Thánh giá Hòa bình
Bladensburg không bị di dời
Thánh Giá Hòa Bình Bladensburg, bang Maryland (AFP) |
Hôm thứ năm 20.05 (2019), Tối cao pháp viện của Hoa Kỳ tuyên
bố rằng Thánh giá Hòa bình Bladensburg, một di tích tưởng niệm chiến tranh có
hình Thánh giá lớn được dựng trên đất công, là hợp hiến.
Hồng Thủy - Vatican
Thánh giá Hòa bình Bladensburg
Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ nhất ở Bladensburg
thường được gọi là Thánh giá Hòa bình, nằm ở ngã ba đường Bladensburg, Đại lộ
Baltimore và Đường Annapolis ở Bladensburg, Maryland. Nó là một cây thánh giá lớn,
cao 12 mét, bằng bê tông và ốp đá granit màu hồng.
Đài tưởng niệm được xây dựng vào năm 1925 để vinh danh các
quân nhân địa phương tử trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Hiện tại, quận
Prince George, nơi có di tích này, vẫn duy trì khu vực di tích. Hiệp hội Nhân
văn Hoa Kỳ cho rằng điều này là một vướng mắc của chính phủ vào tôn giáo.
Không vi phạm hiến pháp
Với tỷ lệ 7 phiếu thuận trên 2 phiếu chống, Tối cao pháp viện
tuyên bố rằng Thánh giá này không vi phạm Điều khoản thành lập của Bản Tu chính
thứ nhất và có thể vẫn được ở nguyên vị trí cũ, trên đất công cộng, và được bảo
trì từ nguồn quỹ công.
Tối cao pháp viện đã lật ngược quyết định trước đây của Tòa
án Khu vực IV, đã cho rằng đài tưởng niệm này không hợp hiến vì nó là biểu tượng
tôn giáo rõ rệt.
Tòa tối cáo cũng quyết định rằng dỡ bỏ một di tích lâu đời
như Thánh giá Hòa bình “có thể không còn là trung lập, đặc biệt là đối với cộng
đồng địa phương mà nó có ý nghĩa đặc biệt”.
Biểu tượng tôn giáo là một phần quan trọng trong lịch sử
và văn hóa của đất nước
Ông Luke Goodrich, phó chủ tịch và cố vấn cho Quỹ Becket vì
Tự do Tôn giáo, nhận định: “Tòa án Tối cao đã đúng khi nhìn nhận rằng các biểu
tượng tôn giáo là một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của đất nước
chúng ta.”
Andrea Piccotti-Bayer, cố vấn pháp luật cho Hiệp hội Công
giáo, một tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo, sự sống và Giáo hội tại nơi công cộng,
ca ngợi quyết định của Tòa Tối cao là hợp lý và rõ ràng. Ông nói: “Hiến pháp
không buộc loại bỏ các biểu tượng vĩ đại của sự đa tôn giáo của Mỹ khỏi nơi
công cộng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét