Đức Phanxicô và lời tố cáo che đậy
Vũ Văn An
23/Sep/2018
Sau lời tố cáo gây sóng gió của
Tổng Giám Mục Viganò, tờ báo nổi tiếng của Đức, Der Spiegel, vừa
cho công bố một phúc trình dài tới 19 trang chỉ trích triều giáo hoàng Phanxicô
về cung cách giải quyết nạn lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, nhất là thời gian
Đức Phanxicô còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, Argentina.
Theo tờ báo trên, Đức Phanxicô
đã làm ngơ các nạn nhân bị lạm dụng tại Argentina. Họ cũng chỉ trích cách ngài
tiến hành các cải tổ trong Giáo Hội. Họ viết “Lúc nhậm chức, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô hứa một Đạo Công Giáo canh tân, có tính thế giới. Năm năm rưỡi qua đi
và nhiều vụ lạm dụng sau đó, Giáo Hội Hoàn Vũ bị chia rẽ như chưa bao giờ từng
có”.
Nên biết, tờ báo trên theo khuynh hướng cấp tiến cánh tả và được coi là một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất tại Âu Châu.
Họ tường thuật các vụ tai tiếng lạm dụng như vụ Inzoli, bị Đức Bênêđíctô hoàn tục, được Đức Phanxicô phuc chức nhưng sau đó bị chính ngài hoàn tục trở lại. Rồi vụ cựu Hồng Y McCarrick và cả các thành viên của Hội Đồng 9 Hồng Y cũng bị tố cáo che đậy.
Riêng ở Argentina, Julieta Añazco, khi được tin Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng năm 2013, đã cùng 13 nạn nhân bị lạm dụng khác viết thư cho ngài tố cáo 1 linh mục lạm dụng tình dục họ. Và họ không bao giờ nhận được thư trả lời.
Tờ báo viết rằng “thời gian Đức Bergoglio làm Hồng Y, nhiều nạn nhân bị lạm dụng tại Buenos Aires hướng về ngài xin giúp đỡ; nhưng không ai được phép tiếp cận ngài’.
Juan Pablo Gallego, luật sư bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng ở Argentina, cho rằng “hình ảnh cơỉ mở, đầy thiện cảm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện nay không thích hợp với người ông từng ngồi đới diện vào lúc đó”.
Các phê phán nói trên, dù sao, cũng vẫn chỉ là một chiều, không chắc gì đã phản ảnh khách quan tâm thức của Đức Phanxicô, người hiện đang “đứng mũi chịu sào” thay cho cả Giáo Hội mà lúc này xem ra chỉ gồm toàn kẻ xấu, kẻ ác, chứ không pha trộn có ác có thiện như thực tế muôn đời đã chứng minh. Tâm thức này, hay nỗi lòng này, thật khó giãi bầy trong bầu khí “bới lông tìm vết” hiện nay của truyền thông thế tục đối với Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô có lúc cũng đã nói lên tâm thức của ngài hay nỗi lòng của ngài trước các kết án đôi lúc không hẳn bất công nhưng rõ ràng là một chiều. Ta hãy nghe ngài phát biểu trong cuộc họp báo trên không từ Dublin về Rôma để trả lời câu hỏi của một nữ ký giả tờ Le Monde (Pháp), một phát biểu ít cơ quan truyền thông nào lưu ý.
Cecile Chambraud, Le Monde: Thưa Đức Thánh Cha, con xin chào Đức Thánh Cha. Con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ không lưu tâm nếu con đặt câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha. Con yêu cầu Đức Thánh Cha trả lời bằng tiếng Ý cho mọi đồng nghiệp của con. Trong diễn văn của Đức Thánh Cha tại Ái Nhĩ Lan, Đức Thánh Cha có nhắc đến lá thư gần đây Đức Thánh Cha gửi cho dân Chúa. Trong lá thư đó, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người Công Giáo tham gia cuộc chiến chống các lạm dụng trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha có thể cung cấp cho chúng con các chi tiết mỗi người Công Giáo, trong vị thế của họ, có thể làm gì để chiến đấu chống các lạm dụng này và về chủ đề này, tại Pháp, một linh mục đã bắt đầu một kiến thị để loại bỏ Hồng Y Barbarin bị các nạn nhân tố cáo. Sáng kiến này đối với Đức Thánh Cha có thoả đáng hay không?
Đức Phanxicô: Nếu có sự hoài nghi, bằng cớ hay nửa bằng cớ, tôi không thấy gì là xấu để thực hiện một cuộc điều tra, nhưng luôn luôn điều này được thực hiện theo nguyên tắc pháp lý nền tảng này là “nemo malus nisi probetur” – Không ai xấu cho tới lúc bị chứng minh. Nhưng nhiều khi, người ta bị cám dỗ không những thực hiện cuộc điều tra mà còn công bố rằng đang có cuộc điều tra và lý do tại sao người này có tội và thế là một số cơ quan truyền thông, không phải của cô, tôi không biết tờ báo của cô, tạo ra một bầu khí phạm tội (culpability). Tôi sẽ kể cho cô một điều đã xẩy ra với tôi trong thời gian này, một điều có thể giúp trong phương diện này... vì đối với tôi, điều quan trọng là cô tiến hành như thế nào, các cơ quan truyền thông có thể giúp cách nào. Cách nay hơn kém 3 năm, vấn đề gọi là “các linh mục phạm tội ấu dâm” bắt đầu tại Granada, liên quan đến 7, 8 hay 10 linh mục bị tố cáo lạm dụng các vị thành niên và phạm tội bề hội đồng (orgies) hay gì gì đó.
Chính tôi tiếp nhận lời tố cáo, một cách trực tiếp, một lá thư do một thanh niên 23 tuổi, theo anh ta, anh ta bị lạm dụng, anh ta cung cấp tên và mọi điều, một người trẻ lúc ấy đang làm việc tại một cao đẳng nổi tiếng ở Granada, và lá thư rất hoàn hảo. Và anh ta hỏi tôi phải làm gì để tường trình việc này. Tôi bảo anh ta đi gặp Đức Tổng Giám Mục của Granada và cho ngài biết việc này, và Đức Tổng Giám Mục sẽ biết phải làm gì. Anh ta nghe theo, và Đức Tổng Giám Mục làm tất cả những điều ngài nên làm. Rồi sự việc cũng đến cả tòa án dân chính nữa và thế là có hai thủ tục. Nhưng rồi các phương tiện truyền thông địa phương bắt đầu lên tiếng, rồi lên tiếng (về việc này), và 3 ngày sau, họ viết “ở giáo xứ, 3 linh mục ấu dâm” và vân vân, và bằng cách này, ý thức đã được thành hình, [ai cũng nghĩ] nghĩ rằng các linh mục này là các phạm nhân hình sự.
Bẩy linh mục bị tra vấn và người ta không tìm thấy gì cả. Với ba vị, cuộc điều tra tiếp tục tiến hành và các vị phải ngồi tù trong 5 ngày, hai vị, trong đó có Cha Romani, cha xứ, ngồi tù đến 7 ngày. Trong gần ba năm và hơn thế, các vị bị ghét bỏ, bị cả thị trấn xỉ vả... “phạm nhân hình sự!” Các vị không thể ra ngoài. Các vị chịu xỉ nhục bởi “bồi thẩm đoàn” (giuria) được công bố để chứng minh cho các lời tố cáo của người trẻ mà tôi không dám nhắc lại ở đây. Trong khi ấy, sau 3 năm, “bồi thẩm đoàn” tuyên bố các vị vô tội, tất cả vô tội, nhưng đặc biệt là ba vị này, các vị khác đã nằm ngoài vụ án và rồi kẻ tố cáo bị lên án, bị coi là giầu óc tưởng tượng. Anh ta rất thông minh và từng làm việc cho một cao đẳng Công Giáo, anh ta có tiếng tăm và cho người ta cảm tưởng nói sự thật.
Anh ta bị kết án và buộc phải trả án phí. Các linh mục này bị các phương tiện truyền thông địa phương kết án trước khi công lý được thực hiện. Vì lý do này, việc làm của cô rất quan trọng, cô phải đồng hành với cuộc điều tra nhưng với suy đoán vô tội, chứ không suy đoán có tội. Có sự khác nhau giữa người đưa tin, cung cấp tín liệu cho một vụ án, người này không suy đoán có tội, và người điều tra, người này hành động giống Sherlock Holmes và suy đoán có tội. Khi ta đọc kỹ thuật của Hercules Poirot, với ông này, mọi người đều có tội, nhưng đó là công việc của người điều tra. Có hai lập trường khác nhau: nhưng những người cung cấp tin tức phải khởi đi từ suy đoán vô tội, không đưa ra lời kết án. Đối với tôi, vụ xẩy ra ở Granada là một điển hình rất có ích cho tất cả chúng ta khi làm việc.
Nên biết, tờ báo trên theo khuynh hướng cấp tiến cánh tả và được coi là một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất tại Âu Châu.
Họ tường thuật các vụ tai tiếng lạm dụng như vụ Inzoli, bị Đức Bênêđíctô hoàn tục, được Đức Phanxicô phuc chức nhưng sau đó bị chính ngài hoàn tục trở lại. Rồi vụ cựu Hồng Y McCarrick và cả các thành viên của Hội Đồng 9 Hồng Y cũng bị tố cáo che đậy.
Riêng ở Argentina, Julieta Añazco, khi được tin Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng năm 2013, đã cùng 13 nạn nhân bị lạm dụng khác viết thư cho ngài tố cáo 1 linh mục lạm dụng tình dục họ. Và họ không bao giờ nhận được thư trả lời.
Tờ báo viết rằng “thời gian Đức Bergoglio làm Hồng Y, nhiều nạn nhân bị lạm dụng tại Buenos Aires hướng về ngài xin giúp đỡ; nhưng không ai được phép tiếp cận ngài’.
Juan Pablo Gallego, luật sư bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng ở Argentina, cho rằng “hình ảnh cơỉ mở, đầy thiện cảm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện nay không thích hợp với người ông từng ngồi đới diện vào lúc đó”.
Các phê phán nói trên, dù sao, cũng vẫn chỉ là một chiều, không chắc gì đã phản ảnh khách quan tâm thức của Đức Phanxicô, người hiện đang “đứng mũi chịu sào” thay cho cả Giáo Hội mà lúc này xem ra chỉ gồm toàn kẻ xấu, kẻ ác, chứ không pha trộn có ác có thiện như thực tế muôn đời đã chứng minh. Tâm thức này, hay nỗi lòng này, thật khó giãi bầy trong bầu khí “bới lông tìm vết” hiện nay của truyền thông thế tục đối với Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô có lúc cũng đã nói lên tâm thức của ngài hay nỗi lòng của ngài trước các kết án đôi lúc không hẳn bất công nhưng rõ ràng là một chiều. Ta hãy nghe ngài phát biểu trong cuộc họp báo trên không từ Dublin về Rôma để trả lời câu hỏi của một nữ ký giả tờ Le Monde (Pháp), một phát biểu ít cơ quan truyền thông nào lưu ý.
Cecile Chambraud, Le Monde: Thưa Đức Thánh Cha, con xin chào Đức Thánh Cha. Con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ không lưu tâm nếu con đặt câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha. Con yêu cầu Đức Thánh Cha trả lời bằng tiếng Ý cho mọi đồng nghiệp của con. Trong diễn văn của Đức Thánh Cha tại Ái Nhĩ Lan, Đức Thánh Cha có nhắc đến lá thư gần đây Đức Thánh Cha gửi cho dân Chúa. Trong lá thư đó, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người Công Giáo tham gia cuộc chiến chống các lạm dụng trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha có thể cung cấp cho chúng con các chi tiết mỗi người Công Giáo, trong vị thế của họ, có thể làm gì để chiến đấu chống các lạm dụng này và về chủ đề này, tại Pháp, một linh mục đã bắt đầu một kiến thị để loại bỏ Hồng Y Barbarin bị các nạn nhân tố cáo. Sáng kiến này đối với Đức Thánh Cha có thoả đáng hay không?
Đức Phanxicô: Nếu có sự hoài nghi, bằng cớ hay nửa bằng cớ, tôi không thấy gì là xấu để thực hiện một cuộc điều tra, nhưng luôn luôn điều này được thực hiện theo nguyên tắc pháp lý nền tảng này là “nemo malus nisi probetur” – Không ai xấu cho tới lúc bị chứng minh. Nhưng nhiều khi, người ta bị cám dỗ không những thực hiện cuộc điều tra mà còn công bố rằng đang có cuộc điều tra và lý do tại sao người này có tội và thế là một số cơ quan truyền thông, không phải của cô, tôi không biết tờ báo của cô, tạo ra một bầu khí phạm tội (culpability). Tôi sẽ kể cho cô một điều đã xẩy ra với tôi trong thời gian này, một điều có thể giúp trong phương diện này... vì đối với tôi, điều quan trọng là cô tiến hành như thế nào, các cơ quan truyền thông có thể giúp cách nào. Cách nay hơn kém 3 năm, vấn đề gọi là “các linh mục phạm tội ấu dâm” bắt đầu tại Granada, liên quan đến 7, 8 hay 10 linh mục bị tố cáo lạm dụng các vị thành niên và phạm tội bề hội đồng (orgies) hay gì gì đó.
Chính tôi tiếp nhận lời tố cáo, một cách trực tiếp, một lá thư do một thanh niên 23 tuổi, theo anh ta, anh ta bị lạm dụng, anh ta cung cấp tên và mọi điều, một người trẻ lúc ấy đang làm việc tại một cao đẳng nổi tiếng ở Granada, và lá thư rất hoàn hảo. Và anh ta hỏi tôi phải làm gì để tường trình việc này. Tôi bảo anh ta đi gặp Đức Tổng Giám Mục của Granada và cho ngài biết việc này, và Đức Tổng Giám Mục sẽ biết phải làm gì. Anh ta nghe theo, và Đức Tổng Giám Mục làm tất cả những điều ngài nên làm. Rồi sự việc cũng đến cả tòa án dân chính nữa và thế là có hai thủ tục. Nhưng rồi các phương tiện truyền thông địa phương bắt đầu lên tiếng, rồi lên tiếng (về việc này), và 3 ngày sau, họ viết “ở giáo xứ, 3 linh mục ấu dâm” và vân vân, và bằng cách này, ý thức đã được thành hình, [ai cũng nghĩ] nghĩ rằng các linh mục này là các phạm nhân hình sự.
Bẩy linh mục bị tra vấn và người ta không tìm thấy gì cả. Với ba vị, cuộc điều tra tiếp tục tiến hành và các vị phải ngồi tù trong 5 ngày, hai vị, trong đó có Cha Romani, cha xứ, ngồi tù đến 7 ngày. Trong gần ba năm và hơn thế, các vị bị ghét bỏ, bị cả thị trấn xỉ vả... “phạm nhân hình sự!” Các vị không thể ra ngoài. Các vị chịu xỉ nhục bởi “bồi thẩm đoàn” (giuria) được công bố để chứng minh cho các lời tố cáo của người trẻ mà tôi không dám nhắc lại ở đây. Trong khi ấy, sau 3 năm, “bồi thẩm đoàn” tuyên bố các vị vô tội, tất cả vô tội, nhưng đặc biệt là ba vị này, các vị khác đã nằm ngoài vụ án và rồi kẻ tố cáo bị lên án, bị coi là giầu óc tưởng tượng. Anh ta rất thông minh và từng làm việc cho một cao đẳng Công Giáo, anh ta có tiếng tăm và cho người ta cảm tưởng nói sự thật.
Anh ta bị kết án và buộc phải trả án phí. Các linh mục này bị các phương tiện truyền thông địa phương kết án trước khi công lý được thực hiện. Vì lý do này, việc làm của cô rất quan trọng, cô phải đồng hành với cuộc điều tra nhưng với suy đoán vô tội, chứ không suy đoán có tội. Có sự khác nhau giữa người đưa tin, cung cấp tín liệu cho một vụ án, người này không suy đoán có tội, và người điều tra, người này hành động giống Sherlock Holmes và suy đoán có tội. Khi ta đọc kỹ thuật của Hercules Poirot, với ông này, mọi người đều có tội, nhưng đó là công việc của người điều tra. Có hai lập trường khác nhau: nhưng những người cung cấp tin tức phải khởi đi từ suy đoán vô tội, không đưa ra lời kết án. Đối với tôi, vụ xẩy ra ở Granada là một điển hình rất có ích cho tất cả chúng ta khi làm việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét