Cộng Sản Trung Quốc lại bắt
giam Giám Mục ‘chui’ không cho cử hành nghi lễ muà Phục Sinh.
Trần Mạnh Trác
27/Mar/2018
Tin từ
Phúc châu (CNA/EWTN 27 tháng 3 năm 2018): -Cảnh sát vừa bắt giữ Đức Giám Mục
Vincent Quách tích Kim (Guo Xijin), 59 tuổi, của giáo phận Mân đông (Mindong)
tỉnh Phúc kiến. Ngài là một vị giám mục chui, trung thành với tòa thánh, và
đang là một trong 2 vụ việc tranh cãi liên quan đến một thỏa thuận có thể có giữa
Vatican và Trung Quốc.
Vào lúc 3g chiều ngày 26 tháng 3, vị giám mục họ Quách đã bị gọi lên văn phòng tôn giáo để làm việc với các quan chức trong hai giờ dài. Mặc dù người ta không biết những gì được thảo luận, nhưng vào lúc 7 giờ tối thì vị GM đã trở về nhà và chuẩn bị hành lý, rồi lúc 10g tối thì cảnh sát đến dẫn ngài đi. Cảnh sát cũng bắt theo cả vị linh mục Chưởng Ấn của giáo phận.
Năm ngoái giám mục Quách tích Kim cũng bị giam giữ như vậy, ngay trước khi ngài cử hành Lễ Dầu (Chrism Mass) đầu tiên sau khi vị tiền nhiệm là giám mục Vincent Hoàng thủ Thành (Huang Shouchen) qua đời. Nhắc lại, Đức Giám Mục Vincent Hoàng thủ Thành đã từng bị giam giữ 35 năm dài trong các trại lao động và nhà tù.
Theo tin Asia News thì có tin đồn rằng lý do ngài bị bắt vì đã từ chối không cử hành phụng vụ muà phục sinh với giám mục Vincent Chiêm tư Lỗ (Zhan Silu), là một trong bảy vị giám mục ‘quốc doanh’ bị truất phép thông công.
Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc đang chia rẽ giữa hai phe, một giáo hội chui trung thành với Toà Thánh và một giáo hội chính thức được công nhận bởi Hiệp hội Công Giáo yêu nước. Mọi giám mục muốn được Bắc Kinh công nhận thì phải là thành viên của Hiệp hội.
Toà Thánh hiện nay đang có cuộc đàm phán với chính phủ Trung Quốc mà kết quả có thể là Vatican sẽ công nhận bảy vị giám mục ‘quốc doanh’ cuả Bắc Kinh để đổi lấy một cuộc sống bình thường hơn cho những người Công Giáo chui.
Các giám mục chui, cũng như các linh mục và tín hữu vẫn thường xuyên phải đối mặt với nhiều khủng bố và quấy rối.
Vào tháng Giêng vừa qua, Asia News đăng tin rằng một phái đoàn Vatican đã yêu cầu giám mục Quách tích Kim chấp nhận làm phụ tá cho giám mục quốc doanh Chiêm tư Lỗ. Đây là điều kiện mà các quan chức Trung Quốc đề nghị trong thời gian giám mục họ Quách bị giam giữ (năm 2017.)
Giống như các giám mục chui khác, Đức Giám Mục Quách tích Kim không được chính quyền cho phép đội mũ GM hoặc cầm trượng GM (crozier.) Ngài chỉ có thể mặc aó trùng như một linh mục mà thôi.
Theo tờ báo New York Times, Đức Giám Mục Quách tích Kim đã tuyên bố rằng ngài sẵn sàng bước xuống; Nếu được trình bày với một tài liệu chính thống từ Vatican. "Chúng ta phải vâng phục lệnh từ Roma," ngài nói như thế trong một buổi lễ vào tháng Hai vừa qua tại nhà thờ chính toà Mân đông.
"Quan điểm nhất quán cuả chúng ta là tôn trọng các thỏa thuận giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc," ngài nói. "Nguyên tắc của chúng ta là Giáo Hội Công Giáo cuả Trung Quốc phải có kết nối với Vatican; kết nối không thể bị cắt đứt."
Cùng lúc đó, ngài cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc dường như không muốn cho phép Vatican có tiếng nói cuối cùng trong những công việc về đạo. Dù cho họ không nói ra rõ ràng, nhưng đó là “ý phải hiểu ngầm", họ muốn giáo hội Trung Quốc độc lập với Roma.
Đức Giám Mục Quách tích Kim phê bình rằng các hạn chế cuả chính quyền Trung Quốc đưa tới một hậu quả tai hại giống như là họ tự chặt mất cánh tay cuả mình vậy, vì trong khi các dân tộc khác có quyền tham gia vào các bàn cãi chung cuả giáo hội hoàn vũ, thì tiếng nói của người Công Giáo Trung Quốc lại bị chính chính phủ cuả mình bóp nghẹt.
Tỉnh phúc kiến có khoảng 370.000 người Công Giáo, trong đó thì giáo hội chui chiếm phần đa số. Hầu hết 80.000 người Công Giáo trong giáo phận Mân đông là người Công Giáo chui, trong đó có khoảng 50 linh mục và 100 nữ tu (theo UCA News.)
Cũng trong tháng 12 năm 2017, phái đoàn cuả Toà Thánh có đề nghị GM Peter Trang kiến Kiện (Zhuang Jianjian), 88 tuổi của giáo phận Sán đầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông về hưu để một giám mục quốc doanh được Vatican dưa lên thay thế (Tin Asia News.)
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Trang kiến Kiện đã thông báo rằng ngài từ chối lời yêu cầu của phái đoàn.
Những tranh cãi đã xảy ra chung quanh nỗ lực ngoại giao, rất ‘tế nhị’, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, cựu chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội (nay đã bỏ), là người chịu trách nhiệm các cuộc đàm phán và được Asia News xác định là vị trưởng phái đoàn cuả Vatican.
Các giám mục tại Trung Quốc, ngay cả khi họ nằm trong Hiệp hội yêu nước vẫn có thể tỏ sự trung thành với Toà Thánh, và đôi khi họ cũng nổi dậy chống lại Hiệp hội.
Còn chính phủ Trung Quốc dưới thời Tập cận Bình (Xi Jinping) thì đang theo đuổi một nỗ lực ‘Hán Hoá’ (Sinicize) tôn giáo. Hồi tháng Mười vừa qua, trong vai trò là tổng thư ký Đảng Cộng sản, ông Tập đề ra "phương pháp tiếp cận mới" cho các vấn đề tôn giáo và sắc tộc.
Trung Quốc đưa ra một thay đổi lớn trong việc giám sát tôn giáo vào ngày 22 tháng 3 bằng cách bãi bỏ cơ quan quản lý tôn giáo cuả Nhà Nước và chuyển quyền kiểm soát trực tiếp tới một bộ phận làm việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là, các Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc bây giờ sẽ bị đặt dưới sự giám sát trực tiếp hàng ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó thì hình như trong giáo hội hầm trú (chui), đã không có một sự thống nhất ý kiến về những thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican.
Vị giám mục danh dự của Hồng Kông, Đức Hồng Y Joseph Trần nhật Quân (Zen Zi-kiun) thì mạnh mẽ phản đối thoả thuận này, mô tả nó như là một sự "đầu hàng" hoặc "tự tử" có thể gây tổn hại cho giáo hội và đặt quá nhiều quyền lực vào tay các quan chức Trung Quốc.
"Thà không có thoả thuận thì hơn là một thoả thuận xấu," Đức Hồng Y nói với ông Raymond Arroyo, người điều khiển chương trình The World Over trên đài EWTN.
Ngược lại, Đức Hồng Y John Đường Hán (Tong Hon) cuả Hồng Kông, vừa về hưu cuối năm 2017, thì lại hỗ trợ cho thoả thuận, cách riêng là đề xuất về việc chỉ định chức Giám mục (giống như cuả VN, nghiã là Toà Thánh đề nghị ra 3 tên, và chính phủ chọn lấy 1). Ngài tin rằng chính phủ Trung Quốc nói chung đã trở nên khoan dung hơn, và một thoả hiệp như thế sẽ giúp mang lại sự cởi mở và thống nhất cho giáo hội.
Ngài cho rằng những ý kiến chống đối thoả hiệp là "bất hợp lý" bởi vì mọi thỏa thuận đều nhằm vào một mục tiêu là tạo ra sự thống nhất. Ngài cho rằng các thỏa thuận là có viễn kiến (far-sighted,) và thêm rằng đôi khi, một sự hy sinh thì cần thiết để người Công Giáo có thể trở thành "thành viên của một gia đình."
Vào lúc 3g chiều ngày 26 tháng 3, vị giám mục họ Quách đã bị gọi lên văn phòng tôn giáo để làm việc với các quan chức trong hai giờ dài. Mặc dù người ta không biết những gì được thảo luận, nhưng vào lúc 7 giờ tối thì vị GM đã trở về nhà và chuẩn bị hành lý, rồi lúc 10g tối thì cảnh sát đến dẫn ngài đi. Cảnh sát cũng bắt theo cả vị linh mục Chưởng Ấn của giáo phận.
Năm ngoái giám mục Quách tích Kim cũng bị giam giữ như vậy, ngay trước khi ngài cử hành Lễ Dầu (Chrism Mass) đầu tiên sau khi vị tiền nhiệm là giám mục Vincent Hoàng thủ Thành (Huang Shouchen) qua đời. Nhắc lại, Đức Giám Mục Vincent Hoàng thủ Thành đã từng bị giam giữ 35 năm dài trong các trại lao động và nhà tù.
Theo tin Asia News thì có tin đồn rằng lý do ngài bị bắt vì đã từ chối không cử hành phụng vụ muà phục sinh với giám mục Vincent Chiêm tư Lỗ (Zhan Silu), là một trong bảy vị giám mục ‘quốc doanh’ bị truất phép thông công.
Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc đang chia rẽ giữa hai phe, một giáo hội chui trung thành với Toà Thánh và một giáo hội chính thức được công nhận bởi Hiệp hội Công Giáo yêu nước. Mọi giám mục muốn được Bắc Kinh công nhận thì phải là thành viên của Hiệp hội.
Toà Thánh hiện nay đang có cuộc đàm phán với chính phủ Trung Quốc mà kết quả có thể là Vatican sẽ công nhận bảy vị giám mục ‘quốc doanh’ cuả Bắc Kinh để đổi lấy một cuộc sống bình thường hơn cho những người Công Giáo chui.
Các giám mục chui, cũng như các linh mục và tín hữu vẫn thường xuyên phải đối mặt với nhiều khủng bố và quấy rối.
Vào tháng Giêng vừa qua, Asia News đăng tin rằng một phái đoàn Vatican đã yêu cầu giám mục Quách tích Kim chấp nhận làm phụ tá cho giám mục quốc doanh Chiêm tư Lỗ. Đây là điều kiện mà các quan chức Trung Quốc đề nghị trong thời gian giám mục họ Quách bị giam giữ (năm 2017.)
Giống như các giám mục chui khác, Đức Giám Mục Quách tích Kim không được chính quyền cho phép đội mũ GM hoặc cầm trượng GM (crozier.) Ngài chỉ có thể mặc aó trùng như một linh mục mà thôi.
Theo tờ báo New York Times, Đức Giám Mục Quách tích Kim đã tuyên bố rằng ngài sẵn sàng bước xuống; Nếu được trình bày với một tài liệu chính thống từ Vatican. "Chúng ta phải vâng phục lệnh từ Roma," ngài nói như thế trong một buổi lễ vào tháng Hai vừa qua tại nhà thờ chính toà Mân đông.
"Quan điểm nhất quán cuả chúng ta là tôn trọng các thỏa thuận giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc," ngài nói. "Nguyên tắc của chúng ta là Giáo Hội Công Giáo cuả Trung Quốc phải có kết nối với Vatican; kết nối không thể bị cắt đứt."
Cùng lúc đó, ngài cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc dường như không muốn cho phép Vatican có tiếng nói cuối cùng trong những công việc về đạo. Dù cho họ không nói ra rõ ràng, nhưng đó là “ý phải hiểu ngầm", họ muốn giáo hội Trung Quốc độc lập với Roma.
Đức Giám Mục Quách tích Kim phê bình rằng các hạn chế cuả chính quyền Trung Quốc đưa tới một hậu quả tai hại giống như là họ tự chặt mất cánh tay cuả mình vậy, vì trong khi các dân tộc khác có quyền tham gia vào các bàn cãi chung cuả giáo hội hoàn vũ, thì tiếng nói của người Công Giáo Trung Quốc lại bị chính chính phủ cuả mình bóp nghẹt.
Tỉnh phúc kiến có khoảng 370.000 người Công Giáo, trong đó thì giáo hội chui chiếm phần đa số. Hầu hết 80.000 người Công Giáo trong giáo phận Mân đông là người Công Giáo chui, trong đó có khoảng 50 linh mục và 100 nữ tu (theo UCA News.)
Cũng trong tháng 12 năm 2017, phái đoàn cuả Toà Thánh có đề nghị GM Peter Trang kiến Kiện (Zhuang Jianjian), 88 tuổi của giáo phận Sán đầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông về hưu để một giám mục quốc doanh được Vatican dưa lên thay thế (Tin Asia News.)
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Trang kiến Kiện đã thông báo rằng ngài từ chối lời yêu cầu của phái đoàn.
Những tranh cãi đã xảy ra chung quanh nỗ lực ngoại giao, rất ‘tế nhị’, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, cựu chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội (nay đã bỏ), là người chịu trách nhiệm các cuộc đàm phán và được Asia News xác định là vị trưởng phái đoàn cuả Vatican.
Các giám mục tại Trung Quốc, ngay cả khi họ nằm trong Hiệp hội yêu nước vẫn có thể tỏ sự trung thành với Toà Thánh, và đôi khi họ cũng nổi dậy chống lại Hiệp hội.
Còn chính phủ Trung Quốc dưới thời Tập cận Bình (Xi Jinping) thì đang theo đuổi một nỗ lực ‘Hán Hoá’ (Sinicize) tôn giáo. Hồi tháng Mười vừa qua, trong vai trò là tổng thư ký Đảng Cộng sản, ông Tập đề ra "phương pháp tiếp cận mới" cho các vấn đề tôn giáo và sắc tộc.
Trung Quốc đưa ra một thay đổi lớn trong việc giám sát tôn giáo vào ngày 22 tháng 3 bằng cách bãi bỏ cơ quan quản lý tôn giáo cuả Nhà Nước và chuyển quyền kiểm soát trực tiếp tới một bộ phận làm việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là, các Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc bây giờ sẽ bị đặt dưới sự giám sát trực tiếp hàng ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó thì hình như trong giáo hội hầm trú (chui), đã không có một sự thống nhất ý kiến về những thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican.
Vị giám mục danh dự của Hồng Kông, Đức Hồng Y Joseph Trần nhật Quân (Zen Zi-kiun) thì mạnh mẽ phản đối thoả thuận này, mô tả nó như là một sự "đầu hàng" hoặc "tự tử" có thể gây tổn hại cho giáo hội và đặt quá nhiều quyền lực vào tay các quan chức Trung Quốc.
"Thà không có thoả thuận thì hơn là một thoả thuận xấu," Đức Hồng Y nói với ông Raymond Arroyo, người điều khiển chương trình The World Over trên đài EWTN.
Ngược lại, Đức Hồng Y John Đường Hán (Tong Hon) cuả Hồng Kông, vừa về hưu cuối năm 2017, thì lại hỗ trợ cho thoả thuận, cách riêng là đề xuất về việc chỉ định chức Giám mục (giống như cuả VN, nghiã là Toà Thánh đề nghị ra 3 tên, và chính phủ chọn lấy 1). Ngài tin rằng chính phủ Trung Quốc nói chung đã trở nên khoan dung hơn, và một thoả hiệp như thế sẽ giúp mang lại sự cởi mở và thống nhất cho giáo hội.
Ngài cho rằng những ý kiến chống đối thoả hiệp là "bất hợp lý" bởi vì mọi thỏa thuận đều nhằm vào một mục tiêu là tạo ra sự thống nhất. Ngài cho rằng các thỏa thuận là có viễn kiến (far-sighted,) và thêm rằng đôi khi, một sự hy sinh thì cần thiết để người Công Giáo có thể trở thành "thành viên của một gia đình."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét