Đức
Phanxicô: Chúa cứu chuộc mọi người, kể cả người vô thần
Một trong những đặc điểm của triều giáo hoàng non
trẻ Phanxicô là việc nhấn mạnh tới chính sách không loại bỏ ai. Ngài xác tín
rằng trong những điều mình nói và làm để cổ vũ Tin Mừng, Giáo Hội phải mở rộng
lời kêu gọi của mình cũng như cuộc đối thoại của mình với người khác.
Trong Thánh Lễ sáng ngày 22 tháng 5 tại nhà khách củaVatican ,
Đức Phanxicô đã chi tiết hóa chủ đề trên. Ngài nói rằng “làm điều tốt” là một
nguyên tắc có thể tạo cơ sở chung cho người Kitô hữu lẫn người không phải là
Kitô hữu, kể cả người vô thần.
Ngài bảo: “Chúa cứu chuộc mọi người chúng ta bằng Máu Chúa Kitô: mọi người, chứ không riêng gì người Công Giáo. Mọi người! ‘Thưa cha, người vô thần thì sao?’ Cả người vô thần nữa. Mọi người! Và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa!”.
Lời Đức Giáo Hoàng hẳn phải thách thức mọi người Công Giáo, nhưng nhất là những ai muốn dùng nền chính trị duy bản sắc để loại bỏ bất cứ sự hợp tác hay đối thoại nào với những người không chia sẻ các niềm tin của Giáo Hội.
Đức Phanxicô bắt đầu buổi suy niệm của ngài bằng trình thuật Tin Mừng nói tới việc các môn đệ của Chúa Kitô tìm cách ngăn chặn một người không thuộc nhóm của mình làm việc thiện. Đài Phát ThanhVatican thuật lại lời suy niệm của Đức Thánh Cha như sau:
“Họ kêu ca rằng ‘nếu anh ta không thuộc nhóm của ta, thì anh ta không được làm
việc thiện’. Nhưng Chúa Giêsu bảo họ: ‘đừng ngăn cản anh ấy, cứ để anh ấy làm
việc thiện’”.
Theo Đức Phanxicô, các môn đệ quả “có hơi bất khoan dung” vì đã khóa kín mình trong ý niệm chỉ mình mới có chân lý và tin rằng “những ai không có chân lý, không thể làm được việc gì tốt cả”.
“Điều ấy sai… Chúa Giêsu vốn mở rộng chân trời. Cội rễ của khả thể làm việc thiện, một khả thể ai trong chúng ta cũng có, vốn có sẵn trong tạo dựng”.
“Chúa dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Ta là hình ảnh của Chúa. Mà Người làm việc thiện thì tất cả chúng ta đều có lệnh truyền này khắc khi trong lòng: hãy làm việc thiện và đừng làm việc ác. Tất cả chúng ta, ‘Nhưng thưa cha, người này đâu phải Công Giáo! Anh ta đâu có thể làm việc thiện’. Có, anh ta có thể làm việc thiện. Anh ta phải làm việc thiện. Không những có thể, mà còn phải làm nữa! Vì anh ta cũng có lệnh truyền kia trong chính anh ta”.
“Cái thứ “khóa kín” từng tưởng tượng rằng những người ở bên ngoài không thể nào làm được việc thiện này thực ra là một bức tường sẽ dẫn tới chiến tranh và tới điều một số người trong dòng lịch sử đã nghĩ ra là giết chóc nhân danh Thiên Chúa. Nghĩa là ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Điều này đơn thuần chỉ là lộng ngôn phạm thượng. Nói rằng bạn có thể nhân danh Thiên Chúa mà giết người là nói lộng ngôn phạm thượng”.
“Chúa đã dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người, và đã khắc ghi lệnh truyền này trong thẳm sâu lòng ta: hãy làm việc thiện và đừng làm việc ác. Người cứu chuộc mọi người chúng ta, vâng mọi người, bằng Máu Chúa Kitô: mọi người chúng ta, không riêng gì người Công Giáo. Mọi người! ‘Thưa cha, người vô thần thì sao?’ Cả người vô thần nữa. Mọi người! và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa! Ta được dựng nên làm con cái giống hình ảnh Thiên Chúa và Máu Chúa Kitô đã cứu chuộc mọi người chúng ta! Và tất cả chúng ta có bổn phận làm việc thiện. Thiển nghĩ, lệnh truyền mọi người làm việc thiện này là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình. Nếu chúng ta, ai cũng làm phần mình, nếu chúng ta làm việc thiện cho người khác, nếu chúng ta gặp gỡ họ làm việc thiện, thì từ từ, một cách êm dịu, từng chút từng chút, ta sẽ tạo được một nền văn hóa gặp gỡ. Ta rất cần nền văn hóa này. Ta phải gặp nhau trong diễn trình làm việc thiện. ‘Nhưng thưa cha, tôi không tin, tôi là một người vô thần mà!’ Nhưng xin anh cứ làm việc thiện, chúng ta sẽ gặp nhau ở đấy”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “làm việc thiện” không phải là vấn đề đức tin. “Nó là một bổn phận, nó là tấm thẻ căn cước mà Cha chúng ta đã ban cho mọi người chúng ta, vì Người vốn dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Mà Người thì lúc nào cũng làm việc thiện”
Ý nghĩa cứu chuộc
Nhân dịp này, nhiều người thắc mắc đối với bài giảng trên của Đức Phanxicô. Các thắc mắc này được cha Thomas Rosica, CSB, tóm lược thành 3 chủ đề:
1) Người vô thần được cứu chuộc ra sao?
2) Phải chăng Đức Phanxicô mô tả một thứ “Kitô Giáo nặc danh” hiện đang hiện diện trong thế giới ngày nay?
3) Hệ luận bài giảng của Đức Thánh Cha ra sao?
Các câu trả lời của Cha Rosica dựa trên vốn kiến thức thần học, kinh nghiệm 5 năm sống tại Trung Đông (Do Thái, Palestine, Jordan và Egypt) cũng như các đối thoại liên tôn với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo trong nhiều năm qua của cha. Cha cũng từng có nhiều tiếp xúc với những người vô thần và bất khả tri tại khuôn viên các đại học tạiCanada .
1) Ta nên lưu ý tới thính giả và ngữ cảnh bai giảng hàng ngày của Đức Phanxicô. Trước hết, ngài là một mục tử và nhà giảng thuyết giầu kinh nghiệm trong việc vươn tới người khác. Lời lẽ của ngài vì thế không diễn ra trong ngữ cảnh thần học khoa bảng hay học thuật cũng như đối thoại hay tranh luận liên tôn. Ngài lên tiếng trong ngữ cảnh Thánh Lễ qua việc suy niệm về Lời Chúa. Ngài nói với những người Công Giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Kiến thức của ngài, vốn bén rễ sâu trong thần học và truyền thống Công Giáo, luôn được diễn tả bằng một ngôn từ khiến ai cũng có thể hiểu được. Đây là một thiên bẩm không phải vị mục tử và và thần học gia nào cũng có được. Thành thử đâu có lạ khi nhiều người bị lời lẽ của ngài lôi cuốn.
2) Đức Phanxicô không có ý tạo ra một cuộc tranh luận thần học về bản chất của cứu chuộc qua bài giảng của mình hay qua suy tư Thánh Kinh khi tuyên bố rằng “Thiên Chúa cứu chuộc mọi người chúng ta, mọi người, bằng Máu Chúa Kitô: mọi người chúng ta, chứ không riêng gì người Công Giáo. Mọi người!”
Về bản chất này, Cha Rosica lưu ý bạn đọc một số đoạn trong cuốn Toát Lược Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo:
Số 135: Ðức Kitô sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết như thế nào?
Ðức Kitô sẽ phán xét với quyền năng mà Người đã thu nhận được như Ðấng Cứu Chuộc trần gian, đến để cứu độ loài người. Những điều kín nhiệm trong tâm hồn cũng như thái độ của mỗi người đối với Thiên Chúa và tha nhân sẽ được tỏ ra. Mỗi người sẽ đón nhận sự sống hay bị kết án đời đời tùy theo các công việc họ đã làm. Như thế "sự viên mãn của Ðức Kitô" (Ep 4,13) được thành tựu, trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28).
Số 152: "Hội thánh là bí tích phổ quát của ơn cứu độ" có nghĩa là gì?
Câu này muốn nói Hội thánh là dấu chỉ và khí cụ cho việc giao hòa và hiệp thông toàn thể nhân loại với Thiên Chúa cũng như cho sự hợp nhất nhân loại.
Số 162. Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại ở đâu?
Với tính cách là một cộng đoàn được thiết lập và tổ chức ở trần gian, Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại (subsistit in) trong Hội thánh Công Giáo, được điều hành do vị kế nhiệm thánh Phêrô và do các Giám mục hiệp thông với ngài. Chỉ nhờ Hội thánh này người ta mới có thể đạt được cách đầy đủ các phương tiện cứu độ, vì Chúa đã trao phó tất cả những gì thiện hảo của Giao ước Mới cho tập thể tông đồ duy nhất, có thánh Phêrô đứng đầu.
Số 166. Tại sao Hội thánh được gọi là Công Giáo?
Hội thánh có đặc tính là Công Giáo, nghĩa là phổ quát, vì Ðức Kitô hiện diện trong Hội thánh. "Ở đâu có Ðức Kitô Giêsu, ở đó có Hội thánh Công Giáo" (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Hội thánh loan báo sự toàn diện và toàn vẹn của đức tin. Hội thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội thánh được sai đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa của họ.
Số 171. Câu khẳng định "Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ" có nghĩa gì?
Câu này muốn nói rằng ơn cứu độ xuất phát từ Ðức Kitô-là-Ðầu thông qua trung gian là Hội thánh, thân thể Người. Những ai biết rằng Hội thánh được Ðức Kitô thiết lập và cần thiết cho ơn cứu độ mà không muốn bước vào hay không muốn gắn bó với Hội thánh, thì sẽ không được cứu độ. Ngoài ra, nhờ Ðức Kitô và Hội thánh Người, những người, không vì lỗi mình mà không biết Tin Mừng của Ðức Kitô và Hội thánh Người, nhưng chân thành đi tìm Thiên Chúa và dưới ảnh hưởng của ân sủng, cố gắng thực hiện ý Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của lương tâm, vẫn có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời.
3) Thánh Kinh minh nhiên cho ta hay: Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi (1 Timothy 2:4); giao ước hòa bình mà Thiên Chúa ký với Nôê sau Đại Hồng Thủy chưa bao giờ bị thu hồi: trái lại, chính Con Thiên Chúa đã đóng ấn nó bằng thẩm quyền tình yêu hiến sinh bao gồm mọi người của mình. Đức Phanxicô cảnh cáo người Công Giáo không được ma qủy hóa những ai không phải là chi thể của Giáo Hội, và ngài đặc biệt bênh vực người vô thần, vì cho rằng dựng lên những bức tường chống những người không phải là Công Giáo sẽ dẫn tới việc “giết người nhân danh Thiên Chúa”.
4) Nhà thần học Đức trứ danh là Karl Rahner đã dẫn nhập ý niệm “Kitô hữu nặc danh” vào suy tư thần học. Qua ý niệm này, đưa ra cho người Kitô hữu, Rahner cho rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, chứ không hề trừng phạt tất cả những ai không là Kitô hữu phải sa hỏa ngục. Thứ hai, Chúa Giêsu Kitô là phương thế cứu rỗi duy nhất của Thiên Chúa. Điều này phải được hiểu là: những người không phải là Kitô hữu muốn hưởng thiên đàng phải tiếp nhận ơn thánh của Chúa Kitô dù không thể hiện nó. Bởi thế mà có thuật ngữ “Kitô hữu nặc danh”.
Ý niệm trên thực ra cũng được Hiến Chế “Lumen Gentium” (số 16) giảng dạy. Theo Hiến Chế này, những ai chưa tiếp nhận Tin Mừng và việc này không do lỗi của chính họ đều có khả thể được cứu rỗi đời đời… Thiên Chúa ‘qua những cách ta không biết’ có thể ban đức tin, vì không có đức tin thì không thể có cứu rỗi dù đó là trường hợp những người chưa được nghe rao giảng về Tin Mừng.
Người Công Giáo không chấp nhận thái độ của chủ nghĩa duy tương đối về tôn giáo, là chủ nghĩa cho rằng mọi tôn giáo đều công chính như nhau, các dị biệt đều không quan trọng. Thiên Chúa thực sự muốn mọi người được cứu rỗi. Nhưng người Công Giáo tin rằng ơn cứu rỗi này chỉ được trao ban nơi Chúa Giêsu Kitô, và Kitô Giáo và Giáo Hội duy nhất là người trung gian chuyển giao ơn đó cho mọi người.
5) Trong cuộc đối thoại liên tôn hay với người vô thần và người bất khả tri, luôn có nguy cơ biến mọi cuộc thảo luận thành chuyện lịch thiệp hay bất liên hệ. Nhưng đối thoại không có nghĩa là thỏa hiệp. Ngày nay, ta luôn có thể và phải đối thoại: đối thoại trong tự do chân chính chứ không phải trong cái thứ ‘khoan dung’ và sống chung chỉ vì mình không có đủ sức mạnh để tiêu diệt người kia. Nghĩa là cuộc đối thoại này phải diễn tiến trong một thái độ yêu thương. Kitô hữu biết rõ: chỉ có tình yêu mới là đuốc sáng nhất của kiến thức và những điều Thánh Phaolô nói về tình yêu phải có giá trị đối với mọi cuộc đối thoại.
6) Một người không phải là Kitô hữu có thể bác bỏ một trình bày nào đó của Kitô hữu đối với Tin Mừng của Chúa Kitô. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là họ thực sự bác bỏ Chúa Kitô và Thiên Chúa. Bác bỏ Kitô Giáo có thể không có nghĩa là bác bỏ Chúa Kitô. Vì cho dù một cá nhân cụ thể nào đó bác bỏ Kitô Giáo từng được mang tới cho họ qua lời giảng của Giáo Hội, thì dù là như thế, ta vẫn không bao giờ ở vào vị trí có thể quyết định được là liệu sự bác bỏ đó trong trường hợp cụ thể ấy là một lỗi phạm trầm trọng hay là một hành vi trung thành với chính lương tâm họ. Ta không bao giờ có thể nói một cách hoàn toàn chắc chắn liệu một người bác bỏ Kitô Giáo và dù từng gặp gỡ Kitô Giáo, nhưng vẫn không trở thành Kitô hữu, có đang đi theo con đường được vẽ ra để họ được cứu rỗi, tức con đường sẽ dẫn họ tới gặp gỡ Thiên Chúa, hay họ đang trên con đường dẫn tới trầm luân đời đời.
7) Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa coi tấm tình ta ngỏ với người lân cận là tấm tình ta ngỏ với chính Người. Do đó, mối liên hệ yêu thương giữa một người với người lân cận của họ là định mức của mối liên hệ yêu thương giữa họ và Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa: người không phải là Kitô hữu có khả năng thực hiện các hành vi yêu thương người lân cận mà không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Đúng hơn, các hành vi yêu thương này quả là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa thực sự hành động nơi họ.
8) Là Kitô hữu, ta tin rằng Thiên Chúa luôn vươn tới nhân loại trong yêu thương. Điều này có nghĩa: mọi người nam nữ, bất kể hoàn cảnh, đều có thể được cứu rỗi. Ngay những người không phải là Kitô hữu cũng có thể đáp ứng hành động cứu rỗi của Chúa Thánh Thần. Không người nào bị loại khỏi ơn cứu rỗi chỉ vì cái tội mà ta vốn gọi là tội nguyên tổ; người ta chỉ mất sự cứu rỗi qua tội bản thân mà thôi.
Trong tâm trí Đức Phanxicô, nhất là lúc ngài giảng lễ vào ngày 22 tháng 5, “làm việc thiện” là một nguyên tắc kết hợp toàn thể nhân loại, vượt trên các dị biệt trong ý thức hệ và tôn giáo, và tạo nên “nền văn hóa gặp gỡ” vốn là nền tảng của hòa bình.
Cuối cùng, thiển nghĩ nên đọc phần cuối bài diễn văn nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 50 tại New York, ngày 5 tháng 10, năm 1995: “Là một Kitô hữu, tâm điểm niềm hy vọng và lòng tin tưởng của tôi là nơi Chúa Giêsu Kitô, mà kỷ niệm năm sinh lần thứ hai nghìn của Người sẽ được cử hành vào đầu thiên niên kỷ mới. Kitô hữu chúng tôi tin rằng tình yêu và lòng chăm sóc của Thiên Chúa đối với toàn bộ sáng thế đã được tỏ hiện trọn vẹn nơi cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Đối với chúng tôi, Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người, trở thành một phần của lịch sử nhân loại. Chính vì lý do này, niềm hy vọng Kitô Giáo dành cho thế giới và tương lai của nó trải dài tới mọi con người nhân bản. Vì nhân tính chói sáng của Chúa Kitô, không gì thực sự nhân bản lại không đánh động trái tim Kitô hữu. Đức tin vào Chúa Kitô không buộc chúng tôi phải bất khoan dung. Trái lại, nó buộc chúng tôi phải mời gọi người khác vào một cuộc đối thoại tôn kính. Tình yêu Chúa Kitô không làm chúng tôi sao lãng việc quan tâm tới người khác, nhưng đúng hơn, nó mời gọi chúng tôi nhận trách nhiệm đối với họ, không loại trừ bất cứ ai, và quả thực đặc biệt quan tâm tới người yếu đuối nhất và người đau khổ. Do đó, gần tới dịp kỷ niệm năm thứ hai nghìn ngày sinh của Chúa Kitô, Giáo Hội chỉ xin được kính cẩn đề xuất sứ điệp cứu rỗi này, và được cổ vũ tình liên đới của toàn thể gia đình nhân loại, trong bác ái và phục vụ.
Kính thưa quí vị! Tôi đến trước quí vị, như vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô đúng 30 năm trước đây, không phải như một người thi hành quyền bính trần gian, cũng không phải như một lãnh tụ tôn giáo đi tìm đặc ân cho cộng đồng của mình. Tôi đến trước quí vị như một nhân chứng: nhân chứng cho phẩm giá con người, nhân chứng cho hy vọng, nhân chứng cho niềm xác tín rằng định mệnh mọi quốc gia nằm trong tay Đấng Quan Phòng đầy nhân ái.
Chúng ta phải thắng vượt nỗi lo sợ tương lai của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không có khả năng thắng vượt được nó cách hoàn toàn nếu không cùng thắng vượt với nhau. “Trả lời” cho nỗi lo sợ ấy không hề là một cưỡng ép hay đàn áp, cũng không phải là áp đặt một “kiểu mẫu” xã hội lên toàn thế giới. Trả lời nỗi lo sợ đang làm tối đen cuộc nhân sinh ở cuối thế kỷ 20 là cố gắng chung để xây dựng nền văn minh tình thương, đặt nền trên các giá trị phổ quát là hòa bình, liên đới, công lý và tự do. Và “linh hồn” của nền văn minh tình thương là nền văn hóa tự do: tự do của các cá nhân và tự do của các dân tộc, sống trong tình liên đới và trách nhiệm hiến sinh.
Chúng ta không nên sợ tương lai. Chúng ta không nên sợ con người. Chúng ta có mặt ở đây không phải là chuyện tình cờ. Mỗi một và mọi con người nhân bản đều đã được dựng nên giống “hình ảnh và họa ảnh” của Đấng là nguồn gốc mọi sự hiện hữu. Ta sở hữu trong mình các khả năng khôn ngoan và nhân đức. Với những thiên phú này, và với sự trợ giúp của ơn thánh Thiên Chúa, trong thế kỷ và thiên niên kỷ kế tiếp, chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn minh xứng đáng với con người nhân bản, một nền văn hóa tự do đích thực. Chúng ta có thể và phải làm như thế! Và nhờ làm thế, ta sẽ thấy nước mắt của thế kỷ này đã dọn chỗ cho một mùa xuân mới của tinh thần con người”.
Trong Thánh Lễ sáng ngày 22 tháng 5 tại nhà khách của
Ngài bảo: “Chúa cứu chuộc mọi người chúng ta bằng Máu Chúa Kitô: mọi người, chứ không riêng gì người Công Giáo. Mọi người! ‘Thưa cha, người vô thần thì sao?’ Cả người vô thần nữa. Mọi người! Và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa!”.
Lời Đức Giáo Hoàng hẳn phải thách thức mọi người Công Giáo, nhưng nhất là những ai muốn dùng nền chính trị duy bản sắc để loại bỏ bất cứ sự hợp tác hay đối thoại nào với những người không chia sẻ các niềm tin của Giáo Hội.
Đức Phanxicô bắt đầu buổi suy niệm của ngài bằng trình thuật Tin Mừng nói tới việc các môn đệ của Chúa Kitô tìm cách ngăn chặn một người không thuộc nhóm của mình làm việc thiện. Đài Phát Thanh
Theo Đức Phanxicô, các môn đệ quả “có hơi bất khoan dung” vì đã khóa kín mình trong ý niệm chỉ mình mới có chân lý và tin rằng “những ai không có chân lý, không thể làm được việc gì tốt cả”.
“Điều ấy sai… Chúa Giêsu vốn mở rộng chân trời. Cội rễ của khả thể làm việc thiện, một khả thể ai trong chúng ta cũng có, vốn có sẵn trong tạo dựng”.
“Chúa dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Ta là hình ảnh của Chúa. Mà Người làm việc thiện thì tất cả chúng ta đều có lệnh truyền này khắc khi trong lòng: hãy làm việc thiện và đừng làm việc ác. Tất cả chúng ta, ‘Nhưng thưa cha, người này đâu phải Công Giáo! Anh ta đâu có thể làm việc thiện’. Có, anh ta có thể làm việc thiện. Anh ta phải làm việc thiện. Không những có thể, mà còn phải làm nữa! Vì anh ta cũng có lệnh truyền kia trong chính anh ta”.
“Cái thứ “khóa kín” từng tưởng tượng rằng những người ở bên ngoài không thể nào làm được việc thiện này thực ra là một bức tường sẽ dẫn tới chiến tranh và tới điều một số người trong dòng lịch sử đã nghĩ ra là giết chóc nhân danh Thiên Chúa. Nghĩa là ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Điều này đơn thuần chỉ là lộng ngôn phạm thượng. Nói rằng bạn có thể nhân danh Thiên Chúa mà giết người là nói lộng ngôn phạm thượng”.
“Chúa đã dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người, và đã khắc ghi lệnh truyền này trong thẳm sâu lòng ta: hãy làm việc thiện và đừng làm việc ác. Người cứu chuộc mọi người chúng ta, vâng mọi người, bằng Máu Chúa Kitô: mọi người chúng ta, không riêng gì người Công Giáo. Mọi người! ‘Thưa cha, người vô thần thì sao?’ Cả người vô thần nữa. Mọi người! và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa! Ta được dựng nên làm con cái giống hình ảnh Thiên Chúa và Máu Chúa Kitô đã cứu chuộc mọi người chúng ta! Và tất cả chúng ta có bổn phận làm việc thiện. Thiển nghĩ, lệnh truyền mọi người làm việc thiện này là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình. Nếu chúng ta, ai cũng làm phần mình, nếu chúng ta làm việc thiện cho người khác, nếu chúng ta gặp gỡ họ làm việc thiện, thì từ từ, một cách êm dịu, từng chút từng chút, ta sẽ tạo được một nền văn hóa gặp gỡ. Ta rất cần nền văn hóa này. Ta phải gặp nhau trong diễn trình làm việc thiện. ‘Nhưng thưa cha, tôi không tin, tôi là một người vô thần mà!’ Nhưng xin anh cứ làm việc thiện, chúng ta sẽ gặp nhau ở đấy”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “làm việc thiện” không phải là vấn đề đức tin. “Nó là một bổn phận, nó là tấm thẻ căn cước mà Cha chúng ta đã ban cho mọi người chúng ta, vì Người vốn dựng nên ta giống hình ảnh và họa ảnh của Người. Mà Người thì lúc nào cũng làm việc thiện”
Ý nghĩa cứu chuộc
Nhân dịp này, nhiều người thắc mắc đối với bài giảng trên của Đức Phanxicô. Các thắc mắc này được cha Thomas Rosica, CSB, tóm lược thành 3 chủ đề:
1) Người vô thần được cứu chuộc ra sao?
2) Phải chăng Đức Phanxicô mô tả một thứ “Kitô Giáo nặc danh” hiện đang hiện diện trong thế giới ngày nay?
3) Hệ luận bài giảng của Đức Thánh Cha ra sao?
Các câu trả lời của Cha Rosica dựa trên vốn kiến thức thần học, kinh nghiệm 5 năm sống tại Trung Đông (Do Thái, Palestine, Jordan và Egypt) cũng như các đối thoại liên tôn với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo trong nhiều năm qua của cha. Cha cũng từng có nhiều tiếp xúc với những người vô thần và bất khả tri tại khuôn viên các đại học tại
1) Ta nên lưu ý tới thính giả và ngữ cảnh bai giảng hàng ngày của Đức Phanxicô. Trước hết, ngài là một mục tử và nhà giảng thuyết giầu kinh nghiệm trong việc vươn tới người khác. Lời lẽ của ngài vì thế không diễn ra trong ngữ cảnh thần học khoa bảng hay học thuật cũng như đối thoại hay tranh luận liên tôn. Ngài lên tiếng trong ngữ cảnh Thánh Lễ qua việc suy niệm về Lời Chúa. Ngài nói với những người Công Giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Kiến thức của ngài, vốn bén rễ sâu trong thần học và truyền thống Công Giáo, luôn được diễn tả bằng một ngôn từ khiến ai cũng có thể hiểu được. Đây là một thiên bẩm không phải vị mục tử và và thần học gia nào cũng có được. Thành thử đâu có lạ khi nhiều người bị lời lẽ của ngài lôi cuốn.
2) Đức Phanxicô không có ý tạo ra một cuộc tranh luận thần học về bản chất của cứu chuộc qua bài giảng của mình hay qua suy tư Thánh Kinh khi tuyên bố rằng “Thiên Chúa cứu chuộc mọi người chúng ta, mọi người, bằng Máu Chúa Kitô: mọi người chúng ta, chứ không riêng gì người Công Giáo. Mọi người!”
Về bản chất này, Cha Rosica lưu ý bạn đọc một số đoạn trong cuốn Toát Lược Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo:
Số 135: Ðức Kitô sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết như thế nào?
Ðức Kitô sẽ phán xét với quyền năng mà Người đã thu nhận được như Ðấng Cứu Chuộc trần gian, đến để cứu độ loài người. Những điều kín nhiệm trong tâm hồn cũng như thái độ của mỗi người đối với Thiên Chúa và tha nhân sẽ được tỏ ra. Mỗi người sẽ đón nhận sự sống hay bị kết án đời đời tùy theo các công việc họ đã làm. Như thế "sự viên mãn của Ðức Kitô" (Ep 4,13) được thành tựu, trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28).
Số 152: "Hội thánh là bí tích phổ quát của ơn cứu độ" có nghĩa là gì?
Câu này muốn nói Hội thánh là dấu chỉ và khí cụ cho việc giao hòa và hiệp thông toàn thể nhân loại với Thiên Chúa cũng như cho sự hợp nhất nhân loại.
Số 162. Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại ở đâu?
Với tính cách là một cộng đoàn được thiết lập và tổ chức ở trần gian, Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại (subsistit in) trong Hội thánh Công Giáo, được điều hành do vị kế nhiệm thánh Phêrô và do các Giám mục hiệp thông với ngài. Chỉ nhờ Hội thánh này người ta mới có thể đạt được cách đầy đủ các phương tiện cứu độ, vì Chúa đã trao phó tất cả những gì thiện hảo của Giao ước Mới cho tập thể tông đồ duy nhất, có thánh Phêrô đứng đầu.
Số 166. Tại sao Hội thánh được gọi là Công Giáo?
Hội thánh có đặc tính là Công Giáo, nghĩa là phổ quát, vì Ðức Kitô hiện diện trong Hội thánh. "Ở đâu có Ðức Kitô Giêsu, ở đó có Hội thánh Công Giáo" (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Hội thánh loan báo sự toàn diện và toàn vẹn của đức tin. Hội thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội thánh được sai đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa của họ.
Số 171. Câu khẳng định "Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ" có nghĩa gì?
Câu này muốn nói rằng ơn cứu độ xuất phát từ Ðức Kitô-là-Ðầu thông qua trung gian là Hội thánh, thân thể Người. Những ai biết rằng Hội thánh được Ðức Kitô thiết lập và cần thiết cho ơn cứu độ mà không muốn bước vào hay không muốn gắn bó với Hội thánh, thì sẽ không được cứu độ. Ngoài ra, nhờ Ðức Kitô và Hội thánh Người, những người, không vì lỗi mình mà không biết Tin Mừng của Ðức Kitô và Hội thánh Người, nhưng chân thành đi tìm Thiên Chúa và dưới ảnh hưởng của ân sủng, cố gắng thực hiện ý Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của lương tâm, vẫn có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời.
3) Thánh Kinh minh nhiên cho ta hay: Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi (1 Timothy 2:4); giao ước hòa bình mà Thiên Chúa ký với Nôê sau Đại Hồng Thủy chưa bao giờ bị thu hồi: trái lại, chính Con Thiên Chúa đã đóng ấn nó bằng thẩm quyền tình yêu hiến sinh bao gồm mọi người của mình. Đức Phanxicô cảnh cáo người Công Giáo không được ma qủy hóa những ai không phải là chi thể của Giáo Hội, và ngài đặc biệt bênh vực người vô thần, vì cho rằng dựng lên những bức tường chống những người không phải là Công Giáo sẽ dẫn tới việc “giết người nhân danh Thiên Chúa”.
4) Nhà thần học Đức trứ danh là Karl Rahner đã dẫn nhập ý niệm “Kitô hữu nặc danh” vào suy tư thần học. Qua ý niệm này, đưa ra cho người Kitô hữu, Rahner cho rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, chứ không hề trừng phạt tất cả những ai không là Kitô hữu phải sa hỏa ngục. Thứ hai, Chúa Giêsu Kitô là phương thế cứu rỗi duy nhất của Thiên Chúa. Điều này phải được hiểu là: những người không phải là Kitô hữu muốn hưởng thiên đàng phải tiếp nhận ơn thánh của Chúa Kitô dù không thể hiện nó. Bởi thế mà có thuật ngữ “Kitô hữu nặc danh”.
Ý niệm trên thực ra cũng được Hiến Chế “Lumen Gentium” (số 16) giảng dạy. Theo Hiến Chế này, những ai chưa tiếp nhận Tin Mừng và việc này không do lỗi của chính họ đều có khả thể được cứu rỗi đời đời… Thiên Chúa ‘qua những cách ta không biết’ có thể ban đức tin, vì không có đức tin thì không thể có cứu rỗi dù đó là trường hợp những người chưa được nghe rao giảng về Tin Mừng.
Người Công Giáo không chấp nhận thái độ của chủ nghĩa duy tương đối về tôn giáo, là chủ nghĩa cho rằng mọi tôn giáo đều công chính như nhau, các dị biệt đều không quan trọng. Thiên Chúa thực sự muốn mọi người được cứu rỗi. Nhưng người Công Giáo tin rằng ơn cứu rỗi này chỉ được trao ban nơi Chúa Giêsu Kitô, và Kitô Giáo và Giáo Hội duy nhất là người trung gian chuyển giao ơn đó cho mọi người.
5) Trong cuộc đối thoại liên tôn hay với người vô thần và người bất khả tri, luôn có nguy cơ biến mọi cuộc thảo luận thành chuyện lịch thiệp hay bất liên hệ. Nhưng đối thoại không có nghĩa là thỏa hiệp. Ngày nay, ta luôn có thể và phải đối thoại: đối thoại trong tự do chân chính chứ không phải trong cái thứ ‘khoan dung’ và sống chung chỉ vì mình không có đủ sức mạnh để tiêu diệt người kia. Nghĩa là cuộc đối thoại này phải diễn tiến trong một thái độ yêu thương. Kitô hữu biết rõ: chỉ có tình yêu mới là đuốc sáng nhất của kiến thức và những điều Thánh Phaolô nói về tình yêu phải có giá trị đối với mọi cuộc đối thoại.
6) Một người không phải là Kitô hữu có thể bác bỏ một trình bày nào đó của Kitô hữu đối với Tin Mừng của Chúa Kitô. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là họ thực sự bác bỏ Chúa Kitô và Thiên Chúa. Bác bỏ Kitô Giáo có thể không có nghĩa là bác bỏ Chúa Kitô. Vì cho dù một cá nhân cụ thể nào đó bác bỏ Kitô Giáo từng được mang tới cho họ qua lời giảng của Giáo Hội, thì dù là như thế, ta vẫn không bao giờ ở vào vị trí có thể quyết định được là liệu sự bác bỏ đó trong trường hợp cụ thể ấy là một lỗi phạm trầm trọng hay là một hành vi trung thành với chính lương tâm họ. Ta không bao giờ có thể nói một cách hoàn toàn chắc chắn liệu một người bác bỏ Kitô Giáo và dù từng gặp gỡ Kitô Giáo, nhưng vẫn không trở thành Kitô hữu, có đang đi theo con đường được vẽ ra để họ được cứu rỗi, tức con đường sẽ dẫn họ tới gặp gỡ Thiên Chúa, hay họ đang trên con đường dẫn tới trầm luân đời đời.
7) Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa coi tấm tình ta ngỏ với người lân cận là tấm tình ta ngỏ với chính Người. Do đó, mối liên hệ yêu thương giữa một người với người lân cận của họ là định mức của mối liên hệ yêu thương giữa họ và Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa: người không phải là Kitô hữu có khả năng thực hiện các hành vi yêu thương người lân cận mà không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Đúng hơn, các hành vi yêu thương này quả là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa thực sự hành động nơi họ.
8) Là Kitô hữu, ta tin rằng Thiên Chúa luôn vươn tới nhân loại trong yêu thương. Điều này có nghĩa: mọi người nam nữ, bất kể hoàn cảnh, đều có thể được cứu rỗi. Ngay những người không phải là Kitô hữu cũng có thể đáp ứng hành động cứu rỗi của Chúa Thánh Thần. Không người nào bị loại khỏi ơn cứu rỗi chỉ vì cái tội mà ta vốn gọi là tội nguyên tổ; người ta chỉ mất sự cứu rỗi qua tội bản thân mà thôi.
Trong tâm trí Đức Phanxicô, nhất là lúc ngài giảng lễ vào ngày 22 tháng 5, “làm việc thiện” là một nguyên tắc kết hợp toàn thể nhân loại, vượt trên các dị biệt trong ý thức hệ và tôn giáo, và tạo nên “nền văn hóa gặp gỡ” vốn là nền tảng của hòa bình.
Cuối cùng, thiển nghĩ nên đọc phần cuối bài diễn văn nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 50 tại New York, ngày 5 tháng 10, năm 1995: “Là một Kitô hữu, tâm điểm niềm hy vọng và lòng tin tưởng của tôi là nơi Chúa Giêsu Kitô, mà kỷ niệm năm sinh lần thứ hai nghìn của Người sẽ được cử hành vào đầu thiên niên kỷ mới. Kitô hữu chúng tôi tin rằng tình yêu và lòng chăm sóc của Thiên Chúa đối với toàn bộ sáng thế đã được tỏ hiện trọn vẹn nơi cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Đối với chúng tôi, Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người, trở thành một phần của lịch sử nhân loại. Chính vì lý do này, niềm hy vọng Kitô Giáo dành cho thế giới và tương lai của nó trải dài tới mọi con người nhân bản. Vì nhân tính chói sáng của Chúa Kitô, không gì thực sự nhân bản lại không đánh động trái tim Kitô hữu. Đức tin vào Chúa Kitô không buộc chúng tôi phải bất khoan dung. Trái lại, nó buộc chúng tôi phải mời gọi người khác vào một cuộc đối thoại tôn kính. Tình yêu Chúa Kitô không làm chúng tôi sao lãng việc quan tâm tới người khác, nhưng đúng hơn, nó mời gọi chúng tôi nhận trách nhiệm đối với họ, không loại trừ bất cứ ai, và quả thực đặc biệt quan tâm tới người yếu đuối nhất và người đau khổ. Do đó, gần tới dịp kỷ niệm năm thứ hai nghìn ngày sinh của Chúa Kitô, Giáo Hội chỉ xin được kính cẩn đề xuất sứ điệp cứu rỗi này, và được cổ vũ tình liên đới của toàn thể gia đình nhân loại, trong bác ái và phục vụ.
Kính thưa quí vị! Tôi đến trước quí vị, như vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô đúng 30 năm trước đây, không phải như một người thi hành quyền bính trần gian, cũng không phải như một lãnh tụ tôn giáo đi tìm đặc ân cho cộng đồng của mình. Tôi đến trước quí vị như một nhân chứng: nhân chứng cho phẩm giá con người, nhân chứng cho hy vọng, nhân chứng cho niềm xác tín rằng định mệnh mọi quốc gia nằm trong tay Đấng Quan Phòng đầy nhân ái.
Chúng ta phải thắng vượt nỗi lo sợ tương lai của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không có khả năng thắng vượt được nó cách hoàn toàn nếu không cùng thắng vượt với nhau. “Trả lời” cho nỗi lo sợ ấy không hề là một cưỡng ép hay đàn áp, cũng không phải là áp đặt một “kiểu mẫu” xã hội lên toàn thế giới. Trả lời nỗi lo sợ đang làm tối đen cuộc nhân sinh ở cuối thế kỷ 20 là cố gắng chung để xây dựng nền văn minh tình thương, đặt nền trên các giá trị phổ quát là hòa bình, liên đới, công lý và tự do. Và “linh hồn” của nền văn minh tình thương là nền văn hóa tự do: tự do của các cá nhân và tự do của các dân tộc, sống trong tình liên đới và trách nhiệm hiến sinh.
Chúng ta không nên sợ tương lai. Chúng ta không nên sợ con người. Chúng ta có mặt ở đây không phải là chuyện tình cờ. Mỗi một và mọi con người nhân bản đều đã được dựng nên giống “hình ảnh và họa ảnh” của Đấng là nguồn gốc mọi sự hiện hữu. Ta sở hữu trong mình các khả năng khôn ngoan và nhân đức. Với những thiên phú này, và với sự trợ giúp của ơn thánh Thiên Chúa, trong thế kỷ và thiên niên kỷ kế tiếp, chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn minh xứng đáng với con người nhân bản, một nền văn hóa tự do đích thực. Chúng ta có thể và phải làm như thế! Và nhờ làm thế, ta sẽ thấy nước mắt của thế kỷ này đã dọn chỗ cho một mùa xuân mới của tinh thần con người”.
5/23/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét