02/02/2014
CHÚA NHẬT IV MÙA
THƯỜNG NIÊN Năm A
LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU
TRONG ĐỀN THÁNH
(phần II)
GLPÂ LỄ
DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH & CN 4 TN A
Sách
Ngôn Sứ Malakia 3.1-4;
Thư
Thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái 2.10-11, 13b-18
và
Phúc Âm Thánh Luca 2.22-40
I.
Giáo Huấn P.Â.:
Chúa
Giêsu thật sự nhập thể: Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa nhưng “Người
đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện” Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa
sinh bởi người phụ nữ và sống dưới chế độ lề luật. Ngài được dâng vào đền thánh
như bao trẻ em trai đầu lòng của người Do Thái.
Dâng
Chúa trong đền thánh mang ý nghĩa thánh: Đấng Thánh vào đền Thánh. Đấng Thánh
thành hiến tế tạ ơn và cứu độ.
Đấng
Thánh thỏa đáp sự chờ mong ơn cứu độ của muôn người. Chúa Giêsu được dâng trong
đền thánh là một tiên báo Ngài sẽ dâng chính mình và nhân loại trên đồi
Calvariô.
Sư
hiện diện của Chúa Giêsu, Con thiên Chúa thành một chọn lựa cho con người: Muốn
cứu độ hay muốn bị khai trừ là do thái độ chấp nhận hay từ chối Con Thiên Chúa.
II.Vấn
nạn P.Â.:
Lịch
sử Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh
Luật
dâng con trái đầu lòng cho Thiên Chúa được ghi trong:
Sách
Xuất Hành 13.11-16 như sau: Các con đầu lòng
"Vậy
khi Ðức Chúa đã đưa ngươi vào đất Ca-na-an như Người đã thề với ngươi và cha
ông của ngươi, và khi Người đã ban đất ấy cho ngươi thì ngươi phải nhượng lại
cho Ðức Chúa mọi con đầu lòng của loài người và mọi con đầu lòng của loài vật
trong đàn vật của ngươi: các con đực thuộc về Ðức Chúa. Mọi con đầu lòng của giống
lừa, ngươi sẽ lấy một con chiên mà chuộc lại; nếu ngươi không chuộc lại, thì
đánh gãy ót nó đi. Còn mọi con đầu lòng của loài người trong số con cái ngươi,
thì ngươi sẽ chuộc lại. Vậy mai ngày con của ngươi có hỏi: "Ðiều đó nghĩa
là gì? Thì ngươi sẽ nói với nó: "Ðức Chúa đã dùng cánh tay mạnh mẽ của Người
mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ. Bởi vì Pha-ra-ô làm khó dễ khi
phải thả chúng ta ra, nên Ðức Chúa đã sát hại mọi con đầu lòng trong đất Ai-cập,
từ con đầu lòng của loài người cho đến con đầu lòng của loài vật, vì thế mà cha
tế dâng Ðức Chúa mọi con so giống đực; còn con đầu lòng trong số con cái cha,
thì cha chuộc lại. Ðó sẽ là dấu ở tay ngươi, và là phù hiệu trên trán ngươi, vì
Ðức Chúa đã dùng cánh tay mạnh mẽ mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập."
Luật
dâng con đầu long cũng có ghi trong sách Lêvi 12.1-8; sách Tiên Tri Isaia
88.14...
Sau
khi hạ sinh Chúa Giêsu được 40 ngày Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng làm theo luật đã
ghi.
Lễ
Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, cũng gọi là Lễ Nến, Lễ Thanh Tẩy.
Thanh
tẩy là Thanh tẩy Đức Mẹ Maria. Trước mắt mọi người Đức Mẹ như một phụ nữ bình
thường: chung sống với chồng, mang thai, sinh con và bị ô uế, nên cần thanh tẩy
như mọi người theo luật Môsê, 40 ngày sau khi sinh Đức Giêsu. Sự kiện
dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và thanh tẩy Đức Trinh Nữ đã được Luca ghi lại
(Lc 2,22-39). Sự kiện này nhằm thực hiện những lề luật đã được ghi rõ trong Cựu
ước (Lv 12,8). Theo luật Môsê, phụ nữ sau khi sinh con thì bị coi là nhơ uế
trong 40 ngày nếu sinh con trai và trong 80 này nếu sinh con gái.
Trong
Lịch sử Giáo Hội: Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh được cử hành 40 ngày sau Lễ
Giáng sinh đã thấy xuất hiện từ thế kỷ thứ V tại Giêrusalem. Và mãi đến năm 650
mới thấy được cử hành tại Rôma. Ý của Thánh lễ lấy ra từ Tin mừng Luca 2.
22-40.
Lễ
này được du nhập vào Đế quốc Đông Phương dưới triều vua Justinianô (527-565). Đối
với Hội thánh Tây phương, lễ này được nhắc đến trong sách bí tích của Đức Giáo
Hoàng Gelasianô vào thế kỷ 7. Kể từ cuối thế kỷ IV, Giáo hội Giêrusalem đã mừng
kính lễ này. Giáo hội Hy Lạp và Milanô kể lễ này vào một số lễ trọng kính Chúa,
một nghi lễ chính trong năm. Giáo hội Rôma lại thường kể lễ này vào số các lễ Đức
Trinh Nữ.
Ý
nghĩa Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh liên quan ngày lễ thắp nến: Trong ngày
này, người ta làm phép nến để tưởng nhớ lời tiên tri Simêon gọi Đức Kitô là
"ánh sáng soi đường cho dân ngoại" (Lc 2,32) và tổ chức kiệu nến
trong nhà thờ, tượng trưng cho việc Đức Giêsu tiến vào đền thờ Giêrusalem. Ngày
nay, trong nghi thức rửa tội, sau khi đã xối nước thì xức dầu thánh trên trán
thụ nhân, mặc áo trằng và trao đèn cháy sáng. Đèn sáng trong tay ngày rửa tội
cũng nói lên sứ mạng người Kitô hữu: nhận lấy ánh sáng chúa Kitô và soi chiếu đời
sống tốt cho muôn dân đang đi trong bóng tối tội lỗi.
Ý
nghĩa Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh liên quan ngày thế giời cầu nguyện cho
đời sống thánh hiến. Trong ngày nầy, Giáo Hội toàn cầu cũng cầu nguyện cho đời
sống thánh hiến của tu sĩ nam nữ. Lịch sử cho biết: Năm 1997, Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II thành lập một ngày cầu nguyện cho tu sĩ nam nữ biết thánh hiến
cuộc sống. Lễ này được tháp nhập vào ngày Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, cử
hành ngày 2 tháng 2. Lễ này còn được gọi là ngày lễ thắp nến; ngày mà cây nến
được thắp lên tượng trưng cho Chúa Kitô là ánh sáng trần gian. Vì thế, chúng ta
phải cầu nguyện cho mọi tu sĩ Nam Nữ biết thánh hiến cuộc sống mình để mang
Chúa Kitô là ánh sáng đến cho trần gian.
Đức
Mẹ Ma-ri-a dâng con Thiên chúa cho Thiên Chúa, có cần phải làm vậy không?
Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, để Đức Mẹ cũng được thanh tẩy
theo luật, Có cần phải làm vậy không?
Đức
Chúa Giê-su là Thiên Chúa, là Con Thiên chúa, là người của Thiên Chúa. Hơn nữa
luật dâng con trai đầu lòng là để tạ ơn Thiên chúa đã bênh vực dân Israel và cứu
sống con trai đầu lòng của họ. Nên không cần dâng Ngài cho Thiên chúa. Tuy
nhiên ai biết Ngài là Con Thiên Chúa hay là Thiên chúa để miễn trừ việc giữ luật
nầy? Hơn nữa, Ngài được sinh ra bởi một người phụ nữ, sống dưới chế độ luật và
tuân hành lề luật một cách trọn vẹn.
Chúng
ta hay con cái chúng ta, tất cả đều là Con Thiên Chúa. Chúng là con cái của
Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cần dâng chính mình hay dâng con cái mình cho Thiên
Chúa. Dâng là hành động xác quyết của thuộc về. Dâng mình cho chúa hay
dâng con mình cho Chúa qua bí tích rửa tội là một lời nguyện tiến lễ: Lạy Chúa,
con xin dâng cho Chúa những gì thuộc về Ngài để chứng tỏ rằng chúng con là của
Chúa. Chính chúa cho chúng con sinh ra và làm người và được ơn cứu độ.
Nên
việc dâng Chúa vào đền thánh thành một cần thiết, không vì lề luật nhưng là một
xác quyết của dâng hiến và tình yêu: Này con xin đến, để làm theo ý Cha… như
Chúa đã cầu nguyện sau nầy.
Đức
Mẹ là một trinh nữ mang thai Chúa Giêsu, Con Thiên chúa bởi quyền phép của Chúa
Thánh Thần. Đức Mẹ sinh con mà vẫn còn đồng trinh. Đức Mẹ không cần thanh tẩy
theo luật buộc. Tuy nhiên, ai biết Đức Mẹ mang thai, sinh con mà vẫn còn đồng
trinh. Ai sẽ hiễu và tin nếu Đức Mẹ đi đến từng nhà để tâm sự và giải bày về việc
đồng trinh của mình để khỏi đi lên đền thờ dâng con và thanh tẩy?
Cách
tốt hơn và cần thiết là Đức Mẹ chu toàn lề luật, coi như mình cần thanh tẩy như
muôn ngàn phụ nữ khác. Nên việc Đức Mẹ lên đền thánh dâng con và thanh tẩy khộng
mang hiệu quả thanh sạch hơn, vì Mẹ đã thanh sạch. Tuy nhiên, Mẹ dâng sự thanh
sạch của Mẹ cho chúa, Đấng đã giữ gìn Mẹ thanh sạch cho chương trình cứu độ của
Ngài. Đó là một hồng ân cần dâng lời chúc tụng Thiên chúa đến muôn ngàn đời.
Có
nhiều người tự hào về sự thánh thiện và trong sạch của mình. Nên xưng tội hay
sám hối là chuyện thừa. Có gì đâu mà xưng! Tuy nhiên xưng tội hay sám hối ngoài
việc được tha tội, còn là lời chúc tụng Chúa là Đấng ba lần thánh và chúng ta
không dám so bì với sự cực thánh của Ngài. Sám hối hay xưng tội còn là việc xin
Chúa giữ gìn và chia sẻ sự thánh thiện của Ngài cho chúng ta.
III.Thực
hành P.Â.
Làm
phép nhà.
Người
Việt Nam Công Giáo có thói quen rất hay và rất đáng duy trì là mời linh mục đến
làm phép nhà mới sở hữu hay nơi ở mới dọn vào. Thường người ta nghĩ đây chỉ là
việc xua trừ tà thần, ma quỉ và cầu xin cho toàn sự hên vào nhà và sự xui xẻo
tránh xa. Đây chỉ là phần nhỏ trong ý hướng thánh thiện trong việc làm phép
nhà.
Truyền
thống làm phép nhà có từ thời Trung Cỗ ở Nước Đức, bắt nguồn từ ý nghĩa lễ Ba
Vua hay Hiển Linh hay Lễ Chúa tỏ mình cho dân ngoại. Ba Vua đến từ Phương Đông
xa xôi thăm viếng gia đình Thánh Gia ở Bê Lem. Gia đình Thánh Gia dù
nghèo hèn cũng đã hết lòng đón tiếp Ba Vua. Lễ Hiển Linh theo lịch Phụng Vụ thường
rơi vào khoảng từ ngày 2 tháng Giêng cho đến ngày 8 tháng Giêng hàng năm. Tinh
thần của Giáng Sinh, tinh thần nhập thế, nhập thể của Thiên Chúa Ngôi Con vẫn
còn nóng hổi. Trẻ em ăn mặc như Ba Vua đến các nhà hàng xóm để chào hỏi, làm
quen. Rồi người ta mời linh mục đến thăm viếng và chúc lành cho gia đình. Linh
mục thường lấy phấn ghi những số và chữ như sau “20 + C+M+B+13” có nghĩa trong
tiếng Latin Christus Mansionem Benedicat (Thiên Chúa chúc lành cho nhà nầy).
Hai số đầu và hai số cuối là số năm, thí dụ 20………..13. Kẹp ở giữa là tên của Ba
đạo Sĩ: Gaspar, cũng gọi là Caspar, Melchior and Balthasar.
Khi
làm phép nhà chúng ta tỏ lòng tri ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có căn nhà
hay nơi chốn ởn định. Thiên Chúa là chủ của của cải vật chất. Nhờ Chúa ban,
chúng ta mới có. Đồng thời khi làm phép nhà, chúng ta cũng xin Chúa ngự trị
trong căn nhà chúng ta, để mọi người biết tỏ tình thương yêu nhau, sống hòa thuận,
và đùm bọc nhau như thánh gia xưa. Cũng như xin Chúa cho chúng ta biết rộng mở
đón tiếp người khác, nhất là kẻ nghèo hèn và vô gia cư.
Làm
phép nhà và ăn mừng tân gia khác nhau. Làm phép nhà rất cần thiết và tạo bình
an tâm hồn. Tân gia chỉ là bữa cơm mời bạn bè đến chung vui. Tiệc tân gia nếu
có cũng tốt mà nếu không có cũng không sao. Nhiều người có một quan tâm sai lạc,
chỉ lo tổ chức tiệc tân gia mà không quan trọng chuyện làm phép nhà. Nói thế
cũng giống như người chỉ lo tổ chức tiệc cưới cho linh đình, đang khi đó thì
coi thường chuyện hôn phối hay lễ cưới. Chắc gì tiệc cưới linh đình mà đôi nam
nữ kia là vợ chồng? Cũng như chắc gì tổ chức tân gia long trọng mà gia đình được
Chúa chúc lành và bình an hòa thuẫn?
Sách
Ngôn Sứ Sophonia 2:3; 3:12-13;
Thư
Thứ I của Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô 1.26-31
và
Phúc Âm Thánh Matthêô 5:1-12
I.
Giáo Huấn P.Â.:
Bài
giảng đầu tiên, cũng gọi bài giảng trên núi hay tám mối phúc thật hay hiến
chương Nước Trời.
Chúa
Giêsu đến để thành lập Nước Trời, nước có Ông Trời, nước của Thiên Chúa.
Công
dân Nước Trời sống theo hiến chương hoàn toàn trái ngược với quan niệm đời thường:
chấp nhận cái bất hạnh của đời là hạnh phúc cho công dân Nước Trời.
I.
Vấn nạn P.Â.
Đếm
được có chín mối phúc thật trong Phúc Âm Thánh Matthêô hôm nay thay vì tám như
chúng ta quen gọi là bát phúc.
Trong
phúc Âm Thánh Matthêô 5.2-12: Bài giảng ban bố từ trên núi và có 9 lời chúc
phúc.
Phúc
cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ.
Phúc
cho những ai than khóc, vì sẽ được an ủi.
Phúc
cho người khiêm nhường, vì sẽ hưởng đất hứa làm gia nghiệp.
Phúc
cho những ai đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ.
Phúc
cho người hay thương xót, vì sẽ được xót thương.
Phúc
cho những ai có lòng trong sạch, vì sẽ được gặp Thiên Chúa.
Phúc
cho người hoà giải, vì sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa.
Phúc
cho những ai bị bách hại vì sự công chính, vì nước thiên đàng thuộc về họ.
Phúc
cho anh em khi bị sỉ nhục, bách hại, vu khống vì cớ tôi.
Hãy
vui thoả và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng của anh em trên thiên đàng là lớn
lắm.
Trong
Phúc Âm Luca 6.20-26: Bài giảng ban bố ở đồng bằng, có bốn lời chúc phúc và bốn
lời chúc dữ:
Phúc
cho anh em là người nghèo khó, vì nước thiên đàng thuộc về anh em.
Phúc
cho anh em là người đang đói khát, vì anh em sẽ được no đủ.
Phúc
cho anh em đang than khóc, vì anh em sẽ cười vui.
Phúc
cho anh em khi vì cớ Con Người mà bị người ta ghét bỏ, trục xuất, sỉ nhục và
làm ô danh. Khi ấy hãy vui thoả, nhảy nhót vì mừng rỡ, vì phần thưởng trên trời
dành cho anh em là lớn lắm. Vì tổ phụ của họ cũng đã đối xử với các nhà tiên
tri theo cách ấy.
Nhưng
khốn cho các ngươi là người giàu có, vì các ngươi đã nhận đủ sự an ủi rồi.
Khốn
cho các ngươi hiện đang no đủ, vì các ngươi sẽ đói khát.
Khốn
cho các ngươi hiện đang cười vui, vì các ngươi sẽ thương tiếc và than khóc.
Khốn
cho các ngươi khi được mọi người xưng tụng, vì tổ phụ của họ cũng đã đối xử với
các tiên tri giả theo cách ấy.
Chỉ
có hai Phúc Âm nói về bát phúc, nhưng cũng rất khác nhau: Phúc Âm Thánh Matthêô
tường thuật 9 mối phúc và được giảng từ trên núi. Còn Luca, chỉ có bốn phúc và
được giảng ở đồng bằng (Luca 6:17)
Phúc Âm Matthêô ra đời khoảng năm 70 và được gọi là Phúc Âm viết cho Kitô hữu gốc
Do Thái ở thế kỷ đầu (Jewish Christian Gospel). Kinh Thánh Cựu Ước là quyển
sách duy nhất làm thành văn hoá Do Thái. Người Do Thái phải học Thánh Kinh Cựu
Ước. Người Do Thái phải đến Hội Đường vào mỗi ngày Thứ Bảy để lắng nghe Lời
Chúa và nghe các Rabbi dẫn giải Lời Chúa từ trong Thánh Kinh. Họ đã mong đợi Đấng
Cứu Thế nhiều ngàn năm. Họ đã học biết về Đấng Messiah như thế nào từ trong
Sách Cựu Ước, nhất là sách các tiên tri. Nên Matthêô đã trình bày Chúa Giêsu
như một Môsê trong Cựu Ước, người đã đưa dân Chúa ra khỏi Ai Cập, lên núi Sinai
để nhận mười diều răn. Môsê từ trên núi xuống với hai bia đá khắc mười điều răn
như hiến chương thành lập Dân Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng từ trên núi, ban bố
hiến chương nước Trời, hay những đòi hỏi để làm công dân trong nước Thiên chúa
cho dân mới trong Tân Ước.
Luca, nguyên gốc dân thành Antiôkia bên Hy Lạp và sinh sống bằng nghề thầy thuốc.
Ông thành môn đệ của Phaolô và theo Phaolô cho tới khi Phaolô bị giết chết ở
Roma. Luca không có gia đình hay con cái gì cả. Ông chết già lúc 84 tuổi. Như vậy,
nhiều phần trăm cho thấy rằng, Luca tự mình không biết bát phúc, nhưng nghe tường
thuật hay sao chép lại từ Phúc Âm Matthêô theo quan điểm thần học thích hợp với
thành phần dân ngoại mới tòng giáo: Sống trên đời có thiện có ác, có chúc
lành thì cũng có chúc dữ. Ai làm điều thiện sẽ được chúc lành, làm điều ác bị
chúc dữ
Dù
đếm được chín mối phúc trong Phúc Âm Thánh Matthêô, nhưng các nhà chú giải Kinh
Thánh đều cho rằng phúc thứ tám và chín cũng chỉ là một nội dung: Phúc cho những
ai bị bách hại vì đạo Chúa, tức vì lẽ công chính…thì được hưởng gia nghiệp
thiên quốc.
Phúc
cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ. Thế nào là tinh thần
nghèo khó?
Trong tiếng Latinh, beatus thường được dịch là “phúc cho ai….” Mối phúc thứ nhất
là Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó… Thế nào là người có tinh thần nghèo khó?
Trong ngôn ngữ Aram mà Chúa dùng, nghèo có nghĩa:
Phó
thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa. Luôn chạy đến cầu khẩn với Thiên Chúa. Đấng
là chủ của tất cả vũ trụ vạn vật. Người có tinh thần nghèo khó là người luôn cần
Chúa, chạy đến với Chúa và coi Chúa là trên hết, là người duy nhất lấp đầy mọi
khát vọng nơi con người. Tinh thần nghèo khó không là chuyện nghèo khó trong
tinh thần, nhưng phải thể hiện ra bên ngoài bắng nếp sống đơn sơ thanh đạm,
không ham mê tiền bạc, vật chất hay địa vị, danh tiếng ở đời, nhưng phó thác
nơi Thiên chúa và tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa mà thôi.
Không có tinh thần nghèo khó chút nào, nếu ăn uống tốn kém, có cả bia rượu thường
xuyên.
Không có tinh thần nghèo khó chút nào, nếu ăn mặc hàng vải đắc tiền hay đi xe
siêu sang trị giá hàng trăm ngàn đô. Không có tinh thần nghèo khó chút nào, nếu
quá quan tâm đến tiếng khen, hay ảnh hưởng cá nhân, chỗ ngồi, giành ăn nói hay
đòi phát biểu nơi công cộng.
Tất cả những tu sĩ của các dòng tu đều khấn giữ đức khó nghèo, cụ thể là: Khước
từ sự chiếm hữu của cải vật chất như nhà cửa, xe cộ, đất đai tài sản, cụ thể là
vô sản. Không có lợi tức cá nhân, nhưng tất cả phải giao nộp cho nhà dòng và được
ban phát theo nhu cầu cần thiết. Cụ thể: tu sĩ dòng đi làm việc, lương được trả
cho nhà dòng. Tu sĩ dòng tự mình không phải khai thuế và cũng không bảo lãnh
thân nhân được.
Tám
mối phúc thật là gì?
Đó là những giá trị mà người đời coi thường, coi như những điều bất hạnh, không
muốn có trong đời sống mình thì lại là những phúc lành, những điều mang hạnh
phúc và những điều đáng tìm kiếm của những công dân nước trời. Đó là những
nguyên tắc sống nghịch thường, tức trái ngược với đời thường. Thí dụ trước mắt
mọi người, người giàu có, lắm tiền nhiều của là người có phúc, có tiếng nói
cũng như được người đời tôn trọng thì lại là cái hoạ cho những ai muốn làm công
dân nước trời.
Vài câu chuyện giải thích về nguyên lý sống nghịch thường nầy.
Phanxicô thành Assisi vào nhà thờ nghe Phúc Âm “Phúc cho ai có tinh thần nghèo
khó, vì nước Trời là của họ…” Phanxicô ra về, cương quyết sống cuộc đời nghèo
khó. Phanxicô đem bố thí tất cả gia sản do thân phụ chia phần, và ăn mặc, sinh
sống như người ăn xin. Cha Ông đòi lại gia sản, Phanxicô mang trả những gì còn
lại, ra đi với thân trần trụi, tuyên bố “Tôi không có Cha dưới đất mà chỉ có
Cha trên trời!” Phanxicô lập nên dòng Phanxicô khó nghèo.
Martinô thành Tours là một sĩ quan tân tòng. Trong một đêm đi tuần tra, gặp một
người hành khất, không dủ áo mặc, đang lạnh run. Martinô dừng lại, lấy gươm cắt
đôi chiếc áo choàng sĩ quan của mình phủ trên tấm thân gầy còm lạnh run của người
hành khất. Đêm hôm đó, Martinô thấy Chúa Giêsu hiện ra cho mình với nửa chiếc
áo choàng sĩ quan mà Ông đã cắt chia cho người hành khất. Thật rất đúng với
mối phúc thật thứ năm “Phúc cho những ai thương xót người vì họ sẽ được xót
thương!”
I. Thực
hành P.Â.
Dòng
Bênêdictô ở Mission BC.
Ngày 27.6.2010 tôi và nhiều người khác có dịp tham dự thánh lễ phong chức linh
mục cho tu sĩ Antôn Nguyễn minh Chánh OSB. được tổ chức trong đan viện
Bênêdictô ở Mission, BC. Đan viện rộng lớn toạ lạc trên một khoảng đất rộng,
cao hơn so với vùng chung quanh.
Thánh lễ phong chức linh mục diễn ra trong trang nghiêm, sốt sắng, linh thiêng
và nhất là dơn giản. Cái dơn giản nhất là sự im lặng của toàn tu viện: Những tu
sĩ di chuyển trong từ tốn và chậm rãi. Những tu sĩ ít nói và nói thật nhỏ tiếng.
Những tu sĩ ẩn mình nơi gian cung thánh, chỉ qui tụ đứng xoay vòng khi hát. Tiếng
hát thánh thoát và hướng thượng.
Tôi thật sự cảm động và cảm phục quí tu sĩ dòng Bênêdictô nầy. Sao các Ngài có
thể sống hiền hoà, khiêm tốn và thật sự bộc lộ tinh thần nghèo khó đến thế? Cha
Benedict Lefebvre mà tôi được tiếp xúc, chỉ chừng hơn 30 tuổi, dáng gầy, cao và
thanh thoát từ tốn. Cha đã làm linh mục mới vừa được năm năm và đang dạy cho tu
sĩ và chủng sinh ở tu viện. Xuất thân trong một gia đình tương đối khá giả, có
cơ hội tiến thân và sống thoải mái. Nhưng Cha đã khướt từ và đã chọn đường bát
phúc.
Lòng cảm phục những tu sĩ dơn sơ, nghèo khổ và thánh thiện nầy làm tôi suy nghĩ
về lối sống nhiều khi quá ồn ào, thích nói lớn tiếng, hay nhiều khi thích ăn
ngon hay thích tiện nghi của bản thân mình. Thân thể phương phi béo tốt mà người
ta gọi là có tướng không là tội, nhưng xem chừng là dấu chuộng thức ăn ngon và
có những giấc ngủ ngon. Tôi thật sự không có tội trong lối sống của mình, nhưng
xem chừng tôi chưa có phúc hay còn xa với bát phúc. Khốn cho thân tôi!
Lm.Phê-rô
TRẦN THẾ TUYÊN
Lectio Divina: Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh
Chúa Nhật, 2 Tháng 2,
2014
Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh
Lc 2:22-40
1. Lời nguyện mở đầu
Ôi lạy Thiên Chúa, Người là Đấng Tạo Hóa và là
Cha của chúng con, Chúa muốn Con Một Chúa, đã sinh ra trước khi thế gian được
tạo dựng, phải trở thành một thành viên của gia đình nhân loại. Xin
Người hãy nhen nhúm lại trong chúng con lòng biết ơn về ân sủng của sự sống, để
các bậc cha mẹ có thể tham dự vào sự sinh sản của tình yêu Chúa, để người già
có thể truyền lại cho thế hệ con cháu sự khôn ngoan trưởng thành của họ, và thế
hệ con cháu có thể lớn lên trong sự khôn ngoan, đạo đức và ân sủng, tất cả mọi
người ca tụng tôn vinh thánh danh Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng
con.
2. Bài Đọc: Lc 2:22-40
Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môisen,
cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã
chép trong lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi
là người thánh thuộc về Chúa”. Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa,
như có nói trong luật Chúa, là “một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con”.
Và đây, ở Giêrusalem, có một người tên là
Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của
Israel. Thánh thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh
Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi ông thấy Đấng Kitô
của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ
trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của lề luật. Ông
bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Lạy
Chúa, bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an, theo như lời Chúa. Vì
chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân. Ánh
sáng đã chiếu soi các lương dân. Vinh quang cho Israel dân Chúa.”
Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã
nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ
Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong
Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta
chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để tâm
tư nhiều tâm hồn được biểu lộ.”
Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông
Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã
sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi
bốn tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện
phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và
nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc
Israel.
Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật
Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nagiarét. Và con trẻ
lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.
3. Giây phút thinh lặng cầu nguyện
- Để Lời của Chúa có thể ngự thấm
trong chúng ta và để soi sáng đời sống chúng ta.
- Để trước khi chúng ta đưa ra bất
kỳ một ý kiến nào, xin cho ánh sáng Lời Chúa được tỏa sáng và chiếu soi lên mầu
nhiệm về sự hiện diện sống động của Chúa.
4. Một vài câu hỏi gợi ý
Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.
a) Tại sao Đức Giêsu, Con Một của Đấng Tối Cao, và Đức
Maria mẹ Người, đã được thụ thai không vướng tội lỗi, mà lại tuân theo các lề
luật của Môisen? Có phải bởi vì Đức Maria chưa nhận thức được sự vô
nhiễm và thánh thiện của bà không?
b) Lời nói và thái độ của ông Simêon và bà tiên tri
Anna có ý nghĩa đặc biệt nào không? Hành động và sự vui mừng của họ
có làm gợi nhớ lại phong thái của các tiên tri ngày xưa không?
c) Làm thế nào chúng ta có thể giải thích được câu “một
lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn”: đó có phải là việc xé nát lương tâm
trước những thách thức và sự phong phú của Chúa Giêsu không? Hay đó
chỉ là nỗi đau lòng của Đức Mẹ?
d) Cảnh này có thể nào có một ý nghĩa nào đó cho các
bậc phụ huynh ngày nay không: về ý thức tôn giáo của con cái họ; về
kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mỗi con cái của Người; về những nỗi sợ hãi và
đau khổ mà cha mẹ mang trong tâm tư họ những khi họ nghĩ về thời điểm khi con
cái họ lớn khôn?
5. Chìa khóa dẫn đến bài đọc
Dành cho những ai muốn đào sâu vào văn bản.
a) Như đã chép trong lề luật Môisen
hay lề luật của Chúa. Đây là một loại điệp khúc được lặp lại nhiều lần. Thánh
sử Luca hòa lẫn hai hệ thống lề luật mà không có sự phân
biệt. Luật thanh tẩy của người mẹ đã được dự kiến trong sách Lêvi
(12:2-8) và đã xảy ra bốn mươi ngày sau khi khai sinh con. Cho đến lúc đó,
người phụ nữ không được phép đến gần những nơi thiêng liêng, và buổi lễ được
kèm theo với của lễ dâng là một con vật nhỏ. Việc
thánh hiến con đầu lòng đã được quy định trong sách Xuất Hành 13:11-16, và được
coi như là một loại “tiền chuộc” để tưởng nhớ đến hành động của Thiên Chúa đã
giải thoát dân tộc Israel khỏi ách nô lệ ở Ai-Cập. Vì điều này cũng
có lễ vật là một con vật nhỏ. Trong mọi trường hợp,
các bậc cha mẹ có vẻ như trong thủ tục hiến dâng con trai của họ như đã được
làm với vật hiến tế và tư tế Lêvi, trong khi ấy theo các nhân vật như ông
Simêon và cụ bà Anna, dường như Thiên Chúa là Đấng dâng hiến Con của Người để
cứu độ nhân loại.
b) Ông Simêon và bà Anna: Đây là những nhân vật với đầy đủ
giá trị biểu tượng. Vai trò của họ là một sự công nhận, xuất phát từ
việc soi sáng lẫn hành động của Chúa Thánh Thần và một đời sống trong sự mong
chờ và đức tin. Đặc biệt ông Simêon được mô tả như là một người hoàn
toàn đắm chìm trong sự chờ đợi (prodekòmenos), và là kẻ bước tới để chào
đón. Ông cũng xuất hiện để tuân giữ lề luật, lề luật của Chúa Thánh
Thần, Đấng hướng dẫn ông về phía con trẻ trong đền thờ. Bài ca vịnh
ông công bố biểu lộ khuynh hướng sống cho người khác của ông, ông đã sống để
chờ đến thời điểm này và giờ đây ông rút lui để cho những người khác có thể
nhìn thấy ánh sáng và ơn cứu độ đến cho dân tộc Israel cũng như dân
ngoại. Bà Anna hoàn thành bức tranh, bằng vào số tuổi của bà (con số
tượng trưng: 84 = 7 x 12; mười hai chi tộc Israel; hoặc 84 – 7 = 77,
con số toàn thiện kép), nhưng hơn hết cả là bằng lối sống của bà (ăn chay và
cầu nguyện) và bằng lời công bố của bà cho tất cả những ai “nhìn về tương
lai”. Bà được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần về việc nói tiên tri,
phụng thờ Chúa và sự trinh khiết trong lòng của bà. Ngoài ra, bà
thuộc về một chi tộc nhỏ bé nhất, chi họ Asê, một dấu chỉ cho thấy rằng những
người nhỏ bé và mong manh là những người có khuynh hướng nhận ra Chúa Giêsu,
Đấng Cứu Thế, hơn. Cả hai ông bà lão này – trông có vẻ như là một
cặp đôi nguyên thủy – là những biểu tượng đẹp nhất của Do Thái giáo, của thành
Giêrusalem trung thành và hiền lành, đang chờ đợi và vui mừng và từ bây giờ sẽ
để cho nguồn ánh sáng mới lan tỏa.
c) Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu: thông thường những chữ này được
hiểu như có nghĩa là Đức Maria sẽ chịu đau khổ, một cảnh được thấy rõ ràng là
hình ảnh Đức Mẹ Sầu Bi. Thay vào đó, chúng ta cần xem Đức Mẹ như là
một biểu tượng của dân tộc Israel. Ông Simêon linh cảm được cảnh
tượng dân tộc của ông sẽ bị chia rẽ sâu xa bởi lời sắc bén và hằng sống của
Đấng Cứu Thế (xem Lc 12:51-53). Đức Maria đại diện cho đường
đi: bà phải tín thác, nhưng sẽ phải trải qua những thời gian đau
thương và đen tối, sự im lặng đớn đau và cố gắng. Câu chuyện của
Đấng Mêssia đau khổ sẽ làm cho mọi người đau đớn, ngay cả đối với Đức Mẹ. Người
ta không thể đi theo ánh sáng mới của toàn thế giới mà không phải trả giá, mà
không phải bị khích động để chọn các quyết định đầy rủi ro, mà không phải được
tái sinh từ trời và trong sự mới mẻ. Nhưng hình ảnh của “lưỡi gươm
đâm thấu” này, về một hài nhi sẽ “làm vấp ngã” và giao động những trái tim khỏi
sự thờ ơ của họ, thì không thể bị tách rời khỏi hành động đầy ý nghĩa của hai
người già lão: một người là ông Simêon, kẻ đã bế Chúa Hài Đồng trên
tay mình để cho thấy rằng đức tin là một sự gặp gỡ và vòng tay ôm, chứ không
phải là một lý thuyết suông; còn người kia, cụ bà Anna, đảm nhận vai trò công
bố và nhen nhóm lại ánh sáng rực rỡ trong lòng tất cả những ai “đã nhìn về
phía” Người.
d) Đời sống hằng ngày, sự hiển linh
của Thiên Chúa: Cuối
cùng, thật là thú vị khi nhận thấy rằng toàn bộ câu chuyện nhấn mạnh đến hoàn
cảnh giản dị và chất phác nhất: một cặp vợ chồng trẻ với một đứa con
trong tay, một ông già vui mừng và ôm ấp đứa bé, một bà lão cầu nguyện và nói
tiên tri, những kẻ lắng nghe dường như là những người đang gián tiếp tham
gia. Ở phần cuối của đoạn Tin Mừng, chúng ta cũng có một cái nhìn
thoáng qua về làng Nagiarét, về sự phát triển của đứa trẻ có năng khiếu khác
thường với sự khôn ngoan và tốt lành. Chủ đề của sự khôn ngoan được
đan dệt vào trong tấm vải của đời sống bình thường và lớn lên trong một bối
cảnh của ngôi làng, để cho câu chuyện dường như treo lơ lửng, và nó sẽ được
nhắc lại lần nữa đúng với chủ đề sự khôn ngoan của cậu bé ở giữa các luật sĩ
trong đền thờ. Thật vậy, đây là cảnh kế tiếp ngay sau đây (Lc
2:41-52).
6. Cầu Nguyện: Thánh Vịnh
122:
Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi:
"Ta cùng trẩy lên đền thánh CHÚA! "
Và giờ đây, Giêrusalem hỡi,
cửa nội thành, ta đã dừng chân.
Giêrusalem khác nào đô thị
được xây nên một khối vẹn toàn.
Từng chi tộc, chi tộc của CHÚA,
trẩy hội lên đền ở nơi đây,
để danh CHÚA, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Israel.
Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đavít.
Hãy nguyện chúc Giêrusalem được thái bình,
rằng: "Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt,
tường trong lũy ngoài hằng yên ổn,
lâu đài dinh thự mãi an ninh."
Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu,
tôi nói rằng: "Chúc thành đô an lạc."
Nghĩ tới đền thánh CHÚA, Thiên Chúa chúng ta thờ,
tôi ước mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô.
7. Lời nguyện kết
"Ta cùng trẩy lên đền thánh CHÚA! "
Và giờ đây, Giêrusalem hỡi,
cửa nội thành, ta đã dừng chân.
Giêrusalem khác nào đô thị
được xây nên một khối vẹn toàn.
Từng chi tộc, chi tộc của CHÚA,
trẩy hội lên đền ở nơi đây,
để danh CHÚA, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Israel.
Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đavít.
Hãy nguyện chúc Giêrusalem được thái bình,
rằng: "Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt,
tường trong lũy ngoài hằng yên ổn,
lâu đài dinh thự mãi an ninh."
Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu,
tôi nói rằng: "Chúc thành đô an lạc."
Nghĩ tới đền thánh CHÚA, Thiên Chúa chúng ta thờ,
tôi ước mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô.
7. Lời nguyện kết
Lạy Cha, chúng con ngợi khen và chúc tụng Cha
bởi vì nhờ Con Cha, được sinh ra bởi một người phụ nữ do việc làm của Chúa
Thánh Thần, được sinh ra theo lề luật, đã cứu chuộc chúng con khỏi lề luật và
Cha đã làm đầy cuộc sống chúng con với ánh sáng và niềm hy vọng mới mẻ. Nguyện
xin cho gia đình chúng con hân hoan chào đón và trung thành với chương trình
của Cha, nguyện xin cho những người trong gia đình chúng con giúp đỡ và duy trì
trong con cái họ những giấc mơ và sự nhiệt tình mới, xin Chúa ấp ủ chúng trong
sự dịu dàng khi chúng yếu ớt mong manh, xin Chúa dạy dỗ chúng trong tình yêu
cho Chúa và cho tất cả tha nhân. Lạy Cha, tất cả mọi danh dự và vinh
quang đều quy về Cha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét