Nhận định về dự thảo Phúc Trình sau cùng của Thượng Hội Đồng tuổi trẻ năm 2018
Vũ Văn An
27/Oct/2018
Nhận
định đầu tiên: dự thảo phúc trình sau cùng tốt hơn người ta tưởng. Điểm son là đã sử dụng trình thuật
Emmau trong Luca 24 làm cái “khung” Thánh Kinh cho toàn tài liệu. Lại có cả một tiết
rất mạnh lên án việc lạm dụng tình dục bởi bất cứ người nào; thành thực nhìn nhận việc thiếu trách nhiệm của các giám mục trong việc áp dụng kỷ luật đối với các linh mục lạm dụng; và thừa nhận việc này gây trở ngại lớn lao cho việc truyền giảng Tin Mừng. Dự thảo phúc trình sau cùng còn
một điểm son nữa là đã nối kết phép rửa với việc truyền giáo, phản ảnh thách đố
của Đức Phanxicô, một thách đố mà vì các tranh chấp gần đây, bị người ta lãng quên phần nào, đó là Đạo Công Giáo phải trở thành một Giáo Hội của các môn đệ hồi tâm triệt
để, lúc nào cũng ở trong trạng thái truyền giáo.
Tuy nhiên, có một
số vấn đề vẫn còn bất
cập. Như đoạn nói về việc lạm dụng tình dục. Đoạn này nên được củng cố hơn nữa
và làm cho khả tín hơn nữa đối với hàng ngũ giáo dân nếu không coi chủ nghĩa giáo sĩ trị là nguyên nhân duy nhất. Không ai không thừa nhận chủ nghĩa giáo sĩ trị là một vấn đề trong Giáo Hội, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh. Nhưng biến nó thành lý do duy nhất của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục là bỏ qua việc trục trặc chức năng tính dục (sexual dysfunction), một trục trặc rõ ràng là nguyên nhân
hàng đầu của lạm dụng tính dục bởi bất cứ người nào. Có đủ chứng cớ không hàm hồ và có tính thực nghiệm cao độ cho thấy có sự nối kết
giữa một số hình thức trục trặc chức năng tính dục và việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, ta nên thừa nhận điều này.
Bất cập thứ hai có thể là việc nói đến ơn gọi làm cha làm mẹ. Chức phận làm mẹ được ca ngợi nhiều trong dự thảo phúc trình, nhưng chức phận làm cha ít được nói đến, giống như nền văn hóa Phương Tây hiện nay, một nền văn hóa có đặc trưng là bỏ qua hay tối thiểu hóa chức phận làm cha, đem lại nhiều hậu quả không tốt.
Dự thảo phúc trình sau cùng dường như sa vào lối nói mới trong việc nhấn mạnh đến việc phải “xây dựng” căn tính con người, một lối nói quá gần một cách nguy hiểm với ý niệm hậu hiện đại coi mọi khía cạnh trong căn tính con người, kể cả căn tính tính dục, chỉ là chuyện khẳng định (assertion) chứ không phải thực tại. Đó không phải là điều ta biết được từ mặc khải, và bất cứ hàm hồ nào về điểm này cũng đòi được sửa chữa.
Suốt thời gian Thượng Hội Đồng, nhóm thảo luận nói tiếng Đức nhấn mạnh rằng giáo huấn của Giáo Hội về tính dục và đạo đức học về tình yêu nhân bản cần được “nói rõ chi tiết” (elaborated) theo nhân học và thần học. Làm như thể việc này chưa bao giờ được thực hiện, phớt lờ cả Thần Học Thân Xác của Thánh Gioan Phaolô II. Thuật ngữ “nói rõ chi tiết” này xuất hiện khá nhiều trong dự thảo phúc trình sau cùng, nó cần được bổ túc, sửa chữa, thậm chí bỏ đi.
Cũng nên khẳng định một cách tích cực về đức khiết tịnh, vốn là toàn vẹn tính của tình yêu, ơn gọi của mọi con người. Không ai chối cãi nhiệm vụ của Giáo Hội là giảng dậy đạo đức học của mình về tình yêu nhân bản một cách thuyết phục và hấp dẫn. Nhưng nếu cho rằng Đạo Công Giáo không lưu ý bao nhiêu trong việc nói đến nó cho tới nay là điều ngớ ngẩn và là một hình thức lấy lòng nền văn hóa duy tục hiện hành.
“Biện phân” được thảo luận rất nhiều trong tài liệu nhưng hầu như luôn theo chiều cảm giới. Giản lược “biện phân” vào chuyện cảm xúc và cảm quan chủ quan khiến Thượng Hội Đồng không còn chỗ bàn tới sinh hoạt tâm trí, tới nhu cầu thông thạo giáo lý như một phần không thể thiếu trong việc đào luyện của Kitô Giáo hoặc bàn tới thần học, coi nó như một phương thế để biện phân. Trong cả các phiên họp toàn thể lẫn trong các thảo luận nhóm, đã có nhiều lời phê bình về xu hướng phản tri thức này của Tài Liệu Làm Việc, nhưng các quan tâm này đã không được phản ảnh trong dự thảo phúc trình sau cùng.
Viết theo Xavier Rynne II, Letters from The Synod số 16, ngày 24 tháng Mười, 2018
Bất cập thứ hai có thể là việc nói đến ơn gọi làm cha làm mẹ. Chức phận làm mẹ được ca ngợi nhiều trong dự thảo phúc trình, nhưng chức phận làm cha ít được nói đến, giống như nền văn hóa Phương Tây hiện nay, một nền văn hóa có đặc trưng là bỏ qua hay tối thiểu hóa chức phận làm cha, đem lại nhiều hậu quả không tốt.
Dự thảo phúc trình sau cùng dường như sa vào lối nói mới trong việc nhấn mạnh đến việc phải “xây dựng” căn tính con người, một lối nói quá gần một cách nguy hiểm với ý niệm hậu hiện đại coi mọi khía cạnh trong căn tính con người, kể cả căn tính tính dục, chỉ là chuyện khẳng định (assertion) chứ không phải thực tại. Đó không phải là điều ta biết được từ mặc khải, và bất cứ hàm hồ nào về điểm này cũng đòi được sửa chữa.
Suốt thời gian Thượng Hội Đồng, nhóm thảo luận nói tiếng Đức nhấn mạnh rằng giáo huấn của Giáo Hội về tính dục và đạo đức học về tình yêu nhân bản cần được “nói rõ chi tiết” (elaborated) theo nhân học và thần học. Làm như thể việc này chưa bao giờ được thực hiện, phớt lờ cả Thần Học Thân Xác của Thánh Gioan Phaolô II. Thuật ngữ “nói rõ chi tiết” này xuất hiện khá nhiều trong dự thảo phúc trình sau cùng, nó cần được bổ túc, sửa chữa, thậm chí bỏ đi.
Cũng nên khẳng định một cách tích cực về đức khiết tịnh, vốn là toàn vẹn tính của tình yêu, ơn gọi của mọi con người. Không ai chối cãi nhiệm vụ của Giáo Hội là giảng dậy đạo đức học của mình về tình yêu nhân bản một cách thuyết phục và hấp dẫn. Nhưng nếu cho rằng Đạo Công Giáo không lưu ý bao nhiêu trong việc nói đến nó cho tới nay là điều ngớ ngẩn và là một hình thức lấy lòng nền văn hóa duy tục hiện hành.
“Biện phân” được thảo luận rất nhiều trong tài liệu nhưng hầu như luôn theo chiều cảm giới. Giản lược “biện phân” vào chuyện cảm xúc và cảm quan chủ quan khiến Thượng Hội Đồng không còn chỗ bàn tới sinh hoạt tâm trí, tới nhu cầu thông thạo giáo lý như một phần không thể thiếu trong việc đào luyện của Kitô Giáo hoặc bàn tới thần học, coi nó như một phương thế để biện phân. Trong cả các phiên họp toàn thể lẫn trong các thảo luận nhóm, đã có nhiều lời phê bình về xu hướng phản tri thức này của Tài Liệu Làm Việc, nhưng các quan tâm này đã không được phản ảnh trong dự thảo phúc trình sau cùng.
Viết theo Xavier Rynne II, Letters from The Synod số 16, ngày 24 tháng Mười, 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét