Lạc quyên trợ giúp Thánh địa
ĐHY Leonardo Sandri |
ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Các Giáo hội Đông
phương, mời gọi các Kitô hữu sống mùa chay trong sự liên đới với anh chị em
đang sống và làm chứng cho Chúa Kitô tại Thánh địa, để đem lại hy vọng cho họ.
Hồng Thủy - Vatican
Trong thư gửi đến các Giám mục trên thế giới nhân ngày quyên
góp trợ giúp Thánh địa, được thực hiện hàng năm vào thứ Sáu Tuần Thánh, ĐHY
Sandro tái mời gọi đóng góp trong tinh thần hiệp thông và liên đới với Giáo hội
tại Giêrusalem.
Lạc quyên “Trợ giúp Thánh địa”
Cuộc quyên góp này được thánh Giáo hoàng Phaolô VI khởi xướng
vào năm 1974 với tông thư “Nobis in animo”, trong đó ngài nhấn mạnh đến vị trí
đặc biệt của Giáo hội tại Giêrusalem và thành phố này trong sự quan tâm của Tòa
Thánh và trong các diễn đàn quốc tế, cũng như các vấn đề về "trật tự tôn
giáo, chính trị và xã hội đang tồn tại ở đó".
Số tiền thu được từ cuộc quyên góp “Trợ giúp Thánh địa” là
nguồn tài trợ chính yếu để trợ giúp các sinh hoạt của Giáo hội tại các nơi
thánh; bên cạnh đó, nó cũng là phương tiện để giúp cho các cộng đoàn Giáo hội ở
Trung đông, từ Giêrusalem đến Iraq, đảo Síp, Ai Cập, Siria, Eritrea, Thổ Nhĩ Kỳ,
vv.
Màn đêm dày đặc tại Thánh địa và Trung đông
Trong thư, ĐHY Sandro nhắc rằng tại Trung đông, nơi “chúng
ta đang chứng kiến một tiến trình xé nát các mối quan hệ giữa các dân tộc trong
vùng, tạo ra một tình trạng bất công mà hy vọng hòa bình gần như là không được
quan tâm”, "một tấm chăn dày của bóng đêm: chiến tranh, bạo lực và hủy diệt,
lo lắng và các hình thức của chủ nghĩa cực đoan, di cư cưỡng bức và từ bỏ, tất
cả trong sự im lặng của nhiều người và với sự đồng lõa của nhiều người".
Sự đồng hành quảng đại của Giáo hội với anh chị em tại
Thánh địa
ĐHY nói tiếp: “Giáo hội, như thánh Giáo hoàng Phaolô VI nhắc
đến trong tông thư “Nobis in animo”, từ lâu không đứng khoanh tay nhìn. Đã có
nhiều hoạt động mục vụ, xã hôi, từ thiện và văn hóa, vì lợi ích của người dân địa
phương. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng “để sự hiện diện từ hai ngàn năm của Kitô hữu
ở nguồn gốc của nó và sự hiện diện lâu dài ở Palestin có thể tồn tại và thậm
chí củng cố sự hiện diện của nó một cách tích cực và phục vụ các cộng đoàn cùng
chung sống, cần có sự quảng đại của tín hữu trên toàn thế giới, qua lời cầu
nguyện, sự cảm thông và những dấu chỉ tương trợ cụ thể”.
ĐHY cũng nói đến các tín hữu hành hương là dấu hiệu tuyệt vời
cho các cộng đoàn địa phương và thách thức những người phương Tây, đôi khi bị
cám dỗ bởi sự chán nản và đầu hàng khi sống và làm chứng cho đức tin trong cuộc
sống hàng ngày".
Năm 2018, số tiền quyên góp trợ giúp Thánh địa là 8,6 triệu
euro, nhưng số tiền chi cho các hoạt động, các Giáo hội, là hơn 10 triệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét