Trung Quốc công bố Bạch Thư về tôn giáo: mục đích chỉ là
để tuyên truyền.
Trần Mạnh Trác
03/Apr/2018
(AsiaNews 3/4/2018) – Văn phòng thông tin cuả hội đồng quốc
gia Trung quốc vừa phát hành một cuốn "bạch thư" về tôn giáo, nói rõ
ra là chính sách cuả Trung Quốc liên quan đến việc thực hành và bảo vệ tự do
tôn giáo.
Văn bản dài 8 nghìn chữ, được in bằng tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Nhấn mạnh đến những "tiến bộ quan trọng trong việc đảm bảo sự tự do tôn giáo" ở trong nước, việc thực hiện chính sách, những đảm bảo về pháp lý, những cách hành xử “trật tự" mà các tôn giáo được phép làm, và vai trò của các cộng đồng tôn giáo trong xã hội.
Đây là văn bản về tôn giáo đầu tiên sau khi việc điều hành văn phòng tôn giáo được đặt dưới quyền cai quản trực tiếp cuả đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thoạt nhìn, cuốn bạch thư không có gì đáng gọi là thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát tôn giáo. Nhưng qua giọng điệu cuả các quan chức trong cuộc họp báo, thì người ta lưu ý thấy có những ý muốn thổi phồng về một nước Trung Quốc "là một quốc gia đa tôn giáo kể từ thời cổ đại" và tôn giáo nói chung vẫn được coi là "một hiện tượng xã hội phổ quát trong xã hội con người". Người ta không còn nghe thấy họ lập lại những thành ngữ cố hữu cuả chủ nghĩa Karl Marx, như định nghĩa tôn giáo là "thuốc phiện của quần chúng" cần phải bị loại trừ.
Thay vào chủ nghiã Marx, cuốn bạch thư đề cập đến một nguyên tắc mới là "tôn giáo phải được định hướng Trung Quốc" (nghiã là Hoa hoá) và "một kim chỉ nam" được cung cấp để tôn giáo "có thể thích ứng với xã hội chủ nghĩa". Cái “kim chỉ nam hướng dẫn hoạt động" này là một khẩu hiệu do ông Tập Cận Bình đề ra, được khẳng định tại Đại hội đảng vào cuối tháng mười năm ngoái và tại Đại hội nhân dân quốc gia vào tháng ba vừa qua. Nó bao gồm nhiều quy định mới về các hoạt động tôn giáo và "những hướng dẫn" nói trên thì thực sự là những công cụ để kiểm soát tất cả mọi hành vi của các tín hữu trên mọi cấp độ.
Qua bản văn, người ta thấy có nhiều mưu mô ‘nhào lộn’ trên các lập luận trí tuệ, nhằm mục đích lấp liếm cái thực tế phũ phàng đang xẩy ra ngược lại. Ví dụ, họ ngây thơ viết rằng "không có cơ quan nhà nước, tổ chức công cộng hoặc cá nhân có thể buộc một người công dân phải tin, hoặc không tin vào bất cứ tôn giáo nào; và không có sự phân biệt đối xử đối với các công dân tin hay không tin, bất kỳ tôn giáo nào, theo hiến pháp". Nhưng, ngay từ khi đảng Cộng Sản viết ra những lời này thì họ đã thực hiện một sự phân biệt đối xử rất khắt khe rồi, là từ nhiều năm qua họ bắt buộc các thành viên không thể tin theo một đạo nào, ngay cả sau khi đã nghỉ hưu. Đó là chưa nói đến việc tuyển dụng vào các chức vụ công quyền, dù đó là một lãnh vực chuyên môn phi chính trị, thì vẫn phải có chứng minh thư là một đảng viên.
Một mưu mô khác được tìm thấy khi nói đến sự tự do tôn giáo của những người nước ngoài sống trên lãnh thổ Trung Quốc. Những người nước ngoài có quyền tự do đi chùa, nhà thờ, đền Hồi giáo, nhưng phải nằm trong phạm vi "luật lệ và qui định cuả Trung Quốc ". Nghĩa là người nước ngoài không được tự do gặp gỡ bất kỳ một giáo sĩ nào, ngoại trừ những vị đó đang tham gia vào một cộng đồng được đăng ký chính thức.
Mọi hành động biểu lộ tôn giáo của người nước ngoài phải được "cho phép": nghiã là họ không được thiết lập tổ chức tôn giáo, thiết lập các trang web cho các hoạt động tôn giáo, điều hành các tổ chức tôn giáo, và đặt văn phòng tôn giáo để tuyển dụng sinh viên nước ngoài tới học tại Trung Quốc mà không có sự ủy quyền; và họ cũng không được kết nạp những công dân Trung Quốc theo đạo, hoặc bổ nhiệm chức sắc cho các hoạt động truyền giáo.
Cuối cùng, có những lập luận – rất là buồn cười - rằng các tôn giáo ở Trung Quốc đã luôn luôn sống "hòa bình" và "hòa hợp". Tờ bạch thư viết: "những xung đột và đối đầu tôn giáo là hiếm có xẩy ra ở Trung Quốc kể từ sự ra đời của Phật giáo, Hồi giáo, Công Giáo và Tin lành từ hơn 2.000 năm qua... Nhà nước và xã hội đã giữ một thái độ cởi mở đối với các tôn giáo và những sự tin tưởng bình dân".
Nhưng lịch sử từ thời Đường cho tới nhà Thanh đã cho thấy rằng các vị hoàng đế thường xử dụng một một tôn giáo chống lại một tôn giáo khác, thiên vị một tôn giáo vì lý do chính trị hoặc để liên minh với một nước ngoài... Đặc biệt trong thời kỳ cách mạng văn hóa cuả Mao, đảng Cộng Sản đã cố gắng tiêu diệt mọi biểu hiện tôn giáo.
Tờ bạch thư phạm phải một "sự giả mạo lịch sử " khi viết "nguyên tắc độc lập và tự chủ là một sự lựa chọn có tính cách lịch sử đã do các tín hữu tôn giáo cuả Trung Quốc thực hiện trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập quốc gia và sự tiến bộ xã hội ". Trong thực tế, tất cả các tôn giáo đã chống lại sự kiểm soát cuả đảng và sự đòi hỏi cuả đảng bắt họ phải chia rẽ với các cộng đồng khác trên toàn thế giới. Cách riêng với Giáo Hội Công Giáo trong những năm 1950, hàng chục giám mục đã thà phải chịu tù đày lâu năm trong các trại tập trung, chứ không chịu tuân thủ chiêu bài "yêu nước và độc lập" cuả đảng.
Tuy nhiên điều đáng nghi ngờ nhất trong cuốn bạch thư là những thống kê về tôn giáo, mặc dù các quan chức nhấn mạng rằng những thống kê đó là "khách quan" và "khoa học".
Theo cuốn bạch thư, có 5 tôn giáo được công nhận ở Trung Quốc: Phật giáo, Đạo Lão, Hồi giáo, Tin lành và Công Giáo. Số tín đồ là 200 triệu và được phục vụ bởi 380 ngàn sư sãi, linh mục, đạo trưởng, mục sư, vv..
Chỉ nhắc tới thống kê liên quan đến người Công Giáo và Tin lành thì đã thấy có nhiều khiếm khuyết rồi: Theo bạch thư thì Công Giáo có 6 triệu giáo dân và Tin lành có 30 triệu, nhưng đó là tính toán dựa trên các cộng đồng chính thức mà thôi, mà trên thực tế thì ở Trung Quốc đã có những cộng đồng tôn giáo không chính thức. Riêng với Công Giáo, thì ước tính là ít nhất có 6 triệu tín hữu ‘chui’; Còn Tin lành là khoảng 60 triệu.
Nếu chúng ta tính thêm các nhóm Phật tử ‘ngầm’- sinh hoạt dưới danh nghiã các nhóm hoặc hiệp hội "văn hóa" – và them các người thực hành đạo Lão, thì số lượng tín đồ tại Trung Quốc phải là trên 500 triệu, chua kể những người tin vào những vị tiên thánh siêu nhiên khác.
Do đó những sai lầm cuả cuốn bạch thư là hiển nhiên: đây không phải là một nỗ lực để vẽ lên một tấm bản đồ mô tả thực trạng về tôn giáo, nhưng chỉ là một nỗ lực để thuyết phục thế giới rằng các tôn giáo tồn tại ở Trung Quốc chỉ là những tôn giáo đã được chính thức công nhận, được đảng Cộng Sản cho phép mà thôi.
Với người Cộng Sản, vấn đề tôn giáo chỉ là một sự nhân nhượng của quyền lực chính trị, chứ không phải là một nhu cầu bẩm sinh của con người.
Văn bản dài 8 nghìn chữ, được in bằng tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Nhấn mạnh đến những "tiến bộ quan trọng trong việc đảm bảo sự tự do tôn giáo" ở trong nước, việc thực hiện chính sách, những đảm bảo về pháp lý, những cách hành xử “trật tự" mà các tôn giáo được phép làm, và vai trò của các cộng đồng tôn giáo trong xã hội.
Đây là văn bản về tôn giáo đầu tiên sau khi việc điều hành văn phòng tôn giáo được đặt dưới quyền cai quản trực tiếp cuả đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thoạt nhìn, cuốn bạch thư không có gì đáng gọi là thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát tôn giáo. Nhưng qua giọng điệu cuả các quan chức trong cuộc họp báo, thì người ta lưu ý thấy có những ý muốn thổi phồng về một nước Trung Quốc "là một quốc gia đa tôn giáo kể từ thời cổ đại" và tôn giáo nói chung vẫn được coi là "một hiện tượng xã hội phổ quát trong xã hội con người". Người ta không còn nghe thấy họ lập lại những thành ngữ cố hữu cuả chủ nghĩa Karl Marx, như định nghĩa tôn giáo là "thuốc phiện của quần chúng" cần phải bị loại trừ.
Thay vào chủ nghiã Marx, cuốn bạch thư đề cập đến một nguyên tắc mới là "tôn giáo phải được định hướng Trung Quốc" (nghiã là Hoa hoá) và "một kim chỉ nam" được cung cấp để tôn giáo "có thể thích ứng với xã hội chủ nghĩa". Cái “kim chỉ nam hướng dẫn hoạt động" này là một khẩu hiệu do ông Tập Cận Bình đề ra, được khẳng định tại Đại hội đảng vào cuối tháng mười năm ngoái và tại Đại hội nhân dân quốc gia vào tháng ba vừa qua. Nó bao gồm nhiều quy định mới về các hoạt động tôn giáo và "những hướng dẫn" nói trên thì thực sự là những công cụ để kiểm soát tất cả mọi hành vi của các tín hữu trên mọi cấp độ.
Qua bản văn, người ta thấy có nhiều mưu mô ‘nhào lộn’ trên các lập luận trí tuệ, nhằm mục đích lấp liếm cái thực tế phũ phàng đang xẩy ra ngược lại. Ví dụ, họ ngây thơ viết rằng "không có cơ quan nhà nước, tổ chức công cộng hoặc cá nhân có thể buộc một người công dân phải tin, hoặc không tin vào bất cứ tôn giáo nào; và không có sự phân biệt đối xử đối với các công dân tin hay không tin, bất kỳ tôn giáo nào, theo hiến pháp". Nhưng, ngay từ khi đảng Cộng Sản viết ra những lời này thì họ đã thực hiện một sự phân biệt đối xử rất khắt khe rồi, là từ nhiều năm qua họ bắt buộc các thành viên không thể tin theo một đạo nào, ngay cả sau khi đã nghỉ hưu. Đó là chưa nói đến việc tuyển dụng vào các chức vụ công quyền, dù đó là một lãnh vực chuyên môn phi chính trị, thì vẫn phải có chứng minh thư là một đảng viên.
Một mưu mô khác được tìm thấy khi nói đến sự tự do tôn giáo của những người nước ngoài sống trên lãnh thổ Trung Quốc. Những người nước ngoài có quyền tự do đi chùa, nhà thờ, đền Hồi giáo, nhưng phải nằm trong phạm vi "luật lệ và qui định cuả Trung Quốc ". Nghĩa là người nước ngoài không được tự do gặp gỡ bất kỳ một giáo sĩ nào, ngoại trừ những vị đó đang tham gia vào một cộng đồng được đăng ký chính thức.
Mọi hành động biểu lộ tôn giáo của người nước ngoài phải được "cho phép": nghiã là họ không được thiết lập tổ chức tôn giáo, thiết lập các trang web cho các hoạt động tôn giáo, điều hành các tổ chức tôn giáo, và đặt văn phòng tôn giáo để tuyển dụng sinh viên nước ngoài tới học tại Trung Quốc mà không có sự ủy quyền; và họ cũng không được kết nạp những công dân Trung Quốc theo đạo, hoặc bổ nhiệm chức sắc cho các hoạt động truyền giáo.
Cuối cùng, có những lập luận – rất là buồn cười - rằng các tôn giáo ở Trung Quốc đã luôn luôn sống "hòa bình" và "hòa hợp". Tờ bạch thư viết: "những xung đột và đối đầu tôn giáo là hiếm có xẩy ra ở Trung Quốc kể từ sự ra đời của Phật giáo, Hồi giáo, Công Giáo và Tin lành từ hơn 2.000 năm qua... Nhà nước và xã hội đã giữ một thái độ cởi mở đối với các tôn giáo và những sự tin tưởng bình dân".
Nhưng lịch sử từ thời Đường cho tới nhà Thanh đã cho thấy rằng các vị hoàng đế thường xử dụng một một tôn giáo chống lại một tôn giáo khác, thiên vị một tôn giáo vì lý do chính trị hoặc để liên minh với một nước ngoài... Đặc biệt trong thời kỳ cách mạng văn hóa cuả Mao, đảng Cộng Sản đã cố gắng tiêu diệt mọi biểu hiện tôn giáo.
Tờ bạch thư phạm phải một "sự giả mạo lịch sử " khi viết "nguyên tắc độc lập và tự chủ là một sự lựa chọn có tính cách lịch sử đã do các tín hữu tôn giáo cuả Trung Quốc thực hiện trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập quốc gia và sự tiến bộ xã hội ". Trong thực tế, tất cả các tôn giáo đã chống lại sự kiểm soát cuả đảng và sự đòi hỏi cuả đảng bắt họ phải chia rẽ với các cộng đồng khác trên toàn thế giới. Cách riêng với Giáo Hội Công Giáo trong những năm 1950, hàng chục giám mục đã thà phải chịu tù đày lâu năm trong các trại tập trung, chứ không chịu tuân thủ chiêu bài "yêu nước và độc lập" cuả đảng.
Tuy nhiên điều đáng nghi ngờ nhất trong cuốn bạch thư là những thống kê về tôn giáo, mặc dù các quan chức nhấn mạng rằng những thống kê đó là "khách quan" và "khoa học".
Theo cuốn bạch thư, có 5 tôn giáo được công nhận ở Trung Quốc: Phật giáo, Đạo Lão, Hồi giáo, Tin lành và Công Giáo. Số tín đồ là 200 triệu và được phục vụ bởi 380 ngàn sư sãi, linh mục, đạo trưởng, mục sư, vv..
Chỉ nhắc tới thống kê liên quan đến người Công Giáo và Tin lành thì đã thấy có nhiều khiếm khuyết rồi: Theo bạch thư thì Công Giáo có 6 triệu giáo dân và Tin lành có 30 triệu, nhưng đó là tính toán dựa trên các cộng đồng chính thức mà thôi, mà trên thực tế thì ở Trung Quốc đã có những cộng đồng tôn giáo không chính thức. Riêng với Công Giáo, thì ước tính là ít nhất có 6 triệu tín hữu ‘chui’; Còn Tin lành là khoảng 60 triệu.
Nếu chúng ta tính thêm các nhóm Phật tử ‘ngầm’- sinh hoạt dưới danh nghiã các nhóm hoặc hiệp hội "văn hóa" – và them các người thực hành đạo Lão, thì số lượng tín đồ tại Trung Quốc phải là trên 500 triệu, chua kể những người tin vào những vị tiên thánh siêu nhiên khác.
Do đó những sai lầm cuả cuốn bạch thư là hiển nhiên: đây không phải là một nỗ lực để vẽ lên một tấm bản đồ mô tả thực trạng về tôn giáo, nhưng chỉ là một nỗ lực để thuyết phục thế giới rằng các tôn giáo tồn tại ở Trung Quốc chỉ là những tôn giáo đã được chính thức công nhận, được đảng Cộng Sản cho phép mà thôi.
Với người Cộng Sản, vấn đề tôn giáo chỉ là một sự nhân nhượng của quyền lực chính trị, chứ không phải là một nhu cầu bẩm sinh của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét