Tòa Thánh tái lên án nạn hãm hiếp
trong chiến tranh
Đức TGM Bernardito Auza tại LHQ |
Đại diện Tòa Thánh tại LHQ, Đức TGM Bernardito Auza, tái quyết
liệt lên án tệ nạn hãm hiếm trong chiến tranh, đồng thời bênh vực quyền sống của
những thai nhi, kết quả của những vụ hãm hiếp như thế.
G. Trần Đức Anh OP - Vatican
Đức TGM Auza bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham
luận hôm 23-4-2019 tại khóa họp mở của Hội đồng bảo an LHQ về đề tài ”Phụ nữ,
hòa bình và an ninh: nạn hãm hiếp trong chiến cuộc”.
Cần chấm dứt im lặng trước tệ nạn hãm hiếp
Vị đại diện Tòa Thánh tái lên án những hành vi tàn bạo,
không thể chấp nhận được do các băng đảng võ trang, những tên khủng bố và cả những
người thuộc các quân đội chính quy, và trong một số trường hợp, có cả những
binh sĩ được LHQ phái tới để phục vụ chính nghĩa cao thượng hòa bình và an
ninh. Đức TGM Auza nhấn mạnh rằng ”Cần phải chấm dứt sự im lặng và tình trạng
những kẻ phạm các tội ác này mà không bị luật pháp trừng phạt, và thay vào đó
là tinh thần trách nhiệm, công lý và đền bù”.
Nghị quyết của LHQ
Cùng ngày 23-4, trong khóa họp, với 13 phiếu thuận và
2 phiếu trắng của Nga và Trung Quốc, Hội đồng bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết
số 1325 nhắm chống lại nạn hãm hiếp như một võ khí chiến tranh, một tai ương vẫn
thường lan tràn trong các cuộc xung đột võ trang và nạn nhân đầu tiên là phụ nữ
và trẻ em.
Trong cuộc thảo luận trước đó, thoạt đầu Hoa Kỳ chống
lại dự thảo Nghị Quyết 1325 vì trong đó có điều khoản nói về việc ”trợ giúp sức
khỏe sinh sản” nghĩa là hủy bỏ những bào thai kết quả của hãm hiếp. Sau những
tranh luận sôi nổi, điều khoảna trên đây bị loại bỏ, cùng với phần nói về việc
thành lập một cơ cấu mới để theo dõi và tố giác những tội ác chiến tranh như thế,
vì Mỹ, Nga và Trung Quốc chống lại.
Vấn đề phá các bào thai kết quả hãm hiếp
Về vấn đề các thai nhi kết quả của hãm hiếp trong chiến
tranh, trong bài tham luận, Đức TGM Auza khẳng định rằng ”Các nhân quyền của
các thai nhi ấy phải được tôn trọng và bảo đảm, như bất kỳ thai nhi nào khác.
Theo Tòa Thánh, những sinh mạng vô tội ấy phải được đón nhận, yêu thương, và
không bị lên án hoặc phủ nhận. Và càng không thể chối bỏ quyền sống của các
thai nhi ấy”.
Tòa thánh bênh vực quyền sống
Đức TGM Auza kết luận bài phát biểu với lời cầu mong sự
quan tâm do cuộc thảo luận này tại LHQ về thảm trạng hãm hiếp có thể giúp những
người sống sót và các nạn nhân tìm được sự chữa lành và hy vọng, và giúp thiết
lập những cơ cấu vững chắc hơn, để đưa những kẻ phạm các thứ tội ác này ra trước
công lý” (Rei 25-4-2019)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét