11/01/2014
Thứ Bảy sau Lễ Hiển
Linh
Bài
Ðọc I: 1 Ga 5, 14-21
"Chúa
nhậm lời chúng ta kêu cầu".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các
con thân mến, này là sự chúng ta tin tưởng nơi Chúa: là hễ chúng ta xin sự gì hợp
ý Người, thì Người nhậm lời chúng ta. Và chúng ta biết Người nghe nhận mọi điều
chúng ta xin, vì chúng ta biết rằng chúng ta có kêu cầu Người. Ai biết anh em
mình phạm thứ tội không đưa tới sự chết, thì hãy cầu xin và Người sẽ ban sự sống
cho kẻ phạm thứ tội đó. Có thứ tội đưa đến sự chết, tôi không bảo ai cầu xin
cho người phạm tội ấy đâu. Mọi sự gian tà đều là tội, và có thứ tội đưa đến sự
chết.
Chúng
ta biết rằng ai sinh ra bởi Thiên Chúa, thì không phạm tội, chính sự sinh ra bởi
Thiên Chúa gìn giữ họ, và ma quỷ không làm gì được họ. Chúng ta biết rằng chúng
ta bởi Thiên Chúa mà ra, và toàn thể thế gian đều phục luỵ ma quỷ. Và chúng ta
biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và đã ban cho chúng ta ơn thông hiểu, để chúng
ta nhận biết Chúa chân thật, và được ở trong Con chân thật của Người. Chính
Ngài là Thiên Chúa chân thật và là sự sống đời đời. Các con thân mến, hãy giữ
mình xa các tà thần.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a và 9b
Ðáp: Chúa yêu
thương dân Người (c. 4a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội
các tín đồ. Israel hãy vui mừng vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân
hoan vì vua của họ. - Ðáp.
2)
Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống
con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ
vang. - Ðáp.
3)
Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố.
Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ của
Chúa. - Ðáp.
Alleluia:
Dt 1, 1-2
Alleluia,
alleluia. - Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà
phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã
phán dạy chúng ta nơi người Con. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 3, 22-30
"Bạn
hữu của tân lang vui mừng vì tiếng nói của tân lang".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và
làm phép rửa. Cũng có Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim, vì ở đó có nhiều
nước, và người ta đến để chịu rửa. Vì chưng, khi ấy Gioan chưa bị tống ngục. Xảy
ra có cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và người Do-thái về việc thanh
tẩy. Họ đến cùng Gioan và nói với ông: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên
kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều
đến cùng người!" Gioan trả lời rằng: "Người ta không tiếp nhận gì mà
không phải bởi trời ban cho. Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã
nói: Tôi không phải là Ðấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. Ai cưới vợ,
thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui
mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. Người
phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Thứ Bảy sau Chúa nhật Lễ Chúa hiển
linh
Ga
3,22-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Ðấng lớn lao vô cùng nhưng lại chọn nhập thể
trong thân phận mong manh của kiếp người. Chúa là Ðấng quyền uy vô cùng lại chọn
sự khiêm nhường yếu đuối trong vóc dánh của hài nhi nhỏ bé. Chúa đã sống nhỏ
bé, khiêm nhường để dạy chúng con biết tự hủy chính mình để nên một với tha
nhân. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để biết tự hủy mình đi để sống hài
hòa với tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời thánh Gioan thật đẹp.
Cái đẹp hệ tại là ngài ý thức mình chỉ là sự phản chiếu ánh sáng của Chúa. Tựa
như ánh trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Thánh Gioan đã khiêm nhu nhận mình
chẳng là gì trước mặt Chúa, và chỉ mong Chúa được lớn lên còn mình thì nhỏ bé
đi. Chúa được tỏa sáng còn mình thì lu mờ đi. Xin cho chúng con cũng biết nhỏ lại
trong những khuynh hướng xấu làm mất vẻ đẹp của hình ảnh Chúa. Xin cho chúng
con biết nhỏ lại trong những đam mê, ích kỷ của mình để nhờ đó chúng con phản
chiếu sự thánh thiện tinh tuyền của hình ảnh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa là ánh sáng soi dẫn cuộc đời chúng
con. Xin cho chúng con biết phản chiếu sự thánh thiện, yêu thương và bác ái
trên muôn mọi nẻo đường chúng con đi. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy sau Lễ Hiển
Linh
Bài đọc: I Jn 5:14-21; Jn
3:22-30.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tránh xa tội lỗi!
Tội
lỗi của con người là lý do tại sao Chúa Giêsu xuống trần gian để gánh tội cho
con người, và cứu con người thóat khỏi quyền lực của tội. Nhưng có phải vì thế
mà con người không phạm tội nữa không? Vấn đề rất nguy hiểm ngày nay là nhiều
người đã mất hết ý thức về tội lỗi, họ không còn coi bất cứ gì là tội nữa.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong những gì liên quan đến tội lỗi. Trong Bài Đọc
I, Thánh Gioan phân biệt 2 thứ tội: tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến
cái chết. Con người chỉ có thể cầu nguyện cho những người mắc tội không đưa đến
cái mà thôi. Trong Phúc Âm, các môn đệ của Gioan phạm tội ghen-tị, khi họ thấy
người ta tuôn đến với Chúa Giêsu nhiều hơn là tới thầy của họ. Gioan cho họ 3
lý do tại sao không nên ghen-tị: Mọi quyền năng đến từ Thiên Chúa, phải biết
mình và biết người để có sự bình an, và con người phải vui mừng khi thấy Thiên
Chúa được vinh quang.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết
1.1/
Điều kiện để Thiên Chúa nhận lời cầu xin của con người:
(1)
Thiên Chúa nhậm lời chúng ta, khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người: Thiên Chúa lắng
nghe tất cả những lời cầu xin của con người, nhưng không phải ngài sẽ nhận lời
tất cả các lời cầu xin; Ngài chỉ nhận lời những điều hợp ý Ngài mà thôi. Điều
này dễ hiểu, vì có những lời cầu xin ích kỷ chỉ biết vun xới cho mình, hay những
lời cầu xin Thiên Chúa làm hại người khác, hay bắt Thiên Chúa cư xử ngược lại với
bản tính của Ngài. Điều con người nên làm khi cầu nguyện là luôn kết thúc với
câu “nếu đẹp ý Chúa.” Chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ ràng và chắc chắn điều gì tốt
đẹp cho con người, và Ngài sẽ sẵn sàng ban những điều tốt đẹp đó cho con cái của
Ngài.
(2)
Tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết: Gioan nói về 2 thứ
tội này, nhưng không cắt nghĩa rõ ràng: “Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội
không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người
anh em ấy; đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết. Có một thứ
tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy. Mọi điều bất
chính đều là tội, nhưng có một thứ tội không đưa đến cái chết.” Theo ý kiến sau
cùng của các học giả và giáo huấn của Giáo-Hội: tội đưa đến cái chết là tội của
những người mất hết ý thức về tội lỗi, hay của những người tin tưởng Chúa sẽ
tha hết mọi tội mà không cần phải ăn năn, xám hối, và sửa đổi. Nếu con người cầu
xin Chúa cứu những người này là vi phạm sự công bằng của Thiên Chúa; nhưng con
người có thể cầu xin cho họ có cơ hội trở lại khi họ còn sống.
1.2/
Hai trường hợp của con người trong thế giới: Đọan văn này rất khó hiểu;
chúng ta phải hiểu nó trong văn mạch của tòan thư Gioan I. Trước tiên, Gioan
không có ý nói tất cả các Kitô hữu không phạm tội, vì ngay trong đọan văn trên,
Gioan đã phân biệt 2 thứ tội: tội đưa đến cái chết và tội không đưa đến cái chết.
Điều ngài muốn làm ở đây là phân biệt 2 lọai người: người thuộc về Thiên Chúa
và người thuộc về thế gian.
Thánh
Gioan viết: “Chúng ta biết rằng phàm ai đã được Thiên Chúa sinh ra, người đó
không phạm tội; nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn người ấy, và Ác thần
không đụng đến người ấy được. Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa,
còn tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác thần.” Theo Gioan, thế giới
là bãi chiến trường giữa sự thiện và sự ác; trong đó có những người thuộc về
Thiên Chúa và những người thuộc về Ác thần. Người thuộc về Thiên Chúa có thể phạm
tội vì yếu đuối xác thịt; nhưng họ luôn có ý thức về tội lỗi và muốn giao hòa
cùng Thiên Chúa. Người thuộc về Ác thần không có hay đánh mất hết ý thức về tội
lỗi; họ không còn coi điều gì là tội nữa.
2/
Phúc Âm:
Tội lỗi phát xuất từ sự ghen-tị của con người.
2.1/
Sự ghen-tị của các môn đệ của Gioan: Trình thuật kể lý do của sự ghen tị: “Sau đó, Đức
Giêsu và các môn đệ đi tới miền Judah. Người ở lại nơi ấy với các ông và làm
phép rửa. Còn ông Gioan, ông cũng đang làm phép rửa tại Aenon, gần Salim, vì ở
đấy có nhiều nước, và người ta thường đến chịu phép rửa. Bấy giờ, có một cuộc
tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của ông Gioan và một người Do-Thái về việc
thanh tẩy. Họ đến gặp ông Gioan và nói: "Thưa thầy, người trước đây đã ở với
thầy bên kia sông Jordan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang
làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông." Gioan đã nói rõ về sự khác biệt
của 2 Phép Rửa: Phép Rửa của ông làm là Phép Rửa để tha tội; Phép Rửa của Chúa
Giêsu là Phép Rửa ban Thánh Thần. Sự tranh luận xảy ra có thể tại sao cần có 2
Phép Rửa, nhưng điều chính chi phối môn đệ của Gioan là họ ghen tị khi thấy
Chúa Giêsu được nhiều người đến với hơn thầy của họ.
2.2/
Thuốc chữa bệnh ghen-tị: Gioan
Tẩy Giả cho các môn đệ và cho chúng ta 3 liều thuốc để chữa bệnh ghen tị:
(1)
Mọi hồng ân đều đến từ Thiên Chúa: Ông Gioan trả lời: "Chẳng ai có thể nhận được
gì mà không do Trời ban.” Hay nói như Thánh Phaolô: Mọi quà tặng đều đến từ một
nguồn là Chúa Thánh Thần; không phải để khoe khoang, nhưng để phục vụ. Hay nói
như kiểu Phúc Âm, Thiên Chúa càng ban tặng nhiều bao nhiêu, Ngài càng có quyền
đòi lại nhiều bấy nhiêu.
(2)
Biết mình là có bình an và niềm vui: Điều làm cho con người có bình an là phải biết mình.
Gioan Tẩy Giả rất bình an vì ông biết mình và biết Đức Kitô: “Chính anh em làm
chứng cho thầy là thầy đã nói: "Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ
được sai đi trước mặt Người.” Gioan có niềm vui khi thấy nhiều người tuôn đến với
Đức Kitô, vì đó phù hợp với sứ vụ của ông. Gioan so sánh Đức Kitô với chú rể,
và cô dâu là dân chúng tin vào Đức Kitô; còn ông chỉ là người phù rể: “Ai cưới
cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì
vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm
vui ấy bây giờ đã trọn vẹn.”
(3)
Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi: Đây là châm ngôn của Gioan và
nên là kim chỉ nam cho hết mọi người khi chúng ta phục vụ Thiên Chúa. Bổn phận
của chúng ta cũng giống như Gioan là dọn đường cho mọi người và chỉ cho họ đường
đến với Thiên Chúa; chứ không lợi dụng việc phục vụ Thiên Chúa để tìm lợi nhuận,
nổi tiếng, và thỏa mãn các nhu cầu của chúng ta. Khi mọi người đã tới được với
Thiên Chúa, chúng ta vui mừng vì đã hòan tất sứ vụ, và sẵn sàng để lui vào bóng
tối.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúa Kitô đã xuống trần để cứu chúng ta thóat khỏi quyền lực của tội lỗi và sự
chết. Ngài đã thiết lập Bí-tích Hòa Giải để sẵn sàng tha thứ các tội của con
người.
-
Con người chúng ta vẫn có thể phạm tội vì còn mang trong người những yếu đuối
và tính đam mê xác thịt. Mỗi khi đã lỡ phạm tội trọng, chúng ta cần chạy đến với
Bí-tích Hòa Giải để được tha tội.
-
Điều tối nguy hiểm là chúng ta đánh mất ý thức về tội lỗi hay tin Chúa sẽ cứu tất
cả mọi người mà không cần ăn năn xưng tội. Đây chính là thứ tội mà Thánh Gioan
gọi là “tội đưa đến cái chết.”
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA
Ga
3,22-30
A.
Hạt giống...
Lời
chứng cuối cùng của Gioan Tiền hô :
-
Chúa Giêsu và Gioan cùng làm phép rửa, mỗi người một nơi, mỗi người có quần
chúng ngưỡng mộ riêng.
-
Việc làm phép rửa ấy gây nên một cuộc tranh luận và khiến các môn đệ Gioan ganh
tức. Họ đến mách với Gioan, ngầm xin ông tỏ một thái độ ngăn cản hay chống đối
nào đó với Chúa Giêsu.
-
Nhưng Gioan chẳng những không chống đối Chúa Giêsu, mà còn làm chứng về Ngài và
đề cao Ngài : “Tôi đây không phải là Đức Kitô mà chỉ là kẻ được sai được
trước mặt Ngài”..., Ngài phải nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi”.
B....
nẩy mầm.
1.
Thánh Gioan Tiền hô dạy ta bài học phải biết đóng vai phụ. Ai mà không thích
đóng vai chính. Nhưng trong một vỡ tuồng, vai chính chỉ cần một hai người, còn
vai phụ thì rất nhiều. Nhiều khi nhờ các vai phụ đóng khéo mà vai chính được nổi
bật lên.
2.
“Chúa phải nổi bật lên, còn tôi phải nhỏ đi” còn có nghĩa phải làm cho trong
con người tôi phần của Chúa càng ngày càng lớn lên, và phần của xác thịt, của tội
lỗi và của khuynh hướng xấu dần dần nhỏ bớt.
3.
Trên một chuyến tàu xuyên đại dương, vị giám mục kể cho một giáo sĩ trẻ mới ra
trường về cuộc đời gian khổ của mình, rồi xin anh nói về ơn gọi của mình. Anh tự
mãn trả lời : “Dễ thôi. Tất cả là Thiên Chúa cần con”.
Vị
giám mục nói : “Này bạn trẻ, quả là trùng hợp ! Như tôi nhớ, trong
Thánh Kinh, chỉ có một lần Thiên Chúa nói Ngài cần một điều gì đó. Trong Lc 19,
34 trên đường vinh thắng vào Giêrusalem, Ngài nói Ngài cần một con lừa” (Góp nhặt).
4.
“Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó mà nghe
chàng thì vui mừng hớn hỏ vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của
thầy. Niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn” (Ga 3,29)
“Từ
các hàng ghế đại biểu, chúng tôi chứng kiến những đôi mắt thấm đẫm niềm vui của
hàng trăm thầy cô giáo, ban giám hiệu các trường dõi theo bước chân học trò mình
lên nhận thưởng…” Bài báo khiến tôi lâng lâng một cảm giác khó tả. “Phía sau
chùm hoa ấy… là dấu chân lặng thầm”. Thật vậy, phía sau những thành công và niềm
vui của học trò là những đêm thức trắng, những tháng ngày lo lắng vun đắp của
các thầy cô giáo. Quý thầy cô là những người tiên phong dọn đường cho thế hệ trẻ
tiến bước, vươn cao và vươn lên mãi.
Ông
Gioan Tẩy giả cũng là người đi trước dọn đường cho Chúa đến. Ngài lặng lẽ dâng
trọn cuộc đời mình mở đường cho Chúa đến, để mọi người được phúc chiêm ngắm
vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Giêsu Đấng Cứu Thế.
Xin
cho con luôn tìm được niềm vui và hạnh phúc khi phục vụ tha nhân, khi dọn đường
cho Chúa đến với các tâm hồn. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
11/01/14 THỨ BẢY SAU LỄ HIỂN LINH
Ga 3,22-30
Ga 3,22-30
LỜI CHỨNG TỐI HẬU
Ông Gioan trả lời [cho các
môn đệ] “Chính anh em đã làm chứng cho thầy là thầy đã nói: Tôi đây không phải
là Đức Kitô, mà là kẻ được sai đi trước Người... Người phải nổi bật lên, còn thầy
phải lu mờ đi.” (Ga 3, 28.30)
Suy niệm: Người sứ giả không nói về mình
mà nói lời của người sai mình. Gioan đã thể hiện xuất sắc vai trò sứ giả đó cho
đến giây phút cuối cùng. Trước nguy cơ tranh dành ảnh hưởng giữa các môn đệ
mình và môn đệ Đức Giêsu – mà sau này điều đó đã thực sự xảy ra – Gioan, từ
trong ngục, nhắc nhở cho các môn đệ của mình nhớ lại vai trò ngôn sứ-chứng nhân
của họ: giới thiệu Đức Kitô, chứ không phải giới thiệu mình; hướng dẫn người
khác đến với Đức Kitô, chứ không phải giữ chặt họ ở lại với mình. Không cần lý
luận cao siêu, Gioan đã làm điều mà các nhà thần học ngày nay gọi là một nền
thần học quy Kitô (christocentric).
Mời Bạn: Từ thời của Gioan đến giờ, việc
loan báo Tin Mừng đã bao lần phải đình trệ vì các môn đệ Đức Kitô lại trở nên
đối thủ tranh dành ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn ảo tưởng rằng mình đang phục vụ
Ngài. Xét cho cùng, mọi hình thức bè phái đều là do cái tôi ích kỷ, muốn lấy
mình làm trung tâm thay vì quy hướng mọi sự về Đức Kitô.
Chia sẻ: Giữa các đồng nghiệp của bạn,
giữa các đoàn thể trong giáo xứ đang có nhưng xung đột nào? Bạn thử tìm nguyên
nhân và đề xuất giải pháp.
Sống Lời Chúa: Bắt chước Gioan khiêm tốn quên
mình trong mọi hoạt động, đặc biệt khi làm việc tông đồ.
Cầu nguyện: Lạy
Chúa, xin dạy con biết hy sinh quên mình mỗi khi làm việc, để con loan báo về
Chúa mà không làm Chúa bị lu mờ đi vì cái tôi ích kỷ của con.
SUY NIỆM
NỔI BẬT VÀ LU MỜ
Khi đọc đoạn Tin mừng này, tôi rất khâm phục và
ngưỡng mộ Gioan về những điểm sau đây:
- Gioan rất bình tĩnh trước dư luận, cụ thể khi
ông nghe những lời dèm pha đâm thọc của người khác.
- Gioan đón nhận và tôn trọng người khác, cụ thể
ông rất bình an khi các môn đệ cho biết có người khác vượt trội hơn mình và có
ảnh hưởng hơn mình.
- Gioan là người biết mình, biết ơn gọi của mình,
khiêm tốn đón nhận và chu toàn bổn phận của mình..
Gioan đúng là người “cao trọng” như Chúa
Giêsu đã khen ngợi.
Khi suy gẫm về thái độ của Gioan tôi cảm thấy mắc
cỡ về con người của mình.
- Tôi thường hay phản ứng nóng giận và trả đũa
khi nghe người khác nói những điều bất lợi cho tôi.
- Tôi biện minh cho mình, thậm chí tìm cách triệt
hạ và tẩy xóa nhanh chóng những lời lẽ không vừa ý tôi.
- Tôi cảm thấy tự ái khi thấy người khác vượt
trội hơn mình, cảm thấy bị xúc phạm khi người khác có ảnh hưởng hơn mình.
- Tôi còn bị cám dỗ chạy theo danh vọng, địa vị
mỗi khi làm được việc gì đó cho người khác. Có khi khoe khoang và kể về công
trạng của mình cho người khác khen ngợi.
Lẽ ra tôi phải biết rằng mỗi người đều có một
biệt tài riêng, một năng khiếu riêng, không thể so sánh với nhau. Mỗi người đều
được đặt ở một vị trí riêng nhau, do đó tại sao ta lại ganh tị, so bì lẫn nhau.
Tôi muốn mình nổi bật trước mọi người, nhưng lúc
đó tôi lại lu mờ đối với Chúa.
Thánh Gioan trong bài Tin mừng này là mẫu gương
để tôi noi theo và sống trong ơn gọi và bổn phận của mình.
Lạy Chúa, xin Chúa cho con nhận ra cái hạn chế
của cá nhân mình, đồng thời biết quý trọng những khả năng Chúa ban để trân
trọng tha nhân, không ganh tị, hiềm khích, không tranh giành danh lợi mà biết
sáng suốt và vui vẻ nhận cái vị trí của mình trong cuộc sống hằng ngày. Xin cho
con biết khiêm tốn đón nhận cuộc sống để con sống xứng đáng là người môn đệ của
Chúa và làm sáng danh Chúa như Chúa mong muốn. Amen.
Mọi
người đều đến với ông
Chúng ta không quên ơn Gioan, không quên sự xóa mình của ông.
Đức Giêsu được hiển linh, được nổi bật, chính vì Gioan đã chịu lu mờ đi.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay cho
thấy Đức Giêsu tỏ mình
tại một nơi nào đó thuộc
vùng đất Giuđê.
Nơi đây Đức Giêsu và các
môn đệ ở với nhau, và Ngài đã làm phép rửa.
Tại một nơi khác có tên
là Ênôn, gần Salim, có lẽ thuộc vùng Samaria,
Gioan Tây Giả cũng đang
làm phép rửa
cho những người đến với
ông.
Như thế ở hai nơi khác
nhau, có hai phép rửa khác nhau,
được làm bởi hai người
khác nhau.
Ta không thấy có gì khác
biệt về bản chất giữa hai phép rửa này.
Chỉ có điều là phép rửa
của Đức Giêsu thu hút được nhiều người hơn.
Các môn đệ của ông Gioan
đã nhận thấy điều đó
và họ đi báo cho Thầy
Gioan của mình một tin không vui:
“Mọi người đều đến với
ông ấy!” (c. 26).
Họ khó chịu vì Đức Giêsu,
người đã từng được Thầy của họ làm chứng,
người đã sống bên Thầy ở
bên kia sông Giođan (c. 26),
bây giờ lại nổi tiếng hơn
Thầy.
Ông Gioan lại chẳng hề
khó chịu chút nào.
Ông chưa bao giờ quên sứ
mạng của mình là làm chứng cho Đức Giêsu,
Đấng mà ông đã thấy Thần
Khí ngự xuống khi chịu phép rửa..
Gioan biết sự cao trọng
của mình nằm ở đâu:
Ông là người được Thiên
Chúa sai đến trước Đức Kitô (c. 28).
Ông không phải là chú rể,
ông chỉ là bạn của chú rể,
vì thế ông không có quyền
“có cô dâu” (c.29).
Cựu Ước coi dân Ítraen là
cô dâu (Is 62, 4-5; Gr 2, 2; Hs 2, 21).
Tân Ước coi Giáo Hội Kitô
là cô dâu (2 Cr 11, 2; Ep5, 25-27. 31-32).
Ông Gioan coi Đức Giêsu
là chú rể, và ông đứng đó nghe chàng.
Ông vui mừng hớn hở khi
nghe được tiếng nói của chàng.
Khi người ta kéo đến với
Đức Giêsu để chịu phép rửa,
thì ông Gioan biết rằng
mình đã thành công trong sứ vụ của mình,
sứ vụ làm nhịp cầu cho
Dân Chúa và Đức Giêsu Kitô gặp nhau.
Ông như reo lên vì mãn
nguyện: “Đó là niềm vui của Thầy,
niềm vui ấy bây giờ đã
trọn vẹn” (c.29).
Chúng ta không quên ơn
Gioan, không quên sự xóa mình của ông.
Đức Giêsu được hiển linh,
được nổi bật, chính vì Gioan đã chịu lu mờ đi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con thấy Chúa
thật lớn lao,
để đối với con, mọi sự
khác trở thành bé nhỏ.
Xin
cho con thấy Chúa thật bao la,
để
cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.
Xin
cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,
để
con dễ đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.
Lạy
Chúa Giêsu,
xin
làm cho con thật mạnh mẽ,
để
không nỗi thất vọng nào
còn
chạm được tới con.
Xin
làm cho con thật đầy ắp,
để
ngay cả một ước muốn nhỏ
cũng
không còn có chỗ trong con.
Xin
làm cho con thật lặng lẽ,
để
con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi.
Xin
Chúa ngự trong con thật sống động,
để
không phải là con,
mà
là chính Ngài đang sống.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
11
THÁNG GIÊNG
Thế Giới Khát Khao
Hòa Bình
Chất
lượng đời sống trong một quốc gia hay trong bất cứ cộng đồng nào khác đều tùy
thuộc ở chỗ có hay không có sự hòa bình và tình huynh đệ. Một khi thực sự có bầu
khí hòa bình, những năng lực hướng thiện phi thường sẽ được giải phóng, đem lại
niềm vui, thúc đẩy sáng tạo, giúp người ta đạt đến mức trưởng thành đầy đủ và
làm việc với nhau trong tinh thần con cái của Thiên Chúa Tình Yêu. Ở đâu có hiện
diện tinh thần huynh đệ đích thực, ở đó quyền lợi của kẻ yếu và của người cô thế
cô thân sẽ không bị chà đạp. Phẩm giá và thiện ích của mọi người sẽ được trân
trọng bảo vệ và tăng triển. Và chỉ có hòa hình khi người ta biết gìn giữ và củng
cố công bằng, tự do và lòng tôn trọng đích thực đối với bản tính con người.
Nhưng
thế giới hiện nay lại quen với tình trạng thiếu vắng tình huynh đệ, quen với sự
kích động bạo lực, sự phân biệt đối xử và sự bất công. Một thế giới như vậy quả
đang thách đố chúng ta biểu lộ tình người. Chất lượng của các cộng đồng và các
quốc gia đang bị đe dọa. Và mọi quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với
thách đố này.
Cả
nhân loại là một gia đình – một đại gia đình với tất cả những nét đa dạng của
nó. Cổ võ cho hòa bình, cho công bằng giữa các quốc gia và cho sự đoàn kết thực
sự giữa các dân tộc; đó là tôn chỉ ngày càng thôi thúc chúng ta hôm nay. Các vị
lãnh đạo của các quốc gia và các tổ chức quốc tế vẫn thường xuyên nói lên điều
đó. Các kế hoạch hòa bình được hậu thuẫn bằng nhiều cách thế khác nhau bởi hầu
như tất cả các đảng phái chính trị trên thế giới. Các phong trào quần chúng và
công luận cũng đề cao cùng một tôn chỉ ấy. Ở bất cứ nước nào, người ta cũng
ngán ngẩm những xung đột và chia rẽ. Cả thế giới chúng ta đang khao khát hòa điệu
và hòa bình.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 11-01
1Ga 5,14-21; Ga 3, 22-30
LỜI SUY NIỆM: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải bị mờ đi”
Qua việc người môn đệ của Gioan thắc mắc với Gioan về
việc đám đông dân chúng đến và đi theo Chúa Giêsu. Gioan đã vui mừng, bởi vì
ông đã làm một việc đúng với vai trò của ông; đồng thời cũng xác định xác định
vai trò của Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình. Đây là một mẫu gương cho mọi
Kitô hữu là luôn biết khiêm nhường trong mọi công tác tông đồ giáo dân của
mình. Tất cả vì sáng danh Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống của mỗi thành viên
trong gia đình của chúng con, luôn bị cám dỗ về những cái nhất cho mình. Xin
Chúa ban cho chúng con có lòng khiêm nhường trong mọi công việc mình làm, nhận
ra mình chỉ là công cụ của Chúa; để được Chúa yêu thương.
Mạnh
Phương
11 Tháng Giêng
Kho Tàng Ẩn Dấu
Chúng
ta có biết rằng trong cơ thể của con người chúng ta, những yếu tố nhỏ nhất lại
đóng vai trò quan trọng nhất không?
Lá
lách của chúng ta chỉ tiết ra một lượng men rất nhỏ, nhưng rất cần thiết để
giúp tiêu hóa chất Protin, chất béo trong thức ăn của chúng ta. Lượng dưỡng khí
kết hợp với hồng huyết cầu để làm cho máu thành đỏ chỉ là một số lượng nhỏ. Tuyến
não thùy nằm ở trong bộ não của chúng ta chỉ là một tuyến nhỏ nhưng vô cùng cần
thiết bởi vì nó tiết ra một kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng của con
người. Những âm ba được truyền đến màn nhĩ trong lỗ tai là nhờ ở ba đốt xương
nhỏ li ti nằm giữa lỗ tai của chúng ta. Những tế bào hình nón nằm trong võng mô
của đôi mắt là những trạm tiếp nhận ánh sáng nhờ đó chúng ta mới thấy được. Mỗi
một tế bào trong cơ thể chúng ta chứa đựng những nhiễm thể mà chức năng chính
là quyết định về sự di truyền hay phái tính của mỗi bào thai. Tất cả những cơ cấu
nhỏ bé và ẩn tàng ấy đóng vai trò xem ra quan trọng nhất trong sự sống và hoạt
động của cơ thể con người.
Lại
nữa, những tác nhân gây ra không biết bao nhiêu bệnh tật giết người cũng là những
sinh vật nhỏ li ti mà mắt thường không thể nào trông thấy được. Phải chăng những
cái nhỏ li ti nhất lại không là những cái chứa đựng nhiều sức mạnh nhất? Và phải
chăng những công việc tầm thường vô danh nhất lại không là những công việc có
giá trị nhất trong cuộc sống con người?
Có
lẽ không phải do ngẫu nhiên hoặc vì chờ thời mà Con Thiên Chúa làm người, đã sống
âm thầm ẩn dật trong 30 năm trước khi công khai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ.
30 năm âm thầm ấy cũng có giá trị cứu rỗi như chính cái chết và sự Phục Sinh của
Ngài. Với 30 năm âm thầm ấy, Chúa Giêsu muốn nói với con người rằng tất cả mọi
sinh hoạt trong cuộc sống con người, từ cái ăn, cái uống, cái ngủ nghỉ, tất cả
đều được mặc cho một giá trị cao cả và trường cửu.
Sống
một cách trọn vẹn, sống với tất cả niềm tin - tất cả những sinh hoạt tầàm thường
và nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống âm thầm, có khi độc điệu, buồn chán: đó chính
là bí quyết để được hạnh phúc và bình an. Tất cả các vị thánh đều đi qua con đường
nên thánh ấy.
(Lẽ
Sống)
11-1
Chân Phước William Carter
(c. 1584)
S
|
inh ở Luân Ðôn, William
Carter bước vào nghề in ngay từ khi còn nhỏ. Trong nhiều năm, ông phụ việc cho
một người thợ in Công Giáo nổi tiếng, người này bị cầm tù vì kiên trì với đức
tin Công Giáo. Chính ông William cũng bị tù vì "in những tài liệu bị cấm
[Công Giáo]" cũng như cất giữ các sách vở có liên can đến đạo Công Giáo.
Hơn thế nữa, ông còn
chống đối nhà cầm quyền bằng cách phát hành các truyền đơn nhằm duy trì đức tin
của người Công Giáo. Nhà chức trách lục soát nhà ông còn tìm thấy các áo lễ và
sách lễ, ngay cả họ còn tra tấn vợ ông để tra khảo. Trong 18 tháng tiếp đó ông
bị cầm tù, bị tra tấn và thật đau khổ khi được biết vợ ông từ trần.
Hiển nhiên ông bị buộc
tội in ấn và phát hành tập Luận Án về Ly Giáo mà chính quyền cho là do một
người "phản quốc" viết để thúc giục người Công Giáo nổi loạn. Trong
khi ông William bình thản phó thác vào Thiên Chúa, bồi thẩm đoàn chỉ họp có 15
phút trước khi kết luận là ông "có tội." Sau khi xưng tội với vị linh
mục cùng bị bắt, ông William đã bị treo cổ và phân thây vào ngày 11-1-1584.
Ông được phong chân
phước năm 1987.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét