Trang

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Đối thoại với Trung Quốc: một cuộc đối thoại không mong sớm đạt được một thành quả thần tốc!


Đối thoại với Trung Quốc: một cuộc đối thoại không mong sớm đạt được một thành quả thần tốc!
Thanh Quảng sdb
02/May/2018

Đối thoại với Trung Quốc: một cuộc đối thoại không mong sớm đạt được một thành quả thần tốc!
Dù có nhiều dấu hiệu gần đây làm chúng ta tưởng rằng đã có nhiều bước tiến quan trọng đã và đang được hình thành qua các cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh với Trung Quốc, dù chỉ một thỏa thuận nho nhỏ chính thức giữa đôi bên cũng chưa hề có!

Liên hệ giữa các đại diện của Toà Thánh và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã diễn ra trong thời gian qua. Mục tiêu các cuộc họp bàn này là nhằm nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến Giáo Hội tại Trung quốc theo một mô thức xây dựng, chứ không đối đầu tranh cãi. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất rất tế nhị là việc bổ nhiệm các Giám mục. Cách thức của Giáo Hội là xây dựng một mối giao hảo hỗ tương hợp tác mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Điều đó không có nghĩa là có thể giải quyết được mọi vấn đề hiện tại bằng thần dược của một cây đũa thần. 

Trong cuộc phỏng vấn với tờ "La Stampa", Ngoại trưởng Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin nói: "Như quí vị biết với sự chào đời của một 'Trung hoa mới', đã nói lên những khoảnh khắc tương phản quá khứ nghiêm trọng và đau khổ trong những năm 1980, rồi qua những nỗ lực giao tiếp đã khởi xướng được những cuộc trao đổi giữa đại diện Tòa Thánh và Trung Quốc qua nhiều thăng trầm của thời gian... Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói lên tinh thần của những cuộc đối thoại này trong Tông thư của Ngài vào năm 2007 dành cho những người Công Giáo ở Trung Hoa: 'Giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng chưa được giải quyết sẽ được tiếp nối giữa triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô và chính quyền Trung quốc, các cuộc đàm phán đã và đang tiếp nối mở ra những con đường cởi mở đối thoại nhưng nhất thống với truyền thống của Giáo hội ".


Việc thành lập một thể chế chính trị cộng sản mới ở Trung Quốc là kết quả của cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông. Mục tiêu của nó là giải phóng quần chúng khỏi sự thống trị của phương Tây, của nghèo đói và thất học, giải thoát sự đàn áp của các tầng lớp cầm quyền cũ, một tầng lớp mang nặng ý tưởng về Thượng đế tôn giáo. Vì vậy, một giai đoạn lịch sử đặc biệt khó khăn và một thời gian cấm cách gây nhiều đau khổ cho tầng lớp linh mục tu sĩ và tín hữu.

Sau đó, vào thập niên 1980, có một sự thay đổi bắt đầu ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ý thức hệ cộng sản vẫn còn mạnh và gần đây còn thấy những dấu hiệu được tăng cường hơn qua những kiểm soát về mọi lãnh vực an ninh và đời sống văn hóa-xã hội. Đây cũng là một nỗ lực để áp đặt trật tự trên sự bộc phát và tăng trưởng về kinh tế. Một mặt, sự bùng nổ kinh tế này đã kiến tạo sự hạnh phúc, tạo nên nhiều thời cơ và sáng kiến mới; nhưng mặt khác, nó đã làm đảo lộn xã hội qua những nạn lạm phát, tham nhũng, làm suy yếu những giá trị truyền thống, đặc biệt nơi những người trẻ. Trong bối cảnh này, một ý thức hệ cứng ngắc không thể đáp ứng trước những thay đổi sâu sắc như vậy, chắc chắn cũng ảnh hưởng tới tình hình tôn giáo!


Tòa Thánh tiếp tục những truyền thống sẵn có đó là kiến tạo một môi trường đối thoại tôn trọng, trong một nỗ lực nhằm góp phần vào lợi ích cho Giáo Hội và xã hội. Các tín hữu Công Giáo trên khắp toàn cầu cần hiểu rằng thực tế này liên quan chặt chẽ với chính họ: nó không phải những sự kiện xảy ra ở một đất nước xa xôi, mà xảy ra cho chính đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội mà chúng ta là những thành viên, bất kể chúng ta đang sống ở đâu.

Đây là bài viết đầu tiên trong một loạt bài viết chuyên đề về cuộc đối thoại giữa Toà Thánh và Trung Quốc sẽ được đăng tải trong tương lai.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét