Tòa Thánh công bố lá thư thoái vị
của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
Đặng Tự Do
18/May/2018
Mười ba năm trước khi qua đời, Đức
Thánh Cha Phaolô VI đã viết thư cho Niên Trưởng Hồng Y Đoàn nói rằng nếu ngài bị
bệnh nặng hoặc có những lý do đó cản trở việc thực thi chức vụ của mình, thì
Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và các Hồng Y cao cấp khác ở Rôma phải chấp nhận việc từ
chức của ngài.
Bình luận về bức thư này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta phải cảm tạ Chúa đã hướng dẫn và gìn giữ Giáo Hội, vì Ngài đã thương cho Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục sứ vụ cho đến ngày cuối cùng của đời mình trong tư cách một người cha, một mục tử, một người thầy, một người anh và một người bạn.”
Toàn văn lá thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI và lời bình luận ngắn gọn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được đưa vào một cuốn sách mới vừa được xuất bản Ý, đó là cuốn “Con thuyền của Thánh Phaolô”. Tác giả là Đức Ông Leonardo Sapienza, Nhiếp Chính của Phủ Giáo Hoàng. Bức thư và lời bình luận cũng được công bố hôm 15 tháng 5 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Đã có những lời đồn đại từ lâu về lá thư thoái vị của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và vào năm 2017 Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Phó Niên Trưởng Hồng Y, đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết một lá thư như vậy. Nhưng lá thư đó không được công bố cho đến khi cuốn sách của Đức Ông Sapienza được xuất bản.
Bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI được viết vào ngày 2 tháng 5 năm 1965, và được gửi đến Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, vào thời điểm đó là Đức Hồng Y Eugene Tisserant, người Pháp.
Đức Ông Sapienza cũng đã xuất bản một lá thư từ Đức Thánh Cha Phaolô VI gởi đến Đức Hồng Y Amleto Cicognani, người Ý, lúc đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thông báo cho ngài về lá thư đó và cho phép ngài đọc lá thư này.
Chân Phước Phaolô VI nói rằng ngài đã viết lá thư này với một “nhận thức trách nhiệm trước mặt Chúa và với một trái tim đầy lòng tôn kính và bác ái, là điều liên kết chúng ta với Giáo Hội Công Giáo thánh thiện, và với nhận thức rõ rệt về sứ mệnh truyền giáo của chúng ta với thế giới.”
“Trong trường hợp bệnh tật, được tin rằng không thể chữa trị được hoặc cần một thời gian dài điều trị và cản trở tôi thực hiện đầy đủ các chức năng của chức vụ tông đồ của mình; hoặc trong trường hợp xảy ra bất cứ một trở ngại nghiêm trọng và kéo dài nào,” Chân Phước Phaolô VI viết rằng ngài xin được thoái vị “cả chức vụ giám mục của Rôma cũng như người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo thánh thiện”.
Trong lá thư, Đức Thánh Phaolô VI cũng chính thức trao thẩm quyền cho Niên Trưởng Hồng Y Đoàn cùng với, ít nhất, các Hồng Y lãnh đạo các cơ quan trong giáo triều Rôma, và vị Hồng Y Giám Quản Giáo phận Rôma “chấp nhận và hiệu lực hóa” việc thoái vị của ngài vì lợi ích của Giáo Hội.
Nhận xét về bức thư, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng lá thư nàykhiến ngài “kính phục” đối với “chứng tá khiêm nhường và tiên tri về tình yêu dành cho Chúa Kitô và Hội thánh” của Đức Thánh Cha Phaolô VI.
“Khi đối diện với nhiệm vụ to lớn được giao phó cho ngài, khi đối diện với những phản đối và một xã hội đang trải qua những thay đổi chóng mặt, Đức Phaolô VI đã không rút lui khỏi trách nhiệm của mình”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Điều quan trọng đối với ngài là nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Và một giáo hoàng mắc bệnh nghiêm trọng không thể thực hiện chức vụ tông đồ với hiệu quả đầy đủ.”
Giáo Luật quy định một vị giáo hoàng có thể từ chức, nhưng sự từ chức ấy phải được chính ngài bầy tỏ một cách “tự do và đúng cách”. Đó là những điều kiện khó xác định được khi một vị giáo hoàng mất khả năng nhận định sáng suốt vì bệnh tật. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trước lá thư này.
Bình luận về bức thư này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta phải cảm tạ Chúa đã hướng dẫn và gìn giữ Giáo Hội, vì Ngài đã thương cho Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục sứ vụ cho đến ngày cuối cùng của đời mình trong tư cách một người cha, một mục tử, một người thầy, một người anh và một người bạn.”
Toàn văn lá thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI và lời bình luận ngắn gọn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được đưa vào một cuốn sách mới vừa được xuất bản Ý, đó là cuốn “Con thuyền của Thánh Phaolô”. Tác giả là Đức Ông Leonardo Sapienza, Nhiếp Chính của Phủ Giáo Hoàng. Bức thư và lời bình luận cũng được công bố hôm 15 tháng 5 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Đã có những lời đồn đại từ lâu về lá thư thoái vị của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và vào năm 2017 Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Phó Niên Trưởng Hồng Y, đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết một lá thư như vậy. Nhưng lá thư đó không được công bố cho đến khi cuốn sách của Đức Ông Sapienza được xuất bản.
Bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI được viết vào ngày 2 tháng 5 năm 1965, và được gửi đến Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, vào thời điểm đó là Đức Hồng Y Eugene Tisserant, người Pháp.
Đức Ông Sapienza cũng đã xuất bản một lá thư từ Đức Thánh Cha Phaolô VI gởi đến Đức Hồng Y Amleto Cicognani, người Ý, lúc đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thông báo cho ngài về lá thư đó và cho phép ngài đọc lá thư này.
Chân Phước Phaolô VI nói rằng ngài đã viết lá thư này với một “nhận thức trách nhiệm trước mặt Chúa và với một trái tim đầy lòng tôn kính và bác ái, là điều liên kết chúng ta với Giáo Hội Công Giáo thánh thiện, và với nhận thức rõ rệt về sứ mệnh truyền giáo của chúng ta với thế giới.”
“Trong trường hợp bệnh tật, được tin rằng không thể chữa trị được hoặc cần một thời gian dài điều trị và cản trở tôi thực hiện đầy đủ các chức năng của chức vụ tông đồ của mình; hoặc trong trường hợp xảy ra bất cứ một trở ngại nghiêm trọng và kéo dài nào,” Chân Phước Phaolô VI viết rằng ngài xin được thoái vị “cả chức vụ giám mục của Rôma cũng như người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo thánh thiện”.
Trong lá thư, Đức Thánh Phaolô VI cũng chính thức trao thẩm quyền cho Niên Trưởng Hồng Y Đoàn cùng với, ít nhất, các Hồng Y lãnh đạo các cơ quan trong giáo triều Rôma, và vị Hồng Y Giám Quản Giáo phận Rôma “chấp nhận và hiệu lực hóa” việc thoái vị của ngài vì lợi ích của Giáo Hội.
Nhận xét về bức thư, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng lá thư nàykhiến ngài “kính phục” đối với “chứng tá khiêm nhường và tiên tri về tình yêu dành cho Chúa Kitô và Hội thánh” của Đức Thánh Cha Phaolô VI.
“Khi đối diện với nhiệm vụ to lớn được giao phó cho ngài, khi đối diện với những phản đối và một xã hội đang trải qua những thay đổi chóng mặt, Đức Phaolô VI đã không rút lui khỏi trách nhiệm của mình”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Điều quan trọng đối với ngài là nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Và một giáo hoàng mắc bệnh nghiêm trọng không thể thực hiện chức vụ tông đồ với hiệu quả đầy đủ.”
Giáo Luật quy định một vị giáo hoàng có thể từ chức, nhưng sự từ chức ấy phải được chính ngài bầy tỏ một cách “tự do và đúng cách”. Đó là những điều kiện khó xác định được khi một vị giáo hoàng mất khả năng nhận định sáng suốt vì bệnh tật. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trước lá thư này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét