Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của
Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần II: Chứng từ của các bản văn Tân Ước
Vũ Văn An
3. Chứng từ của các bản văn
Tân Ước
84. Trong Tân Ước, có thể phân biệt theo thể loại văn học chuyên biệt của chúng, các Tin Mừng, các thư của các Tông đồ, và cuối cùng là Sách Khải Huyền. Sự phân loại này xác định việc chúng ta trình bày vấn đề "sự thật" như các sách này đề cập đến nó.
3.1 Các sách Tin mừng
Trong số các sách của Kinh thánh Kitô giáo, địa vị trổi vượt dành cho các sách Tin Mừng, được coi như những chứng từ bằng văn bản về sự mặc khải thần thiêng ở đỉnh cao của nó. Thực thế, chúng ta tìm thấy ở đó sự chứng thực cho việc tự tỏ mình ra của Thiên Chúa qua Con của Người, Đấng, nhờ trở thành phàm nhân, đã sống, chịu đau khổ và chết, và nhờ sự phục sinh của Người đã nâng nhân tính của chúng ta lên vinh quang thần thiêng. Hiến chế Dei Verbum quả quyết: "Sự thật sâu xa [...] về Thiên Chúa và sự cứu rỗi con người rạng sáng cho chúng ta trong Chúa Kitô" (DV, số 2). Hiến chế rút tỉa hậu quả của lời quả quyết này: "Giữa tất cả các sách Kinh thánh, ngay cả những sách trong Tân Ước, các sách Tin mừng, đều có một ưu thế xứng đáng, bao lâu chúng tạo nên chứng từ trổi vượt về cuộc sống và về học lý của Lời Nhập thể, vị Cứu tinh của chúng ta" (DV:18). Cùng bản văn của công đồng này hỗ trợ nguồn gốc Tông đồ của bốn sách Tin Mừng: các Tông đồ, với tư cách là "nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa" (Lc 1:2), cũng như các môn đệ của các ngài, nối kết Giáo hội với chính Chúa Kitô, bằng lời chứng viết của các sách Tin mừng.
Hơn nữa, Dei Verbum xác nhận tính cách lịch sử của các sách Tin mừng: chúng "trung thành truyền đạt những gì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong cuộc đời của Người giữa những con người, thực sự đã làm và dạy vì sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ" (DV, 19). Sau đó, Hiến chế mô tả diễn trình dẫn đến việc soạn thảo bốn sách Tin Mừng: những sách này không tạo thành một tác phẩm tượng trưng, thần thoại hay thi ca phát xuất từ các tác giả ẩn danh, nhưng chúng đại diện cho một trình thuật đáng tin cậy các biến cố trong cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Sẽ là một sai lầm khi tìm kiếm một sự tương ứng chính xác giữa từng chi tiết của bản văn và một biến cố đặc thù này nọ, vì viễn cảnh như vậy không tương ứng với bản chất cũng như dự án của các Tin mừng. Tuy nhiên, các nhân tố khác nhau có thể sửa đổi các tường thuật và thiết lập sự khác biệt giữa chúng không ngăn cản việc trình bày các biến cố cách xứng đáng. Đôi khi người ta sai lầm duy trì giả thuyết cho rằng có sự gián đoạn giữa Chúa Giêsu, và các truyền thống có nhắc đến Người, hoặc sự thiếu quan tâm đối với bản văn để trình bày nó một cách thỏa đáng, hoặc việc nó không có khả năng làm điều đó. Trái lại, các sách Tin mừng cho phép nối kết chúng ta một cách trung thực với Chúa Giêsu đích thật.
84. Trong Tân Ước, có thể phân biệt theo thể loại văn học chuyên biệt của chúng, các Tin Mừng, các thư của các Tông đồ, và cuối cùng là Sách Khải Huyền. Sự phân loại này xác định việc chúng ta trình bày vấn đề "sự thật" như các sách này đề cập đến nó.
3.1 Các sách Tin mừng
Trong số các sách của Kinh thánh Kitô giáo, địa vị trổi vượt dành cho các sách Tin Mừng, được coi như những chứng từ bằng văn bản về sự mặc khải thần thiêng ở đỉnh cao của nó. Thực thế, chúng ta tìm thấy ở đó sự chứng thực cho việc tự tỏ mình ra của Thiên Chúa qua Con của Người, Đấng, nhờ trở thành phàm nhân, đã sống, chịu đau khổ và chết, và nhờ sự phục sinh của Người đã nâng nhân tính của chúng ta lên vinh quang thần thiêng. Hiến chế Dei Verbum quả quyết: "Sự thật sâu xa [...] về Thiên Chúa và sự cứu rỗi con người rạng sáng cho chúng ta trong Chúa Kitô" (DV, số 2). Hiến chế rút tỉa hậu quả của lời quả quyết này: "Giữa tất cả các sách Kinh thánh, ngay cả những sách trong Tân Ước, các sách Tin mừng, đều có một ưu thế xứng đáng, bao lâu chúng tạo nên chứng từ trổi vượt về cuộc sống và về học lý của Lời Nhập thể, vị Cứu tinh của chúng ta" (DV:18). Cùng bản văn của công đồng này hỗ trợ nguồn gốc Tông đồ của bốn sách Tin Mừng: các Tông đồ, với tư cách là "nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa" (Lc 1:2), cũng như các môn đệ của các ngài, nối kết Giáo hội với chính Chúa Kitô, bằng lời chứng viết của các sách Tin mừng.
Hơn nữa, Dei Verbum xác nhận tính cách lịch sử của các sách Tin mừng: chúng "trung thành truyền đạt những gì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong cuộc đời của Người giữa những con người, thực sự đã làm và dạy vì sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ" (DV, 19). Sau đó, Hiến chế mô tả diễn trình dẫn đến việc soạn thảo bốn sách Tin Mừng: những sách này không tạo thành một tác phẩm tượng trưng, thần thoại hay thi ca phát xuất từ các tác giả ẩn danh, nhưng chúng đại diện cho một trình thuật đáng tin cậy các biến cố trong cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Sẽ là một sai lầm khi tìm kiếm một sự tương ứng chính xác giữa từng chi tiết của bản văn và một biến cố đặc thù này nọ, vì viễn cảnh như vậy không tương ứng với bản chất cũng như dự án của các Tin mừng. Tuy nhiên, các nhân tố khác nhau có thể sửa đổi các tường thuật và thiết lập sự khác biệt giữa chúng không ngăn cản việc trình bày các biến cố cách xứng đáng. Đôi khi người ta sai lầm duy trì giả thuyết cho rằng có sự gián đoạn giữa Chúa Giêsu, và các truyền thống có nhắc đến Người, hoặc sự thiếu quan tâm đối với bản văn để trình bày nó một cách thỏa đáng, hoặc việc nó không có khả năng làm điều đó. Trái lại, các sách Tin mừng cho phép nối kết chúng ta một cách trung thực với Chúa Giêsu đích thật.
3.2 Các Tin Mừng nhất lãm
85. Bây giờ, đầu tiên, trong các Tin mừng nhất lãm và sau đó trong Tin mừng Gioan, chúng ta hãy xem xét Chúa Kitô đã tiết lộ sự thật nào về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi con người. Hiển nhiên, ta không thể trình bày đầy đủ vấn đề ở đây, mà chỉ có thể đề cập một loạt các nhận xét quan trọng để thấu hiểu nó.
a. Sự thật về Chúa
Theo Mt 11:27 (x. Lc 10:22), Chúa Giêsu khẳng định: "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho". Chúa Giêsu chứng thực một mối liên hệ tuyệt đối và một hiểu biết hỗ tương giữa chính Người và Thiên Chúa. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu như Con của chính Người (xem Mt 3:17; 17:5; Lc 3:22; 9:35) và Chúa Giêsu biết Thiên Chúa như Cha của chính Người, Đấng mà Người có mối liên hệ hoàn toàn độc đáo. Sự hiểu biết này về Chúa Cha là nền tảng của việc Chúa Giêsu có khả năng mặc khải Thiên Chúa và làm ta biết được khuôn mặt thật của Người. Và sự mặc khải của Người về Thiên Chúa như Cha luôn ngụ ý muốn nói đến sự mặc khải về chính Người như Chúa Con. Các yếu tố này đặt nền tảng cho nhiệm vụ chính của sứ mệnh Người: là mặc khải Thiên Chúa. Lời nói của Chúa Giêsu, và cả công trình của Người, và toàn bộ hành trình của Người đều mặc khải Thiên Chúa, và đòi phải liên tục chú ý đến sự mặc khải này.
Trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu mặc khải cho các thính giả của Người Thiên Chúa như Cha một cách đặc biệt rõ ràng. Sự mặc khải này xuất hiện đặc biệt trong Bài giảng trên núi (xem Mt 5-7). Chúa Giêsu cho các thính giả của Người biết rằng Cha của họ biết họ cần những gì trước khi họ kêu cầu (xem Mt 6:8) và dạy họ quay về với Thiên Chúa bằng cách gọi Người là "Cha của chúng con ở trên trời"(Mt 6:9). Người dạy họ về sự quan tâm lo lắng của Chúa Cha, một quan tâm khiến cho mối quan tâm của con người trở nên thừa thãi (xem Mt 6:25-34). Chúa Cha, Đấng mà các ơn phúc được ban cho cả người tốt lẫn người xấu, là mô hình của mọi hành động: "Do đó, các con cũng hãy hoàn hảo như Cha trên trời của các con là Đấng hoàn hảo" (Mt 5:48). Chúa Giêsu khẳng định rằng chỉ có ai thực hiện "ý muốn của Cha Ta ở trên trời" (Mt 7:21) mới ở trên đường công chính, và sẽ tránh khỏi thảm họa cuối cùng (xem Mt 7:24-27). Các thính giả của Chúa Giêsu là "ánh sáng thế gian" (Mt 5:14), và có bổn phận làm cho người ta biết Chúa Cha bằng những việc tốt lành của họ, để người ta “tôn vinh” Cha “ở trên trời” (Mt 5:16). Khi mặc khải Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng giao phó sứ mệnh làm người ta biết Chúa Cha.
Trong Tin mừng Luca, Chúa Giêsu, khi mặc khải Chúa Cha, trước nhất, đã nhấn mạnh đến lòng thương xót của Người đối với các tội nhân. Ngài minh họa một cách tuyệt vời lòng thương xót của Thiên Chúa trong câu chuyện dụ ngôn về người cha có hai con trai và chào đón một cách hân hoan và đầy thương xót đứa con đã hư mất, bằng cách, mặt khác, cố gắng thuyết phục người con vẫn ở nhà (x. Lc 15:11-32). Chúa Giêsu giải thích và biện minh, với sự giúp đỡ của dụ ngôn này, thái độ của Người đối với tội nhân (x. Lc 15:1-10). Trong phần kết của câu chuyện liên quan đến người thu thuế Giakêu, Người khẳng định: "Thực thế, Con Người đến tìm và cứu lấy những gì đã hư mất" (Lc 19:10). Do đó, Người trình bày chính tâm điểm sứ mệnh của Người và biểu lộ ý muốn và hành động của Chúa Cha.
Cách Thánh Máccô mô tả buổi đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu đầy đủ ý nghĩa và chương trình: " Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng’"(Mc 1: 14-15). Nội dung lời loan báo của Chúa Giêsu là "Tin mừng của Thiên Chúa", Tin mừng nói về Thiên Chúa và đến từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến như Đấng mặc khải Thiên Chúa, và việc mặc khải của Người là Tin mừng. Người tuyên bố rằng Nước Thiên Chúa đã gần kề. Thực tại của "Vương quốc Thiên Chúa" là tâm điểm lời rao giảng của Chúa Giêsu trong Tin mừng nhất lãm. Lời rao giảng này cho thấy chủ quyền vương đế của Thiên Chúa, mối quan tâm mục tử của Người đối với con người, sự can thiệp tích cực và mạnh mẽ của Người vào lịch sử loài người. Trong suốt thừa tác vụ và bằng tất cả hành động của Người, Chúa Giêsu giải thích và phân tích sự thật này về Thiên Chúa.
b. Sự thật về ơn cứu rỗi con người
86. Con người là một tạo vật của Thiên Chúa mà với họ, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đại diện cho một mô hình mẫu mực về lòng biết ơn, vâng phục và cởi mở, đối diện với Chúa Cha, vốn là nền tảng của mọi ơn cứu rỗi.
Việc chữa lành bệnh tật và việc giải thoát những người bị quỷ ám là một phần chủ yếu trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Thánh Mátthêu đặt cùng một bản tóm tắt này ở phần đầu (Mt 4:23) và phần cuối (Mt 9:35) trình thuật về buổi khởi đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (xem Mt 5:1-9.34). Trong bản tóm tắt này, hai hành động của Chúa Giêsu được đề cập: việc loan báo Tin Mừng Nước Trời và việc chữa lành "mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân" (Mt 4:23). Trong hành động này của Chúa Giêsu, cùng một lúc cho thấy cả sự tật nguyền lẫn các nhu cầu của con người, và sự đại lượng và quyền năng của Chúa Giêsu trong việc vượt qua nỗi khốn khổ này. Đấng loan báo Nước Thiên Chúa mang lại sự cứu rỗi đầy hiệu lực cho cơ thể, và biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa đối với tạo vật đau khổ của Người, cũng như ý chí muốn cứu vớt họ của Người. Hành động này của Chúa Giêsu được chào đón một cách nhiệt tình. Do đó, Thánh Mátthêu phát biểu như sau: " Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền : những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt ; và Người đã chữa họ” (Mt 4:24). Trong nhiều câu chuyện, rõ ràng Chúa Giêsu không áp đặt sự chữa lành; Người giả định phải có đức tin nơi những người đến với Người (xem Mt 8:10; 9:22.28; 15:28). Tường thuật về chuyến viếng thăm Nadarét của Người kết thúc bằng lời nhận xét: "Và Người không làm được nhiều phép lạ ở đó, vì họ thiếu đức tin" (Mt 13:58).
Các vụ chữa lành là có thật và có ý nghĩa, nhưng chúng không phải là mục tiêu của thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ngay cả trước khi sinh ra, thiên thần đã giải thích cho Thánh Giuse ý nghĩa tên của Chúa Giêsu:
"Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1:21). Nỗi khốn khổ lớn nhất của con người không phải là bệnh tật, mà là tội lỗi, nghĩa là mối liên hệ với Thiên Chúa và với người lân cận đã sụp đổ và tan vỡ. Con người không còn khả năng thoát khỏi tình trạng khốn khổ này, họ cần một vị cứu tinh quyền năng, Đấng hòa giải họ với Thiên Chúa. Tên "Giêsu" có nghĩa là "Chúa cứu rỗi". Trong ngôi vị Con của Người là Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gửi đến Đấng Cứu Chúa của Israel và của toàn thể nhân loại. Chúa Giêsu đến gần những người tội lỗi, không phải với tư cách là một thẩm phán, nhưng là một thầy thuốc nhân từ, tìm cách chữa lành cho họ và kêu gọi họ hoán cải (xem Mt 9:12-13). Người hiến "mạng sống Người làm giá chuộc muôn người" (Mt 20:28; Mc 10:45). Máu của Người là "máu giao ước, đổ ra để chuộc tội lỗi" (Mt 26:28). Sự hy sinh đời sống Người đã đóng ấn cho một giao ước mới và dứt khoát giữa Thiên Chúa, Israel và toàn thể nhân loại; Người phê chuẩn sự hòa giải của Thiên Chúa với loài người. Đó là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Chấp nhận lời mời để được cứu rỗi, hoặc từ chối nó và đánh mất chính mình, chỉ phụ thuộc vào quyết định tự do của con người (x. Mt 22:1-13; 25:1-13.14-30).
Tin Mừng Luca đã mạnh dạn mô tả sự cứu rỗi qua trung gian Chúa Con hệ ở việc gì. Khi Chúa Giêsu sinh ra, một thiên thần của Chúa công bố: "Nầy, tôi loan báo cho anh em [...] một niềm vui lớn: [...] một Đấng Cứu Rỗi được sinh ra cho anh em là Chúa Kitô" (Lc 2:10-11). Sau đó, tác giả Tin Mừng mô tả toàn bộ công trình và hành trình của Chúa Giêsu cho đến khi Người chịu đóng đinh. Câu chuyện đóng đinh được tiếp theo bởi nhiều sự sỉ nhục mà vị cứu tinh và Chúa Kitô phải chịu, Đấng không tự cứu lấy mình (xem Lc 23:35-39). Nhưng ở phần cuối câu chuyện, một trong hai kẻ bất lương bị đóng đinh cùng với Người (Lc 23:33) đã ăn năn vì những hành động xấu xa của mình và bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu và vào Nước Thiên Chúa mà Người công bố (xem Lc 23:40-42). Và Chúa Giêsu trả lời anh ta: "Quả thực, Ta nói với con, hôm nay, con sẽ ở Thiên đàng với Ta" (Lc 23:43). Chúa Giêsu hứa cho người bất lương ăn năn hối cải sự viên mãn của ơn cứu rỗi, hiệp thông tức khắc với Thiên Chúa, Đấng bao gồm sự tha thứ tội lỗi và việc vượt qua cái chết. Các lần hiện ra của Chúa Giêsu Phục sinh (Lc 24: 1-53) nhấn mạnh và xác nhận sự kiện này: Chúa Kitô đã đi vào vinh quang của Người (x.Lc 24:26), và Người là Đấng Cứu Rỗi, có khả năng ban ơn cứu rỗi mà Người đã hứa với người bất lương cùng bị đóng đinh.
Chúng ta hãy nhấn mạnh một lần nữa đặc tính phổ quát của ơn cứu rỗi được Đức Giêsu mặc khải và thực hiện. Sứ mệnh của Người được ngỏ trước hết với dân tộc Israel (xem Mt 15:24; xem Mt 10:6), nhưng nó có ý định dành cho mọi dân tộc. Tin Mừng của Người được loan báo khắp thế giới (xem Mt 2:14; 26:13; xem Mc 14: 9), và các môn đệ của Người được sai đến mọi dân tộc (x. Mt 28:19; x. Lc 24:47). Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu đến như Cứu Chúa của nhân loại.
Kỳ tới: Tin Mừng Gioan
85. Bây giờ, đầu tiên, trong các Tin mừng nhất lãm và sau đó trong Tin mừng Gioan, chúng ta hãy xem xét Chúa Kitô đã tiết lộ sự thật nào về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi con người. Hiển nhiên, ta không thể trình bày đầy đủ vấn đề ở đây, mà chỉ có thể đề cập một loạt các nhận xét quan trọng để thấu hiểu nó.
a. Sự thật về Chúa
Theo Mt 11:27 (x. Lc 10:22), Chúa Giêsu khẳng định: "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho". Chúa Giêsu chứng thực một mối liên hệ tuyệt đối và một hiểu biết hỗ tương giữa chính Người và Thiên Chúa. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu như Con của chính Người (xem Mt 3:17; 17:5; Lc 3:22; 9:35) và Chúa Giêsu biết Thiên Chúa như Cha của chính Người, Đấng mà Người có mối liên hệ hoàn toàn độc đáo. Sự hiểu biết này về Chúa Cha là nền tảng của việc Chúa Giêsu có khả năng mặc khải Thiên Chúa và làm ta biết được khuôn mặt thật của Người. Và sự mặc khải của Người về Thiên Chúa như Cha luôn ngụ ý muốn nói đến sự mặc khải về chính Người như Chúa Con. Các yếu tố này đặt nền tảng cho nhiệm vụ chính của sứ mệnh Người: là mặc khải Thiên Chúa. Lời nói của Chúa Giêsu, và cả công trình của Người, và toàn bộ hành trình của Người đều mặc khải Thiên Chúa, và đòi phải liên tục chú ý đến sự mặc khải này.
Trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu mặc khải cho các thính giả của Người Thiên Chúa như Cha một cách đặc biệt rõ ràng. Sự mặc khải này xuất hiện đặc biệt trong Bài giảng trên núi (xem Mt 5-7). Chúa Giêsu cho các thính giả của Người biết rằng Cha của họ biết họ cần những gì trước khi họ kêu cầu (xem Mt 6:8) và dạy họ quay về với Thiên Chúa bằng cách gọi Người là "Cha của chúng con ở trên trời"(Mt 6:9). Người dạy họ về sự quan tâm lo lắng của Chúa Cha, một quan tâm khiến cho mối quan tâm của con người trở nên thừa thãi (xem Mt 6:25-34). Chúa Cha, Đấng mà các ơn phúc được ban cho cả người tốt lẫn người xấu, là mô hình của mọi hành động: "Do đó, các con cũng hãy hoàn hảo như Cha trên trời của các con là Đấng hoàn hảo" (Mt 5:48). Chúa Giêsu khẳng định rằng chỉ có ai thực hiện "ý muốn của Cha Ta ở trên trời" (Mt 7:21) mới ở trên đường công chính, và sẽ tránh khỏi thảm họa cuối cùng (xem Mt 7:24-27). Các thính giả của Chúa Giêsu là "ánh sáng thế gian" (Mt 5:14), và có bổn phận làm cho người ta biết Chúa Cha bằng những việc tốt lành của họ, để người ta “tôn vinh” Cha “ở trên trời” (Mt 5:16). Khi mặc khải Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng giao phó sứ mệnh làm người ta biết Chúa Cha.
Trong Tin mừng Luca, Chúa Giêsu, khi mặc khải Chúa Cha, trước nhất, đã nhấn mạnh đến lòng thương xót của Người đối với các tội nhân. Ngài minh họa một cách tuyệt vời lòng thương xót của Thiên Chúa trong câu chuyện dụ ngôn về người cha có hai con trai và chào đón một cách hân hoan và đầy thương xót đứa con đã hư mất, bằng cách, mặt khác, cố gắng thuyết phục người con vẫn ở nhà (x. Lc 15:11-32). Chúa Giêsu giải thích và biện minh, với sự giúp đỡ của dụ ngôn này, thái độ của Người đối với tội nhân (x. Lc 15:1-10). Trong phần kết của câu chuyện liên quan đến người thu thuế Giakêu, Người khẳng định: "Thực thế, Con Người đến tìm và cứu lấy những gì đã hư mất" (Lc 19:10). Do đó, Người trình bày chính tâm điểm sứ mệnh của Người và biểu lộ ý muốn và hành động của Chúa Cha.
Cách Thánh Máccô mô tả buổi đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu đầy đủ ý nghĩa và chương trình: " Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng’"(Mc 1: 14-15). Nội dung lời loan báo của Chúa Giêsu là "Tin mừng của Thiên Chúa", Tin mừng nói về Thiên Chúa và đến từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến như Đấng mặc khải Thiên Chúa, và việc mặc khải của Người là Tin mừng. Người tuyên bố rằng Nước Thiên Chúa đã gần kề. Thực tại của "Vương quốc Thiên Chúa" là tâm điểm lời rao giảng của Chúa Giêsu trong Tin mừng nhất lãm. Lời rao giảng này cho thấy chủ quyền vương đế của Thiên Chúa, mối quan tâm mục tử của Người đối với con người, sự can thiệp tích cực và mạnh mẽ của Người vào lịch sử loài người. Trong suốt thừa tác vụ và bằng tất cả hành động của Người, Chúa Giêsu giải thích và phân tích sự thật này về Thiên Chúa.
b. Sự thật về ơn cứu rỗi con người
86. Con người là một tạo vật của Thiên Chúa mà với họ, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đại diện cho một mô hình mẫu mực về lòng biết ơn, vâng phục và cởi mở, đối diện với Chúa Cha, vốn là nền tảng của mọi ơn cứu rỗi.
Việc chữa lành bệnh tật và việc giải thoát những người bị quỷ ám là một phần chủ yếu trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Thánh Mátthêu đặt cùng một bản tóm tắt này ở phần đầu (Mt 4:23) và phần cuối (Mt 9:35) trình thuật về buổi khởi đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (xem Mt 5:1-9.34). Trong bản tóm tắt này, hai hành động của Chúa Giêsu được đề cập: việc loan báo Tin Mừng Nước Trời và việc chữa lành "mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân" (Mt 4:23). Trong hành động này của Chúa Giêsu, cùng một lúc cho thấy cả sự tật nguyền lẫn các nhu cầu của con người, và sự đại lượng và quyền năng của Chúa Giêsu trong việc vượt qua nỗi khốn khổ này. Đấng loan báo Nước Thiên Chúa mang lại sự cứu rỗi đầy hiệu lực cho cơ thể, và biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa đối với tạo vật đau khổ của Người, cũng như ý chí muốn cứu vớt họ của Người. Hành động này của Chúa Giêsu được chào đón một cách nhiệt tình. Do đó, Thánh Mátthêu phát biểu như sau: " Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền : những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt ; và Người đã chữa họ” (Mt 4:24). Trong nhiều câu chuyện, rõ ràng Chúa Giêsu không áp đặt sự chữa lành; Người giả định phải có đức tin nơi những người đến với Người (xem Mt 8:10; 9:22.28; 15:28). Tường thuật về chuyến viếng thăm Nadarét của Người kết thúc bằng lời nhận xét: "Và Người không làm được nhiều phép lạ ở đó, vì họ thiếu đức tin" (Mt 13:58).
Các vụ chữa lành là có thật và có ý nghĩa, nhưng chúng không phải là mục tiêu của thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ngay cả trước khi sinh ra, thiên thần đã giải thích cho Thánh Giuse ý nghĩa tên của Chúa Giêsu:
"Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1:21). Nỗi khốn khổ lớn nhất của con người không phải là bệnh tật, mà là tội lỗi, nghĩa là mối liên hệ với Thiên Chúa và với người lân cận đã sụp đổ và tan vỡ. Con người không còn khả năng thoát khỏi tình trạng khốn khổ này, họ cần một vị cứu tinh quyền năng, Đấng hòa giải họ với Thiên Chúa. Tên "Giêsu" có nghĩa là "Chúa cứu rỗi". Trong ngôi vị Con của Người là Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gửi đến Đấng Cứu Chúa của Israel và của toàn thể nhân loại. Chúa Giêsu đến gần những người tội lỗi, không phải với tư cách là một thẩm phán, nhưng là một thầy thuốc nhân từ, tìm cách chữa lành cho họ và kêu gọi họ hoán cải (xem Mt 9:12-13). Người hiến "mạng sống Người làm giá chuộc muôn người" (Mt 20:28; Mc 10:45). Máu của Người là "máu giao ước, đổ ra để chuộc tội lỗi" (Mt 26:28). Sự hy sinh đời sống Người đã đóng ấn cho một giao ước mới và dứt khoát giữa Thiên Chúa, Israel và toàn thể nhân loại; Người phê chuẩn sự hòa giải của Thiên Chúa với loài người. Đó là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Chấp nhận lời mời để được cứu rỗi, hoặc từ chối nó và đánh mất chính mình, chỉ phụ thuộc vào quyết định tự do của con người (x. Mt 22:1-13; 25:1-13.14-30).
Tin Mừng Luca đã mạnh dạn mô tả sự cứu rỗi qua trung gian Chúa Con hệ ở việc gì. Khi Chúa Giêsu sinh ra, một thiên thần của Chúa công bố: "Nầy, tôi loan báo cho anh em [...] một niềm vui lớn: [...] một Đấng Cứu Rỗi được sinh ra cho anh em là Chúa Kitô" (Lc 2:10-11). Sau đó, tác giả Tin Mừng mô tả toàn bộ công trình và hành trình của Chúa Giêsu cho đến khi Người chịu đóng đinh. Câu chuyện đóng đinh được tiếp theo bởi nhiều sự sỉ nhục mà vị cứu tinh và Chúa Kitô phải chịu, Đấng không tự cứu lấy mình (xem Lc 23:35-39). Nhưng ở phần cuối câu chuyện, một trong hai kẻ bất lương bị đóng đinh cùng với Người (Lc 23:33) đã ăn năn vì những hành động xấu xa của mình và bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu và vào Nước Thiên Chúa mà Người công bố (xem Lc 23:40-42). Và Chúa Giêsu trả lời anh ta: "Quả thực, Ta nói với con, hôm nay, con sẽ ở Thiên đàng với Ta" (Lc 23:43). Chúa Giêsu hứa cho người bất lương ăn năn hối cải sự viên mãn của ơn cứu rỗi, hiệp thông tức khắc với Thiên Chúa, Đấng bao gồm sự tha thứ tội lỗi và việc vượt qua cái chết. Các lần hiện ra của Chúa Giêsu Phục sinh (Lc 24: 1-53) nhấn mạnh và xác nhận sự kiện này: Chúa Kitô đã đi vào vinh quang của Người (x.Lc 24:26), và Người là Đấng Cứu Rỗi, có khả năng ban ơn cứu rỗi mà Người đã hứa với người bất lương cùng bị đóng đinh.
Chúng ta hãy nhấn mạnh một lần nữa đặc tính phổ quát của ơn cứu rỗi được Đức Giêsu mặc khải và thực hiện. Sứ mệnh của Người được ngỏ trước hết với dân tộc Israel (xem Mt 15:24; xem Mt 10:6), nhưng nó có ý định dành cho mọi dân tộc. Tin Mừng của Người được loan báo khắp thế giới (xem Mt 2:14; 26:13; xem Mc 14: 9), và các môn đệ của Người được sai đến mọi dân tộc (x. Mt 28:19; x. Lc 24:47). Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu đến như Cứu Chúa của nhân loại.
Kỳ tới: Tin Mừng Gioan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét