CHÚA NHẬT
15/12/2013
Chúa Nhật III Mùa Vọng
Năm A
(Phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật III Mùa Vọng
Năm A, ngày 15.12.2013
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG,
NĂM A
Sách Ngôn Sứ Isaia 35.
1-6a.10; Thư Thánh Giacôbê tông đồ 5.7-10
và Phúc Âm
Thánh Matthêô 11.2-11
I. Giáo Huấn P.Â.:
Giêsu thành Nadarét bằng xương
bằng thịt đang ở giữa mọi người chính là Đấng Cứu Thế mà Chúa hứa ban cho nhân
loại và các tiên tri trong Cựu Ước đã loan báo từ trước.
Đấng Cứu Thế là Đấng đến
thực hiện đúng những gì đã loan báo trước: Người mù xem thấy, kẻ què đi được,
người cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe
Tin Mừng….
Người có phúc và cao
trọng là người làm như Gioan Tẩy Giả: chuẩn bị cho mọi người đón Đấng Cứu Thế.
II. Vấn nạn P.Â.
“Thưa Thầy, Thầy có đúng
là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Gioan Tẩy Giả
là người được chọn gọi để chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế, người đã làm phép Rửa cho
chúa Giêsu (Matthêô 3:13), người đã giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người “Đây là
Chiên Thiên Chúa!” (Gio, 1:29) Tại sao lại còn sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu
“Ông là ai?” Xem chừng ngớ ngẫn quá!
Có vài giải thích cho rằng: Gioan Tẩy Giả biết rõ
Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên vì đang bị cầm tù không sao giải thích
cho môn đệ mình được. Nên Gioan đã sai môn đệ đến đặt câu hỏi trên. Câu hỏi nầy
cho môn đệ Gioan chứ không cho Gioan.
Như vậy chúng ta phải hiểu là: Môn đệ của Gioan đã đặt câu hỏi “Ông Giêsu là
ai?” với Ông Gioan trước. Gioan đã không trực tiếp trả lời, không phải vì Ông
không biết lai lịch của Chúa Giêsu, nhưng ông muốn chính đương sự, tức chính
Chúa Giêsu trả lời cho môn đệ mình.
Giải thích nầy xem chừng hữu lý. Vì không ai trả lời chính xác câu hỏi : Ông là
ai cho bằng chính đương sự. Điều nầy cũng thường thấy trong sinh hoạt xã hội:
Khi có ai đó đặt câu hỏi với chúng ta về một danh tánh người khác hay về việc
làm của người khác. Chúng ta nên khôn ngoan trả lời: Đi hỏi ông ta hay bà ta
thì rõ. Go to ask him or her! Đây là một trả lời khôn ngoan và thiết thực, vì
không ai biết mình hơn bản thân mình. Nếu tôi nói về người khác, nhiều khi
không chính xác hay sinh hiểu lẩm.
Như vậy Gioan không tránh né, nhưng muốn cho môn đệ mình diện kiến với chính
đương sự mà họ thắc mắc. Đây cũng là cách để Gioan rút lui và giới thiệu môn đệ
mình cho Chúa Giêsu. Anrê nguyên là môn đệ của Gioan Tầy Giả và đã rời bỏ thầy
mình để thành đồ đệ của Chúa Giêsu. Chính Anrê đã giới thiệu Phêrô em mình cho
Chúa Giêsu. Môn đệ của Gioan Tẩy Giả đến quan sát và muốn làm môn đệ Chúa, Chúa
Giêsu đã mời gọi: Hãy đến mà xem, cáo có hang, chim trời có tổ nhưng con người
không có chỗ gối đầu, như trong Phúc Âm thánh Matthêô 8:20. Phúc âm cũng nói
rằng: Sau khi đã tận tai nghe mắt thấy, họ đã quyến định ở lại.
Tại sao Chúa Giêsu không trả lời huỵch toẹt rằng:
Ta chính là Đấng cứu thế mà chư dân mong đợi, mà lại trả lời lòng vòng rằng:
Các anh hãy về thuật lại Ông Gioan các điếu mắt thấy tai nghe…người mù xem
thấy, kẻ quẻ được đi…
Thật sự Chúa Giêsu không trả lời lòng vòng theo kiểu tránh né. Ngài không muốn
chính miệng mình khẳng định về thân thế của mình là Đấng Cứu Thế. Ngài mượn lời
Kinh Thánh, sách Tiên Tri Isaia trong bài đọc một hôm nay, tiên báo về Đấng Cứu
Thế để trả lời rằng: Ta chính là Đấng mà các tiên tri đã loan báo hàng ngàn năm
trước. Ta đã làm đúng y chang các việc: cho người mù xem thấy, kẻ què được đi,
kẻ điếc nghe được, người chết sống lại…
Phúc Âm Thánh Matthêô mà chúng ta đang xử dụng, được viết cho người Do Thái
chính gốc, những người mà Kinh Thánh Cựu Ước là cẩm nang, là mẫu mục cho đời
sống họ. Nên thay vì nói “Ta là Đấng Cứu Thế!” Chúa Giêsu muốn bảo họ: Muốn
biết Ta là ai, xin về mở cuốn Kinh Thánh ra, sách tiên tri Isaia đã nói gì về Đấng
Cứu Thế. Tiên tri đã nói là khi Đấng Cứu thế đến sẽ chữa lành bệnnh hoạn tật
nguyền cho dân: người mù xem thấy, kẻ què đi được, người điếc nghe được, kẻ
chết sống lại… Bây giờ Ta đang làm chuyện đó. Vậy ta là ai?
Xin đan cử một thí dụ để dễ hiểu:
Một tháng trước khi Cha sở mới đến nhận nhiệm sở. Giáo dân chưa bao giờ thấy
Ngài. Nên thắc mắc là Cha sở mới như thế nào? Người đưa tin diễn tả rằng: Cha
sở mới độ chừng 50 tuổi, dáng người hơi thấp và mập, bụng hơi to và lúc nào
cũng mặc đồng phục Giáo Sĩ. Cha sở mới của anh chị em, làm lễ hơi dài, nhưng
Ngài giảng rất hay và thực tế. Cha sở mới của anh chị em rất thân tình và niềm
nở với hết mọi người. Cha sở mới của anh chị em tự nấu ăn và rất ít đi nhà
hàng. Cha sở mới của anh chị em luôn luôn chú trọng chuyện học hỏi Kinh Thánh…
Một tháng sau, Giáo dân thấy một linh mục y chang như vậy xuất hiện, những gì
loan báo ám hạp những diều họ thấy và họ phải thốt lên rằng: Đúng hắn rồi! Đúng
là Ông Cha sở mà mình đã được tiên báo một tháng trước.
Hơn nữa cách trả lời gián tiếp của Chúa thật hay. Chúa cho người ta cơ hội để
tự mình nghiệm ra Chúa Giêsu là ai? Câu trả lời làm cho người thắc mắc tự nhận
định và đánh giá về người mà mình cần nhận diện và nhận dạng. Đúng như có lần
Chúa nói: Đến mà xem và rồi hãy quyết định theo Ta hay bỏ Ta. Điều nầy trái
ngược với các ứng cử viên chính trị. Thường các chính trị gia phải nói rõ ra
mình là ai, mình sẽ làm gì khi được bầu… kèm theo là những lời hứa, phần nhiều
là hứa cuội. Niềm tin vào Chúa nên được tự cảm nghiệm, chứ không nên bị áp đặt.
Tự do chọn lựa bao giờ cũng có giá trị hơn là bị buộc phải chọn lựa.
Xin giải thích câu Chúa
nói: Tôi nói thật với anh em: Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có
ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao
trọng hơn Ông. Tại sao cao trọng nhất, rồi lại nhỏ bé nhất trong Nước Trời?
Nước Trời còn có giai cấp hay còn ưu tiên thứ bậc nữa sao?
Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả. Có giải thích rằng: Chúa Giêsu
liên kết với lúc Mẹ Chúa mang Chúa lên tận Galilê đến nhà Ông Giacaria và Bà
Elisabeth để chào thăm Bà. Lúc đó Bà Elisabeth đã mang thai Gioan Tiền Hô được
sáu tháng và Phúc Âm nói rằng: Vừa nghe lời chào, thai nhi đã nhảy mừng. Nên
Gioan đã là cao trọng nhất, vì chưa sinh ra mà đã nghe thấy Chúa đến viếng thăm
mình rồi. Chúa đến nhà ai, như Ông lớn đến thăm thường dân, làm cho người đó
nên cao trọng?
Tôi không đồng ý với cắt nghĩa “tình cảm” nầy. Thật ra Gioan Tẩy Giả không trở
nên cao trọng vì việc ông nhảy mừng trong bụng mẹ, nhưng vì Ông là vị tiên tri
lớn nhất và quan trọng nhất do sứ mạng mà Chúa dành cho ông, vì ơn gọi mà ông
được chọn để thi hành: Ông được thấy và được chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đấng
Cúu Thế. Nhiều tiên tri loan báo về Đấng Cứu Thế, nhưng không ai được thấy và
được làm phép rửa cho Đấng Cứu Thế là Con thiên Chúa cả. Còn có ai cao trọng
hơn người khác cho bằng người đi ra tận sân bay để tiếp đón vị quốc khách và hầu
tiếp vị khách tối quan trọng của quốc gia nầy không? Nên Gioan Tẩy Giả cao
trọng nhất vì sứ vụ của ông cao trọng nhất, ông được chọn để chuẩn bị mọi người
đón tiếp Đấng Cứu Thế và chính Ông đã làm phép rửa và giới thiệu Chúa Giêsu là
Chiên Thiên Chúa với mọi người.
Tuy
nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn Ông. Chúa
Giêsu không có ý phân biệt giai cấp hay thứ hạng trong Nước Trời. Ngài chỉ muốn
nói rằng: Những người sống trong thời Tân Ước, thời Nước Trời đã đến, thời Con
Thiên Chúa sinh làm người và ở giữa chúng ta là thời hồng phúc và vượt xa hơn
thời của Gioan Tẩy Giả, vẫn còn là người của thời Cựu Ước, thời mà con người
chỉ mong đợi, chỉ nghe nói về Đấng Cứu Thế, chứ không ai thấy tường tận Đấng
Cứu Thế như trong thời Tân Ước.
Để hiểu đoạn câu Phúc Âm nầy, chúng ta nên hiểu Nước Trời không chỉ là nước
thiên đàng, mà là nước Chúa tại thế, là thời Tân Ước, là thời mà Con Thiên Chúa
xuống làm con người và ở giữa chúng ta. Ai sống trong thời Tân Ước nầy dù là
một em bé mới sinh cũng có phúc và cao trọng hơn người đã sống trong thời Cựu
Ước, dù là một tiên tri lớn như Isaia
III.
Thực hành P.Â.:
1. Cây Bóng Mát Banyon.
Nếu có ai đến Big Island, một trong bảy hòn đảo tạo thành quần đảo Hạ uy Di thì
sẽ thấy có rất nhiều cầy Banyon. Không biết tiếng Việt mình gọi là cây gì? Tôi
xin tạm gọi là cây Bóng Mát Banyon. Thật sự cây nào cũng có tàng cây và tàng
cây tạo thành bóng mát cho khách qua đường.
Tuy nhiên cây Bóng Mát Banyon thật là cây bóng mát nhờ sự vươn dài, lớn mạnh
của các cành cây. Sân sau của toà thị sảnh Big Island rất rộng, mỗi cạnh phải
dài chừng 50 mét, tức sân sau chiếm diện tích chừng 2500 mét vuông. Tất cả diện
tích nầy rợm bóng mát nhờ một cây Banyon thôi. Mới thoạt nhìn không ai biết cây
Banyon chính và đầu tiên ở đâu? Tôi đoán phải là ở giữa sân. Nó phải lớn nhất.
Đọc lịch sử, tôi biết là cách đây 20 năm, người ta chỉ trồng một cây Bóng mát
Banyon ở giữa sân Toà Thị Sảnh thôi. Từ cây chính nầy, những nhánh cây vươn
dài… dài thật dài, vươn ra khỏi thân chứng 15 mét, nhánh cây mọc rễ, đâm xuống
đất, nuôi tiếp nhánh cây tiếp tục vươn dài. Những rễ nầy lớn dần thành gốc cây,
vững chắc không thua gì thân cây chính lúc ban đầu. Tất cả sân rộng rợp bóng
mát với nhiều thân cây phụ nầy.
Chúng ta được kêu gọi làm thành những cành cây tháp nhập vào thân thể Chúa
Kitô. Chúng ta gắn liền với thân cây, rút lấy sức sống và vươn sức lớn nhờ thân
cây hay chúng ta tiếp tục múc lấy sức sống nhưng không sao đậm rễ tự lập hay
đứng vững, trái lại đời sống vẫn èo ọt cằn cỗi và không làm cho thân thể Chúa
là cây Banyon vươn sức lớn rợp bóng mát cho muôn người.
Ai cũng bận bịu
cả. Tuy nhiên người ta vẫn có giờ đi shopping, đi sòng bài hay ngồi hát
Karaokê, uống bia rượu hàng mầy tiếng đồng hồ.
Ước gì mỗi ngày chỉ dành chừng năm phút để đọc lời Chúa, đọc Kiến Thức Công
Giáo hay trau dồi thêm một hiểu biết căn bản nào đó. Nếu chúng ta chỉ
dành chừng 10 phút một ngày cho Lời Chúa, hay cho những điều cần thiết để
sống đạo, chúng ta sẽ thành một cây Bóng Mát Banyon cho chính mình và cho người
khác.
2. Tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao
trọng hơn Ông.
Người Công Giáo Việt Nam cần ý thức vai trò quan trọng của mình trong đời sống
Giáo Hội. Khi đọc tờ Kiến thức Công Giáo số tháng 11/2010 có hai người đã gọi
điện thoại và trao đổi với tôi cách không vui rằng: Giáo Luật cho các Cha hết
quyền hành, giáo dân chả còn gì để làm? Hay không có quyền hành gì thì vào Hội
Đồng Mục Vụ để làm gì?
Tôi ôn tồn hỏi lại: Quyền hành là gì và để làm gì? Vào làm việc trong Hội đồng
Mục Vụ để có quyền hay để phục vụ? Khi viết những giải thích về Hội Đồng Mục
Vụ, tôi không viết theo ý riêng mình, nhưng theo tài liệu của Giáo Hội. Giáo
Hội dạy rằng: Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta được tái sinh làm con cái
Chúa, được quyền thừa tự và được thi hành các chức vụ tư tế, tiên tri và vương
đế.
Chúng ta được nên cao trọng nhờ Chúa Giêsu, Đấng cao trọng đến sinh làm con
người và ở giữa chúng ta. Sự cao trọng không do bản chất con người chúng ta,
nhưng do Chúa, Ngài cứu độ tức Ngài nâng chúng ta lên hàng cao trọng.
Những chuyện quyền hành hiểu theo thói đời: ăn nói hay quyết định việc nầy
chuyện nọ trong giáo xứ thì đã giao cho Linh mục rồi. Linh mục đòi buộc phải
dùng những quyền hạn nầy để phục vụ cho sự ích lợi và phần rỗi linh hồn của
giáo dân. Nên khi chúng ta không có quyền theo kiểu trần thế: ăn nói hay hò
hét, ra oai không có nghĩa là chúng ta mất phẩm giá cao trọng làm con Thiên
chúa. Không, Đấng cao trọng vẫn ở giữa chúng ta. Ngài là Emmanuel, Chúa ở cùng
chúng ta. Chúng ta vẫn cao trọng vì Nước Trời, tức Thiên Chúa đã nâng chúng ta
lên hàng cao trọng. Không phải khi chúng ta được lên toà giảng và giảng dạy thì
mới có quyền và mới gọi là cao trọng. Không, quyền của Giáo dân là nghe giảng.
Càng chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong đời sống, chúng ta
càng nên cao trọng, vì càng xứng đáng là con Thiên chúa.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Lectio Divina: Chúa Nhật III Mùa Vọng (A)
Chúa Nhật, 15 Tháng 12,
2013
Lời
chứng của Chúa Giêsu về Gioan Tẩy Giả
Mt
11:2–11
1. Chúng
ta hãy khẩn cầu cùng Chúa Thánh Thần
Lạy
Chúa Thánh Thần,
Đấng từ
thuở tạo thiên lập địa,
Người
quét qua các vực thẳm của vũ trụ
và biến
đổi khuyết điểm của vạn vật
trở
thành một nụ cười của vẻ đẹp,
Xin
Chúa hãy ngự xuống trên trái đất lần nữa
và ban
cho nó niềm rộn ràng của sự khởi đầu.
Thế
giới này đang trở nên cằn cỗi,
Xin
Chúa hãy đụng chạm nó với đôi cánh vinh quang của Ngài.
Xin
Chúa hãy mang lại cho chúng con niềm hân hoan nguyên thủy.
Xin hãy
đổ ngập tràn Chúa trên tất cả các phiền não của chúng con.
Xin
Ngài hãy bay lượn một lần nữa trên thế giới xưa cũ trong nguy nan của chúng
con.
Và, sau
hết, một lần nữa hoang địa sẽ trở lại là khu vườn xanh tươi
Trong
vườn, cây công lý sẽ nở hoa
và hoa
trái của công lý sẽ là hòa bình.
Lạy
Chúa Thánh Thần, Đấng mà ở bên bờ sông Giođan
đã ngự
xuống trong sự viên mãn của Ngài trên Chúa Giêsu
và công
bố Người là Đấng Cứu Thế,
thì các
tầng trời mở ra chung quanh Người.
Tô điểm
với áo choàng của ân sủng.
Thánh
hóa với lễ xức dầu
và mời
gọi mang Tin Mừng đến cho người nghèo khó,
băng bó
những vết thương của các trái tim tan vỡ,
tuyên
bố tự do cho các người nô lệ,
giải
thoát các tù nhân
và loan
báo năm của lòng thương xót Chúa.
Xin hãy
giải thoát chúng con khỏi sự sợ hãi của việc không được che chở.
Nguyện
xin cho đôi mắt chúng con tỏa ra sự trong suốt siêu phàm.
Nguyện
xin cho con tim chúng con phát ra sự can đảm hòa lẫn với sự dịu dàng.
Nguyện
xin cho bàn tay chúng con tuôn đổ ân sủng của Chúa Cha
trên
tất cả những ai mà chúng con đụng chạm tới.
Xin cho
thân xác chúng con được rực rỡ với niềm vui.
Xin hãy
khoác cho chúng con với quần áo cưới.
Và hãy
bao bọc chúng con với thắt lưng của ánh sáng.
Bởi vì,
đối với chúng con và tất cả mọi người, Chàng Rể sẽ đến không chậm trễ.
T.
Bello
2. Tin Mừng
2 Khi ấy, Gioan ở
trong ngục nghe nói về các việc làm của Chúa Kitô, Ông sai môn đệ đến thưa với
Người rằng: 3 “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng,
hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?” 4 Chúa
Giêsu bảo họ: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và
thấy; 5 người mù được thấy, người què đi được, người phong
hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng được loan
báo cho kẻ nghèo khó; 6 và phúc cho ai không vấp ngã vì
Ta.” 7 Khi những người được sai đến đã đi rồi, Chúa
Giêsu liền nói với đám đông về Gioan rằng: “Các ngươi đi xem gì ở
hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió ư? 8Vậy
các ngươi đi xem gì? Một người ăn mặc lả lướt ư? Nhưng
những người ăn mặc lả lướt thì ở nơi cung điện nhà vua. 9 Vậy
các ngươi đi xem gì? Một tiên tri ư? Phải, Ta bảo các
ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa. 10 Vì có lời chép về
ông rằng: “Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, để dọn đường sẵn
cho con.” 11 Thật Ta bảo các ngươi, trong các con
cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả;
nhưng người nhỏ nhất trong Nước Trời cũng cao trọng hơn ông.”
3. Chúng
ta hãy tạm dừng và đọc lại bài Tin Mừng lần nữa
§ Chúng ta hãy lặng lẽ thì thầm những lời của
Tin Mừng và hãy để cho chúng chầm chậm di chuyển từ lưỡi đến tâm trí chúng ta
và từ tâm trí đến lòng của chúng ta. Trong thinh lặng, chúng ta hãy
thưởng thức những lời này…
§ Chúng ta đang tụ họp chung quanh Chúa Giêsu và
chúng ta đang lắng nghe những điều các môn đệ đang hỏi Người về Gioan Tẩy Giả:
đây là một câu hỏi nghiêm túc từ những người có thẩm quyền thay đổi lịch sử.
§ Câu trả lời của Đức Giêsu mang một giai điệu
trầm tĩnh, nhưng nó làm rỉ máu trái tim chúng ta như bị một ngọn giáo đâm
qua: thật là rõ ràng Đấng Cứu Thế đang được chờ đợi chính là Người!
§ Hãy để cho các câu hỏi, những nghi ngờ, những
mong muốn và hy vọng tự do chạy nhảy chung quanh Lời của Chúa Giêsu. Hãy
để cho chúng đối đầu và tham gia với Lời ấy. Dần dần câu trả lời sẽ
xuất hiện, dù rằng đó có thể chỉ là một phần: không phải ở trong các
cuộc tranh cãi, mà là lúc nhìn thẳng vào “Người là Đấng phải đến” và là Đấng đang
nói chuyện với bạn bây giờ. Đừng nên mệt mỏi về việc lặp lại Lời
Chúa trong một giọng nói nhẹ nhàng và giữ nó trong lòng bạn, trên hết tất cả
các mối nghi ngờ và các vấn đề trong ngày của bạn.
4. Chúng
ta hãy có một cái nhìn sâu hơn về bài Tin Mừng của Mátthêu
§ Đoạn Tin Mừng của chúng ta trích từ đoạn đầu
của một chương mới trong sách Phúc Âm (Chương 11:2-12, 50). Đây là
một loạt các câu chuyện liên quan đến hoạt động của Chúa Giêsu sau bài giảng
của Người về việc tông đồ. Không có nhiều phép lạ, nhưng Tác Giả Tin
Mừng nhấn mạnh đến cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những kẻ chống đối Người
trong một cường độ ngày càng tăng đối với toàn bộ phần còn lại của quyển Tin
Mừng.
Chắc hẳn văn bản phản ảnh lại các cuộc tranh luận thần học đầu
tiên giữa các Kitô hữu và các môn đệ của Gioan liên quan đến bản chất sứ vụ của
Chúa Giêsu.
§ Gioan ở trong ngục…: Đó
là một thời gian khá lâu kể từ khi Mátthêu đề cập đến Gioan Tẩy Giả (lần đề cập
cuối cùng là ở trong chương 4:12) và bây giờ ông cho chúng ta biết là Gioan
đang ở trong tù và chỉ sau này ông mới cho chúng ta biết hoàn cảnh tù đày của
Gioan Tẩy Giả (14:3-12).
· Nơi giam giữ Gioan, cũng
như đối với tất cả mọi tù nhân, là một nơi cách biệt, một loại “thế giới cách
ly” làm cho ông gần như là người xa lạ với đời sống thường nhật và làm méo mó
nhận thức về tin tức nhận được từ bên ngoài. Vì thế, câu hỏi của
Gioan Tẩy Giả không đáng ngạc nhiên ngay cả khi ông là người đầu tiên nhận thức
được rằng Chúa Giêsu là “Đấng có quyền năng hơn” (Chương 3:11) và là Đấng trong
ngày phán xét chung “tay sẽ cầm nia sàng sẩy” (3:12), cúi mình thờ lạy Người
một cách khiêm nhường và trong sợ hãi (xem 3:11).
§ [Khi ông] nghe nói về các việc Chúa Kitô đang
làm…: những chữ “các việc Chúa Kitô đang làm”, được dùng ở
đây để nhắc nhớ lại những gì Chúa Giêsu đang làm, dự đoán cho câu trả lời của
Người để trả lời cho câu hỏi của ông Gioan.
· Gioan Tẩy Giả, đang khi ở trong tù, nghe tin
về Chúa Giêsu: chúng ta cũng thế, mỗi ngày trong khi chúng ta đang ở
trong “nhà tù” của sự cô tịch và xa cách khỏi Thiên Chúa của chúng ta hoặc nhà
tù của đau khổ, thì nghe thấy “một điều gì đó” đến từ nhiều nguồn khác nhau và
chúng ta cảm thấy bối rối bất an.
Thường thì khó mà phân biệt giữa những tin tốt lành của Phúc Âm
với rất nhiều vấn đề khác xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta!
Tuy nhiên, những gì Chúa Giêsu làm là những việc mà “Đấng Kitô
làm”, thậm chí nếu chúng ta không luôn luôn ý thức được điều này, thì cũng
giống như trong trường hợp của Gioan Tẩy Giả.
§ Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng
tôi còn phải đợi Đấng nào khác? Khi Gioan Tẩy
Giả làm phép rửa cho toàn đám đông ở sông Giođan, ông đã mô tả một
Đấng Cứu Thế hùng mạnh sẽ trừng phạt nặng nề tội lỗi của tất cả mọi
người: “Đấng đến sau tôi có quyền năng hơn tôi, và tôi không đáng
xách giầy cho Người; chính Đấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và
lửa. Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của Người, rồi thu lúa
vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt.” (Mt
3:11-12). Trong sự nghiêm khắc đó kêu răng rắc giống như một ngọn
roi trong quan điểm về sự hoán cải và do đó, về ơn cứu rỗi, Gioan đã đọc được
dấu ấn lòng thương xót của Thiên Chúa Gia Vê. Chịu đau khổ trong tù,
trở nên mỏng dòn bởi cảm giác thất bại và bất lực, nạn nhân của sự bất công và
chống lại sự kiêu căng mà ông đã cả đời chiến đấu, dường như Gioan Tẩy Giả cho
rằng sự dữ đang thắng thế và ông cảm thấy bất an. Bị chìm đắm trong
đám sương mù không thể thay đổi được đó, ông không còn khả năng nhìn thấy rõ
quyền năng của Thiên Chúa trong hoạt động trong các công việc của Chúa Giêsu
nữa.
· Thật là hợp lý mà suy
đoán: Chúa Giêsu đang từ từ mặc khải chính Người là Đấng Cứu Thế,
nhưng Người đã làm như thế bằng cách phá vỡ các quy tắc lý tưởng của người Do
Thái và các diễn giải thông thường về Thánh Kinh: Người đã không
“hành xử công lý”, Người đã không gạn lọc điều tốt lành ra khỏi việc xấu xa như
cái sàng tách rời lúa tốt ra khỏi rơm; Người đã rao giảng về sự hoán cải một
cách nhiệt thành nhưng lại tha thứ những kẻ tội lỗi; Người đã tỏ cho thấy Người “có
lòng hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11:29), cởi mở và sẵn sàng
với tất cả mọi người, một người xa lạ với tất cả các phương cách tranh cãi
thường tình của hệ thống. Vì thế, có thể nghĩ rằng Gioan Tẩy Giả
đang ở trong một cơn khủng hoảng bởi vì Đức Giêsu đã không tương ứng với Đấng
Cứu Thế mà ông đang mong đợi và Đấng mà ông đã liên tục rao giảng; do đó, ông
sai các môn đệ đến gặp Chúa Giêsu để hỏi Người một số câu hỏi và để họ về thuật
lại cho ông một lời có thể soi sáng bí ẩn của những mâu thuẫn này: “Thưa
Đức Giêsu, ông là ai? Ông nghĩ ông là ai? Làm thế nào
chúng tôi có thể tin vào ông khi đứng trước các sự kiêu căng và bất công mà ông
đã tỏ cho thấy ông là một Đấng Cứu Thế kiên nhẫn, nhân từ và bất bạo động?”
Ai trong chúng ta đã không cố gắng tạo nên một ý tưởng chính xác
hơn về Đấng mà chúng ta tín thác và các cách thức hành động của người ấy, khi
mà đời sống đã làm cho chúng ta gặp phải nhiều sự mâu thuẫn và bất công, ngay
cả trong Giáo Hội không? Ai trong chúng ta đã không khắc khoải để
nhìn thấy và diễn giải một cách chính xác các dấu hiệu của sự hiện diện tích
cực của Thiên Chúa trong lịch sử của chính chúng ta không? Thật khó
mà chào đón một Thiên Chúa, Đấng rất “khác biệt” với các nét phác họa của chúng
ta và vì vậy chúng ta không nên kết án Gioan Tẩy Giả, bởi vì chúng ta cũng có
thể phải chịu sự cám dỗ về việc muốn Thiên Chúa có những cảm xúc và khuynh
hướng của chúng ta và thậm chí có thể có những người muốn báo thù trong việc
thực hiện “công lý”. Thông thường chúng ta muốn có một Thiên Chúa
được tạo nên theo hình ảnh và giống như chúng ta, nhưng “tư tưởng của
Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải
là đường lối của Ta…” (Is 55:8).
§ Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy về thuật
lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: Chúa Giêsu
không trả lời một cách nhanh chóng và trực tiếp, nhưng cho thấy rõ ràng các sự
kiện mà kết quả từ những hành động của Người đang làm thay đổi lịch sử và thực
hiện lời tiên tri ngày xưa về Đấng Cứu Thế. Vì thế, Người không đưa
ra một câu trả lời “để xử dụng ngay lập tức”, nhưng các môn đệ phải trở về gặp
Gioan và kể cho ông nghe những gì chính họ đã nghe và nhìn thấy, bởi vì sự chữa
lành, cho kẻ chết sống lại và giải thoát kẻ bị áp bức là những dấu hiệu rõ ràng
về bản chất Cứu Thế của Đức Giêsu Nagiarét.
Mỗi ngày chúng ta phải học để công bố Tin Mừng bắt đầu từ những
gì chúng ta cảm nhận và nhìn thấy. Việc chứng nhân huynh đệ không thể
thiếu được trong việc truyền đạt Tin Mừng.
· Chúa Kitô khiêm nhường
phục tùng với những câu hỏi và những câu trả lời để cho các môn đệ của Gioan
Tẩy Giả thấy một phương pháp xác thực và cá nhân về việc hiểu biết và loan
báo: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy”. Tác
giả sách Phúc Âm thứ tư nhắc nhớ lại cùng một phương pháp trong lá thư thứ nhất
của ông: “Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã
nghe,điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và
tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống – đây là chủ đề của
chúng ta. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và
làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời: sự sống ấy
vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi. Điều
chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để
chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi” (1Ga 1:1-3) Đây
là phương pháp truyền giáo được sử dụng bởi Giáo Hội sơ khai: phương pháp học
được từ sự nhập thể của Ngôi Lời.
Một sự công bố xác thực và hiệu quả phải đi qua một sự truyền
đạt đơn giản và khiêm tốn của kinh nghiệm cá nhân: những lời không có sự phô
trương của một đời sống được dệt bằng đức tin.
§ Người mù được thấy, người què được đi, người
phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng
được loan báo cho kẻ nghèo khó: Trong những lời này, một
bộ sưu tập các câu trích dẫn từ sách tiên tri Isaia (28:18-19; 35:5-6; 42:18;
61:1), chúng ta tìm thấy cốt lõi câu trả lời của Chúa Giêsu và của đoạn Tin
Mừng của chúng ta. Chúa trưng ra các việc làm của Người không như
một Đấng phán xét và có uy quyền, mà như là ân sủng của Thiên Chúa ban cho
những Dân Chúa đang cần đến.
Điều đáng chú ý là những đoạn trích dẫn tiên tri không hề đề cập
đến người phong cùi và người chết mà Tác Giả Phúc Âm đã viết như lời Chúa Giêsu
nói. Điều này nhấn mạnh đến tính chất mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến
trong phong cách của Người để hoàn thành những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế
đang được dân Israel chờ đợi.
Những việc làm của Chúa Giêsu thật là cao cả, nhưng Người là một
trong “những người bé mọn” đã được Chúa chọn, Người là một trong “những người
nghèo của Đức Giavê” đã trông thấy cây thập giá tại cuối cuộc hành trình làm
người của mình. Điều này không thể chấp nhận được cho bất cứ ai đang
trông đợi một Đấng Cứu Thế vinh quang. Phúc cho những ai nghe và
thấy với một con tim đầy lòng tin.
· Một cách gián tiếp Chúa
Giêsu mời gọi Gioan Tẩy Giả tự mình nghe và thấy những gì Người đã dạy và
làm. Vì vậy, vị ngôn sứ cuối cùng có thể gợi nhớ lại và bây giờ nhận
ra rằng những gì Chúa Giêsu nói và làm đều tương ứng với những lời tiên tri về
Đấng Cứu Thế cao cả được nhắc đến nhiều trong Cựu Ước.
Đây là cơ chế của “ký ức tôn giáo” nếu không có đức tin sẽ không
bao giờ được khơi dậy và đặc biệt là không bao giờ có thể tồn tại với các xúc
động mạnh của sự vấp ngã mà đời sống mang đến cho nó: các công trình
của Thiên Chúa trong quá khứ là những dấu hiệu của lòng trung tín của Người về
các lời hứa và sự cam kết về các công trình trong tương lai của Chúa.
Chúng ta tự cam kết để gợi nhớ lại mỗi ngày về “những điều tuyệt
vời” mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và trong chúng ta (xem Lc 1:49) không có
nghĩa là để rơi vào sự lặp lại vô ích, nhưng dần dần đưa hạt giống ân sủng tích
cực của Thiên Chúa đến tận đáy lòng của chúng ta, để nó có thể phát triển và
sinh hoa trái. Bí Tích Thánh thể cũng là một “sự tưởng niệm của sự
Phục Sinh của Chúa”, một sự tưởng niệm sống động và thật sự của ơn cứu rỗi được
ban cho mỗi người chúng ta.
§ Phúc cho ai không mất niềm tin [không vấp ngã]
vì ta: Chữ “sự vấp ngã” xuất phát từ chữ Hy-lạp: “chướng ngại
vật” được chuẩn bị để tấn công một người bằng sự bất ngờ. Mặc dù có
những ý nghĩa mà chúng ta thường quy cho chữ này, trong Kinh Thánh chữ “vấp
ngã” có thể là tiêu cực hoặc tích cực.
Chúa Giêsu là người “làm mang tiếng” dân tộc Do-Thái của mình
bởi cái gốc gác nghèo hèn không phù hợp với một Đấng Cứu Thế vinh quang; Người
xúc phạm đến những người Biệt Phái với những lời lẽ gay gắt, Người xúc phạm đến
các môn đệ của Gioan Tẩy Giả vì đường lối những việc Người làm đã không theo
như các kế hoạch dự kiến và Người xúc phạm đến chính các môn đệ của Người với
cái chết nhục nhã của mình.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không tán dương những ai xúc phạm đến những
kẻ bé mọn hoặc những ai là cái cớ để cho người khác sa ngã (xem Mt 5:29) về đức
tin hoặc luân thường đạo lý để người khác đi vào con đường sai lạc.
Loại tai tiếng mà chúng ta cần là loại đến từ cách sống Phúc Âm
một cách triệt để hầu giũ sạch chúng ta ra khỏi những thói quen trong cuộc sống
và khỏi chủ kiến của chúng ta.
Chúng ta cũng được kêu gọi để “xúc phạm” đến thế giới với các vụ
tiếng tăm của Tin Mừng cho thấy bằng đời sống của chúng ta rằng chúng ta không
chịu thua trước những thói quen và tục lệ không đúng với đức tin Kitô giáo,
bằng cách từ chối những thỏa hiệp có thể tạo ra bất công, bằng cách nâng đỡ
những người nghèo khó và những kẻ hèn mọn nhất.
§ Các ngươi đi xem gì ở hoang địa?: Mặc dù
có yếu điểm cho thấy nơi các câu hỏi đặt ra bởi Gioan, Chúa Giêsu nói về người
mở đường cho mình với sự nhiệt thành như một vị ngôn sứ mà những lời thôi thúc
của ông đã kết hợp các dấu chỉ sống động và không thể chối cãi được về sự liên
hệ đặc biệt của ông với Thiên Chúa, Đấng mà ông nhân danh để nói với Dân của
Chúa. Thay vào đó, với hàng loạt sáu câu hỏi hoa mỹ thúc bách và ba
lời bày tỏ tích cực, Chúa Giêsu bảo rằng Gioan Tẩy Giả còn hơn một ngôn sứ
nữa: ông là người mà sách Kinh Thánh cổ xưa của cha ông đã nói đến,
người ngôn sứ chuẩn bị dọn sẵn đường cho Chúa (Mt 3:3) như các vị tiên tri xưa
đã nói (Ml 3:1; Xh 23:20). Tuy nhiên, Chúa nhanh chóng giải thích lý
do cho lời khẳng định của Người: những điều này thậm chí có thể quá
hiển nhiên cho những người nghe.
§ Trong tất cả các con cái người nữ sinh ra,
chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả: Gioan
không chỉ là một ngôn sứ nổi tiếng và là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế (bởi
vì bây giờ Chúa Giêsu đã rõ ràng nhận mình là như thế), mà ông cũng là một
người cao trọng, cao trọng hơn những người cùng thời với ông và cũng hơn cả
những người đi trước ông. Đây là một lời khen ngợi hoàn toàn mang
tính cách cá nhân nhắn gửi đến người tù của vua Hêrôđê và không phải là một lời
nói cường điệu. Với những lời này, Chúa Giêsu liệu trước được sự so
sánh giữa Gioan Tẩy Giả và ngôn sứ Êlia, người mà Chúa sẽ nói rõ ràng trong câu
14: “Nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Êlia,
người phải đến”.
· Câu “trong tất cả các con cái người nữ
sinh ra” mang một sắc thái thông thường của người Do-Thái, nhưng nó
cũng ám chỉ đến nguồn gốc mầu nhiệm của Chúa Giêsu: Chúa cũng “được
sinh ra bởi người nữ”, nhưng chỉ trong những gì liên quan đến xương thịt, bởi
vì nguồn gốc Thiên-Chúa-nhập-thể của Người đã vượt quá xa bản tính loài người
thông thường.
Việc sinh ra của chúng ta là “con cái Thiên Chúa” trong đức tin
cũng được gói ghém trong sự mầu nhiệm: “Họ được sinh ra, không phải do
khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của
người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1:13). Chúng
ta “được sinh bởi người nữ” nhưng chúng ta không phải để cho thế gian này, mà
là cho Vương quốc Nước Trời nơi chúng ta sẽ được phán xét theo đức tin và các
việc làm đức tin của chúng ta, thành quả của sự đón tiếp chúng ta trao cho ân
sủng Thánh Tẩy của chúng ta.
§ Nhưng những người nhỏ nhất…: phần
này của câu nói (có lẽ văn hoa) dường như đặt để một giới hạn về lời giới thiệu
nhiệt tình về Gioan Tẩy Giả. Mặc dù là người cao trọng, nhưng Gioan
lại là kẻ bé mọn trong Vương Quốc Nước Trời, bởi vì ở đó tất cả mọi thứ được đo
lường theo các tiêu chuẩn hoàn toàn khác với những gì trên thế gian: sự
đo lường về thời đại mới đang đến và đã bắt đầu với người đến từ Con Thiên
Chúa. Những ai thuộc về thời đại hoàn toàn mới này thì cao trọng hơn
bất cứ ai đã sống trong những thời đại trước đó, thậm chí hơn cả Gioan Tẩy Giả.
· Sự tương phản giữa “cao
trọng” và “bé mọn” được tạo ra một cách chính xác để làm rõ ràng cho tất cả các
tín hữu rằng để được nên cao trọng người ta phải trở nên nhỏ bé hơn. Trong
“sự cao trọng” thuộc bản tính loài người của ông, Gioan Tẩy Giả được giới thiệu
bởi Chúa Giêsu như là người bé mọn nhất trong Nước Trời và do đó ngay cả đối
với Gioan, ông cũng cần phải “trở nên kẻ bé mọn” trong bàn tay của Thiên
Chúa. Đó cũng là một đòi hỏi tương tự hàng ngày cho mỗi người chúng
ta là những kẻ đang bị cám dỗ để được nên “cao trọng” và “đầy quyền năng”, ít
nhất là trong ước muốn của chúng ta!
5. Chúng
ta hãy cầu nguyện Lời Chúa và cảm tạ Chúa
Thiên
Chúa là niềm hoan lạc của chúng ta, Đấng ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người (Thánh
Vịnh 146)
CHÚA là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời,
xử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.
CHÚA giải phóng những ai tù tội,
CHÚA mở mắt cho kẻ mù loà.
CHÚA cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
CHÚA yêu chuộng những người công chính.
CHÚA phù trợ những khách ngoại kiều,
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ,
nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.
CHÚA nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xion hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời.
6.
Từ Lời Chúa đến chiêm niệm
Lạy
Chúa Giêsu,
Đấng
“sắp đến”,
xin
đừng chậm trễ nữa
và xin
hãy lắng nghe tiếng khóc than của người nghèo khó
những
kẻ hướng về Chúa
vì sự
cứu rỗi, công lý và niềm hân hoan.
Xin hãy
ban cho chúng con đôi mắt trong sáng và trái tim tinh khiết
để
chúng con có thể nhận thức được
sự hiện
diện tích cực và hiệu quả của Chúa
cũng
như trong các sự kiện
của
“ngày hôm nay” của chúng con
trông
thật là u ám
và
thiếu vắng các tia hy vọng!
Lạy
Chúa Giêsu, xin Người hãy đến!
Thần
Khí và Tân Nương nói: "Xin Ngài ngự đến! "
Ai nghe, hãy nói:
"Xin Ngài ngự đến! "
Ai khát, hãy đến;
ai muốn, hãy đến lãnh
nước trường sinh mà không phải trả tiền.
Đấng làm chứng về những điều đó phán rằng:
Đấng làm chứng về những điều đó phán rằng:
"Phải, chẳng bao lâu
nữa Ta sẽ đến."
Amen.
Amen.
Lạy
Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến!” (Kh 22:17,20)
Vở kịch dang
dở
Có một văn
sĩ, khi chết đi, còn để lại trên bàn tập bản thảo của một vở kịch. Tất cả mới
chỉ là khởi đầu, chuẩn bị cho nhân vật chính xuất hiện, còn nhân vật chính ấy
như thế nào thì chưa một ai được biết.
Toàn bộ Cựu
Ước cũng giống như một vở kịch còn dang dở kể trên, trong đó nhân vật chính
chưa hề xuất hiện. Mọi người đều bàn tán, đều mong đợi Đấng Cứu Thế, nhưng tất
cả mới chỉ là sự chuẩn bị mà thôi. Còn Đấng Cứu Thế như thế nào, thì chưa một
ai được biết.
Từ bối cảnh
này, chúng ta hãy nhìn ngắm khuôn mặt của Gioan Tiền Hô. Trên dòng sông Giođan
có một khúc nước cạn, cách biển Chết không xa. Đây là chỗ dân chúng thường qua
lại để buôn bán và trao đổi tin tức. Chính tại chỗ này, Gioan Tiền Hô đã rao giảng
và rửa tội cho dân chúng. Dân chúng thắc mắc và tự hỏi: Ông là ai? Ông có phải
là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi hay không?
Và qua đoạn
Tin Mừng sáng hôm nay Chúa Giêsu đã trả lời cho những câu hỏi này. Ngài nói với
dân chúng: Gioan là người mà Kinh thánh đã đề cập đến: Ta sai sứ giả Ta đi trước
Con để dọn đường cho Con. Ngài cũng trả lời một câu hỏi khác được các môn đệ
cua Gioan đặt ra cho Ngài: Thầy có phải là Đấng sẽ đến hay chúng tôi còn pải đợi
một Đấng nào khác?
Để trả lời
cho vấn nạn này, Chúa Giêsu đã mượn lời tiên tri Isaia. Thực vậy, khi nói về Đấng
Cứu Thế, Isaia đã đưa ra những dấu chỉ để mọi người nhận biết Ngài: Đó là người
mù được thấy, kẻ què được đi, người điếc được nghe và kẻ câm sẽ reo vui. Chủ
đích của Chúa Giêsu thực rõ ràng. Chính những phép lạ Ngài làm sẽ xác quyết
Ngài là ai? Là Đấng Cứu Thế tiên tri Isaia đã loan báo. Ngài đến để thiết lập
vương quốc của Ngài ở trần gian.
Tuy nhiên,
như chúng ta đã biết: Vương quốc ấy đã được thiết lập rồi nhưng chưa hoàn tất.
Ngài trao phó cho chúng ta tiếp nối công trình của Ngài, xây dựng và hoàn tất
vương quốc của Ngài trên trần gian này. Vào ngày sau hết, Ngài sẽ trở lại trong
vinh quang để phán xét chúng ta về công việc này.
Hiện giờ
chúng ta đang sống giữa hai biến cố: Việc Ngài giáng sinh và việc Ngài trở lại.
Nhiệm vụ chúng ta không phải là ngồi chơi xơi nước mà phải xắn tay áo lên, dấn
thân vào công việc Chúa đã trao phó, khi Ngài đến lần đầu trong lịch sử.
Nói một cách
cụ thể hơn, đó là chúng ta phải xây dựng Nước Chúa trên trần gian, phải đem
tình thương để xoá bỏ hận thù, phải đem chân lý thay cho sự giả dối, phải xây dựng
cái thế giới hôm nay theo tinh thần của Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét