Nhân tố Phanxicô
Đại Học Georgetown |
Buổi đối thoại mở màn vào ngày 1 tháng Mười vừa qua tại Đại
Học Georgetown ở Washington D.C. do Sáng Kiến Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo Và Sinh
Hoạt Công tổ chức đã thu hút một cử tọa 750 người, đầy ứ giảng đường Gaston
Hall. Điều gì thu hút họ? Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của TGP Washington, chủ tịch
Georgetown, John J. DeGioia, và ban điều hợp gây ấn tượng đã đành. Nhưng nhân tốc
thực sự chính là Đức Phanxicô. Họ đến để nghe về Đức Phanxicô và cách ngài ảnh
hưởng tới sinh hoạt công cộng và cuộc sống con người nói chung.
Hoài mong của ban tổ chức rất khiêm tốn. Vì các hội thảo về
các vị giáo hoàng ít khi lôi cuốn được đông đảo người nghe. Nhưng cuộc hội thoại
này có khác. Như Mark Shields nhận xét, với những ai tránh né các cuộc họp báo
và phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng thực sự lôi cuốn họ. Mark Shields tự hỏi đã có bao
giờ một nhà lãnh đạo phát biểu được điều gì trên máy bay hay trên một tạp chí
mà lại khiến người ta suy nghĩ sâu xa đến thế hay chưa? David Brooks nhấn mạnh
sự kiện này: Đức Phanxicô là một nhà lãnh đạo phản văn hóa (countercultural)
nhưng lại dùng văn hóa và truyền thông để trực tiếp nói với con người. Kim
Daniels cho rằng ngài có tính chân thực (authenticity) của một mục tử khiêm nhường,
ăn nói như Chúa Giêsu. Alexia Kelley cho hay: ngài lôi cuốn giới trẻ bằng thông
điệp vui tươi và cảm thương và bằng cách làm một nhà lãnh đạo “bất khả ngộ”
nhưng lại nói tới các sai lầm quá khứ.
Có người cảnh cáo chống lại việc giản lược lời kêu gọi đầy
thách thức của Đức Phanxicô vào một thứ đạo đức trấn an phổ quát, và chống lại
việc giảm thiểu vai trò của Đức Gioan- Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, vì Đức
Phanxicô luôn cố gắng đem giáo huấn của hai vị vào thực hành. Cũng có người cho
rằng còn cần phải làm nhiều hơn nữa để hàn gắn một Giáo Hội vốn bị đả thương nặng
nề bởi cơn lốc lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ và vẫn đang tìm cách kết hợp
phụ nữ một cách trọn vẹn. Chính Đức Phanxicô, vào ngày 18 tháng Năm, cũng từng
lên tiếng cảnh cáo khi nói rằng “Mọi người anh chị em ở quảng trường này đã hô
to: Phanxicô, Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô’ thế còn Chúa Giêsu ở đâu? ...
Từ nay trở đi, nói về Giáo Hoàng đã đủ rồi; chỉ nên nói tới Chúa Giêsu nữa
thôi!”. Tuy nhiên, trong mấy tháng qua, người ta thấy rõ một Giáo Hội từ chỗ là
một định chế bị vây hãm, mắc nhiều tai tiếng đến độ một vị giáo hoàng phải từ
chức, chuyển qua một cộng đồng sinh động với một nhà lãnh đạo được cả thế giới
chú ý.
Ai dám nghĩ Washington lại có thể là nơi bị tê liệt trong
khi Giáo Hội là nơi “hy vọng và thay đổi”? Trong Khi Washington ngưng đọng, chết
cứng trong những cuộc tranh chấp xưa, thì Đức Phanxicô lại vẽ ra được đường đi
mới với 8 vị Hồng Y cùng quay về với cốt lõi Tin Mừng: lòng thương xót, thánh
giá và lời mời gọi sống đức tin hằng ngày với niềm vui. Thánh Phanxicô thách thức
tất cả chúng ta mà không có cái thứ tự công chính hóa mình của một chiến binh
văn hóa hay niềm khinh khỉnh của giai cấp ưu tuyển duy tục. Khi ngài nói với bà
mẹ đơn chiếc đang sợ hãi rằng ngài rất vinh dự nếu được rửa tội cho đứa con sắp
sinh của bà, thì điều này đẩy rất xa chính nghĩa phò sự sống hơn cả triệu lá
thư. Khi ngài hỏi “ai khóc thương?” các công nhân di dân mất mạng, ngài quả đã
đối mặt với niềm kỳ thị đối với người khách phương xa từng phá hoại cuộc cải tổ
về di dân. Ngài thách thức cái thứ dạy luân lý sai lầm của các phe quá khích và
cho rằng phá thai là một phần trong “nền văn hóa vứt bỏ” của ta, chẳng nên vui
mừng gì về việc này.
Người ta đang chờ bài báo của Maureen Dowd nhằm thúc giục
người cấp tiến ngưng việc bị “ám ảnh” bởi hôn nhân đồng tính và phá thai và bắt
đầu chú mục nhiều hơn vào việc khắc phục cảnh nghèo. Những ai bị vứt lại phía
sau thị trường vẫn là những con người nhân bản, chứ không phải là thứ thiệt hại
phó sinh (collateral damage). Khi người ta cắt 40 tỷ đôla tem phiếu thực phẩm,
nhưng không cắt một cắc trợ cấp nông thương, họ không phải là bằng hữu của Đức
Phanxicô. Ai trao Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch (Planned Parenthood) vào tay Đảng Dân
Chủ và Đảng Trà (Tea Party) vào tay Đảng Cộng Hòa?
Trong một cuộc phỏng vấn khác hồi gần đây, Đức Phanxicô cho
rằng “Ta phải phục hồi hy vọng cho người trẻ, trợ giúp người già,cởi mở đối với
tương lai, truyền bá yêu thương. [Ta phải] nghèo giữa người nghèo. Ta phải bao
gồm người bị loại bỏ và rao giảng hòa bình”. Về chính trị, ngài bảo “Tôi tin rằng
người Công Giáo nào có trọng trách đối với sinh hoạt chính trị phải luôn ghi nhớ
các giá trị của tôn giáo họ, nhưng với một lương tâm trưởng thành và khả năng
chuyên môn, họ phải thể hiện các giá trị này”.
Như thế, Đức Phanxicô chú mục vào người nghèo và hòa bình,
người trẻ và người già và thách đố các giáo dân nam nữ sử dụng lương tâm và khả
năng chuyên môn của mình để phát huy ích chung. Cuối cùng, nhân tố Phanxicô
không phải chỉ là về ngài mà còn là về trách nhiệm làm “muối, ánh sáng và men”
trong sinh hoạt công.
Đức Phanxicô muốn một Giáo Hội “của người nghèo và cho người
nghèo”. Nghĩa là một Giáo Hội sẽ được tính sổ về sinh hoạt công, không phải nhờ
quyền lực mình đã đạt được, mà là nhờ khả tính tín mình có được. Nhờ đồng hóa với
người thấp cổ bé miệng, Giáo Hội sẽ vươn tới những người cao sang quyền thế.
Vũ Văn An10/16/2013 (vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét