Đức Thượng Phụ Kirill đã tuyên bố
đóng cửa các nhà thờ, đình chỉ các thánh lễ
Đặng Tự Do
Theo sau một sắc lệnh của chính
phủ Ý đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo công cộng trên khắp nước Ý, tối Chúa
Nhật 8 tháng Ba, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, đã công bố đình
chỉ các Thánh lễ và các phụng vụ khác dành cho công chúng.
Hôm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis lại đi xa hơn một bước nữa, và tuyên bố thêm rằng tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 3 tháng Tư, ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Trước các diễn biến này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Tass của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill cho rằng đó là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”.
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã ra lệnh đình chỉ các Phụng vụ Thánh của Chính Thống Giáo trên thế giới. Đức Thượng Phụ Kirill cũng đã lặp lại quan điểm này và nói rằng Chính Thống Giáo Nga sẽ vẫn tiếp tục cử hành các Phụng Vụ trong mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải thay đổi lập trường.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật, Đức Thượng Phụ Kirill khuyên các tín hữu không nên đến nhà thờ, vì tình trạng dịch bệnh coronavirus. Ngài cũng khuyên họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe của chính quyền.
Cho đến sáng ngày thứ Ba 31 tháng Ba, Nga đã có 1,836 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 9 người đã chết. Tuy nhiên, may mắn là trong 1,836 trường hợp nhiễm bệnh chỉ có 8 trường hợp là nghiêm trọng phải vào bệnh viện. 66 trường hợp được xác nhận đã bình phục hoàn toàn.
Nhiều giáo sĩ và giáo dân Chính thống giáo Nga coi sự thay đổi lập trường này của Đức Thượng Phụ Kirill là sự đầu hàng trước “nỗi ám ảnh của những kẻ vô thần”.
Để biện minh cho quyết định của ngài, Đức Thượng Phụ đã trích dẫn một tấm gương về một ẩn sĩ từ thời cổ đại. Ngài nói trong thánh lễ tại Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tại thủ đô Mạc Tư Khoa rằng:
“Tôi sẽ không bao giờ ra lệnh như thế nếu tôi không nhớ đến tấm gương tuyệt vời và thánh thiện của Thánh Nữ Maria người Ai Cập.”
Thánh nhân là một ẩn sĩ sống ở thế kỷ thứ 4 “trong 47 năm giữa sa mạc trong sự cô lập tuyệt đối, và ăn chay nhiệm nhặt”. Ngài được các Giáo hội Chính thống và Coplic tôn kính đặc biệt. “Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng tuyên bố một lời thề anh hùng là không rời khỏi nhà mình, giống như vị thánh vẫn ở trong sa mạc, cho dù với giá phải trả là chết vì khát”.
Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng mối đe dọa của đại dịch là “rất nghiêm trọng” và đang lây lan nhanh tại Nga. “Vào thời điểm này, các công dân Nga có thể chưa nhận ra sự nghiêm trọng của tình hình, tuy nhiên điều này là hiển nhiên khi nhìn vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ngài nói.
Tại St. Petersburg, Thống đốc Aleksandr Beglov đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập tại các nơi thờ phượng cho đến ngày 5 tháng Tư, bất chấp sự phản đối từ các linh mục Chính thống địa phương đã kháng cáo viện dẫn luật tự do lương tâm, và thờ phượng.
Cha Georgij Mitrofanov, là giáo sư lịch sử và thần học tại Học viện Thần học St. Petersburg, đã giải thích sự miễn cưỡng của các tín hữu và giáo sĩ đối với các chỉ dẫn của chính quyền là vì mức độ tin cậy thấp mà dân chúng có đối với nhà cầm quyền.
“Quyền lực nhà nước luôn thờ ơ với nhu cầu của mọi người, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây” - Cha Georgij giải thích với Đài phát thanh Svoboda - “Họ luôn nói dối chúng ta, và ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục nói dối, điều này là hiển nhiên. Các quan chức chỉ lo cho quyền lợi của mình chứ không phải của người dân, và do đó họ sẵn sàng truyền bá bất kỳ lời nói dối nào, nếu điều đó là nhằm bảo vệ chính họ. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta với tình hình ở Ý và ở nhiều quốc gia khác: chính quyền của chúng ta biết cách nói dối hay lắm.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin có biệt tài chữa coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một trong những tin tức ngoạn mục nhất lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga trong những ngày này liên quan đến “sự chữa lành kỳ diệu” của một chàng trai trẻ tại bệnh viện Kransarka. Anh Dmitrij Garkavi, là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình trẻ tại bệnh viện Sechenov ở Mạc Tư Khoa. Ví các triệu chứng sốt cao, khó thở và ho nhiều, ngày 19 tháng Ba, anh bị đưa vào khoa truyền nhiễm của bệnh viện Kransarka, là một bệnh viện ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, dành cho các bệnh nhân coronavirus.
Hôm 24 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm những bệnh nhân trong đó có Garkavi, hỏi xem mọi thứ có ổn không và họ có hài lòng với việc điều trị y tế tại đây không. Sau cuộc gặp gỡ này, Garkavi bắt đầu lành bệnh đột ngột, theo lời kể của bác sĩ Andrej Volna, bạn của Garkavi, cũng là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại Mạc Tư Khoa. Bác sĩ này nói trong một bài đăng trên Facebook rằng không thể chữa lành bệnh viêm phổi nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong cùng ngày Garkavi đã bác bỏ những diễn giải kỳ diệu về sự phục hồi của mình, và cho biết anh ta đang tiếp tục quá trình điều trị và chờ đợi xét nghiệm thứ ba đối với coronavirus.
Thủ tướng Mikhail Mishustin, đang đề xuất áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất trên toàn quốc, theo bước của Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobjanin, là người đã quyết định kiểm soát tất cả người dân Mạc Tư Khoa thông qua điện thoại thông minh. Nhà lãnh đạo thủ đô này đang nổi lên như một nhân vật có thẩm quyền nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị có khả năng thay cho ông Putin.
Hôm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis lại đi xa hơn một bước nữa, và tuyên bố thêm rằng tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 3 tháng Tư, ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Trước các diễn biến này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Tass của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill cho rằng đó là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”.
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã ra lệnh đình chỉ các Phụng vụ Thánh của Chính Thống Giáo trên thế giới. Đức Thượng Phụ Kirill cũng đã lặp lại quan điểm này và nói rằng Chính Thống Giáo Nga sẽ vẫn tiếp tục cử hành các Phụng Vụ trong mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải thay đổi lập trường.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật, Đức Thượng Phụ Kirill khuyên các tín hữu không nên đến nhà thờ, vì tình trạng dịch bệnh coronavirus. Ngài cũng khuyên họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe của chính quyền.
Cho đến sáng ngày thứ Ba 31 tháng Ba, Nga đã có 1,836 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 9 người đã chết. Tuy nhiên, may mắn là trong 1,836 trường hợp nhiễm bệnh chỉ có 8 trường hợp là nghiêm trọng phải vào bệnh viện. 66 trường hợp được xác nhận đã bình phục hoàn toàn.
Nhiều giáo sĩ và giáo dân Chính thống giáo Nga coi sự thay đổi lập trường này của Đức Thượng Phụ Kirill là sự đầu hàng trước “nỗi ám ảnh của những kẻ vô thần”.
Để biện minh cho quyết định của ngài, Đức Thượng Phụ đã trích dẫn một tấm gương về một ẩn sĩ từ thời cổ đại. Ngài nói trong thánh lễ tại Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tại thủ đô Mạc Tư Khoa rằng:
“Tôi sẽ không bao giờ ra lệnh như thế nếu tôi không nhớ đến tấm gương tuyệt vời và thánh thiện của Thánh Nữ Maria người Ai Cập.”
Thánh nhân là một ẩn sĩ sống ở thế kỷ thứ 4 “trong 47 năm giữa sa mạc trong sự cô lập tuyệt đối, và ăn chay nhiệm nhặt”. Ngài được các Giáo hội Chính thống và Coplic tôn kính đặc biệt. “Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng tuyên bố một lời thề anh hùng là không rời khỏi nhà mình, giống như vị thánh vẫn ở trong sa mạc, cho dù với giá phải trả là chết vì khát”.
Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng mối đe dọa của đại dịch là “rất nghiêm trọng” và đang lây lan nhanh tại Nga. “Vào thời điểm này, các công dân Nga có thể chưa nhận ra sự nghiêm trọng của tình hình, tuy nhiên điều này là hiển nhiên khi nhìn vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ngài nói.
Tại St. Petersburg, Thống đốc Aleksandr Beglov đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập tại các nơi thờ phượng cho đến ngày 5 tháng Tư, bất chấp sự phản đối từ các linh mục Chính thống địa phương đã kháng cáo viện dẫn luật tự do lương tâm, và thờ phượng.
Cha Georgij Mitrofanov, là giáo sư lịch sử và thần học tại Học viện Thần học St. Petersburg, đã giải thích sự miễn cưỡng của các tín hữu và giáo sĩ đối với các chỉ dẫn của chính quyền là vì mức độ tin cậy thấp mà dân chúng có đối với nhà cầm quyền.
“Quyền lực nhà nước luôn thờ ơ với nhu cầu của mọi người, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây” - Cha Georgij giải thích với Đài phát thanh Svoboda - “Họ luôn nói dối chúng ta, và ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục nói dối, điều này là hiển nhiên. Các quan chức chỉ lo cho quyền lợi của mình chứ không phải của người dân, và do đó họ sẵn sàng truyền bá bất kỳ lời nói dối nào, nếu điều đó là nhằm bảo vệ chính họ. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta với tình hình ở Ý và ở nhiều quốc gia khác: chính quyền của chúng ta biết cách nói dối hay lắm.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin có biệt tài chữa coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một trong những tin tức ngoạn mục nhất lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga trong những ngày này liên quan đến “sự chữa lành kỳ diệu” của một chàng trai trẻ tại bệnh viện Kransarka. Anh Dmitrij Garkavi, là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình trẻ tại bệnh viện Sechenov ở Mạc Tư Khoa. Ví các triệu chứng sốt cao, khó thở và ho nhiều, ngày 19 tháng Ba, anh bị đưa vào khoa truyền nhiễm của bệnh viện Kransarka, là một bệnh viện ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, dành cho các bệnh nhân coronavirus.
Hôm 24 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm những bệnh nhân trong đó có Garkavi, hỏi xem mọi thứ có ổn không và họ có hài lòng với việc điều trị y tế tại đây không. Sau cuộc gặp gỡ này, Garkavi bắt đầu lành bệnh đột ngột, theo lời kể của bác sĩ Andrej Volna, bạn của Garkavi, cũng là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại Mạc Tư Khoa. Bác sĩ này nói trong một bài đăng trên Facebook rằng không thể chữa lành bệnh viêm phổi nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong cùng ngày Garkavi đã bác bỏ những diễn giải kỳ diệu về sự phục hồi của mình, và cho biết anh ta đang tiếp tục quá trình điều trị và chờ đợi xét nghiệm thứ ba đối với coronavirus.
Thủ tướng Mikhail Mishustin, đang đề xuất áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất trên toàn quốc, theo bước của Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobjanin, là người đã quyết định kiểm soát tất cả người dân Mạc Tư Khoa thông qua điện thoại thông minh. Nhà lãnh đạo thủ đô này đang nổi lên như một nhân vật có thẩm quyền nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị có khả năng thay cho ông Putin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét