá là dâng ngày đầu năm cho Thiên Chúa. Dâng những
giây phút đầu của một năm, người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho
năm mới.Ngay ca nhập lễ thánh lễ minh niên đã viết:" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng
ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn
cứu độ của Ngài"(Tv 66, 2-3).
Từ cái giây phút linh
thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau
đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời
chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay
lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua
đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên
nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi
sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: "Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng
vào Người, Người sẽ ra tay".
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ
Thứ sáu sau lễ Tro.
Bài Ðọc I: Is 58, 1-9a
"Có phải đó là
việc ăn chay mà Ta mong muốn không?"
Trích sách Tiên tri
Isaia.
Ðây Chúa là Thiên Chúa
phán: "Ngươi hãy hô to, và đừng ngừng tiếng; hãy làm cho tiếng ngươi vang
dội như tiếng kèn, và loan báo cho dân Ta biết sự bất trung của họ, cho nhà
Giacóp biết tội lỗi của nó. Vì hằng ngày họ tìm kiếm Ta, và ước mong biết đường
lối Ta, như một dân tộc thực hiện công lý và không bỏ lề luật Chúa. Họ hỏi Ta về
quy tắc công lý và ước mong đến gần Thiên Chúa: "Tại sao chúng con ăn chay
mà Chúa không thấy? Tại sao chúng con hãm mình mà Chúa không hay biết?" Phải,
trong ngày ăn chay, các ngươi lo dàn xếp công việc làm ăn, các ngươi hối thúc mọi
người làm công. Phải, các ngươi ăn chay trong sự cãi vã, ẩu đả và đánh nhau
hung tợn. Các ngươi đừng ăn chay như xưa nay, là cố la lớn tiếng cho người ta
nghe. Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn, có phải như thế là ngày hãm
mình không? Gục đầu như bông sậy, mặc áo thô, nằm trên đống tro, có phải đó là
ăn chay, là ngày làm cho Chúa hài lòng không? Nào ăn chay như Ta mong muốn
không phải như thế này sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả
tự do cho kẻ bị áp bức, dẹp bỏ mọi gánh nặng; hãy chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp
rước những kẻ phiêu bạt không nhà; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho
họ áo mặc, ngươi đừng khinh bỉ người cùng xác thịt như mình. Như thế, sự sáng
ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý
ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế,
khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: "Này Ta
đây".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50, 3-4.
5-6a. 18-19
Ðáp: Lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát khiêm cung
(c. 19b).
Xướng: 1) Lạy Chúa,
nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi.
Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Ðáp.
2) Vì sự lỗi con,
chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch
cùng một Chúa. - Ðáp.
3) Bởi vì Chúa chẳng
ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng,
lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát khiêm
cung. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc
Âm: Ed 33,11
Chúa phán: "Ta
không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống".
Phúc Âm: Mt 9, 14-15
"Khi tân lang
ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng
tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?"
Chúa Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi
tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ
chay".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Ý nghĩa của việc ăn chay
Bên Trung Quốc có một
nhà điêu khắc được giao cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau
khi hoàn thành công việc, mọi người nhìn ngắm đều khen ngợi và cho đó là kỳ
công. Vị chức tước đã mướn nhà điêu khắc thực hiện công việc cho gọi ông đến và
hỏi: “Nhà ngươi có bí quyết nào mà hoàn thành một kiệt tác như thế?” Nhà điêu
khắc trả lời: “Tôi chỉ là một thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công việc
diễn ra rất đơn giản: khi bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi tập trung
tư tưởng vào đó, tôi đã giữ chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi tất cả những
lời khen chê, có thể nói, việc gì xảy ra là do tinh thần tập trung của tôi được
huấn luyện nhờ việc giữ chay nghiêm ngặt để chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là
cái giá chuông mà thôi”.
Công trình giữ chay của
các tín hữu trong mùa chay mỗi năm được gán cho nhiều ý nghĩa: nào là chay tịnh
để kềm hãm một nhu cầu mạnh mẽ nhất trong con người, đó là ăn uống để sinh tồn,
nhờ đó có thể tiến mạnh hơn trên con đường tu thân tích đức; nào là ăn chay để
kinh nghiệm được sự đói khát, nhờ đó có thể cảm thông và chia sẽ với những anh
em túng thiếu, nghèo khổ đang cần đến sự trợ giúp của mình; nào là ăn uống kham
khổ để tiết kiệm được một số tiền hầu đóng góp vào các chương trình bác ái, từ
thiện. Ăn chay để tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người không chỉ
lo làm lụng để cung phụng cho thân xác và đời sống vật chất, nhưng còn cố gắng
hướng lên những mục đích tối thượng thiêng liêng. Tất cả những ý nghĩa đó của
việc ăn chay có những yếu tố rất tích cực, đáng suy nghĩ và thực hành. Nhưng
còn một ý nghĩ khác rất quan trọng, đó là ăn chay để tập trung tư tưởng, nhờ đó
khám phá hình ảnh nòng cốt của chính mình và cuả tha nhân: đó là hình ảnh Thiên
Chúa tiềm ẩn nơi mỗi người.
Xin cho công việc chay
tịnh chúng ta thực hiện trong mùa chay này giúp chúng ta đi vào chiều sâu để
khám phá hình ảnh Thiên Chúa trong chúng ta và trong lòng mọi người, ngõ hầu cuộc
sống đức tin chúng ta là một công trình ngày càng tỏ lộ và chúng ta có khả năng
yêu mến hình ảnh Thiên Chúa nơi người khác.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu sau Lễ Tro
Bài đọc: Isa
58:1-9; Mt 9:14-16.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lý do của việc ăn chay
Con người hành động
cho một mục đích. Rất nhiều khi con người cùng làm một hành động cho những mục
đích khác nhau; chẳng hạn việc ăn chay. Tại sao con người ăn chay? Có người ăn
chay để khoe khoang, để được người khác khen ngợi là đạo đức. Có người ăn chay
chỉ để chu tòan Lề Luật, để khỏi phạm tội. Có người ăn chay để lấy điểm để
Thiên Chúa, để xin Ngài phải ban ơn mình đang muốn. Đâu là ý hướng tốt lành của
việc ăn chay.
Các Bài Đọc hôm nay
nói lên những ý hướng khác nhau của con người trong khi thực hành việc ăn chay.
Trong Bài Đọc I, tiên-tri Isaiah nói lên những ý hướng ăn chay mà Thiên Chúa
không ưa thích; đồng thời cũng đưa ra những ý hướng ăn chay mà Ngài ưa thích.
Trong Phúc Âm, các môn đệ của Gioan Tẩy Giả có lẽ coi việc ăn chay như là chu
tòan Lề Luật, họ thắc mắc với Chúa Giêsu: “Tại sao chúng tôi và các người
Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Cách ăn chay mà Thiên Chúa ưa thích.
Điều quan trọng khi
hành động là phải có ý hướng tốt lành; nếu không có ý hướng tốt lành, một việc
đạo đức không những không sinh lợi cho con người, mà còn gây thiệt hại cho họ nữa.
Vì thế, bổn phận của các nhà lãnh đạo tinh thần là phải dạy dỗ dân mục đích của
các việc đạo đức, để họ biết thi hành với ý hướng tốt lành.
1.1/ Ăn chay không đúng
cách: Mục đích của việc ăn chay không phải
là để lấy điểm trước mặt Thiên Chúa; để rồi khi người ăn chay xin gì, Thiên
Chúa phải ban cho điều đấy. Khi thấy Ngài không nhận lời van xin, thì họ trách
Chúa: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao
Ngài chẳng hay?" Chúng ta cần nhớ việc ăn chay không phải để điều khiển
Thiên Chúa. Con người có ăn chay hay không chẳng thêm gì cho Ngài, nhưng việc
ăn chay là cho lợi ích của con người. Con người không thể nại cớ ăn chay để xin
Thiên Chúa ban ơn.
Một ví dụ sẽ làm sáng
tỏ điều này. Chúng ta thương xót người ăn mày và giúp đỡ họ, vì chúng ta quan
tâm đến hòan cảnh khó khăn của họ. Họ không thể làm việc vì cụt chân, cụt tay,
hay mang thương tích; nhưng phản ứng của chúng ta sẽ thế nào khi khám phá ra họ
đánh lừa chúng ta? Họ giả thương tích bằng cách băng bó, nhưng sau thời gian ăn
xin, họ là người lành mạnh và dùng tiền xin được của chúng ta để ăn uống, nhậu
nhẹt!
Thiên Chúa không nhận
lời cầu xin vì con người không có ý hướng tốt lành khi ăn chay, như tiên-tri
Isaiah nói: “Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời
cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách.” Tiên tri đưa ra 2 ví dụ:
(1) Không ăn chay lòng
tham muốn: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm
công cho mình.” Ăn chay là để san sẻ miếng ăn cho người khác; thế mà người ăn
chay đã không san sẻ miếng ăn, lại vẫn còn lo thu tích lợi lộc cho mình và bóc
lột người khác. Thế mà họ gọi như vậy là ăn chay ư?
(2) Không ăn chay miệng
lưỡi, đôi tay: “Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm
thật bạo tàn.” Ăn chay không chỉ là bớt ăn uống, nhưng còn là bớt nói những lời
xúc phạm đến tha nhân, và làm thiệt hại họ phần hồn cũng như phần xác. Chúng ta
không khỏi nhịn cười khi thấy một người giữ chay, nhưng lại vác súng đi ăn cướp!
Thiên Chúa chất vấn con người: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
Thiên Chúa chất vấn con người: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
1.2/ Ăn chay đúng cách: Ngược lại với các lối ăn chay trên, tiên-tri liệt kê những
cách ăn chay tốt lành mà Thiên Chúa ưa thích:
(1) Trả tự do, công bằng
cho tha nhân: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng
xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi
gông cùm?”
(2) Chia cơm sẻ áo cho
những anh chị em túng nghèo: “Cách ăn chay Ta ưa thích chẳng phải là chia cơm
cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình
trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”
Nói tóm, ăn chay đúng
cách là cố gắng sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân, qua việc
thi hành những gì Ngài dạy trong thương linh hồn 7 mối và thương xác 7 mối. Khi
một người sống đúng những quan hệ này, họ sẽ được Thiên Chúa đóai thương và nhận
lời cầu xin, như tiên-tri Isaiah nói: “Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng
đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,
vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ
nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: "Có Ta đây!"”
2/ Phúc Âm: Ăn chay có lúc.
2.1/ Không phải lúc nào
cũng ăn chay: Ăn chay không phải là trào
lưu, thấy người khác làm rồi mình cũng bắt chước làm theo; và rồi cảm thấy khó
chịu vì bị thiệt thòi khi thấy người khác không làm như vậy. Trình thuật kể các
môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng: "Tại sao chúng tôi và các
người Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?"
2.2/ Các môn đệ sẽ ăn
chay khi Chúa Giêsu rời bỏ họ: Đức Giêsu trả
lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở
với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay. Chẳng
ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng
rách thêm.” Qua câu trả lời, Chúa Giêsu muốn lưu ý họ những điều sau:
(1) Mục đích của ăn
chay là sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là chàng rể đang
ở với Giáo Hội là cô dâu; các môn đệ là khách dự tiệc cưới. Nếu các môn đệ đang
có Chúa và lắng nghe lời dạy dỗ của Ngài, cần gì họ phải ăn chay! Khi nào Chúa
Giêsu rời bỏ họ về trời, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Việc gì cũng phải có thời gian
của nó, và phải được làm với ý hướng tốt lành.
(2) Để có thể lãnh nhận
những giáo lý mới của Chúa Giêsu, họ cần phải có một tinh thần mới. Nếu họ cứ
giữ tinh thần cũ như chiếc áo đã rách, họ không thể đón nhận những giáo lý mới
của Chúa, được ví như miếng vải mới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần phải hiểu
rõ ý nghĩa của việc ăn chay, để rồi khi thực hành, chúng ta phải làm với ý hướng
tốt lành.
- Ăn chay không phải
là để khoe khoang, cũng không phải để xin ơn; nhưng là để sửa chữa những thói
quen bất công và tập sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và tha nhân.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
16/02/2018
THỨ SÁU SAU LỄ TRO
Mt 6,25-34
Mt 6,25-34
ĐƯỜNG ĐI CÓ CHÚA
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của
Người, còn những thứ kia Người sẽ thêm cho. Anh em đừng lo lắng về ngày mai:
ngày mai cứ để ngày mai lo.” (Mt
6,33-34)
Suy niệm: Bức tranh thế giới đang
bày ra với những sắc màu ảm đạm: dịch bệnh HIV lan tràn, giết người hàng loạt,
ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài chính, tham nhũng, bất công... Một viễn cảnh
không mấy tươi sáng! Nhân loại tự hào vì những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng
đã không đủ sức làm cho trái đất thành một nơi ở an toàn, êm ấm. Vì thế, nếu ta
còn hy vọng vào ngày mai, thì chắc hẳn không phải vì tin vào khả năng con người,
nhưng cậy dựa vào uy quyền và tình thương của Thiên Chúa, Đấng đã, đang và sẽ
còn chăm sóc khu vườn trái đất cũng như từng người dân trong ngôi làng thế
giới này. Về phần con người, cứ tìm kiếm “đức công chính.”
Mời Bạn: Hy vọng vào ngày mai không
có nghĩa là buông xuôi, phó mặc, nhưng là dấn thân tích cực cho một tương lai
tươi sáng trong chương trình của Thiên Chúa. Lời Chúa kêu mời chúng ta làm lan
tỏa đức công chính của Thiên Chúa, đẩy lùi thế lực của sự dữ, và khơi động niềm
vui sống phó thác vào tình yêu Thiên Chúa.
Chia sẻ: Kể cho nhau nghe một vài sự kiện trong năm qua chứng minh
sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sống Lời Chúa: Trong các dịp thăm viếng,
chúc mừng năm mới, hãy khuyến khích nhau cộng tác và tin tưởng vào chương trình
của Thiên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Cha là Thiên Chúa Tình Yêu, xin ban cho chúng con một
năm mới an bình và thúc giục chúng con luôn tin tưởng phó thác, dám dấn thân xây
dựng Nước Cha trong lòng người và lòng đời. Amen.
(5 phút Lời Chúa)
Chàng rể bị đem đi (16.2.2018 – Thứ sáu sau Lễ Tro)
Ăn chay đối với Kitô hữu là thái độ chuẩn bị ngày Thầy trở lại. Ăn chay làm ta nhẹ nhàng để chờ ngày gặp Chúa diện đối diện.
Suy niệm:
Có một sự khác biệt về
lối sống giữa Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu.
Gioan sống khổ hạnh nơi
hoang địa, ông lôi kéo người ta đến với ông.
Ông dọa tội nhân về cơn
thịnh nộ mà Thiên Chúa sắp giáng xuống.
Còn Đức Giêsu thì đến với
những kẻ tội lỗi, bị xã hội loại trừ,
ăn uống vui vẻ với họ vì
Nước Trời đã đến rồi (Mt 11, 18-19).
Sau khi Gioan đã bị tống
ngục (4, 12)
các môn đệ của ông vẫn
tiếp tục hoạt động (11, 2-6).
Chắc họ khó chịu khi thấy
các môn đệ của Thầy Giêsu không ăn chay,
không có vẻ khắc khổ,
nhiệm nhặt như họ hay như người Pharisêu,
nên họ hỏi thẳng Thầy về
chuyện này (c. 14).
Thầy Giêsu trả lời họ
bằng một câu hỏi khác (c.15):
“Khách dự tiệc cưới có
thể than khóc khi chàng rể còn ở với họ sao?”
Dĩ nhiên là không rồi!
Câu nói của Thầy Giêsu
cho thấy bầu khí Thầy-trò trong nhóm
là bầu khí vui tươi ấm
áp, bầu khí của một tiệc cưới.
Thầy là chàng rể, còn trò
là khách dự tiệc.
Thời gian Thầy ở với các
môn đệ là thời gian hạnh phúc cho họ.
Trong Cựu Ước, hình ảnh
chàng rể để chỉ Thiên Chúa (Is 62, 4-5),
Đấng kết duyên cầm sắt
với dân Ítraen (Hs 2, 21-22).
Còn ở đây Đức Kitô kín
đáo nhận mình là chàng rể.
Chàng rể là nhân vật chủ
yếu của tiệc cưới.
Tiệc cưới ấy chính là
Nước Trời được Ngài khai mở (Mt 22, 1-14; 25, 1-13).
“Nhưng sẽ đến ngày chàng
rể bị đem đi khỏi họ…” (c.15).
Đây không phải là một lời
tiên báo rõ ràng về cuộc khổ nạn,
nhưng là một ám chỉ đến
cái chết bất ngờ sắp xảy ra.
Chàng rể Giêsu chẳng ở
luôn với các môn đệ (Mt 26, 11).
Có ngày họ sẽ không còn
thấy Thầy nữa, “bấy giờ họ mới ăn chay.”
Ăn chay đối với Kitô hữu
là thái độ chuẩn bị ngày Thầy trở lại.
Ăn chay làm ta nhẹ nhàng
để chờ ngày gặp Chúa diện đối diện.
Đức Giêsu chẳng bao giờ
coi thường việc ăn chay.
Ngài đã ăn chay bốn mươi
ngày trước khi bắt đầu sứ vụ (Mt 4, 2).
Hội thánh sơ khai cũng
gắn liền cầu nguyện với ăn chay (Cv 13, 2-3)
Thánh Phaolô vẫn ăn chay,
dù vất vả với tông vụ (2 Cr 6,5; 11, 27).
Để rước lễ, chúng ta phải
kiêng ăn uống khoảng một giờ.
Ngày thứ sáu vẫn là ngày
kiêng thịt theo luật chung của Hội thánh.
Ước gì việc ăn chay làm
ta gặp Chúa, gặp anh em và gặp lại chính mình.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã có kinh nghiệm về
cái đói,
sau khi ăn chay bốn mươi
ngày trong hoang địa.
Sau khi được dân chúng
tung hô lúc vào thành Giêrusalem,
Chúa cũng đói đến mức
phải tìm trái nơi cây vả.
Chúa đã xin nước uống nơi
người phụ nữ Samari,
và Chúa đã nếm cái khát
của người bị mất máu trên thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa
có thân xác như chúng con,
nên Chúa đã bênh các môn
đệ khi họ bứt lúa mà ăn vì đói,
Chúa đã làm phép lạ bánh
hóa nhiều vì sợ người ta xỉu dọc đường,
Chúa đã bảo nhà ông
trưởng hội đường cho cô bé mới hồi sinh được ăn.
Đói khát là chuyện bình
thường của thân xác con người,
và Chúa chẳng bao giờ coi
thường những nhu cầu chính đáng của nó.
Nhưng xin nhắc chúng con
nhớ rằng
con người không chỉ sống
nhờ cơm bánh, mà còn nhờ Lời Chúa,
con người không chỉ đói
khát thức ăn vật chất
mà còn khao khát những
giá trị tinh thần của Nước Trời.
Xin dạy chúng con chia sẻ
cho những Ladarô đang nằm ngoài cổng,
và đừng khép cửa lòng như
ông nhà giàu xây thêm kho.
Xin cho chúng con hiểu
được giá trị của một ly nước lạnh được trao đi,
một tấm bánh giữa đêm
khuya cho người bạn mượn,
và chút vụn bánh rơi
xuống từ bàn ăn đủ nuôi một người.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa là người đói khát
vẫn ngửa tay xin chúng con mỗi ngày
mà chúng con không hay.
Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong bữa tiệc cuối
cùng
dám bẻ ra và trao đi tấm bánh đời mình để phục vụ tha
nhân.
Ước gì mai này chúng con
được đồng bàn với Chúa
và với mọi người thành
tâm thiện chí trong Nước Trời.
––––––
Lễ Ngoại lịch: Mồng một Tết Nguyên đán Mậu Tuất
Cầu bình an cho Năm mới
Đừng lo lắng gì cả
Suy niệm:
Ngày Tết báo hiệu một năm
cũ đã qua và một năm mới đang đến.
Chúng ta cần nhìn lại một
năm qua với cái nhìn của Chúa
để thấy tất cả là hồng
ân,
kể cả những gì người đời
coi là xui xẻo, bất hạnh.
Chúa đã cho chúng ta sống
thêm một thời gian, thêm một năm trên đời.
Chúng ta nhận ra thời
gian một ngày nhờ mặt trời mọc lên rồi lặn xuống.
Nhà nông nhận ra thời
gian một tháng nhờ mặt trăng tròn rồi lại khuyết.
Tạ ơn Chúa vì hai nguồn
sáng quý báu như vậy trên bầu trời.
Thời gian theo Kitô giáo
không đi theo đường xoắn ốc, nhưng theo đường thẳng.
Thời điểm nào cũng là duy
nhất, đi rồi không trở lại, nên rất đáng quý.
Con Thiên Chúa làm người
đã đằm mình trong dòng thời gian như ta.
Nhờ Ngài, dòng thời gian
này sẽ đưa ta vào vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Ngày Tết người ta thường
hay chúc nhau.
Chúc sức khỏe, chúc làm
ăn phát đạt, chúc mọi sự như ý…
Chúng ta có thể học được
một cách chúc rất đẹp trong sách Dân Số (6, 22-27).
Đức Chúa chỉ dạy cho ông
Môsê
để ông này chỉ lại cho
ông tư tế Aaron biết cách chúc lành cho dân.
Có ba lời chúc, mỗi lời
đều bắt đầu bằng chủ từ là Đức Chúa:
“Nguyện Đức Chúa chúc
lành và gìn giữ anh em.
Nguyện Đức Chúa tươi nét
mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em.
Nguyện Đức Chúa ghé mắt
nhìn anh em và ban bình an cho anh em.”
Ơn bình an là ơn bao gồm
mọi ơn về sức khỏe, sống lâu, an ninh, thịnh vượng…
Rốt cuộc chính Đức Chúa
mới là Đấng chúc lành cho dân Ítraen (c. 27).
Chính Đức Chúa đóng ấn
Danh của Ngài trên họ để bảo trợ họ.
Và hôm nay chính Ngài
cũng ban muôn ơn cho ta nhờ Danh Đức Giêsu.
Trước thềm Năm Mới, con
người không tránh khỏi nỗi lo về tương lai.
Có nhiều nỗi lo rất hữu
lý, vì khó khăn trước mắt là có thật.
Có nhiều nỗi lo âu chỉ vì
con người thấy mình quá đỗi mong manh.
Nỗi lo quấn lấy con người
và làm tâm con người không yên.
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, Đức Giêsu bốn lần nhắc chúng ta “Đừng lo.”
Nếu Kitô hữu không bị
quay quắt vì lo âu
thì không phải vì họ là
người vô lo, hay vì họ tự tin, giỏi giang hơn người khác.
Đơn giản chỉ vì họ có một
Người Cha quan tâm đến mọi nhu cầu của họ.
Kitô hữu tận tụy hết mình
cho công việc, nhưng lại không bất an, lo âu.
Tín thác như một đứa con
ngồi trong lòng cha,
họ đặt vinh quang Thiên
Chúa lên trên hết,
và tin mọi sự khác sẽ
được Ngài lo liệu.
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
Cha đã cho chúng con sống
thêm một năm,
đi thêm một đoạn đường
đời.
Nhìn lại đoạn đường đã
qua,
chúng con chỉ biết nói
lên lời tạ ơn chân thành,
vì Cha vẫn cho chúng con
sống,
và sống trong tình yêu.
Mọi biến cố vui buồn của
năm qua
đều là những lời mời gọi
kín đáo của Cha
để thức tỉnh, nâng đỡ và
đưa chúng con lên cao.
Tạ ơn Cha
vì những gì cuộc đời đã
làm cho chúng con,
và những gì chúng con đã
làm được cho cuộc đời.
Xin cho chúng con sống
những ngày Tết dân tộc
trong tinh thần vui tươi,
hòa nhã,
và không quên những ai
nghèo khổ, cô đơn.
Ước gì những lời chúng
con chúc cho nhau
là những lời chúc lành
xuất phát từ trái tim yêu
thương.
Và lạy Cha, năm mới đã
đến,
trái đất lại xoay một
vòng mới quanh mặt trời,
chúng con cũng muốn
ở lại trong quỹ đạo của
Cha,
nhận Cha là trung tâm
cuộc sống,
và nhận mọi người là anh
em. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
16 THÁNG HAI
Bảo Trọng Những Hoa
Quả Khôn Ngoan
Tuổi đời càng chồng chất,
sức lực càng suy kiệt, hay đau ốm, vv… người già thường cảm thấy con người mình
mỏng mảnh, và nhất là cảm thấy gánh nặng của cuộc sống. Đó là những vấn đề của
tuổi già – và những vấn đề ấy không thể tìm ra ý nghĩa gì nếu chúng không được
cảm nghiệm và được sống như một thực tại của cuộc nhân sinh. Chúng ta được mời
gọi trân trọng người cao tuổi bởi vì phẩm giá của các ngài trong tư cách là con
người và bởi vì ý nghĩa của chính sự sống: sự sống bao giờ cũng là một hồng ân.
Thánh Kinh thường đề cập
đến người cao tuổi. Thánh Kinh coi tuổi già như một hồng ân – và hồng ân này phải
được sống hằng ngày trong tấm lòng rộng mở ra với Thiên Chúa và với tha nhân.
Trên tất cả, Cựu ước
coi người già như thầy dạy sống: “Sự khôn ngoan của các vị bô lão, tư tưởng và
ý kiến của các bậc danh nhân thật đẹp đẽ chừng nào! Giàu kinh nghiệm là triều
thiên cho hàng bô lão; lòng kính sợ Đức Chúa là niềm hãnh diện của các ngài”
(Hc 25, 5 – 6). Tuy nhiên, người cao tuổi còn có một vai trò quan trọng khác nữa.
Các ngài chuyển trao lời Thiên Chúa cho các thế hệ hậu sinh:
“Lạy Thiên Chúa, tai
chúng con đã từng được nghe
truyện cha ông vẫn thường
kể lại
về công trình Chúa đã
làm nên
thời các cụ thuở xa
xưa ấy” (Tv 44, 2).
Hạnh Các Thánh
16 Tháng Hai
Thánh Gilbert ở Sempringham
(1083 - 1189)
Thánh Gilbert sinh ở Sempringham, Anh Quốc, con của hiệp sĩ Jocelin người
Norman nổi tiếng giầu có. Nhưng ngài lại theo đuổi một con đường khác hẳn với
những gì mà gia đình ngài dành sẵn. Ðược gửi sang Pháp để tiếp tục học lên cao,
nhưng ngài lại quyết định theo đuổi ơn gọi tu trì.
Ngài trở về Anh dù
chưa là linh mục, và được thừa hưởng nhiều bất động sản của cha ngài để lại.
Nhưng Gilbert không muốn một đời sống thoải mái như bất cứ lúc nào ngài cũng có
thể. Thay vào đó, ngài sống một cuộc đời đơn giản tại một giáo xứ, và chia sẻ của
cải với người nghèo bao nhiêu có thể. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài phục
vụ ở Sempringham.
Trong giáo xứ có bảy cô thanh nữ muốn sống đời tu trì và họ đã đến xin Cha
Gilbert giúp đỡ. Ngài cho xây một căn nhà cạnh nhà thờ. Ở đó họ sống khắc khổ,
nhưng lại thu hút nhiều người đến với họ; dần dà số nam nữ giáo dân đến giúp đỡ
họ ngày càng đông. Sau khi một vài cơ sở được thành hình, Cha Gilbert đến
Citaux để xin các tu sĩ ở đây tiếp tục trông coi Cộng Ðoàn. Khi các tu sĩ Xitô
từ chối việc dẫn dắt nhóm phụ nữ này, với sự chấp thuận của Ðức Giáo Hoàng
Eugene III, Cha Gilbert tiếp tục trông coi Cộng Ðoàn với quy luật riêng mà ngài
là bề trên. Cộng đoàn được biết đến dưới tên Dòng Gilbertin, và là tu hội duy
nhất được thành lập ở Anh trong thời Trung Cổ. Trước khi tu hội phải giải tán
vì Vua Henri VIII ngăn cấm tất cả các tu viện Công Giáo ở Anh, Dòng Gilbertin
có đến hai mươi sáu tu viện.
Quy
luật của dòng rất nghiêm nhặt, nổi tiếng khắc khổ và lưu tâm đến người nghèo. Một
thói quen đặc biệt dần dà xuất hiện trong các tu viện của Dòng Gilbertin được gọi
là "đĩa của Chúa Giêsu." Trong đĩa đặc biệt ấy là các phần chia sẻ thức
ăn của mỗi tu sĩ và sau đó họ chia sẻ thức ăn trong đĩa ấy cho người nghèo, nói
lên sự lưu tâm đặc biệt của Cha Gilbert đối với những người kém may mắn.
Trong suốt cuộc đời, Cha Gilbert sống thật đơn giản, ăn rất ít và dành nhiều thời
giờ ban đêm để cầu nguyện. Bất kể những khắc khổ của cuộc sống, ngài từ trần
khi trên 100 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1202.
Trích từ NguoiTinHuu.com
16 Tháng Hai
Ngọn Nến Cháy Sáng
Nữ sĩ người Thụy Ðiển được giải Nobel văn
chương là bà Selma Lagerloeff có kể một câu chuyện như sau: Có một kỵ mã nọ,
sau khi đã tham dự một trận thánh chiến thành công tại Thánh Ðịa, đã làm một lời
thề. Anh muốn đốt lên một ngọn nến ngay từ trên mộ của Chúa Giêsu và mang ánh
sáng ấy về quê hương của anhlà thành phố Fireheze bên Italia.
Quyết định ấy đã biến anh thành một
con người mới hoàn toàn. Từ một quân nhân hung hãn chuyên cầm gươm giết người,
nay người kỵ mã đã trở thành một con người hiền hòa, sẵn sàng chấp nhận mọi thứ
thiệt thòi.
Trên đường trở về quê hương, cầm ngọn nến cháy sáng trong
tay, người kỵ mã gặp không biết bao nhiêu kẻ cướp bóc, nhưng anh không hề động
đến chiếc gươm đang mang trong người. Anh hứa trao cho họ bất cứ điều gì họ muốn,
miễn là để cho anh được phép giữ lại ngọn nến đang cháy sáng trong tay. Quân cướp
lột hết tất cả những gì anh có, kể cả chiến bào và con ngựa quý của anh. Họ cho
anh một con ngựa già để đi từng bước cầm chừng. Sau khi trải qua không biết bao
nhiêu thử thách, giờ này, người kỵ mã cảm thấy thảnh thơi hơn bao giờ hết. Anh
cảm thấy thơ thới vì đã trút được bỏ những của cải không cần thiết, nhưng anh
vui mừng hơn cả vì vẫn còn giữ được ngọn nến cháy sáng đã được thắp lên từ trên
mồ của Chúa. Khi anh về đến giữa phố, nhiều người nhìn anh như kẻ khờ dại. Họ
chế nhạo và tìm đủ cách để dập tắt ngọn nến trên tay anh. Nhưng người kỵ mã thà
chết còn hơn là để cho ngọn nến tắt ngụm trên tay mình. Và cuối cùng, anh đã
mang được ngọn nến cháy sáng về đến nhà thờ chính tòa của quê hương anh. Anh dùng
ánh sáng từ ngọn nến ấy đốt lên tất cả những ngọn nến trên bàn thờ.
Trước anh, nhiều người cũng đã cố gắng
làm một lời thề như thế. Nhưng dọc đường, vì nhiều lý do khác nhau, ngọn nến đã
tắt ngụm. Ðược hỏi: Ðâu là bí quyết giúp anh thành công như thế. Người kỵ mã trả
lời như sau: "Tôi đặt tất cả chú tâm vào ngọn nến. Tôi sẵn sàng bỏ hết tất
cả mọi sự để bảo vệ ngọn nến ấy".
Cuộc
đời của người tín hữu Kitô chúng ta vẫn thường được định nghĩa như một cuộc
hành trình, một cuộc hành trình trong đó mỗi người chúng ta cầm cháy sáng trong
ngọn nến của Ðức Tin. Bao lâu ngọn nến còn cháy sáng, bấy lâu chúng ta còn tiến
bước. Sóng gió, tăm tối trong cuộc hành trình là chuyện không thể tránh được.
Nhưng nếu chúng ta tiếp tục giữ cho ngọn nến cháy sáng, chúng ta vẫn có thể tiến
bước.
Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Chúng con là ánh sáng thế gian". Ước mơ
duy nhất của người kỵ mã trong câu chuyện trên đây là được dùng ngọn nến đốt
lên từ mồ Chúa để thắp sáng lên ngọn đèn trong nhà thờ. Ðó cũng phải là ước mơ
của mỗi người chúng ta. Ánh sáng được trao ban cho chúng ta là để được truyền
sang cho những ngọn đèn khác. Có biết bao nhiêu ngọn đèn đang chờ đợi một chút
ánh sáng từ ngọn nến của chúng ta để được cháy lên?
Trích sách Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét