27/02/2019
Thứ Tư tuần 7 thường niên.
Bài Ðọc I: (Năm I) Hc 4, 12-22
"Ai yêu mến sự khôn ngoan, sẽ được Thiên Chúa yêu
mến".
Trích sách Huấn Ca.
Sự khôn ngoan truyền sinh khí cho con cái mình, đón nhận những ai tìm
mình và dẫn đường công chính. Ai yêu mến sự khôn ngoan thì yêu mến sự sống. Ai
tỉnh thức đón chờ nó, thì sẽ được vui thoả. Ai chiếm được nó, sẽ được hưởng sự
sống. Nó vào nơi nào, thì Thiên Chúa chúc phúc nơi đó. Ai phụng sự nó, là phụng
sự Ðấng Thánh. Ai yêu mến nó, sẽ được Thiên Chúa mến yêu. Ai nghe nó, sẽ xét xử
các dân tộc. Ai chăm chú nhìn nó, sẽ luôn luôn vững tâm. Ai tin tưởng nó, sẽ được
nó làm gia nghiệp, và dòng dõi kẻ ấy sẽ được vững bền.
Bởi chưng sự khôn ngoan sống với kẻ ấy trong cơn thử thách và tuyển chọn
kẻ ấy trước hết mọi người. Nó sẽ đổ xuống trên kẻ ấy sự kính sợ và thử thách, sẽ
dùng giáo lý mà sửa dậy và rèn tập kẻ ấy trong sự gian nan, cho đến khi nắm chắc
được tư tưởng của kẻ ấy, và tín nhiệm kẻ ấy. Sự khôn ngoan sẽ cho kẻ ấy được bền
vững, dọn đường ngay thẳng cho kẻ ấy và làm cho kẻ ấy được vui mừng. Sự khôn
ngoan sẽ mạc khải cho kẻ ấy biết những bí mật của mình, sẽ ban cho kẻ ấy kho
tàng sự hiểu biết công chính. Nếu kẻ ấy cố chấp lầm đường, sự khôn ngoan sẽ bỏ
rơi và trao phó kẻ ấy trong tay quân thù.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118, 165. 168. 171. 172. 174. 175.
Ðáp: Lạy Chúa, đại bình an cho những ai yêu luật pháp Chúa
(c. 165a).
Xướng: 1) Ðại bình an cho những ai yêu luật pháp Chúa, không có gì làm cớ
cho họ sẩy chân. - Ðáp.
2) Con tuân giữ huấn lệnh và những lời truyền của Chúa, vì bao đường lối
của con hiện ở trước nhan Ngài. - Ðáp.
3) Môi con sẽ xướng lên những bài ca ngợi, vì Chúa đã dạy con các thánh
chỉ của Ngài. - Ðáp.
4) Lưỡi con sẽ ca ngợi lời sấm của Chúa, vì bao chỉ thị của Chúa đều
công minh. - Ðáp.
5) Lạy Chúa, con mong ơn Ngài cứu độ, và luật pháp Ngài là sự hoan lạc của
con. - Ðáp.
6) Nguyện cho hồn con được sống để khen ngợi Chúa, và xin các sắc dụ của
Chúa phù trợ cho con! - Ðáp.
Alleluia: Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông
cậy ở lời Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 9, 37-39
"Ai không chống đối các con, là ủng hộ các
con".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con thấy
có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm
y". Nhưng Chúa Giêsu phán: "Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân
danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các
con, là ủng hộ các con".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Cộng tác với nhau
Disney và Roy là hai anh em, mỗi người có một biệt tài và họ đã sớm nhận
ra tài năng của nhau. Disney là họa sĩ, còn Roy là một doanh nhân. Họ phân công
với nhau: Roy lo sản xuất và tiêu thụ. Disney thì tập trung vào sáng tác. Nhờ sự
hợp tác chặt chẽ này, hai anh em đã tạo được sự nghiệp lớn lao.
Nhận ra tài năng của người khác là việc ai cũng có thể làm, nhưng thành
thật nhìn nhận tài năng và cùng cộng tác với người khác là điều không dễ thực
hiện. Ðó cũng đã là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu. Họ khám phá có người
nhân danh Chúa để trừ quỷ, nhưng người này lại không thuộc nhóm của họ, thế là
họ ngăn cấm người ấy, Chúa Giêsu trả lời: "Ðừng ngăn cấm người ta... Quả
thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta".
Qua suốt dòng lịch sử, đặc biệt từ Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội không
ngừng đẩy mạnh sự hợp nhất giữa các Giáo Hội Kitô, hoặc trong chính nội bộ của
mình. Nhu cầu của Giáo Hội thật đa diện, cần có sự đóng góp của nhiều người mới
mong đáp ứng đầy đủ. Những khác biệt trong Giáo Hội là vẻ đẹp muôn mầu muôn sắc,
nếu tất cả múc lấy nguồi suối từ Chúa Giêsu và sức mạnh từ Thánh Thần.
Ước gì lời Chúa hôm nay hun đúc chúng ta lòng mong muốn làm điều tốt cho
người khác, tìm kiếm chân lý hơn là tìm cách thắng cuộc trong tranh luận. Xin
Chúa Kitô là nguồn hiệp nhất trong Giáo Hội giúp chúng ta thành tâm hiệp nhất với
nhau trong mọi việc.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư Tuần 7 TN1
Bài đọc: Sir
4:11-19; Mk 9:38-40.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người khôn ngoan biết mở rộng lòng ra với mọi người.
Chúng ta có thể nhận ra
sự khác biệt rõ ràng giữa hai nền kinh tế của thị trường tự do và thị trường dưới
sự kiểm soát của chính phủ. Trong thị trường tự do, ai nấy đều có quyền sản xuất
và tiêu thụ, hậu quả của sự cạnh tranh đẩy mạnh sự tiến bộ và làm cho quốc gia
càng ngày càng trở nên giàu mạnh. Trong thị trường bị kiểm soát chặt chẽ, chỉ một
số nhỏ có quyền sản xuất và tiêu thụ, hậu quả của sự thiếu cạnh tranh bóp chết
sáng kiến cá nhân, và làm cho quốc gia trở nên nghèo đói. Vì thế, muốn nước
giàu mạnh, chính phủ phải mở cửa thị trường với những kiểm soát tối thiểu để bảo
vệ ích lợi chung.
Các bài đọc hôm nay dẫn
chứng cũng cần phải áp dụng khôn ngoan như thế trong lãnh vực tinh thần. Trong
bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca nêu lên những mục đích mà sự khôn ngoan của
Thiên Chúa mang lại cho con người. Trong Phúc Âm, các môn đệ cố gắng ngăn cản
những người không thuộc nhóm các ông nhân danh Chúa Giêsu để trừ quỉ. Chúa
Giêsu dạy cho các ông một bài học khôn ngoan: “Đừng ngăn cản người ta, vì không
ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.
Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải học cho được khôn ngoan của Thiên Chúa.
1.1/ Những lợi ích của
khôn ngoan mang lại: Tác giả liệt kê nhiều lợi
ích, chúng ta có thể tóm trong 3 điều chính yếu.
(1) Kính sợ Thiên Chúa
là nguồn gốc của mọi khôn ngoan: Người biết kính sợ Thiên Chúa sẽ biết mình
trong mối tương quan với Thiên Chúa, và khiêm nhường sẵn sàng học hỏi những
khôn ngoan đến từ Ngài, chứ không hãnh diện về những khôn ngoan của mình hay của
thế gian. Người theo đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa “sẽ được vinh quang của
Thiên Chúa làm gia nghiệp, đi tới đâu, họ cũng được Đức Chúa ban phúc lành.”
Thiên Chúa yêu mến những ai tìm kiếm và sống theo sự khôn ngoan của Ngài.
(2) Người khôn ngoan
biết cách đối xử với tha nhân: Người khôn ngoan sẽ luôn có bình an và sống yên
hàn với mọi người. Họ sẽ được đặt lên để xét xử chư dân. Sự khôn ngoan sẽ làm
cho họ nên cao trọng vì giúp họ biết giải quyết vấn đề.
(3) Người khôn ngoan
không những biết cách sống mà còn giúp cho cho dòng dõi của mình được sống. Dạy
bảo cho con những khôn ngoan của Thiên Chúa còn quí trọng hơn cho con tất cả những
trân châu và vàng bạc của thế gian. Cha mẹ có khôn ngoan mới biết dạy dỗ và
truyền lại cho con cháu; cha mẹ không khôn ngoan, làm sao có thể giúp cho con
biết sống theo đường lối của Thiên Chúa?
1.2/ Khôn ngoan đòi sự
luyện tập lâu dài: Khôn ngoan không phải tự
nhiên mà có, một phần do Thiên Chúa ban cho con người, một phần do con người phải
cố gắng luyện tập để phát triển. Tiến trình luyện tập khôn ngoan còn gian nan
hơn tiến trình luyện tập của các binh lính, vì thời gian luyện tập nhiều khi
đòi cả đời người: thời gian học hỏi trên ghế nhà trường và thời gian thực nghiệm
trong trường đời. Câu 17 diễn tả những gian nan trên đường luyện tập để sở hữu
khôn ngoan: “Vì ban đầu, khôn ngoan sẽ đồng hành với họ qua nẻo đường quanh co,
giáng xuống trên họ hãi hùng run rẩy, và dùng kỷ luật của khôn ngoan mà tôi luyện
bao lâu chưa tin tưởng họ được; rồi lại thử thách họ qua những phán quyết của
mình.”
Một khi đã thủ đắc
khôn ngoan, một người sẽ mừng vui vì biết được những bí nhiệm của cuộc đời, biết
cách hành xử làm sao để đạt được đích điểm của cuộc đời, và biết sống mối liên
hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Ngược lại, nếu một người lười biếng và lầm lạc
thì khôn ngoan sẽ bỏ rơi họ, và để mặc cho họ sụp đổ.
2/ Phúc Âm: Phải luôn mở rộng tâm hồn đến mọi người.
Chúng ta có thể nhận
ra hai khuynh hướng hoàn toàn trái ngược nhau qua lời đối thoại của Chúa Giêsu
và các môn đệ:
2.1/ Khuynh hướng co cụm
chỉ quan tâm đến mình và những người trong nhóm của mình. Lý do ông Gioan ngăn cản không cho người khác lấy danh
Chúa Giêsu trừ quỉ vì “người ấy không theo chúng ta.” Đây là lối khôn ngoan
theo thế gian. Họ chủ trương phải độc quyền, giữ bí mật, để kiếm lợi lộc càng
nhiều càng tốt. Họ sợ người khác hơn mình, hay ít nhất cũng được như mình. Thái
độ độc quyền không muốn ai có quyền đó, trừ mình hay người trong nhóm mình; để
rồi mặc sức thao túng thị trường. Thái độ này cũng dễ đưa tới địa vị độc tôn,
chỉ có mình là nhất, và dễ dàng dẫn tới việc khinh thường người khác hay nhóm
khác.
2.2/ Khuynh hướng mở rộng
vòng tay để chấp nhận người khác: Khác với
ích kỷ và tính toán của khôn ngoan con người; khôn ngoan theo Thiên Chúa chủ
trương rộng lượng cho đi, làm cho mọi người được biết, và phân phối những gì
mình có tới mọi người. Chúa Giêsu cổ võ việc để người của nhóm khác lấy danh của
Ngài mà trừ quỉ, vì Ngài muốn mọi người biết đến Danh Thánh. Ngài hy vọng khi họ
nhìn thấy uy quyền của Danh Thánh, họ sẽ tin tưởng vào Ngài.
Chúa Giêsu cũng dạy
các môn đệ cách hành xử khôn ngoan: “ai không chống lại chúng ta là ủng hộ
chúng ta.” Nếu các môn đệ phải sợ, các ông phải sợ người chống đối, người đứng
trung lập có thể dễ thuyết phục hơn người chống đối mình.
Hơn nữa, một quan niệm
đúng đắn về cuộc đời sẽ giúp chúng ta dễ dàng cho đi và chấp nhận người khác
hơn. Mục đích tối hậu của cuộc đời con người là làm sao được về sống hạnh phúc
muôn đời bên Thiên Chúa. Quyền lực, danh vọng, tiền của chỉ là những phương tiện
con người dùng khi còn sống trong cuộc đời này. Vì thế, con người phải xử dụng
mọi phương tiện của Thiên Chúa ban để làm cho mọi người biết đến Thiên Chúa,
tin vào Ngài, để nhận được ơn cứu độ. Nếu không biết xử dụng cách khôn ngoan,
những phương tiện này sẽ biến thành mục đích, và ngăn cản chính đương sự và tha
nhân trên đường tiến về Nhà Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải học
khôn ngoan của Thiên Chúa thì mới có thể sống hài hòa và sinh ích lợi cho cá
nhân cũng như tha nhân.
- Nếu chúng ta theo
khôn ngoan tiểu xảo của con người, chúng ta sẽ co cụm trong cá nhân hay nhóm
riêng của mình, và Nước Thiên Chúa sẽ không thể phát triển và trị đến được.
- Học và sống theo
khôn ngoan của Thiên Chúa không dễ dàng, vì nó đòi chúng ta phải bỏ những gì có
giá trị theo tiêu chuẩn của thế gian. Chỉ khi nào chúng ta thấu hiểu những lợi
ích vĩnh cửu của lối sống này, chúng ta mới có nghị lực để vượt qua những giá trị
tạm thời của thế gian.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
27/02/2019
THỨ TƯ TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN
Mc 9,38-40
Mc 9,38-40
KHÔNG Ở PHE TA!
“Chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ, chúng con
cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” (Mc 9,36)
Suy niệm: Thần học mục vụ ngày nay
có đề cập đến hai hạn từ: “bao hàm” và “loại trừ.” Các môn đệ ngăn cản người
ngoài nhóm lấy danh Chúa trừ quỷ thuộc hạng “loại trừ”; còn cung cách của Chúa
Giê-su là “bao hàm,” bao dung chấp nhận người ngoài nhóm lấy danh mình trừ quỷ,
bởi vì nhân danh mình là một cách nào đó đã có liên hệ với mình: “Ai
không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.” Người mang tâm thức “loại
trừ” thường mặc cảm tự ti, luôn sợ bất lợi cho mình hoặc phe nhóm mình. Vì thế,
tốt nhất là ngăn cản, không muốn cho ai hành động. Còn người có khuynh hướng
“bao hàm” sẵn sàng đón nhận những khác biệt, nhất là những khác biệt có thể mang
lại ích lợi chung. Điều này càng đúng cho thời đại hôm nay, vì thế giới ngày
càng đa cực, đa diện hơn trong cách ứng xử, tiếp cận chân lý.
Mời Bạn: Đừng sợ sự khác biệt, hãy
bao dung đón nhận những người không thuộc phe nhóm với bạn, nhưng cùng hoạt động
cho thiện ích chung của xã hội, Giáo Hội. Bạn hãy tỉnh táo phân định xem mục
tiêu của công việc, những phương thế để đạt mục tiêu, ngõ hầu cùng hợp tác làm
việc chung. Không nên vội vàng hấp tấp loại trừ họ chỉ vì họ không phải “phe
ta!”
Sống Lời Chúa: Ta không thể “nhốt” lời
Thiên Chúa trong nhà mình, nhưng hãy “lên mái nhà mà loan báo.” Điều ấy có
nghĩa là sẵn sàng cộng tác với nhau để loan truyền Lời cứu độ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết quảng đại, bao dung với hết mọi
người, để có thể chinh phục mọi người về với Chúa. Amen.
(5 phút Lời Chúa)
Đừng ngăn cản người
ta (27.2.2019 – Thứ Tư Tuần 7 Thường
niên)
Suy niệm:
Sau khi Thầy Giêsu
loan báo cuộc Khổ Nạn và Phục sinh lần hai,
các môn đệ đã cãi nhau ngay ngoài đường xem ai là người lớn nhất.
Như thế tham vọng cá nhân vẫn tồn tại
cả nơi những người đã bỏ mọi sự mà theo Thầy (Mc 9, 33-37).
Sau vụ tranh cãi có tính nội bộ trên,
bài Phúc Âm hôm nay kể lại chuyện tranh cãi với người ngoài nhóm.
các môn đệ đã cãi nhau ngay ngoài đường xem ai là người lớn nhất.
Như thế tham vọng cá nhân vẫn tồn tại
cả nơi những người đã bỏ mọi sự mà theo Thầy (Mc 9, 33-37).
Sau vụ tranh cãi có tính nội bộ trên,
bài Phúc Âm hôm nay kể lại chuyện tranh cãi với người ngoài nhóm.
Gioan, “con của Thiên
Lôi”, là người khởi đầu câu chuyện.
Thực ra ông chỉ là người nói lên phản ứng chung của các anh em.
Họ bực bội vì có người “không theo chúng ta”, không ở trong nhóm,
mà lại dám lấy Danh Thầy Giêsu để trừ quỷ (c. 38).
Và thực sự người đó đã trừ được một cách thành công.
Danh Giêsu có sức mạnh trừ quỷ, đó là điều không thể chối cãi.
Nhưng đối với Gioan và các bạn của ông,
chỉ những người trong nhóm mới có quyền dùng Danh ấy.
Chính vì thế Gioan thú nhận, “chúng con đã cố ngăn cản…”
Họ muốn độc quyền sử dụng Danh Thầy,
nghĩa là muốn bảo vệ quyền lợi và chỗ đứng của nhóm.
Nếu ai cũng lấy Danh Giêsu mà trừ quỷ, thì còn thế giá gì cho các ông!
Thực ra ông chỉ là người nói lên phản ứng chung của các anh em.
Họ bực bội vì có người “không theo chúng ta”, không ở trong nhóm,
mà lại dám lấy Danh Thầy Giêsu để trừ quỷ (c. 38).
Và thực sự người đó đã trừ được một cách thành công.
Danh Giêsu có sức mạnh trừ quỷ, đó là điều không thể chối cãi.
Nhưng đối với Gioan và các bạn của ông,
chỉ những người trong nhóm mới có quyền dùng Danh ấy.
Chính vì thế Gioan thú nhận, “chúng con đã cố ngăn cản…”
Họ muốn độc quyền sử dụng Danh Thầy,
nghĩa là muốn bảo vệ quyền lợi và chỗ đứng của nhóm.
Nếu ai cũng lấy Danh Giêsu mà trừ quỷ, thì còn thế giá gì cho các ông!
Chẳng rõ các môn đệ đã
làm gì để ngăn cản người kia,
Chỉ biết Thầy Giêsu không chấp nhận thái độ cấm đoán ấy (c. 39).
Thầy bao dung và cởi mở hơn nhiều.
Thầy có cái nhìn lạc quan về người đã nhân danh Thầy mà trừ quỷ.
Hẳn người ấy có niềm tin nào đó vào Thầy, vào quyền năng của Danh Thầy.
Như thế anh ấy đã có tương quan ít nhiều với Thầy,
dù không theo Thầy làm môn đệ chính thức trong nhóm.
“Ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng ta” (c. 40).
Nguyên tắc này của Đức Giêsu khiến chúng ta có thêm nhiều bạn,
và bớt số người mà ta nghĩ là kẻ thù.
Nó khiến chúng ta ra khỏi sự lo sợ vì quyền lợi mình bị đe dọa,
và tránh được những tranh chấp không đáng có.
Chỉ biết Thầy Giêsu không chấp nhận thái độ cấm đoán ấy (c. 39).
Thầy bao dung và cởi mở hơn nhiều.
Thầy có cái nhìn lạc quan về người đã nhân danh Thầy mà trừ quỷ.
Hẳn người ấy có niềm tin nào đó vào Thầy, vào quyền năng của Danh Thầy.
Như thế anh ấy đã có tương quan ít nhiều với Thầy,
dù không theo Thầy làm môn đệ chính thức trong nhóm.
“Ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng ta” (c. 40).
Nguyên tắc này của Đức Giêsu khiến chúng ta có thêm nhiều bạn,
và bớt số người mà ta nghĩ là kẻ thù.
Nó khiến chúng ta ra khỏi sự lo sợ vì quyền lợi mình bị đe dọa,
và tránh được những tranh chấp không đáng có.
Thật ra thái độ khép
kín và độc quyền thường bắt nguồn từ sự ích kỷ
chứ không từ lòng đạo đức thực sự.
Có thứ khép kín ích kỷ của một cá nhân,
nhưng cũng có sự khép kín ích kỷ của một tập thể,
một họ đạo, một dòng tu, một tôn giáo, một quốc gia.
chứ không từ lòng đạo đức thực sự.
Có thứ khép kín ích kỷ của một cá nhân,
nhưng cũng có sự khép kín ích kỷ của một tập thể,
một họ đạo, một dòng tu, một tôn giáo, một quốc gia.
Đức Giêsu mời chúng ta
vượt ra khỏi ranh giới của nhóm mình,
để mở ra với thế giới, với các kitô hữu khác, với những người không tin.
Chúng ta cần thấy những điều chân thiện mỹ nơi họ như những tia nắng
đến từ Vừng Đông rực rỡ là Đức Giêsu,
và cảm được mối dây thầm kín kết nối họ với Thiên Chúa.
Cần tập nhận ra Đức Giêsu đang hiện diện và hoạt động
ở những nơi, những tổ chức và những người mà ta không ngờ.
Rao giảng Tin Mừng cho một người là nói với người ấy rằng
anh đã quen biết Giêsu và Giêsu đã ở trong anh từ lâu.
để mở ra với thế giới, với các kitô hữu khác, với những người không tin.
Chúng ta cần thấy những điều chân thiện mỹ nơi họ như những tia nắng
đến từ Vừng Đông rực rỡ là Đức Giêsu,
và cảm được mối dây thầm kín kết nối họ với Thiên Chúa.
Cần tập nhận ra Đức Giêsu đang hiện diện và hoạt động
ở những nơi, những tổ chức và những người mà ta không ngờ.
Rao giảng Tin Mừng cho một người là nói với người ấy rằng
anh đã quen biết Giêsu và Giêsu đã ở trong anh từ lâu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin cất khỏi con mọi lo lắng bề ngoài.
xin cất khỏi con mọi lo lắng bề ngoài.
Xin tha thứ cho con
vì đã quá bận tâm
đến những điều mình nói,
đến ảnh hưởng của mình,
đến những điều người ta nói và nghĩ về con.
vì đã quá bận tâm
đến những điều mình nói,
đến ảnh hưởng của mình,
đến những điều người ta nói và nghĩ về con.
Xin tha thứ cho con
vì muốn nên giống kẻ khác
mà quên mất chính mình,
vì khao khát có được những đức tính của họ,
mà quên phát triển bản thân.
vì muốn nên giống kẻ khác
mà quên mất chính mình,
vì khao khát có được những đức tính của họ,
mà quên phát triển bản thân.
Xin tha thứ cho con
vì đã mất nhiều thời gian
cho việc phô trương
hơn là cho việc xây dựng bản thân.
vì đã mất nhiều thời gian
cho việc phô trương
hơn là cho việc xây dựng bản thân.
Xin cho con biết cởi
mở với anh em;
nhờ đó Chúa có thể đến với con
như đến với một người bạn.
nhờ đó Chúa có thể đến với con
như đến với một người bạn.
Và Chúa sẽ làm cho
con nên “người”
mà Chúa mong muốn trong tình yêu của Ngài
vì con là con của Chúa
và là anh em của mọi người.
mà Chúa mong muốn trong tình yêu của Ngài
vì con là con của Chúa
và là anh em của mọi người.
Michel Quoist
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
27 THÁNG HAI
Khát Khao Kết Hợp Mật
Thiết Với Đức Kitô
Trong suốt cả Mùa
Chay, lời mời gọi này của phụng vụ vẫn âm vang trong lòng chúng ta: “Hãy nhớ rằng
người là tro bụi, và người sẽ trở về bụi tro” (St 3,19). Nếu chúng ta đủ khiêm
tốn nhìn nhận thân phận của mình, chúng ta có thể nhận hiểu tính khẩn thiết
trong tiếng gọi của Thiên Chúa: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Ước gì tiếng gọi đó vẫn
luôn đồng hành với chúng ta mỗi ngày trong suốt Mùa Chay. Ước gì tiếng gọi đó
làm thay đổi cách nghĩ của chúng ta, thay đổi cách cư xử của chúng ta. Uớc gì
tiếng gọi đó thúc giục chúng ta biết khao khát cầu nguyện nhiều hơn nữa và kết
hiệp với Đức Kitô mật thiết hơn nữa trong chính nội tâm của mình. Ước gì tiếng
gọi đó giúp chúng ta nhận hiểu nhu cầu phải hy sinh và tiết chế. Ước gì – đối với
chúng ta – tiếng gọi đó của Thứ Tư Lễ Tro trở thành vừa là một đòi hỏi của con
tim vừa là một ân phúc dồi dào nhận được từ Thiên Chúa. Ước gì tiếng gọi đó
thúc đẩy chúng ta biết chú ý đến các nhu cầu của người khác: bạn hữu, gia đình
và cả những người ở xa. Ước gì tiếng gọi đó thôi thúc tất cả chúng ta dấn thân
thực hiện những công việc từ thiện cụ thể.
Một Mùa Chay nữa lại đến.
Đây là “thời gian thuận tiện” để quay về với Thiên Chúa. Đây là “ngày cứu độ”.
Tuy nhiên, ‘thuận tiện” hay “cứu độ” đến mức nào còn tùy thuộc vào thái độ đáp
trả của chính chúng ta.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 27/2
Hc 4, 11-19; Mc 9,
38-40.
LỜI SUY NIÊM: Đức Giêsu bảo: “Đừng
ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau
đó lại nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng
ta.”
Chúa Giêsu đang cho chúng ta một nguyên tắc sống và làm việc: “ai không chống lại
chúng ta là ủng hộ chúng ta.” giúp cho người Kiô hữu có cách nhìn đúng về một
con người, đang làm một việc thiện trong xã hội. Như trong công việc loan báo
Tin Mừng; Giáo Hội Chúa kết hợp công việc “bác ái xã hội”, để phục vụ con người,
đặc biệt là đối với người nghèo khổ, bệnh tật. Nhưng ngày hôm nay tinh thần đó
đã lan rộng ra mợi nơi và mọi người, tạo nên hạnh phúc cho nhiều người. Điều
này chúng ta cần phải chung vui và cọng tác vào, chứ đừng tìm cách lên án và
nghi ngờ là: “Để quảng cáo doanh nghiệp, đánh bóng cá nhân hay công ty xí nghiệp
nào đó.”
Lạy Chúa Giêsu. Với lời Chúa dạy: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng
ta.”. Xin cho chúng con có tâm hồn khoan dung để thấy những công việc tốt lành
mà người anh em đang thực hiện trong xã hội.
Mạnh Phương
Hạnh Các Thánh
27 Tháng Hai
Thánh Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi (c. 1862)
Thánh Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi (c. 1862)
Phanxicô, sinh trưởng trong một gia đình có đến 12 người con, và ngài mồ côi mẹ
khi mới bốn tuổi. Phanxicô được các cha dòng Tên dạy dỗ, và sau hai lần thoát
khỏi bệnh nặng, anh tin rằng Thiên Chúa kêu gọi anh vào đời sống tu trì. Tuy
nhiên, ước ao gia nhập dòng Tên của anh bị từ chối, có lẽ vì tuổi còn nhỏ, lúc ấy
anh chưa đến 17 tuổi. Sau cái chết của người chị vì bệnh dịch tả, quyết tâm đi
tu của anh lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và anh được các cha dòng
Passionist chấp nhận. Khi bắt đầu cuộc sống đệ tử, Phanxicô lấy tên là Gabrien
của Ðức Mẹ Sầu Bi.
Là
một con người luôn luôn bình dị và vui tươi, không bao lâu Gabrien đã tập được
cho mình một đức tính: trung thành trong mọi chuyện dù nhỏ bé. Anh khiến mọi
người ngạc nhiên về tinh thần cầu nguyện của anh cũng như việc yêu thương người
nghèo, quan tâm đến người khác, tuân giữ quy luật cách nghiêm nhặt và hãm mình
phạt xác -- luôn luôn tùy theo tôn ý của bề trên.
Cha
bề trên rất kỳ vọng nơi Gabrien khi anh đang chuẩn bị cho đời sống linh mục,
nhưng chỉ sau bốn năm tu tập, các triệu chứng của bệnh lao bắt đầu xuất hiện.
Luôn luôn vâng lời, anh kiên nhẫn chịu đựng sự đau đớn và những hạn chế mà cơn
bệnh đòi hỏi, không muốn được lưu ý cách đặc biệt. Anh từ trần cách êm ái vào
ngày 27 tháng Hai 1862, khi mới 24 tuổi, sau khi sống gương mẫu cho mọi người.
Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi được phong thánh năm 1920.
Trích từ NguoiTinHuu.com
27 Tháng Hai
Ðám Ðông Dưới Chân Thập Giá
Ðám Ðông Dưới Chân Thập Giá
Một
trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hòa Lan, sống
vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "Ba Thập Giá". Nhìn vào tác phẩm, ai
cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập
giá của Chúa Giêsu trỗi lên một cách ngạo nghễ. Dưới chân thập giá là cả một
đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét. Tác giả như muốn nói rằng
không trừ một người nào mà không dính líu vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt gần như mất hút vào trong
bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ để cho các nhà chuyên môn chẩn đoán rằng đó
chính là khuôn mặt của danh họa Rembrandt. Tại sao giữa đám đông của những kẻ
đang đằng đằng sát khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu, Rembrandt lại
chen vào khuôn mặt của mình? Câu trả lời duy nhất mà người ta có thể đưa ra giải
thích về sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý thức tội lỗi
của chính ông. Rembrandt muốn thú nhận rằng chính tội lỗi của ông đã đóng góp
vào việc treo Chúa Giêsu lên thập giá. Và qua sự có mặt của ông, tác giả cũng
muốn nói với mỗi người chiêm ngắm bức tranh rằng: họ cũng dự phần vào việc đóng
đinh Chúa Giêsu.
Dưới
cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động
tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm. Phêrô đã chối bỏ
Ngài. Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm của ông. Những người Do Thái đã
cuồng tín kêu gào đóng đinh Ngài vào thập giá. Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành
hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.
Dưới
cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Ðức Kitô trên thập giá là một
Mầu Nhiệm. Mầu Nhiệm bởi vì chúng ta không thể hiểu được tại sao Con Một Thiên
Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế? Mầu Nhiệm bởi vì một cách
nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng
đinh ấy. Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta, nghĩa là
chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá. Tội lỗi của
chúng ta ngày nay, cho dầu cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng
reo hò, một sỉ vả hoặc chính một cái đóng đinh vào thân thể Ngài. Khi chúng ta
chối bỏ người anh em, khi chúng ta đối xử tệ bạc với người anh em, khi chúng ta
chối bỏ chính mình mà quên sự đau khổ của người xung quanh, đó chính là lúc
chúng ta dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá
Trích sách Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét