ĐTC Phanxicô: Hôn nhân là một cuộc
hành trình đi từ “tôi” đến “chúng ta”
Mọi ơn gọi Kitô hữu, như ơn gọi linh mục và ơn gọi sống đời
thánh hiến là một cuộc hôn nhân. Ơn gọi ban đầu của chúng ta là hướng đến tình
yêu trọn vẹn và trung tín của vợ chồng, chính Chúa Giêsu đã mạc khải và trao
ban tình yêu này cho chúng ta. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu hiện
diện trong buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 31/10 tại quảng trường thánh Phêrô,
trong đó Ngài hoàn thành bài giáo lý về điều răn thứ sáu “Chớ ngoại tình”.
Ngọc Yến - Vatican
Trong bài huấn dụ ĐTC khai triển đề tài theo Thư của Thánh
Phaolô gửi tín hữu Êphêsô chương 5: “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như
chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Cũng thế, chồng
phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Chính vì thế,
người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương
một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội
Thánh”.
Một cuộc cách mạng
Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Anh chị thân mến, hôm nay tôi muốn
hoàn thành bài giáo lý về Giới răn thứ sáu “Chớ ngoại tình” của Mười điều răn.
Tình yêu trung thành của Đức Kitô là ánh sáng để sống nét đẹp tình cảm của con
người. Thực vậy, chiều kích tình cảm của chúng ta là một lời mời gọi đến với
tình yêu, thể hiện trong sự trung thành, trong việc đón nhận và trong lòng
thương xót. Điều này rất quan trọng. Nhưng thể hiện tình yêu như thế nào? Trong
sự trung thành, trong sự đón nhận và trong lòng thương xót. Tuy nhiên, không được
quên rằng điều răn này đề cập rõ ràng đến sự trung thành trong hôn nhân, và do
đó cần phải suy nghĩ kỹ hơn về ý nghĩa hôn nhân của điều răn này.
Đoạn Kinh Thánh này là một cuộc cách mạng, bởi vì vào thời
đó nói rằng người chồng phải yêu vợ như Đức Kitô yêu Hội Thánh thực sự là một
cuộc cách mạng! Có lẽ, vào thời điểm đó, điều mang tính cách mạng nhất đó là
nói về hôn nhân. Chúng ta có thể tự hỏi: điều răn về sự trung thành này dành
cho ai,? Chỉ dành cho vợ chồng thôi sao? Trong thực tế, điều răn này dành cho tất
cả, là một Lời của Thiên Chúa gửi đến mọi người nam và người nữ.
Ý nghĩa của hôn nhân
Chúng ta nhớ rằng con đường trưởng thành của con người là
chính quá trình của tình yêu; đi từ việc đón nhận sự chăm sóc đến khả năng trao
ban sự chăm sóc; từ việc đón nhận sự sống đến việc trao ban sự sống. Trở thành
những người nam và người nữ trưởng thành nghĩa là đạt đến khả năng làm vợ làm
chồng và khả năng làm cha làm mẹ, thể hiện trong những hoàn cảnh khác nhau của
cuộc sống như khả năng đón nhận gánh nặng của người khác và yêu thương họ một
cách rõ ràng, không mờ hồ. Như thế đây là một thái độ toàn thể của người biết đảm
nhận thực tế và biết tham gia vào một mối tương quan sâu sắc với người khác.
Và Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Vậy ai là người ngoại tình, dâm dục, bất trung? Đó là người chưa trưởng thành, người luôn quy hướng về mình và giải thích các hoàn cảnh dựa trên chính sự thỏa mản và sung túc của chính mình. Bởi vậy để kết hôn, chỉ cử hành hôn nhân thôi thì chưa đủ. Cần phải thực hiện một hành trình đi từ “tôi” đến cái “chúng ta”. Khi chúng ta đạt đến điều không tập trung vào chính mình thì mọi hành vi đều là hôn nhân: chúng ta làm việc, chúng ta nói chuyện, chúng ta quyết định, chúng ta gặp gỡ người khác với thái độ đón tiếp và trao ban.
Và Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Vậy ai là người ngoại tình, dâm dục, bất trung? Đó là người chưa trưởng thành, người luôn quy hướng về mình và giải thích các hoàn cảnh dựa trên chính sự thỏa mản và sung túc của chính mình. Bởi vậy để kết hôn, chỉ cử hành hôn nhân thôi thì chưa đủ. Cần phải thực hiện một hành trình đi từ “tôi” đến cái “chúng ta”. Khi chúng ta đạt đến điều không tập trung vào chính mình thì mọi hành vi đều là hôn nhân: chúng ta làm việc, chúng ta nói chuyện, chúng ta quyết định, chúng ta gặp gỡ người khác với thái độ đón tiếp và trao ban.
Linh mục và đời sống thánh hiến
Và Đức Thánh Cha kết luận: Trong nghĩa này mỗi ơn gọi Kitô
giáo là một cuộc hôn nhân. Chức linh mục là một hôn nhân bởi vì trong Chúa Kitô
linh mục được kêu gọi phục vụ cộng đoàn với tất cả tình thương, sự chăm sóc,
khôn ngoan cụ thể mà Thiên Chúa đã trao ban. Giáo Hội không mong mỏi vai trò,
chức vị của các linh mục, nhưng mong ước những con người mà Chúa Thánh Thần chạm
đến tâm hồn với một tình yêu vô điều kiện cho Hôn Thê của Đức Kitô. Trong chức
tư tế, linh mục yêu thương dân Chúa với tất cả tình cha, sự dịu dàng và sức mạnh
của một vị hôn phu và của một người cha. Cũng vậy, trong Đức Kitô đời sống
thánh hiến sống ơn gọi của mình với lòng trung thành và niềm vui như mối quan hệ
vợ chồng và sự phong nhiêu của tĩnh mẫu tử và tình phụ tử.
Tôi nhắc lại: mỗi ơn gọi Kitô hữu là một cuộc hôn nhân, bởi
vì đó là hoa trái của mối dây liên kết tình yêu trong đó tất cả chúng ta được
tái sinh, mối liên kết tình yêu với Đức Kitô, như đoạn thánh thư của Thánh
Phaolô mà chúng ta đã lắng nghe. Khởi đi từ sự trung thành, từ sự dịu dàng, quảng
đại của thánh nhân chúng ta nhìn hôn nhân và mọi ơn gọi với đức tin, chúng ta
hiểu ý nghĩa trọn vẹn của bản năng giới tính.
Việc tạo dựng con người, trong sự thống nhất và không thể
tách rời của tinh thần và thân xác, và trong tính đối cực nam và nữ là một thực
tại rất tốt, để yêu và được yêu. Thân xác con người không là một công cụ của sự
vui thú, nhưng là nơi của lời mời gọi chúng ta đến tình yêu, và trong tình yêu
đích tực này không có chỗ cho sự ham muốn khoái cảm hời hợt bên ngoài. Chúng ta
những người nam và người nữ xứng đáng hơn nhiều.
Và Đức Thánh Cha kết luận: bởi vậy điều răn “Chớ ngoại
tình”, ngay cả trong hình thức tiêu cực, hướng dẫn chúng ta đến lời kêu gọi ban
đầu, nghĩa là tình yêu viên mãn và trung thủy của vợ chồng, mà Chúa Giêsu Kitô
đã mạc khải và trao ban cho chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét