Mùa Chay Thánh năm 2012
bắt đầu
MÙA CHAY
"Mùa Chay nhằm chuẩn
bị cử hành lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử
hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác
nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh tẩy
và việc sám hối" (AC 27).
Mục đích Mùa Chay
Mục tiêu nhắm
tới:
Mùa Chay: bác ái(1), hãm mình(2),
nguyện cầu(3), chờ Chúa Phục sinh huy hoàng
(Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác
phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống" (Ez 33,11).
1- Mùa Chay kéo dài bao lâu?
- Mùa chay bắt
đầu từ Thứ Tư lễ Tro tới hết 5 tuần Chay. (tổng cộng 40 ngày), Thứ Năm, Sáu, Bảy
tuần Thánh được gọi là "Tam nhật thánh".
2- Ý nghĩa Phụng vụ mùa Chay:
- Trong thánh lễ Mùa Chay, chủ tế mặc áo tím, - bàn thờ không
đặt hoa trang hoàng, - lễ không đọc kinh Vinh Danh, - không Alleluia, - các bài
đọc hướng về sám hối, cải thiện, ca đoàn không dạo đàn vui,
-giáo dân không cưới hỏi trọng thể.
3-Mục đích mùa Chay thế nào?
- Theo tinh thần bài Tin mừng lễ Tro, Mùa Chay là thời gian:
*Ăn chay (Mt 6,
16-18)
(Hi sinh, hãm mình qua việc giữ chay kiêng thịt, từ bỏ tính mê, nết
xấu. Hãm mình điều gì thực tế với mình, vd: bớt hút thuốc, bớt ăn uống, bớt...)
*Cầu nguyện (Mt 6, 5-6)
(Chúa dạy "cầu nguyện luôn". Dù công việc bận rộn, miệng
luôn thần đọc lời nguyện tắt "Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi
các linh hồn". Cũng có thể đọc lời nào đã quen, hoặc đọc kinh Kính mừng,
hoặc kinh Lạy Cha, miễn là cầu nguyện luôn.
Suy gẫm Tình yêu Chúa trong suốt cuộc Thương khó, chết đau đớn, xỉ
nhục...
*Bố thí (Mt 6,2-3)
bác ái, chia sẻ, tha thứ cho tha nhân...),
(Trong gia đình: nhịn nhau, giúp nhau; Ngoài gia đình, giúp kẻ khó
khăn, thiếu thốn...)
4- Việc làm mùa Chay:
1/ Sám hối, xưng tội,
2/ Dự thánh lễ hàng ngày (nếu có thể) để nghe Lời Chúa, Rước Mình
Chúa,
3/ Viếng đàng Thánh giá thứ Sáu (để suy ngắm
tình yêu Chúa),
4/ Tham dự Tĩnh tâm của giáo xứ, cộng đoàn.
5/ Tùy ý đọc 15 kinh Suy gẫm Sự Thương khó Chúa (Mạc khải Brigitta)
Nhờ Đức Mẹ mà suy nghĩ, nói năng, hành động.
ĂN CHAY,
KIÊNG THỊT
TRONG
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ???
---------------------------
1. Xin cho biết Mục đích và Ý nghĩa việc ăn chay kiêng thịt
trong GHCG:
Ăn chay
là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước.
Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.
Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau:
Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.
Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau:
1/ Bỏ mình, hãm mình, hi sinh, đền tội, dẹp tính mê ăn uống, đó là một trong 7
mối tội đầu (Thứ 5 Kiêng bớt chớ mê ăn uống).
2/ Tỏ lòng Sám hối tội lỗi,
3/ Thông cảm Sự Thương khó của Chúa Kitô.
Mỗi người chúng ta, chẳng ai là
không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu
sót bỏ không làm việc tốt phải làm..."lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi
đàng".
Do đó, nếu
Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình
đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội "cách nặng" trong luyện
ngục đời sau!
2. GHCG dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?
a-Giáo hội toàn cầu chọn các
Thứ Sáu quanh năm làm ngày đền
tội (Gl khoản 1250), nhưng để tùy
mỗi Giáo hội địa phương xác định ăn chay kiêng thịt, Hội đồng Giám mục được chọn
hình thức khác thay thế.
b-Giáo hội chỉ buộc các giáo dân toàn cầu ăn
chay và kiêng thịt một năm
2 lần (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh) (Gl 1251).
c-Cũng
khoản 1251 này, Giáo hội dạy: " Vào các
ngày thứ sáu , nếu không trùng với ngày lễ Trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội
đồng Giám mục đã qui định (Gl 1253)".
3. Mấy tuổi thì ăn chay, kiêng
thịt?
- 18 tuổi trọn tới hết 59 là tuổi ăn chay (Gl 1252).
- 14 tuổi trọn (không nói kết thúc, nghĩa là trọn đời) là tuổi kiêng thịt.(Gl 1215)
4. Cách
ăn chay: Được ăn
một bữa trưa no (nếu bữa trưa là bữa chính, thì bữa sáng và bữa chiều cũng được
ăn ít hơn bữa trưa.
Phẩm và
lượng đồ ăn tùy phong tục địa phương (Đức GH Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội
Paenitemini ngày 17.2.1966).
Nhưng
trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v.
Cần để ý
đến tinh thần hi sinh, hãm mình, khắc khổ, tự chế.
5. Cách
kiêng thịt: Kiêng
các thứ thịt loài vật máu nóng (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng...
Nhưng được
ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế
từ mỡ loài vật (Paenitemini 3,1).
Được ăn
cháo lỏng có mùi thịt (meat gravy and sauces). (Catholic Alamnac 1989 Coi
Abstinence).
6. Được
tha giữ chay:
- Giáo hội không buộc người không thể giữ những luật buộc như ăn
chay, kiêng thịt. Giáo hội tha chung cho những người sau:
a/Những người vì sức khỏe, bệnh nhân...
b/Những người phải làm việc nặng nhọc,
c/Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,
d/Những người được cha xứ, Bề trên Dòng, Giám mục tha (Gl 1245)
7.Được
tha kiêng thịt:
a/ Tha chung Ngày Thứ Sáu gặp lễ Trọng (Gl 1251) (ví dụ lễ Thánh Cả Giuse trong
mùa Chay 2010, nhưng nếu địa phương cứ giữ "kiêng thịt ", thì cứ theo
địa phương.
b/ Người vì sức khỏe, hay công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,
c/ Người mà chủ nhà, chủ nhân, nhà thương không cho đồ ăn khác...
Ngoài ra, ai cần
tha thì xin phép linh mục xứ, cộng đoàn nơi mình đang ở.
8. Tại sao Giáo hội buộc kiêng
thịt mà lại cho ăn những món khác như tôm, cá, cua…đôi khi còn ngon và đắt
tiền hơn thịt nữa?
- Thông thường người ta từ nhỏ tới
lớn thích ăn thịt hơn ăn cá.
Thịt thường thơm ngon hơn mùi đồ
biển tanh tao (trừ người Do thái, cậu bé khi đi theo cha mẹ nghe Chúa giảng,
cũng đem 5 chiếc bánh mì đen và 2 con cá: "Ở
đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá )(Gioan 6,9),
Đàng khác theo y học, đạo đức học:
Thịt bò, thịt heo có nhiều chất kích thích tình dục hơn cá, tôm, cua (cá có máu
lạnh). Có thể đó là một lí do Giáo hội dạy kiêng thịt như một hình thức hãm
mình, sám hối tội lỗi.
Nếu là ngày Sám hối tội lỗi, thì ăn chay kiêng thịt là đúng ý
nghĩa rồi. Ngày sám hối mà "ăn thịt béo uống rượu ngon" thì gọi là ăn
Tiệc chứ ai gọi là ăn chay.
Nhưng nếu
vì kiêng thịt mà có người tránh miền này để qua miền khác mà ăn, hoặc đi tìm
cách ăn cho sang, cho ngon thì "hết ý kiến" như truyện vui như sau:
Ngày thứ
sáu mùa Chay kiêng thịt, một thanh niên khỏe mạnh vào quán ăn. Người tiếp viên
tới hỏi: Thưa ông dùng chi? Ông khách nói: Cho tôi đĩa cá sấu?- Xin lỗi,
chúng tôi không có.- Cho tôi đĩa cá voi?- Xin lỗi, chúng tôi không có.- Cho tôi
đĩa cá mập.- Xin lỗi, chúng tôi cũng không có.- Tiệm gì lạ vậy, Chúa ơi, xin
Chúa chứng giám, hôm nay con đành phải ăn thịt. Thế rồi anh gọi tiếp: Thôi, cho
tôi một đĩa thịt bò bít tết và một chai uýt ki. Làm dấu Thánh giá nghệch ngoạc
xong, ông ta ăn uống tỉnh bơ, và cảm thấy lương tâm yên ổn hơn khi nào hết!
:)))
9. Luật ăn chay kiêng thịt bên Mỹ thế nào?
*Riêng trong nước Mỹ, HĐGM chỉ định: giáo dân chỉ kiêng thịt các Thứ Sáu Mùa Chay (5 thứ 6, cộng
thêm thứ Tư lễ Tro và Thứ 6 Tuần thánh), chứ không kiêng thịt các thứ Sáu quanh
năm...
Dù kiêng
thịt, thứ Sáu mùa Chay "được ăn cháo lỏng có mùi thịt, meat gravy and
sauces".
(Catholic
Almanac 1989, coi Abstinence).
Theo quyết định của Hội đồng Giám mục, "Không cần xin phép miễn ăn chay, kiêng thịt. Để
tùy lương tâm cá nhân xác định, khi
có lý do đủ(sufficient reason), người ta có thể tự miễn ăn chay, kiêng thịt
vào ngày buộc. Nhưng Các Giám mục (Gl 1253) mạnh
mẽ khuyến khích dự lễ misa hàng ngày và giữ chay kiêng thịt vào ngày khác trong tuần để bù lại".
(Theo Tuần báo North Texas Catholic Feb. 24, 1995. P. 13).
10. Kết:
Giáo luật khoản 1249 viết: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối
theo các thức riêng của mỗi người. Nhưng
để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật
qui định những ngày thống hối , để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng
đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân, bằng
các trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và
kiêng thịt".
Gl khoản 1251 cũng khuyên các
chủ chăn và các phụ huynh dạy cho các em dù chưa đến tuổi buộc ăn
chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.
Ăn chay,
kiêng thịt trong đạo Công giáo, dù không nhiều như luật giữ chay của mấy đạo
khác...(Phật giáo: tín đồ ăn chay nhiều ngày…đạo Cao đài: tín hữu ăn chay
từ 2-10 ngày trong một tháng, hoặc ăn chay trường, nếu là bậc chức sắc. Đạo
Hồi có cả tháng cha Ramadan (không ăn, không uống, không hút thuốc và ngay cả
kiêng việc chăn gối).
Hy vọng
những người "con Chúa" không ai thấy ăn chay kiêng thịt đạo mình là
khó quá rồi kêu ca hay khinh thường phạm đến luật Hội thánh mà mang tội.
(Linh mục. Đoàn Quang, CMC, Lễ Thánh Cả Giuse Mùa Chay 2010
http://xuanha.net)
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THẦN
HỌC PHỤNG VỤ
Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời
thánh ca từ Sách Sáng thế: Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi
tro.
Lời Kinh thánh này nhắc
nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu "bụi tro" được
dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay. Trong bài viết
này tôi sẽ nói qua về lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ của Ngày Thứ Tư Lễ
Tro.
1. Lịch sử Thứ Tư Lễ Tro
Những Quy luật tổng
quát của Năm phụng vụ nói về ngày Thứ Tư Lễ Tro như sau: "Mùa Chay bắt đầu
từ Thư Tư Lễ Tro và kết thúc ngay truớc Thánh lễ Tiệc Ly. Ngày Thứ Tư đầu Mùa
Chay có xức tro; ngày đó khắp nơi ăn chay" (số 28 và 29). Lời chỉ dẫn này
cho chúng ta biết ý nghĩa của Ngày Thứ Tư Lễ Tro trong Năm phụng vụ, cũng như
trong suốt Mùa Chay thánh. Với Thứ Tư Lễ Tro, Giáo hội bắt đầu Mùa Chay. Ngoài
ra trong cơ cấu phụng vụ của ngày này, Giáo hội cử hành lễ nghi làm phép tro và
xức tro.
Trong truyền thống phụng
vụ từ thế kỷ thứ 7, Ngày Thứ Tư Lễ Tro là một ngày quan trọng, và không một lễ
nào có thề vượt lên trên. Người ta cũng gọi ngày này là "Ðầu Mùa
Chay" (Caput ieiunii), hay " Ðầu Mùa ăn chay 40 ngày" (Caput
Quadragesimalis). Việc ăn chay trong Mùa này đã có từ thời Ðức Giáo Hoàng
Gregoriô Cả (590-604).
Về nghi thức làm phép
tro và xức tro, qua thời gian lễ nghi này đã có sự biến đổi từ một nghi thức thống
hối trong định chế về tập tục thống hối công cộng thời xưa. Lịch sử phụng vụ về
việc thành hình Nghi thức cử hành bí tích thống hối và hòa giải, cũng như định
chế Giáo hội về một số sinh hoạt đặc biệt, đã có tục lệ bỏ tro cho hối nhân
công cộng đã phạm một số tội nặng cách công khai, mà mọi nguời đều biết, như chối
bỏ đức tin, giết người, ngoại tình . . . Những người này bị loại ra khỏi cộng
đoàn tín hữu. Ðể được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc thống hối công
cộng theo định chế Giáo hội đưa ra. Vào ngày thứ tư trước Chúa Nhật thứ nhất
Mùa Chay, những hối nhân công cộng này sẽ tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa, và
sau khi xưng thú tội của mình, họ sẽ được Ðức Giám mục trao cho chiếc áo nhậm
mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình. Sau đó họ bị đưổi ra
khỏi nhà thờ và được chỉ định đi tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc
thống hối đã ra cho họ. Vào sáng thứ năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập lại
tại nhà thờ chính tòa, được Ðức Giám mục xem xét việc thực hành thống hối của họ
trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng
đoàn. Từ đây họ được quyền tham dự các buổi cử hành bí tích. Tại Rôma, vào thế
kỷ thứ 7, các hối nhân công cộng tập họp tại một số nhà thờ tước hiệu (tituli)
của thành phố, cũng như tại 4 Ðại Vương cung thánh đường thánh Phêrô, thánh
Phaolô ngoại thành, thánh Gioan Lateranô và Ðức Bà Cả, để cử hành nghi lễ như vừa
nói trên đây.
Về sau định chế thống
hối công cộng không còn nữa, tuy nhiên lễ nghi bỏ tro vẫn còn giữ lại trong
ngày Thứ Tư Lễ Tro. Ðầu tiên chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình. Về sau
các Ðức Giáo hoàng và tín hữu đều lãnh tro, để tỏ lòng thống hối. Sang thế kỷ
thứ 10, thì có việc làm phép tro và một lời nguyện kèm theo bắt chước cơ cấu
thánh lễ, nghĩa là có lời nguyện giống như Kinh nguyện thánh thể, và việc lãnh
nhận tro như khi cử hành việc rước lễ.
Vào thế kỷ thứ 11,
cũng tại Rôma, Ðức Giáo hoàng tập họp các giáo sỹ, giáo dân tại nhà thờ thánh
Anastasia. Ngài làm phép tro, bỏ tro cho mọi người, sau đó tất cả đi kiệu về
nhà thờ thánh nữ Sabina ở đồi Aventino. Trong khi đ kiệu, Ðức Giáo hoàng và cộng
đoàn hát kinh cầu các thánh. Tất cả đều mặc áo nhậm, đi chân không, để tỏ lòng
thống hối ăn năn. Khi đoàn kiệu đến nhà thờ thánh Sabina, Ðức Giáo hoàng đọc lời
xá giải và cộng đoàn cùng hát bài "Chúng ta hãy thay đổi đời sống, Xức tro
và ăn chay hãm mình, khóc than vì lỗi lầm đã phạm. Hãy khẩn cầu Thiên Chúa
chúng ta. Vì Người rất từ bi nhân hậu sẵng sàng tha thứ mọi tội khiên"
(Immutemur, xc. Ge 2, 13). Sau đó ngài cử hành thánh lễ. Ðó là trạm đầu tiên
(statio) của Mùa Chay. Ngày nay vào Thứ Tư Lễ Tro, Ðức Giáo hoàng cũng đến làm
phép tro và bỏ tro tại nhà thờ thánh nữ Sabina theo truyền thống xưa. Trước đó
có cuộc rước kiệu từ nhà thờ thánh Anselmô cũng trên dồi Aventino. Tại nhà thờ
thánh nữ Sabina, ngài công bố sứ điệp Mùa Chay cho toàn thể Giáo hội (Sứ điệp
Mùa Chay năm 2002 mang tựa đề: Anh em đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho đi
nhưng không [Mt 10,8]).
Vào năm 1091, Công đồng
Benevento (Nam Italia) đã truyền cử hành nghi
lễ bỏ tro cho tất cả các nơi trong Giáo hội. Trong khi bỏ tro, vị linh mục đọc
lời : "Ta là thân cát bụi sẽ trỏ về cát bụi" (St 3, 19). Tro này lấy
từ những cành lá đã được làm phép trong ngày Chúa nhật Lễ Lá năm trước để lại.
Trước công cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng chung Vaticanô II, lễ nghi làm
phép tro và bỏ tro được cử hành trước thánh lễ. Vào năm 1970, khi công bố Sách
Lễ Rôma được tu chính, thì lễ nghi này được cử hành sau phần phụng vụ lời Chúa.
Ngoài câu trích từ Sách Sáng thế, còn có thêm một công thức dùng khi bỏ tro, lấy
từ Phúc âm: "Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng" (Mc 1,15). Với
công thức mới này được thêm vào, thì biểu hiệu "tro" đã mang thêm một
ý nghĩa mới nữa đó là việc canh tân đời sống trong suốt Mùa Chay thánh. Sau đây
là một trong hai lời nguyện làm phép tro: "Lạy Chúa, Chúa nhân từ đối với
ai khiêm tốn, và tha thứ cho kẻ biết ăn năn. Xin nghe lời chúng con khẩn nguyện
và rộng tay giáng phúc cho hết thảy chúng con sắp nhận lấy tro này, để chúng
con kiên trì giữ bốn mươi ngày chay thánh, và nhờ đó được nên tinh tuyền, xứng
đáng cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Ðức Kitô, Con Một Chúa, Ðấng hằng sống và
hiển trị muôn đời" (còn có một lời kinh khác trong Sách Lễ Rôma).
2. Ý nghĩa việc bỏ tro
và ngày Thứ Tư Lễ Tro
Trong Cựu Ước, việc xức
tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay
toàn thể cộng đoàn dân Israel .
Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (xc. St 3,18.27; Giob 34,
17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Giona 3,6; Giudith 4,16;
9,1).
Trong truyền thống
các đan sĩ và tụ viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự
khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Vì thế, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ
tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết. Thánh Martino
thành Tours bên
Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống
tro bụi". Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi
vẽ hình thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhặm và rồi các vị nằm
trên đó khi hấp hối và khi chết. Các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh
như của ăn. Ðó là một hình thức hãm mình nhiệm nhặt mà các tu sĩ phải giữ.
Từ đây chúng ta nhận
ra, trước tiên Giáo hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại
tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tồ, và hậu quả là
con người xa Thiên Chúa, ttốn tránh Thiên Chúa. Con người sẽ phải chết như là một
hậu quả của tội lỗi. Vì thế cần phải "quay trở lại" một cách tận căn,
như ý nghĩa diễn tả qua từ "canh tân" trong ngôn ngữ Do thái, là quay
ngược lại với 360 độ. Ðàng khác suy tư về bụi tro, để cho thấy sự yếu hèn của
mình và tính cách tùy thuộc vào Thiên Chúa vì con người được Ngài tạo dựng.
Nhưng Thiên Chúa đoái thương và ban ơn cứu rỗi. Phụng vụ đã diễn tả nền tảng
này qua các biểu hiệu và các lời kinh của ngày Thư Tư Lễ Tro.
Cùng với một số biểu
hiệu khác được Giáo hội dùng trong Mùa Chay, như mầu áo lễ tím, không đọc Kinh
Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ, bụi
tro cũng được dùng để cho thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của
con người hay chết.
Nói tóm lại, lễ nghi
làm phép tro và bỏ tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro gợi ra cho tín hữu về một thời
điểm quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là Mùa Chay. Ðồng
thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề ra cho tín hữu một hành trình phải đi theo
trong thời gian suốt Mùa Chay.
Hành trình đó là thực
hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, sống bác ái; đàng khác, tín hữu cũng phải
đi sâu vào tâm tình thống hối, khi suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của
mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống. Tuy nhiên, tín
hữu không làm những việc này trong ý thức khổ hạnh cá nhân, nhưng là để hướng về
ơn cứu rỗi Chúa Kitô đã thực hiện và Giáo hội đang chuẩn bị mừng trong đại lễ
Phục sinh. Ngày nay các biểu hiệu bên ngoài, như thống hối công cộng, như mặc
áo nhậm, như đi chân không trong cuộc hành hương, vv. không còn được thực hiện
như xưa, vì hoàn cảnh xả hội đổi thay, nhưng thái độ và ý chí thống hối, canh
tân trở về vẫn phải in khắc sâu đậm trong thâm tâm mỗi người. Mỗi người sẽ tự
đưa ra cho mình một số những thực hành thống hối trong cuộc sống cụ thể để biểu
lộ ý nghĩa và tinh thần của lễ nghi xức tro.
( Lm. Phan-xi-cô Borgia TRẦN VĂN KHẢ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét