Giải đáp phụng vụ: Thánh thi Te Deum -Lạy Thiên Chúa- được
sử dụng như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
17/Jul/2018
Giải đáp của Cha Edward
McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ
của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là hạn chế việc sử dụng thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa), là do luật hay do truyền thống? Thí dụ, Thánh thi này là một phần của việc tấn phong một Giám mục, vì vậy con tin rằng thật là không thích hợp để hát thánh thi này cho lễ truyền chức linh mục hay phó tế. Thưa cha, liệu có là thích hợp để hát thánh thi này sau Hiệp lễ lễ Vọng Phục Sinh hoặc Chúa Nhật Phục Sinh không? Lễ Hiện Xuống không? Một Chúa Nhật trong Múa Thường niên chăng? - S. M., Evansville, Indiana, Hoa Kỳ.
Đáp: Thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa), đôi khi được gọi một cách không chuẩn là Thánh thi Ambrôxiô, là một bài thánh ca ca ngợi Chúa thời cổ xưa, được sáng tác bằng văn xuôi có nhịp điệu. Thánh thi được biết đến với các từ ngữ mở đầu của nó: "Te Deum laudamus” (Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng).
Mặc dù theo truyền thống thánh thi này được gán cho các thánh Ambrôxiô và thánh Âutinh là tác giả, ứng viên khả dĩ nhất cho quyền tác giả là Thánh Giám mục Nicetus Giáo phận Remesiana (333-414). Giáo phận này ở Dacia Mediterranea của tình Rôma xưa, nay là Serbia.
Thánh thi trên được quy định trước hết trong Giờ Kinh Sách của các ngày lễ trọng, và thường được sử dụng trong các dịp trang trọng khác có tính cách đạo và đời.
Trong Thần vụ, thánh thi Te Deum được hát hoặc đọc sau bài đọc thứ hai và câu xướng đáp, của Giờ Kinh Sách, trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Cháy, các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh và Giáng sinh, và các ngày lễ trọng (xem số 68 của Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ).
Số 594 của Sách Lễ nghi Giám mục (the Ceremonial of Bishops) mô tả một cách sử dụng có thể có của thánh thi Te Deum:
“Khi kết thúc lời nguyện sau hiệp lễ, thánh thi Te Deum được hát, hoặc một bài ca khác tương tự với nó, tùy thuộc vào tập tục địa phương. Trong khi đó, vị Giám mục mới tấn phong, sau khi đội mũ Giám mục và cầm gậy, được hai Giám mục phụ phong dẫn đưởng, đi qua nhà thờ và ban phép lành cho cộng đoàn”.
Sách Liệt Kê Các Ân Xá (Enchiridion of Indulgences) ban tiểu xá cho tín hữu đọc thánh thi Te Deum, nhưng cũng ban:
“§ 1. Một đại xá cho tín hữu, khi đang ở trong nhà thờ hay nhà nguyện, tham gia vào việc đọc hay hát trọng thể:
“1. thánh thi Veni Creator Spiritus (Xin Thánh Linh Thiên Chúa thương đến thăm)… vào ngày đầu năm mới, xin Chúa phù hộ cho cả năm sắp tới…
“2. thánh thi Te Deum, vào ngày cuối năm, tạ ơn Chúa vì bao ân huệ nhận được trong suốt cả năm qua”.
Một thánh thi Te Deum cũng có thể đề cập đến một nghi thức ngắn của việc tạ ơn dựa trên bài ca. Ngoài thánh thi Te Deum hát ngày cuối năm, nó có thể được sử dụng vào các dịp khác có tính cách đạo và đời, phù hợp với phong tục địa phương.
Trong khi thánh thi này được quy định hoặc khuyến nghị trong các dịp được đề cập ở trên, nó không được quy định cao đến nỗi bị cấm vào các dịp khác, trừ khi tập tục địa phương đặt ra các hạn chế như thế.
Sau khi nói như vậy, tôi sẽ đồng ý rằng thật là không thích hợp để sử dụng nó theo cách tương tự cho lễ tấn phong Giám mục, và cho lễ truyền chức linh mục và phó tế. Việc sử dụng thánh thi này trong lễ tấn phong Giám mục được gắn kết với sứ vụ mục tử của Giám mục, như người chăn chiên chúc lành cho các tín hữu. Ngoài ra, một tân linh mục hoặc thầy phó tế mới thường sẽ không ban phép lành trong nghi lễ truyền chức, vì Giám mục đang nhất thiết có mặt ở đó.
Tuy nhiên, thánh thi này sẽ không bị cấm, như một hành động tạ ơn vào cuối Thánh Lễ trọng thể đầu tiên. Nó có thể được sử dụng trong các dịp tôn giáo trọng thể khác, thí dụ như tạ ơn Chúa vì đã bầu một Giáo hoàng mới, việc bổ nhiệm một Giám mục mới, dịp phong chân phước hay phong thánh của một đại diện giáo phận, và vào các ngày kỷ niệm có ý nghĩa.
Tôi sẽ không xem xét liệu nó là phù hợp vào các lễ trọng và lễ kính chăng, chẳng hạn lễ Hiện Xuống, mà trong đó nó đã được đưa vào như một phần của Thần vụ, đặc biệt nếu nó kéo dài không cần thiết một buổi lễ đã dài sẵn.
Có nhiều trường hợp khi thánh thi này được sử dụng cho các sự kiện dân sự. Điều này xảy ra trước hết ở các nước Công Giáo, nhưng đôi khi ở các nước Tin Lành với chế độ quân chủ, như Thụy Điển. Thí dụ, ở Đại công quốc Luxembourg truyền thống Công Giáo, một buổi lễ được cử hành hàng năm để mừng sinh nhật chính thức của đại công tước. Trong nhiều quốc gia Mỹ Latinh, một tân tổng thống nhậm chức, thường tham dự hát thánh thi Te Deum tại nhà thờ chánh tòa của thủ đô, cùng với các Giám mục của đất nước.
Có một câu chuyện về cuộc tranh luận giữa các Kinh sĩ của Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Vào tháng 8-1944, tướng Charles De Gaulle tiến vào Paris mới được giải phóng và muốn viếng thăm nhà thờ chánh tòa. Lúc đầu các Kinh sĩ dự trù hát thánh thi Te Deum trước sự hiện diện của ông.
Tuy nhiên, một số giám chức bối rối nêu ra rằng, theo truyền thống, chỉ có vị quốc trưởng hợp pháp mới có thể được tôn vinh bởi thánh thi Te Deum, và thật chưa rõ ràng là tướng de Gaulle, đang là chủ tịch của chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp, có là người đứng đầu nhà nước hợp pháp hay không. Cuối cùng, chuyến thăm của vị tướng này đã được tôn vinh bởi các kinh sĩ hát thánh ca Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). (Zenit.org 17-7-2018)
Hỏi: Đâu là hạn chế việc sử dụng thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa), là do luật hay do truyền thống? Thí dụ, Thánh thi này là một phần của việc tấn phong một Giám mục, vì vậy con tin rằng thật là không thích hợp để hát thánh thi này cho lễ truyền chức linh mục hay phó tế. Thưa cha, liệu có là thích hợp để hát thánh thi này sau Hiệp lễ lễ Vọng Phục Sinh hoặc Chúa Nhật Phục Sinh không? Lễ Hiện Xuống không? Một Chúa Nhật trong Múa Thường niên chăng? - S. M., Evansville, Indiana, Hoa Kỳ.
Đáp: Thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa), đôi khi được gọi một cách không chuẩn là Thánh thi Ambrôxiô, là một bài thánh ca ca ngợi Chúa thời cổ xưa, được sáng tác bằng văn xuôi có nhịp điệu. Thánh thi được biết đến với các từ ngữ mở đầu của nó: "Te Deum laudamus” (Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng).
Mặc dù theo truyền thống thánh thi này được gán cho các thánh Ambrôxiô và thánh Âutinh là tác giả, ứng viên khả dĩ nhất cho quyền tác giả là Thánh Giám mục Nicetus Giáo phận Remesiana (333-414). Giáo phận này ở Dacia Mediterranea của tình Rôma xưa, nay là Serbia.
Thánh thi trên được quy định trước hết trong Giờ Kinh Sách của các ngày lễ trọng, và thường được sử dụng trong các dịp trang trọng khác có tính cách đạo và đời.
Trong Thần vụ, thánh thi Te Deum được hát hoặc đọc sau bài đọc thứ hai và câu xướng đáp, của Giờ Kinh Sách, trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Cháy, các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh và Giáng sinh, và các ngày lễ trọng (xem số 68 của Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ).
Số 594 của Sách Lễ nghi Giám mục (the Ceremonial of Bishops) mô tả một cách sử dụng có thể có của thánh thi Te Deum:
“Khi kết thúc lời nguyện sau hiệp lễ, thánh thi Te Deum được hát, hoặc một bài ca khác tương tự với nó, tùy thuộc vào tập tục địa phương. Trong khi đó, vị Giám mục mới tấn phong, sau khi đội mũ Giám mục và cầm gậy, được hai Giám mục phụ phong dẫn đưởng, đi qua nhà thờ và ban phép lành cho cộng đoàn”.
Sách Liệt Kê Các Ân Xá (Enchiridion of Indulgences) ban tiểu xá cho tín hữu đọc thánh thi Te Deum, nhưng cũng ban:
“§ 1. Một đại xá cho tín hữu, khi đang ở trong nhà thờ hay nhà nguyện, tham gia vào việc đọc hay hát trọng thể:
“1. thánh thi Veni Creator Spiritus (Xin Thánh Linh Thiên Chúa thương đến thăm)… vào ngày đầu năm mới, xin Chúa phù hộ cho cả năm sắp tới…
“2. thánh thi Te Deum, vào ngày cuối năm, tạ ơn Chúa vì bao ân huệ nhận được trong suốt cả năm qua”.
Một thánh thi Te Deum cũng có thể đề cập đến một nghi thức ngắn của việc tạ ơn dựa trên bài ca. Ngoài thánh thi Te Deum hát ngày cuối năm, nó có thể được sử dụng vào các dịp khác có tính cách đạo và đời, phù hợp với phong tục địa phương.
Trong khi thánh thi này được quy định hoặc khuyến nghị trong các dịp được đề cập ở trên, nó không được quy định cao đến nỗi bị cấm vào các dịp khác, trừ khi tập tục địa phương đặt ra các hạn chế như thế.
Sau khi nói như vậy, tôi sẽ đồng ý rằng thật là không thích hợp để sử dụng nó theo cách tương tự cho lễ tấn phong Giám mục, và cho lễ truyền chức linh mục và phó tế. Việc sử dụng thánh thi này trong lễ tấn phong Giám mục được gắn kết với sứ vụ mục tử của Giám mục, như người chăn chiên chúc lành cho các tín hữu. Ngoài ra, một tân linh mục hoặc thầy phó tế mới thường sẽ không ban phép lành trong nghi lễ truyền chức, vì Giám mục đang nhất thiết có mặt ở đó.
Tuy nhiên, thánh thi này sẽ không bị cấm, như một hành động tạ ơn vào cuối Thánh Lễ trọng thể đầu tiên. Nó có thể được sử dụng trong các dịp tôn giáo trọng thể khác, thí dụ như tạ ơn Chúa vì đã bầu một Giáo hoàng mới, việc bổ nhiệm một Giám mục mới, dịp phong chân phước hay phong thánh của một đại diện giáo phận, và vào các ngày kỷ niệm có ý nghĩa.
Tôi sẽ không xem xét liệu nó là phù hợp vào các lễ trọng và lễ kính chăng, chẳng hạn lễ Hiện Xuống, mà trong đó nó đã được đưa vào như một phần của Thần vụ, đặc biệt nếu nó kéo dài không cần thiết một buổi lễ đã dài sẵn.
Có nhiều trường hợp khi thánh thi này được sử dụng cho các sự kiện dân sự. Điều này xảy ra trước hết ở các nước Công Giáo, nhưng đôi khi ở các nước Tin Lành với chế độ quân chủ, như Thụy Điển. Thí dụ, ở Đại công quốc Luxembourg truyền thống Công Giáo, một buổi lễ được cử hành hàng năm để mừng sinh nhật chính thức của đại công tước. Trong nhiều quốc gia Mỹ Latinh, một tân tổng thống nhậm chức, thường tham dự hát thánh thi Te Deum tại nhà thờ chánh tòa của thủ đô, cùng với các Giám mục của đất nước.
Có một câu chuyện về cuộc tranh luận giữa các Kinh sĩ của Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Vào tháng 8-1944, tướng Charles De Gaulle tiến vào Paris mới được giải phóng và muốn viếng thăm nhà thờ chánh tòa. Lúc đầu các Kinh sĩ dự trù hát thánh thi Te Deum trước sự hiện diện của ông.
Tuy nhiên, một số giám chức bối rối nêu ra rằng, theo truyền thống, chỉ có vị quốc trưởng hợp pháp mới có thể được tôn vinh bởi thánh thi Te Deum, và thật chưa rõ ràng là tướng de Gaulle, đang là chủ tịch của chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp, có là người đứng đầu nhà nước hợp pháp hay không. Cuối cùng, chuyến thăm của vị tướng này đã được tôn vinh bởi các kinh sĩ hát thánh ca Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). (Zenit.org 17-7-2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét