Đấu tranh chống các cuộc săn
phù thủy của sơ Lorena Jenal
Vùng đất nơi sơ Lorena Jenal làm việc. (AFP) |
Sơ Lorena Jenal làm việc trên cao nguyên Papua New Guinea,
Indonesia gần 40 năm qua. Sơ Lorena dấn thân đặc biệt cho các nạn nhân của các
cuộc săn phù thủy. Sơ cũng làm việc như một trung gian hòa giải trong các cuộc
chiến giữa các bộ lạc. Ngày 10 tháng 12 năm 2018, tại Thụy Sĩ, sơ được trao Giải
thưởng Nhân quyền của thành phố Weimar của Đức. Dưới đây là câu chuyện về việc
giải cứu các cuộc săn phù thủy của sơ.
Ngọc Yến - Vatican
Sơ Lorena Jenal nói ở cao nguyên này các cuộc săn phù thủy
có liên quan đến một ảo tưởng đó là tìm kiếm vật tế thần. Ví dụ vào ngày 28
tháng 6 2018 một trong những học sinh của các sơ, em Aleidscha, 13 tuổi đã biến
mất. Cộng đoàn đã tấn công người mẹ và buộc tội bà giết chính đứa con của mình
vì cho rằng bà là 'phù thủy'.
Mọi người bắt đầu quấy rối bà, họ muốn thiêu bà. Bị tra tấn,
bà hét lên trong tuyệt vọng: "Không, không phải tôi, đó là dì của
tôi". Sau đó, người dì, người cũng sống trong làng, bị bắt cóc và tra tấn
trong vòng hai đến ba giờ suốt đêm. Sơ Lorena cho biết: “Đầu tiên chúng tôi tìm
thấy người mẹ, người không bị tổn thương quá nhiều, nhưng người dì đang trong
tình trạng nguy cập. Tôi đưa bà đến bệnh viện và đưa người mẹ đến tạm trú một
tuần tại một địa điểm truyền giáo”.
Nguyên nhân của hành vi thiếu hiểu biết này xuất phát từ những
khó khăn về kinh tế, gia đình, xã hội. Khi có những điều làm cho người ta đi
vào bế tắc không có hướng giải quyết họ cho đó là nguyên nhân của phù thủy. Ví
dụ một người cha đang là một nhân viên giỏi, cột trụ kinh tế chính của gia đình
bất ngờ bị mất việc, ông không có đủ tiền chu cấp cho gia đình và thế là họ đi
tìm nguyên nhân thủ thạm của điều không may này.
Người ta tin rằng một linh hồn xấu đã chiếm hữu người phụ nữ,
và chỉ có thể giải thoát phụ nữ bằng lửa. Trong tư tưởng cổ xưa, sức mạnh thanh
tẩy của lửa vô cùng quan trọng. Do đó người phụ nữ bị coi như phù thủy và bị
tra tấn bằng lửa.
Sơ giải thích thêm trong những năm gần đây, một điều mới đã
thêm vào các cuộc tấn công này đó là tra tấn bằng bạo lực tình dục. Đây là một
sự gia tăng chủ yếu đến từ nội dung khiêu dâm có mặt khắp nơi. Thế giới kỹ thuật
số cũng đã tìm được đường vào Papua New Guinea. Ngày nay, mọi người đều có điện
thoại thông minh, ngay cả khi họ không sở hữu bất cứ thứ gì khác. Kết quả là những
phụ nữ bị kết án phù thủy cũng bị làm nhục tình dục. Họ cởi quần áo và trói tay
và đốt cháy người bị kết án.
Thường những trường hợp như vậy người phụ nữ không muốn trở
về làng. Trường hợp của Margret; cô bị cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của
một phụ nữ khác. Cô bị lột trần trước mặt một đám đông và bị đốt. Cô nói sau
khi được giải cứu rằng cô sẽ không bao giờ trở về làng nữa vì họ đã làm nhục
cô. Đây là một hình thức tồi tệ nhất đối với những phụ nữ này. Họ cảm thấy bất
lực. Chính sơ Lorena cũng bị đe dọa giết chết sau khi sơ cố gắng giải cứu một
phụ nữ.
Sơ cho biết thêm tình hình gần đây đã trở nên tồi tệ hơn. Cần
phải tưởng tượng rằng kể từ tháng 11 năm 2017, 17 trường hợp bắt bớ phù thủy đã
diễn ra tại giáo phận Mendi. Tôi tìm thấy 44 trường hợp săn phù thủy bị bỏng.
Tôi luôn chăm sóc những nạn nhân này và đồng hành cùng họ. Ngoài 44 trường hợp
này, đội ngũ được đào tạo tốt của chúng tôi trong vòng ba tháng đã cố gắng đưa
sáu phụ nữ an toàn trước khi bất cứ điều gì xảy ra với họ.
Vào năm 1973 sơ Lorena đã tuyên khấn và được đào tạo như một
nhà giáo dục. Sau đó, vào năm 1979 sơ tới Papua New Guinea. Sau hai năm ở đây
sơ biết đó là sứ vụ của cuộc đời mình. Hoạt động chính của sơ tại giáo phận
Mendi là làm việc với các gia đình, đặc biệt là với các bà mẹ và trẻ em. Theo
sơ Lorena đất nước này, với nhiều nhóm sắc tộc, đã chịu đựng và vẫn phải chịu bạo
lực giữa các sắc tộc với nhau. Các bà mẹ và trẻ em chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ
các tệ nạn này.
Trong bốn mươi năm qua, những xung đột bộ lạc nghiêm trọng:
Đây chủ yếu là tranh chấp đất đai, quyền lực chính trị và sự giàu có. Cuộc chiến
vì phụ nữ cũng rất quan trọng. Đó là về người có thể kết hôn với một người phụ
nữ. Lúc đầu, các bộ lạc chiến đấu bằng cung tên. Trong cuộc xung đột tiếp theo,
họ đã sử dụng súng trường tự chế. Sau đó xuất hiện những vũ khí hiện đại như
súng trường tấn công M16, được gọi là 'vũ khí cảnh sát'.
Khi được hỏi là sẽ trở về quê hương, sơ Lorena mìm cười và
nói sơ không mơ trở lại Thụy Sĩ. Sơ cho biết: “Trước hết, tôi vẫn có trước mặt
tôi một dự án quan trọng về một ngôi nhà cho phụ nữ, mà tôi gọi là tự nguyện là
"ngôi nhà của tự do" chứ không phải là "ngôi nhà của người tị nạn".
Tôi rất hạnh phúc khi các phụ nữ đến với tôi và nói: "Nhờ có bạn, tôi có
thể thở và sống lại". Đó là một sứ vụ đối với tôi và cộng đồng chúng tôi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét