Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Phần III, ch. 5-6


Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Phần III, ch. 5-6
Vũ Văn An


Chương V: Truyền giảng Tin Mừng trong các thành phố [64]

“Một nền văn hóa hoàn toàn mới đã đi vào cuộc sống và tiếp tục lớn mạnh ở các thành phố” (EG 73).

Sứ mệnh đô thị

130. Thánh Gioan Phaolô II từng cảnh báo chúng ta: “Ngày nay hình ảnh của sứ mệnh ad gentes (đi tới các dân tộc, truyền giáo) có lẽ đang thay đổi: nên tập trung các cố gắng vào các thành phố lớn, nơi các phong tục và phong cách sống mới cùng phát sinh với các hình thức văn hóa và truyền thông mới, là các hình thức sau đó ảnh hưởng đến dân số rộng lớn hơn” (RM, 37b). Giáo hội cần phải đối thoại thường trực với thực tại đô thị, một thực tại đòi hỏi những phản ứng khác nhau và sáng tạo. Đối với điều này, điều cần thiết là các linh mục, nam và nữ tu sĩ, và giáo dân của các thừa tác vụ, phong trào, cộng đồng và các nhóm khác nhau trong cùng một thành phố hoặc giáo phận, nên ngày càng hợp nhất trong việc thực hiện các hoạt động truyền giáo chung, thông minh và có khả năng tham gia các lực lượng. Sứ mệnh đô thị sẽ chỉ tiến triển chừng nào còn có sự hiệp thông lớn lao giữa những người làm vườn nho của Chúa, vì, đối diện với sự phức tạp của thành phố, hành động mục vụ cá nhân và biệt lập sẽ mất hiệu quả.

Các thách thức đô thị

131. Thành phố, dù có những thách thức của nó, có thể chứng kiến một vụ bừng nở cuộc sống. Các thành phố là một phần của lãnh thổ, vì vậy chúng phải chăm sóc rừng và tôn trọng người dân bản địa. Tuy nhiên, nhiều cư dân của các thành phố Amazon, coi người bản địa như một trở ngại cho sự tiến bộ của họ và sống quay lưng đối với rừng.

132. Các cá nhân bản địa trong thành phố là những người di cư, những con người không có đất đai, những kẻ sống sót trận chiến lịch sử để phân định đất đai của họ, với bản sắc văn hóa của họ rơi vào khủng hoảng. Ở các trung tâm đô thị, các cơ quan chính phủ thường né tránh trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm quyền lợi của họ, bác bỏ căn tính của họ và buộc họ phải vô hình. Về phần họ, một số giáo xứ, vẫn chưa nhận trách nhiệm hoàn toàn trong thế giới đa văn hóa vốn đang chờ một thừa tác mục vụ mục vụ chuyên biệt, truyền giáo và có tính tiên tri.

133. Một hiện tượng quan trọng cần được lưu ý là sự tăng trưởng nhanh chóng của các nhà thờ Phúc Âm mới được thành lập gần đây có nguồn gốc Ngũ Tuần, đặc biệt ở các vùng ngoại vi [65].

134. Tất cả những điều đó khiến chúng ta phải tự hỏi: cơ cấu giáo xứ nào có thể đáp ứng tốt nhất với thế giới đô thị, nơi việc ẩn danh, ảnh hưởng của truyền thông và sự bất bình đẳng xã hội rõ rệt đang ngự trị một cách tối cao? Các định chế Công Giáo có thể cổ vũ nền giáo dục nào ở các bình diện chính thức và không chính thức?

Các gợi ý

135. Những điều có thể thích đáng là:

a. Cổ vũ một thừa tác mục vụ chuyên biệt cho những người bản địa sống ở các thành phố, với việc họ tham gia như các nhân vật chủ động.

b. Cổ vũ sự hòa nhập người dân bản địa vào các hoạt động mục vụ khác nhau của giáo xứ với sự theo dõi và đào tạo, biết đánh giá sự đóng góp của họ ngày càng nhiều hơn.

c. Phát triển một chiến lược chung cho công việc mục vụ tại các thành phố [66].

d. Suy nghĩ lại về cơ cấu Giáo Hội, khắc phục các hình thức văn hóa lỗi thời đã thu lượm được trong nhiều thế kỷ qua [67].

e. Cổ vũ các cơ hội cho một sự đào tạo toàn diện [68].

f. Nâng cao ý thức về tầm quan trọng sống còn của vị trí thành phố trong lãnh thổ và đánh giá cao khu rừng và cư dân của nó. Cổ vũ các thay đổi cần thiết trong cơ cấu kinh tế và xã hội để sự phát triển của các thành phố không là một mối đe dọa.

g. Nhạy cảm hóa cộng đồng về các cuộc đấu tranh xã hội, hỗ trợ các phong trào xã hội khác nhau để cổ vũ nền công dân sinh thái và bảo vệ các nhân quyền [69].

h. Cổ vũ một Giáo hội truyền giáo và truyền giảng Tin Mừng, thăm viếng và lắng nghe thực tại hiện nay trong các khu phố mới.

i. Cập nhật giải pháp dành cho những người trẻ [70], lên khuôn một thừa tác mục vụ trong đó chính họ là các nhân vật chủ chốt [71].

j. Có mặt trên các phương tiện truyền thông và chính truyền thông để truyền giảng Tin Mừng và cổ vũ các nền văn hóa nguyên thủy [72].


Chương VI: Đối thoại đại kết và liên tôn

“Bây giờ chúng ta sẽ cố gắng phác thảo những nẻo đường chính của cuộc đối thoại có thể giúp chúng ta thoát khỏi vòng xoáy tự hủy diệt hiện đang nhấn chìm chúng ta” (LS 163)

136. Cuộc đối thoại đại kết diễn ra giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô như Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế, và dựa vào Kinh thánh, tìm cách làm chứng chung. Cuộc đối thoại liên tôn diễn ra giữa những tín đồ chia sẻ cuộc sống, cuộc đấu tranh, các mối quan tâm và kinh nghiệm của họ về Thiên Chúa, làm cho sự khác biệt của họ trở thành một sự kích thích để phát triển và đào sâu đức tin của chính họ.

137. Một số nhóm truyền bá một nền thần học thịnh vượng và hạnh phúc dựa trên cách họ đọc Kinh thánh. Cũng có những xu hướng định mệnh thuyết tìm cách làm bối rối người nghe; sau đó, trả lời cho cái nhìn tiêu cực về thế giới, họ đưa ra một cầu nối dẫn đến sự một sự cứu rỗi nào đó. Những xu hướng này có tác động tiêu cực đến các nhóm tại Amazon, một số bằng sợ hãi và số khác bằng cách tìm kiếm thành công.

138. Tuy nhiên, ở giữa rừng nhiệt đới Amazon cùng với những người nghèo nhất, các nhóm khác có mặt, truyền giảng Tin Mừng và giáo dục; họ duy trì được một sức hấp dẫn lớn đối với người dân mặc dù không đánh giá tích cực nền văn hóa của họ. Sự hiện diện của họ đã cho phép họ phổ biến và dạy Kinh Thánh được dịch sang các ngôn ngữ nguyên thủy. Phần lớn các phong trào này đã lan rộng do sự vắng mặt của các thừa tác viên Công Giáo. Các mục sư của họ đã tạo ra các cộng đồng nhỏ với khuôn mặt người, nơi người ta đích thân cảm thấy mình có giá trị. Một yếu tố tích cực khác là sự hiện diện địa phương, gần gũi và cụ thể của các mục sư đến thăm viếng, đồng hành, an ủi, biết và cầu nguyện cho các nhu cầu chuyên biệt của các gia đình. Họ là những người giống như những người khác, dễ gặp gỡ, sống cùng những vấn đề và trở nên “gần gũi hơn” và ít “khác biệt” hơn với các thành viên khác trong cộng đồng. Họ đang chỉ cho chúng ta một cách khác để làm Giáo Hội nơi người ta cảm thấy họ là những nhân vật chủ động và là nơi tín hữu có thể tự do tự phát biểu mà không bị kiểm duyệt hay giáo điều hay kỷ luật nghi lễ.

Các gợi ý

139. Những điều có thể thích đáng là:

a. Tìm kiếm cơ sở chung qua các cuộc gặp gỡ định kỳ với đại diện của các tôn giáo khác để cùng làm việc với nhau chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và cùng nhau đấu tranh vì lợi ích chung trước sự xâm lấn từ bên ngoài.

b. Hãy xem xét những khía cạnh nào của việc làm Giáo Hội mà các tôn giáo khác có thể dạy chúng ta và những khía cạnh nào cần được kết hợp vào những nẻo đường mới cho Giáo hội ở Amazon.

c. Khuyến khích dịch Kinh thánh sang các ngôn ngữ nguyên thủy của Amazon.

d. Cổ vũ các cuộc gặp gỡ với các nhà thần học Kitô giáo Phúc Âm.

Kỳ tới: Phần III, các chương 7-8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét