Thánh lễ khai mạc đại hội thứ 21
Caritas quốc tế
Trong Giáo hội tiên khởi, lần đầu tiên những người ngoại được
dẫn vào đức tin. Từ đó đã có một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra, xem có cần bắt
những người ngoại này tuân giữ luật Môsê không?
Văn Yên, SJ
VATICAN. Chiều 23/5, ĐTC chủ sự thánh lễ khai mạc đại hội
caritas quốc tế. Đồng tế trong thánh lễ có ĐHY Luis Antonio Tagle, TGM giáo phận
Manila, Philippines, chủ tịch Caritas quốc tế, và nhiều hồng y, giám mục, linh
mục, cùng nhiều tín hữu tham dự Thánh Lễ trong đền thờ thánh Phêrô.
Trong bài giảng, ĐTC nói rằng: bài đọc hôm nay trong sách
công vụ Tông đồ nói đến một sự kiện lần đầu tiên xảy ra, đó là những người ngoại
được dẫn vào đức tin. Từ đó đã có một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra, xem có cần
bắt những người ngoại này tuân giữ luật Môsê không?
Đây là cám dỗ của chủ nghĩa hiệu quả, của việc
nghĩ rằng Giáo hội phải nằm trong tầm kiểm soát, trật tự đâu vào đấy. Và cũng
là cám dỗ làm cuộc tham dò. Nhưng Chúa không như vậy. Từ trời, Chúa không cho một
câu trả lời, nhưng Chúa cho Thánh Thần. Mà Thần Thần thì không mang lệnh hằng
ngày phải làm. Chúa Giêsu không muốn Giáo hội trở thành một mô hình hoàn hảo, với
những tổ chức có khả năng bảo vệ thanh danh của chính mình. Nhưng Tin Mừng
chính là chương trình cuộc sống của chúng ta. Tin Mừng không dạy chúng ta về những
kê đơn có sẵn và đức tin không phải là bảng chỉ đường, nhưng là “Con đường”. Do
đó, Đức Thánh Cha khai triển ba điều: khiêm tốn lắng nghe, đặc sủng
cùng nhau, can đảm bỏ lại.
Bắt đầu từ cuối cùng: can đảm bỏ lại. Như Giáo hội
tiên khởi, cuộc tranh luận không phải về việc áp đặt một điều mới, nhưng là bỏ
đi điều gì đó cũ. Vì sứ mạng, đôi khi những điều cũ không còn thích hợp lại trở
nên cản trở sứ mạng, cần phải bỏ đi. Chúng ta cần khám phá ra vẻ đẹp của
sự bỏ lại. Thiên Chúa thanh luyện và thường Chúa cắt tỉa để trở nên đơn sơ
hơn.
Điểm thứ hai, các tín hữu đầu tiên đã can đảm bỏ lại nhờ khiêm
tốn lắng nghe. Họ đã để cho người khác nói và sẵn sàng thay đổi. Người
ta chỉ biết lắng nghe khi để cho người khác nói. Khiêm tốn phát sinh không phải
từ việc nói nhưng từ việc lắng nghe. Bằng sự khiêm tốn, Chúa Giêsu đã phục vụ.
Đây là đức ái được Thần Khí hướng dẫn.
Cuối cùng, có được khiêm tốn lắng nghe và can đảm bỏ lại nhờ
bước qua đặc sủng cùng nhau. Cuộc tranh luận trong Giáo hội tiên khởi
là sự hiệp nhất vượt lên những khác biệt. Đối với mỗi người, điều trên hết
không phải là những ưu tiên hay chiến lược, nhưng là cùng cảm thức với Giáo hội
của Chúa Giêsu, quy tụ quanh thánh Phêrô trong đức ái, không tạo nên một đồng
phục nhưng là hiệp thông. Không ai có thể biết hết tất cả, vì thế cần phải đi
cùng nhau.
Đức Thánh Cha cũng nói đến hai nhà tạm: nhà tạm Thánh Thể và
nhà tạm sống là những người nghèo; một nhà tạm tại chỗ và một nhà tạm di động.
Đó là nơi tồn tại tình yêu và thấm nhuần lối nghĩ về Tấm bánh được bẻ ra. Tại
đó, người ta có hiểu được từ “như” khi Chúa Giêsu nói: “Như cha yêu thầy, thầy
cũng yêu anh em”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đúc kết bài giảng bằng cách lặp lại
ba từ: khiêm tốn, hiệp thông và bỏ lại. (CSR_3115_2019)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét