08/03/2014
Thứ Bảy sau Lễ Tro
Bài
Ðọc I: Is 58, 9b-14
"Ngươi
hãy ca tụng Chúa khi ngươi bỏ đường lối của ngươi".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Ðây
Chúa phán: "Nếu ngươi loại bỏ ra khỏi tâm hồn sự đàn áp, cử chỉ đe dọa và
những lời nói hiểm độc; khi ngươi hết lòng quảng đại với người đói khát, làm
cho tâm hồn đau khổ được thư thái, thì sự sáng của ngươi xuất hiện trong tối
tăm và tối tăm sẽ trở nên như giữa ban ngày. Và Thiên Chúa sẽ luôn luôn ban cho
ngươi được thảnh thơi, cho tâm hồn ngươi tràn ngập ánh sáng huy hoàng, cho
xương cốt ngươi được mạnh mẽ, và ngươi sẽ như cánh vườn xinh tươi, như nguồn suối
nước không bao giờ khô cạn. Nhờ ngươi, những điêu tàn ngày xưa sẽ được tái thiết,
ngươi sẽ gầy dựng lại nền tảng dòng dõi ngươi. Thiên hạ sẽ gọi ngươi là "kẻ
tu bổ những chỗ sứt mẻ, kẻ tu bổ lại đường lối nơi cư ngụ".
"Nếu
ngươi không tự tiện đi đường xa trong ngày Sabbat là ngày thánh, và ngươi coi
ngày Sabbat là ngày hạnh phúc, ngày thánh, ngày hiển vinh của Thiên Chúa; nếu
ngươi bỏ công ăn việc làm và những cuộc bàn tính mưu lợi mà ca tụng Chúa, thì
ngươi sẽ được hoan lạc nơi Thiên Chúa, và Ta sẽ đưa ngươi lên làm chủ các núi đồi,
Ta cho ngươi thừa hưởng gia nghiệp của Giacóp, tổ phụ ngươi, vì chính Chúa đã
phán".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 85, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, xin
dạy con đường lối Chúa, để con sống theo chân lý của Ngài (c. 11a).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin ghé tai, xin nhậm lời con, vì con đau khổ và cơ bần. Xin bảo
toàn mạng sống con vì con hiếu thảo với Ngài, xin cứu vớt người bầy tôi đang cậy
trông vào Chúa. - Ðáp.
2)
Ngài là Thiên Chúa của con, xin thương con, lạy Chúa, vì con ân cần kêu van
Ngài. Nguyện cho bầy tôi Chúa được hân hoan, vì lạy Chúa, con vươn hồn lên tới
Chúa. - Ðáp.
3)
Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu
Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van
nài. - Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4, 4b
Người
ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Phúc
Âm: Lc 5, 27-32
"Ta
không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu
thuế, Ngài bảo ông: "Hãy đi theo Ta". Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy
theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có
đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những người
biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng:
"Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?"
Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc,
chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công
chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Tin mừng của lòng thương xót
Vua
thánh Louis IX của Pháp nổi tiếng là khôn ngoan, ứng biến tài tình. Có một nông
dân nọ được mùa củ cải. Để đánh dấu thành công, ông chọn củ cải lớn nhất trong
vụ mùa và đem dâng kính Đức vua. Ông đến cung điện và xếp vào hàng những người
ngày ngày đến dâng tặng vật cho đức vua. Ai cũng mang đến một lễ vật cao quí và
cũng chuẩn bị xin vua một đặc ân. Người nông dân nghèo trái lại chỉ có một tâm
tình duy nhất, là nói lên niềm vui được trung mùa của mình. Mọi người không ngờ
rằng đây là tặng vật đã làm vua hài lòng nhất. Nhà vua sai các cận vệ đem đến một
cái cân và truyền lệnh hãy cân số lượng vào bằng củ cải này và trao cho người
nông dân. Hành động này của vua đã khơi dậy lòng ham muốn của các đình thần. Một
tuần sau, một nịnh thần giầu có lựa con ngựa đẹp nhất đem tặng vua với hy vọng
được tưởng thưởng. Thế nhưng, khi đón nhận con ngựa, nhà vua cám ơn và truyền
cho các cận vệ: “Các khanh hãy mang tặng người này một củ cải, đó là phần thưởng
dành cho những người suốt ngày chỉ biết nói những lời xua nịnh và chờ chực đặc
ân”.
Giai
thoại trên đây có thể gợi lại cho chúng ta thái độ của Chúa Giêsu đối với những
kẻ bé mọn, nghèo hèn, đĩ điếm, thu thuế, nói chung những người bị đẩy ra bên lề
xã hội. Ngài kết thân với họ, đồng bàn với họ, và tuyên bố họ là những người
vào Nước Trời trước những kẻ tự xưng là công chính. Những con người nghèo khổ ấy
là một thể hiện cụ thể của mối phúc đầu tiên mà Chúa Giêsu đã công bố trong Bài
giảng trên núi: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”. Tin mừng được loan
bao cho những người nghèo, hay đúng hơn chỉ người nghèo mới có thể mở rộng tâm
hồn để đón nhận Tin mừng.
Tin
mừng của Chúa Giêsu là Tin mừng của lòng thương xót: chỉ khi nào con người nhận
thức được thân phận nghèo hèn tội lỗi của mình, con người mới thấy được tình thương
bao dung hải hà của Chúa. Thánh Phaolô đã nói: “Nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi
đó ân sủng càng dồi dào”. Tin mừng của Chúa Giêsu là Tin mừng của lòng tin tưởng
phó thác: có thấy được nỗi bất toàn của mình, con người mới cảm nhận được sức mạnh
nâng đỡ của Chúa. Tin mừng của Chúa là Tin mừng của an bình, hạnh phúc: có dốc
cạn những ham muốn ích kỷ và những sức mạnh của danh vọng, có trở nên thực sự
trống rỗng, thanh thoát, con người mới có thể được Thiên Chúa lấp đầy và tìm được
hạnh phúc bình an đích thực.
Giữa
những bôn ba tìm kiếm của cuộc sống, xin cho chúng ta luôn đặt Chúa vào chỗ nhất.
Cho dù phải đánh mất tất cả, xin cho chúng ta luôn tin rằng chúng ta đang có tất
cả và được Chúa làm gia nghiệp duy nhất.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy sau Lễ Tro
Bài đọc: Isa 58:9-14; Lk
5:27-32.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lòng thương xót
quan trọng hơn việc giữ Luật.
Luật
lệ làm ra cho lợi ích của con người. Nói cách khác, vì lợi ích của con người,
nên mới có những luật lệ để bảo vệ những lợi ích này. Vì thế, sống tinh thần của
luật lệ quan trọng hơn sống vụ luật. Nếu phải vi phạm luật lệ để cứu người, một
người có bổn phận phải làm như thế. Trong ba năm rao giảng của Chúa Giêsu, đa số
những vụ xung đột giữa Ngài và các Biệt-phái, cùng các Kinh-sư, xoay quanh
nguyên lý này.
Các
Bài Đọc hôm nay cũng đặt trọng tâm trên nguyên lý này. Trong Bài Đọc I,
Tiên-tri Isaiah nhấn mạnh đến lòng thương xót, biểu lộ qua sự giúp đỡ những người
yếu kém, hơn là vụ hình thức bên ngòai. Trong Phúc Âm, các Biệt-phái và các
Kinh-sư trách Chúa Giêsu và các môn đệ đã ăn uống, làm bạn với những người thu
thuế tội lỗi. Chúa Giêsu sửa sai và nhắc khéo cho họ biết: "Người khoẻ mạnh
không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công
chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Sống mối liên hệ với con người và Thiên Chúa.
1.1/
Việc ăn chay đúng nghĩa:
Lý do chính tại sao dân Do-Thái mất quê hương và phải lưu đày là không sống
đúng đắn mối liên hệ với Thiên Chúa và vi phạm các bất công xã hội. Sống mối
liên hệ với Thiên Chúa không phải chỉ là dâng lễ vật, giữ các Lề Luật, hay việc
ăn chay hời hợt bên ngòai; nhưng là sống theo thánh ý Thiên Chúa, tôn trọng
công bằng, và giúp đỡ mọi người.
(1)
Sống theo thánh ý Thiên Chúa: Trước, trong, và sau thời gian lưu đày, Thiên Chúa không ngừng
gởi các tiên tri tới để cho dân biết ý định của Thiên Chúa; dân chúng có bổn phận
phải nghe và làm theo những gì các tiên tri dạy bảo. Trong quá khứ, nhiều lần họ
đã bắt bớ, đe dọa, và ngay cả giết các tiên tri; vì thế Tiên-tri Isaiah kêu gọi:
Phải loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, và phải
làm thoả lòng người bị hạ nhục.
(2)
Sống công bằng xã hội: Lý
do chính yếu của việc nghèo đói là vì bất công xã hội, người giàu dùng sự khôn
ngoan và sức mạnh của mình để bóc lột người nghèo. Vì thế, khỏang cách giữa hai
giai cấp ngày càng lan rộng: người giàu mỗi ngày một giàu thêm và người nghèo
càng ngày càng nghèo đi. Thời gian ăn chay không những giúp người giàu hiểu biết
người nghèo và chia cơm sẻ áo cho họ; đồng thời cũng giúp người giàu nhận ra những
bất công họ đã vi phạm.
(3)
Giúp đỡ những người yếu kém: Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, những người được Thiên Chúa
ban cho có tài năng và của cải, là để giúp những người yếu kém; chứ không phải
để kiêu căng, phách lối, và bóc lột họ.
Để
phục hồi quốc gia và xây dựng một xã hội lành mạnh, ba điều nói trên phải tìm
thấy nơi những người lãnh đạo, trước khi họ có thể dạy dỗ cho mọi người dân
trong nước.
1.2/
Mục đích của ngày Sabbath: là để con người nghỉ ngơi phần xác và củng cố mối liên hệ phần hồn
với Thiên Chúa. Tiên-tri Isaiah liệt kê một số những điều nên và không nên làm
trong ngày này: “Nếu ngươi giữ chân không vi phạm ngày Sabbath, và không tìm lợi
lộc trong ngày thánh của Ta, nếu ngươi gọi ngày Sabbath là "niềm vui"
và ngày thánh của Đức Chúa là "vinh hiển," nếu ngươi tôn trọng ngày
đó mà tránh đi đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên.” Nếu trong ngày
Sabbath mà con người không tư tưởng gì đến Thiên Chúa, lại còn cười nói huyên
thuyên và đưa điều đặt chuyện, hay tìm kiếm mánh mung để tìm lợi lộc, làm sao
có thể gọi là giữ ngày Sabbath?
2/
Phúc Âm:
Chúa đến để kêu gọi tất cả ăn năn trở lại.
2.1/
Chúa gọi Matthew, người thu thuế: Người Do-Thái thời đó dưới ách đô hộ của Đế quốc
Rôma. Những người thu thuế được coi như những người phản bội: vào hùa với Đế quốc
để bóc lột dân chúng bằng việc đóng thuế. Họ đối xử bất công với dân chúng, vì
luôn thu thuế quá giới hạn mà dân phải đóng. Vì thế, những người thu thuế được
xếp lọai với những người ăn trộm, ăn cướp. Họ không được bước vào Đền Thờ và hội
đường để dâng lễ vật.
-
Khi Chúa Giêsu gọi Matthew, Ngài biết rõ căn tính và nghề nghiệp của Matthew;
nhưng Ngài đã có một kế họach khác cho Matthew: biến ông thành người rao giảng
và ghi chép lại Tin Mừng. Khi nhận lời mời dự tiệc tại nhà của Matthew, Ngài biết
sẽ bị vây quanh bởi bạn bè của Matthew, những người thu thuế; nhưng Ngài muốn
cho họ cơ hội để nhìn thấy sự trở lại của Matthew mà ăn năn xám hối.
-
Thái độ của Matthew rất can đảm và dứt khóat: ông bỏ tất cả, đứng dạy đi theo
Chúa Giêsu. Ông can đảm vì dám bỏ một “nghề hái ra tiền,” và không thắc mắc “rồi
làm gì mà ăn?” Ông dứt khóat với quá khứ cũ tội lỗi, để hướng tới một tương lai
tốt đẹp hơn; tuy nghèo mà sạch, và không ai có thể nhìn ông với ánh mắt khinh dể
và ngăn cấm ông đến với Thiên Chúa. Chúa Giêsu thực sự đã phóng thích ông khỏi
làm nô lệ cho tội lỗi, và cho ông cơ hội làm lại cuộc đời.
2.2/
Chúa đến để kêu gọi tội nhân ăn năn trở lại: Cuộc đối thọai ngắn ngủi giữa
Chúa Giêsu và các Biệt-phái cùng các kinh sư cho chúng ta thấy sự tương phản giữa
con người và Thiên Chúa:
-
Những người Biệt-phái và những Kinh-sư thuộc nhóm của họ lẩm bẩm trách các môn
đệ Đức Giêsu rằng: "Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?"
Phản ứng của họ cũng giống như phản ứng của đa số con người: “gần mực thì đen,
gần đèn thì sáng,” chơi với những người tội lỗi sẽ lây nhiễm các tội của họ. Một
khi con người đã rơi vào vũng bùn lem luốc, họ sẽ không còn cách nào để thóat
ra; dư luận con người là hàng rào che kín cuộc đời của họ.
-
Đức Giêsu đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người
đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người
tội lỗi sám hối ăn năn." Phản ứng của Chúa Giêsu giống như phản ứng của
người quân tử, ví mình như cách hoa sen: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Không những không để mình hôi tanh, mà còn như một lương y, tận tâm chữa trị,
và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Nếu những Biệt-phái và các Kinh-sư chịu xét
mình cẩn thận, họ cũng là những bệnh nhân đang cần chữa trị vì tính kiêu căng,
khinh người, và phê bình chỉ trích. Điều nguy hiểm là họ tự cho mình là công
chính, và vì thế, không cần được Chúa Giêsu chữa bệnh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Tất cả chúng ta là tội nhân, không ai có thể vỗ ngực xưng mình là công chính
trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta cần được Thiên Chúa chữa lành.
-
Nếu chúng ta được Thiên Chúa cho cơ hội làm lại cuộc đời, chúng ta cũng phải
cho anh chị em cơ hội và giúp họ làm hòa cùng Thiên Chúa.
-
Luật Lệ làm ra cho sự tốt lành của con người. Luật lệ có thể vi phạm nếu xét thấy
cần thiết để đưa con người về với Thiên Chúa.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM MÙA CHAY
Is
58,9b-14 - Lc 5,27-32
A.
Hạt giống...
Bài
đọc I trích sách Isaia tiếp tục nói về kiểu ăn chay đẹp lòng Thiên Chúa, đó là
chấm dứt những việc làm bất công, rộng tay cứu giúp những người đói khổ, tôn trọng
ngày hưu lễ.
Bài
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thực hiện điều đó : cứu một người thu thuế tội lỗi
là Lêvi, còn gọi ông làm môn đệ, và còn ngồi ăn cùng bàn với những người tội lỗi
khác. Ngài tuyên bố “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi
người tội lỗi sám hối ăn năn”.
B....
nẩy mầm.
1.
Tôi muốn sống cảnh tượng của Lêvi :
-
Tôi là người tội lỗi
-
Tôi đang “ngồi” yên tại “trạm” tội lỗi của tôi.
-
Chúa đang “đi ngang” qua, Ngài “trông thấy” tôi rồi, Ngài “nói với” tôi : Hãy
theo Ta.
-
Tôi “bỏ tất cả” - Tôi “đứng dậy” - Tôi “đi theo” Chúa.
2.
Nhà truyền giáo giảng đạo giữa rừng già Phi châu, dưới ánh trăng đêm và trong
hoang lạnh của núi rừng. Ngài kể về đời sống và các phép lạ của Chúa Giêsu, cuối
cùng là cái chết trên thánh giá. Ngồi trước bục giảng là viên tù trưởng. Ông
chăm chú nghe lời nhà truyền giáo. Khi ngài tả việc Chúa Giêsu bị đóng đinh
trên thánh giá, vị tù trưởng bổng đứng phắt dậy nói : “Ngừng lại ! Hãy đem Ngài
xuống khỏi thánh giá ! Tôi mới là người đáng phải đóng đinh trên đó, chứ không
phải Ngài !” Vị tù trưởng nghĩ rằng mình mới là tội nhân, còn Chúa Giêsu vô tội
(Góp nhặt)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
08/03/14 THỨ BẢY SAU LỄ TRO
Lc 5,27-32
Lc 5,27-32
SÁM HỐI
“Tôi không đến để kêu gọi người
công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32)
Suy niệm: Sám hối của người Công Giáo là hành động gồm
những liên hoàn. Trước hết là sự nhận biết đích thực về hành vi và tình trạng
tội của chính mình. Kế đó là thấy rõ lòng thương xót của Chúa nơi Đức Kitô. Rồi
phải thật lòng ghét bỏ mọi tội lỗi và quay về với Chúa. Cuối cùng là cố gắng
sống thánh thiện bằng cách làm theo Lời Chúa để hiệp thông với tha nhân. Ông
Lêvi hôm nay đã nhìn thấy được lòng thương xót của dành mình dù ông là kẻ tội
lỗi. Cho nên, ông bỏ tất cả, đi theo Chúa vì ông biết rằng chỉ có theo Chúa,
mình mới có thể trở nên người thánh thiện và hòa nhập cộng đồng. Vậy, sám hối
không phải là việc một mình mình tự cứu lấy mình, mà là còn một tương quan giữa
Thiên Chúa và tội nhân. Vì thế, Chúa Giêsu luôn mời gọi chúng ta hãy sám hối để
mối tình của chúng ta với Thiên Chúa và giữa ta với tha nhân được mãi thắm nồng.
Mời Bạn: Tội
lỗi làm ta xa rời Thiên Chúa và là rào cản ngăn cách giữa con người với nhau.
Mùa chay Năm Phúc Âm hóa gia đình và cộng đoàn, mời bạn hãy sám hối về những
thiếu sót của mình đối với gia đình hay cộng đoàn bằng sống hiệp nhất, xây dựng
bầu khí yêu thương, hòa hợp với nhau và tha thứ cho nhau hầu “xây dựng gia đình mình và cộng
đoàn thành một cộng đoàn sống yêu thương hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống
và hăng say loan báo Tin Mừng” (Thư Chung, số 6).
Sống Lời Chúa: Quyết tâm từ bỏ một tội mà lâu nay chưa bỏ
được.
Cầu nguyện: Hát “Giọt Lệ Thống Hối”: Lạy Chúa đoái thương nghe tiếng con phàn
nàn...”
Kêu
gọi người tội lỗi sám hối
Trước khi làm cho người khác hoán cải, chính
chúng ta phải hoán cải nơi cái nhìn của mình về người khác.
Suy niệm:
Việc Thầy Giêsu kêu gọi
anh Lêvi làm môn đệ
phải được coi là một cuộc
cách mạng lớn vào thời bấy giờ.
Chẳng ai gọi một người
thu thuế bị xã hội khinh miệt vào nhóm của mình.
Làm thế là hạ giá chính
Thầy và cả nhóm môn đệ.
Đức Giêsu đã vượt qua
những biên giới ngăn cách rạch ròi
giữa tội lỗi và công
chính, giữa thanh sạch và ô nhơ.
Người Do Thái thường
không giao tiếp với các người thu thuế,
họ bị coi là tội nhân vì
làm việc cho dân ngoại, vì dễ ích kỷ tham lam.
Đức Giêsu chẳng sợ mời
anh Lêvi đi theo mình: “Anh hãy theo tôi.”
Ngài không nhìn anh bằng
ánh mắt khác với các môn đệ kia.
Chỉ một lời mời của Ngài
đủ lấp đi mọi hố sâu ngăn cách.
Lêvi đã quảng đại đáp lại
bằng hành động: bỏ tất cả, đứng dậy, đi theo.
Đối với người Do Thái,
bữa ăn có tính thiêng liêng.
Đó là lúc người ta thông
hiệp với nhau, nên một trong tình bạn.
và cùng chia sẻ với nhau
một thứ đồ ăn, thức uống.
Chính vì thế ăn uống với
người tội lỗi là điều không được phép,
vì điều ấy sẽ khiến mình
bị ô nhơ.
Đức Giêsu có vẻ không sợ
chuyện này,
khi Ngài nhận lời ăn tiệc
chia tay do anh Lêvi khoản đãi.
Bữa tiệc thật là lớn, có
đông đủ bạn bè đồng nghiệp của anh.
Trong số khách mời có cả
các môn đệ.
Đức Giêsu dám đến nhà
người tội lỗi và ăn với họ.
Hẳn là Ngài rất vui và tự
nhiên, chẳng có gì phải e dè, xa cách.
Chỉ có những người
Pharisêu là khó chịu và lẩm bẩm đặt câu hỏi tại sao.
Đức Giêsu sẽ cho họ thấy
những lý do.
Vì những người thu thuế
và tội nhân là những người đau yếu (c. 31).
Những người đau yếu mới
cần đến thầy thuốc Giêsu.
Vì mục tiêu của đời Đức
Giêsu là kêu gọi người tội lỗi sám hối (c. 32),
nên Ngài phải đến với họ,
gần gũi và chia sẻ, mời gọi và yêu thương.
Đức Giêsu cho họ thấy
trái tim thật sự của Thiên Chúa.
Không như người Pharisêu
nghĩ, trái tim ấy có chỗ cho tội nhân.
Đức Giêsu cũng dành chỗ
cho anh Lêvi trong nhóm môn đệ.
Đức Giêsu giúp chúng ta
biết cách mời người khác hoán cải.
Đến với họ, nhìn họ bằng
cái nhìn mới, và vui vẻ làm bạn với họ.
Trước khi làm cho người
khác hoán cải,
chính chúng ta phải hoán
cải nơi cái nhìn của mình về người khác.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin
dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước
mọi biến cố của cuộc sống,
khi
con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay
gặp sự bất trung, bất tín
nơi
những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin
giúp con gạt mình sang một bên
để
nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu
đi những nỗi phiền muộn của mình
để
tránh cho người khác phải đau khổ.
Xin
dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời,
để
đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ
không cứng cỏi hay cay đắng,
làm
con nhẫn nại chứ không bực bội,
làm con rộng lòng tha
thứ,
chứ không hẹp hòi hay độc
đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém
đi
vì chịu ảnh hưởng của
con,
không ai giảm bớt lòng
thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng
hành của con
trong cuộc hành trình về
quê hương vĩnh cửu.
Khi con loay hoay với bao
nỗi lo âu bối rối,
xin cho con có lúc
thì thầm với Chúa một lời
yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc
đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm
việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý
tưởng nên thánh. Amen.
(dịch theo Learning
Christ)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Mùa Chay không phải là
mùa của u buồn ảm đạm, mà là mùa của niềm vui. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho
con một niềm vui đích thực, niềm vui sâu thẳm trong tâm hồn.
Một con người tội lỗi
công khai mà Chúa cũng nhìn thấy: “Đức Giêsu trông thấy một người thu thuế” (Lc
5,27a). Con tưởng Chúa là Đấng toàn năng, thánh thiện, chỉ nhìn thấy những gì
tốt đẹp, chỉ quan tâm đến những con người lành thánh… Đằng này một thằng tội
lỗi như vậy mà Chúa cũng thấy nữa.
Chẳng những nhìn thấy mà
Chúa còn đến sát bên, nhìn anh ta với ánh nhìn trìu mến và mở miệng nói với anh
ta: “Anh hãy theo tôi” (Mt 5, 27b).
Liền sau đó Lêvi mời Thầy
Giêsu và các môn đệ của Ngài đến nhà, “làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông” (Lc
5,29). Bản thân con nhiều khi thắc mắc: hà cớ gì chỉ với một câu 4
từ “anh hãy theo tôi” mà Lêvi lại tốn kém như vậy? Nhưng con đã cảm
nghiệm ra tình yêu thương của một người cao trọng dành cho một kẻ thấp hèn.
Mình biết thân phận mình, mình xấu hổ với những điều mình đã và đang làm, mình
muốn trốn tránh tất cả… Ấy vậy mà một con người nổi tiếng, một con người quyền
năng, một con người thánh thiện lại đến bên mình, lại nhìn mình, lại nói chuyện
với mình, lại muốn mình làm môn đệ cho ông ta… Ôi, còn hạnh phúc nào bằng. Thú
thật chẳng những ông Lêvi, mà chính bản thân con cũng sẽ làm như vậy.
Tuy nhiên có những kẻ
không đồng ý với hành động của Chúa Giêsu nên đã lên tiếng: “Sao các
ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” (Lc 5,30). Con
tưởng tượng lúc đó chắc Lêvi sa sầm nét mặt, không biết Thầy mình có đổi thái
độ không, vì người ta nói đúng mà. Nhưng thật bất ngờ, Chúa Giêsu đã nói: “Người
khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Lc 5,31). Và
Chúa đã nói rõ quan điểm của Ngài: “Tôi không đến để kêu gọi người công
chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn” (Lc 5,32).
Lạy Chúa, biết được tình
thương của Chúa như vậy, con còn chần chờ gì mà không quay về với Chúa? Chúa
đang đến bên con, trìu mến nhìn con và cũng mở miệng nói với con: “Hãy trở về
với Ta”. Tình thương của Chúa chính là động lực để con dám từ khước tất cả. Sự
tha thứ của Chúa là sức mạnh để con dám trỗi dậy. Và ơn thánh hóa của Chúa là
sức hút để con có thể đến với Chúa.
Xin cho con cũng biết bắt
chước Chúa để có cái nhìn khoan dung với mọi người. Biết cảm thông và chia sẻ
với những yếu đuối của những người xung quanh, và biết nâng đỡ nhau để cùng
nhau tiến đến với Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
8
THÁNG BA
Chúng Ta Được Năng
Lực Biến Đổi Của Thiên Chúa Chạm Đến
Chúng
ta đọc thấy trong Thông Điệp Dives in misericordia: “Dụ ngôn
Người Con Đi Hoang diễn tả một cách đơn giản nhưng rất thâm sâu về thực tại
hoán cải. Dụ ngôn này là mô tả cụ thể nhất của tình yêu và lòng thương xót.”
Qua dụ ngôn, chúng ta thấy được cách mà tình yêu và lòng thương xót của Thiên
Chúa phục hồi và thăng tiến những gì tốt đẹp. Tình yêu và lòng thương xót này
thậm chí có thể rút ra được điều tốt từ bất cứ hình thức sự dữ nào trong thế giới
chúng ta.
Tình
yêu và lòng thương xót vô điều kiện của Thiên Chúa chính là nền tảng sứ điệp cứu
độ của Đức Kitô. Xuất phát từ tình yêu và lòng thương xót ấy, Thiên Chúa đã
giao hòa thế gian với chính Ngài trong Đức Kitô. Chúng ta nhận ra rằng Đức
Giêsu cũng dạy các môn đệ Người phải biết yêu thương và nhân hậu. Sứ điệp ấy
không bao giờ ngừng thôi thúc con tim và hành động của các môn đệ Đức Kitô. Nơi
họ, tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với nhau không bao giờ bị chao đảo bởi sự
dữ ; trái lại, tình yêu ấy vượt thắng mọi sự dữ (Rm 12,21).
Như
vậy, dụ ngôn Người Con Đi Hoang cho chúng ta thấy cách mà tình yêu và lòng thương
xót của Thiên Chúa biến đổi đời sống của tội nhân, cách mà con người cũ bị đẩy
lùi và vượt qua. Ngay cả những tội lỗi đã bén rễ và những thói xấu trầm kha
cũng bị nhổ rễ bởi ơn hoán cải. Đức Kitô đã đem lại sự sống mới này cho con người
“bằng Máu Người đổ ra trên Thập Giá” (Cl 1,20). Trong Đức Kitô, tội nhân trở
thành “một tạo vật mới”. Trong Đức Kitô, tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa
là Cha.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 08-03
THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA, TU SĨ
Is 58, 9b-14; Lc 5, 27-32.
LỜI SUY NIỆM: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc; người đau ốm mới cần. Tôi không đến
để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”
Đoạn Tin Mừng theo Luca này, trình bày chuyện Chúa
Giêsu đến kêu gọi Lêvi, một người thu thuế ( theo quan niệm của người Do-thái
thời bấy giờ là một người tội lỗi và phản quốc) trở thành Tông Đồ của Chúa; cho
chúng ta thấy được lòng yêu thương của Chúa đối với người tội lỗi, Chúa cứu vớt
họ, cho họ cọng tác với Chúa để cứu chính họ và cùng với Chúa cứu nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng con tránh xa tội lỗi,
nhưng Chúa thương tội nhân và không muốn bất cứ tội nhân nào bị hư mất.
Xin Chúa cho mọi người trong gia đình chúng con biết cầu nguyện cho nhau được
ơn sám hối, để được Chúa thương.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
08-03: THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA
Tu
sĩ (1495 - 1550)
Gioan
sinh ngày 8 tháng 3 năm 1495 tại Bồ Đào nha. Cha mẹ Ngài là những người nghèo
khổ nhưng đạo đức và đầy lòng bác ái. Lúc 9 tuổi Ngài bỏ nhà trốn đi, theo một
nhà mạo hiểm đã khéo kích thích trí tưởng tượng của tuổi thơ. Mẹ Ngài đã qua đời
sau ba tuần đau khổ vì không biết số phận của con trẻ ra sao. Còn cậu bé bi bỏ
rơi, thiếu thốn mọi sự nên đành ở đợ nuôi thân.
Ngài
giúp việc cho một nhà tiểu nông, hàng ngày lo đi chăn chiên, cho đến khoảng 20
tuổi. Chán với cuộc sống đều đều, Ngài đăng lính đi chiến đấu ở Phontarabia. Thật
bất hạnh khi kiếp sống suy đồi của các bạn đồng ngũ đã lôi kéo Ngài tới chỗ mất
cả lòng kính sợ Chúa. Nhưng Chúa đã không bỏ rơi kẻ Ngài đã chọn. Ngày kia, khi
đem thức ăn cho súc vật. Gioan bị té ngựa và bị trọng thương không còn cử động
và nói năng gì được nữa. Nhận biết được mối nguy đang đe dọa thân xác tâm hồn,
thánh nhân khấn cầu Đức Trinh Nữ và hứa sẽ sửa mình. Nhưng khi vừa hết bịnh,
Ngài lại trở về đường cũ.
Chúa
quan phòng vẫn tiếp tục thể hiện tình thương bằng một hình phạt khác. Vị chỉ
huy trao cho Gioan canh giữ chiến lợi phẩm. Nhưng vì bất cẩn sao đó mà chiến lợi
phẩm biến mất. Gioan bị án xử giảo, bất kể mọi phân bua kêu khóc. Đến giờ hành
hình, may có một cấp chỉ hy cao hơn can thiệp Ngài mới được tha với điều kiện
là bị giáng cấp. Bất mãn, Gioan trở về chủ cũ và được tiếp đón niềm nở. Gia chủ
còn đề nghị gả con cho Ngài nữa, nhưng Ngài đã từ chối và chỉ sống như một kẻ
chăn chiên vô tội.
Mười
năm sau Gioan lại đăng lính làm pháo thủ trong cuộc viễn chinh đánh phá Thổ Nhĩ
Kỳ. Chiến tranh kết thúc, binh đội Tây Ban nha được giải ngũ. Gioan muốn trở về
quê nhà. Nhưng người cậu cho biết mẹ Ngài đã qua đời ba tuần sau ngày Ngài bỏ
nhà ra đi, cha Ngài cũng mới qua đời tại một tu viện thánh Phanxicô, những lời
trách móc xâu xé tấm lòng của đứa còn hoang đàng... Gioan quyết sửa những ngông
cuồng của tuổi trẻ và muốn hiến thân phục vụ người nghèo khổ yếu đau.
Gioan
quyết định đi Phi Châu để giúp đỡ các Kitô hữu bị bắt làm nô lệ, với hy vọng được
chết vì đạo. Tới Gibraltar, Ngài gặp một nhà quí tộc bị thất sủng và phải đi
đày. Cùng ông đáp tàu tới Ceuta, Ngài đã phải làm việc để kiếm tiền nuôi ông chủ
chẳng may ngã bệnh và lâm cảnh cùng quẫn. Đồng thời Ngài đã vào các nhà tù, an ủi
các tù nhân và săn sóc họ. Vị lãnh Chúa qua đời. Gioan nhận lệnh của một tu sĩ
Phanxicô truyền phải trở lại Tây Ban Nha là nơi Thiên Chúa đã cho Ngài biết các
ý định của Ngài.
Gioan
trở lại Gibraltar. Ngài xin trời cao soi sáng và để nuôi thân Ngài đi bán rong
giày dép và tranh ảnh, nhưng vẫn luôn lo cải hóa các tâm hồn.
Một
ngày kia Ngài gặp trên đường một đứa trẻ cùng khổ đáng thương với cặp giò trần
trụi bị nứt nẻ vì sỏi đá. Ngài vác nó trên vai, dừng lại nghỉ, đám trẻ chỉ cho
vị ân nhân một trái lựu (Grenade) có mọc cây thánh giá và nói: - Hỡi Gioan
Thiên Chúa, trái lựu (Grenade) sẽ là thánh giá của ông.
Rồi
đứa trẻ biến mất. Gioan hiểu chính Chúa Giêsu là đứa trẻ Ngài đã giúp đỡ. Bây
giờ Gioan đi Grenada để sống đời bác ái và thống hối. Thánh giá đầu tiên của
Ngài là đã bị coi như một kẻ điên, phải chịu mọi thứ sỉ nhục và bị đối xử tàn tệ,
Ngài hành hương viếng Đức Bà Guadalupê, vừa bán củi khô để sinh sống. Cuối cuộc
hành hương Ngài thấy Đức Trinh Nữ cúi xuống và đặt hài nhi vào tay Ngài với y
phục để bao bọc cho Ngài.
Như
vậy ơn gọi của Ngài là giúp đỡ những người nghèo khổ của Chúa Giêsu Kitô. Khi
qua Oropezo, Gioan đã chữa lành một phụ nữ nghèo. Trở lại Grenada với số tiền
kiếm được và với những của trợ cấp, Ngài thuê một căn nhà để thu họp những người
khốn khổ, cho các người yếu đau bệnh tật trú ngụ. Ban chiều, Ngài vác giỏ đi ăn
xin. Với hai cái xoong trên vai Ngài la lớn :- Ai muốn hành thiện, xin tiếp tay
với tôi đây ?
Ngài
trở về nhà mang đầy những thực phẩm. Niềm vui cũng thật lớn lao khi Ngài dẫn về
nhà vài trú nhân mới, một đứa trẻ bi bỏ rơi. Ưu tư của Ngài không ngừng lại nơi
các thân thể bệnh tật. Ở đâu nghĩ là có linh hồn hư mất, Ngài liền đến cải hóa.
Ngài chỉ nghĩ tới việc cứu vớt họ.
Lần
nọ Ngài mang về một người hấp hối mình đầy thương tích. Khi lau rửa và cúi xuống
hôn chân bệnh nhân, Ngài thấy những lỗ đinh chói sáng. Và Chúa, vì chính Ngài,
nói: - Gioan đầy tớ trung tín của cha, mọi việc thiện con làm cho những người
nghèo khổ, là con làm cho chính Cha. Cha đếm từng bước chân con đi và cha sẽ ân
thưởng cho con.
Bệnh
viện tràn ngập ánh sáng khiến cho người ta ngỡ là một đám cháy.
Ngày
kia có một đám cháy thật, ở bệnh viện Hoàng gia tại Grenada, Gioan lao vào ngọn
lửa mang các bệnh nhân ra ngoài, rồi trở lại kéo các bệnh nhân khác. Thật là một
phép lạ, khi ra khỏi lò lửa một Ngài vẫn sống.
Trong
một trận lụt, Ngài cũng thực hiện những chuyện lạ lùng như vậy.
Giám
mục truyền gọi Gioan Thiên Chúa đến, mặc cho Ngài y phục và từ đó Ngài và các
môn sinh vẫn mặc. Khi đó Gioan Thiên Chúa đã thiết lập một hội dòng để giúp đỡ
những người yếu đau bệnh tật. Dòng sẽ lan rộng trên khắp thế giới, Ngài xây
thêm một nhà thương mới. Để trả nợ, Ngài phải đi quyên tiền ở Valladelid. Nhưng
có quá nhiều người nghèo vây quanh đến nỗi không đã phân phát hết số tiền quyên
được. Người bạn chỉ trích, Ngài đáp lại: - Này anh, người ta tặng ban cho ở đây
hay ở Grenada, cũng luôn là vì Chúa, bởi vì Thiên Chúa ở khắp nơi và trong mọi
người nghèo.
Gioan
tận tụy với mọi người đau khổ không phân biệt. Ngài ngã bệnh khi tổng giám mục
Grenada kêu tới. Ngài đi ngay và là để nghe trách cứ vì đã nhận cả những người
cứng lòng. Thánh nhân trả lời: - "Nếu con chỉ nhận những người công chính,
bệnh xá của chúng con sẽ trống vắng ngay, và làm sao có thể lo lắng cho các tội
nhân. Hơn nữa con nhận biết mình chưa làm tròn hết bổn phận, cũng như con hổ thẹn
mà thú thực rằng trong nhà thương, Gioan Thiên Chúa là tội nhân duy nhất đã ăn
của bố thí một cách vô ích".
Nghe
những lời này, vị giám mục cảm động đến rơi lệ và ca tụng Gioan. Ít lâu sau,
Ngài ban các bí tích cuối cùng cho thánh nhân. Sắp chết Gioan còn thực hiện một
điều lạ lùng, Ngài được biết một người thợ dệt sắp thắt cổ vì quá cực khổ, Ngài
liền vội vã ra đi, tới thẳng người xấu số sắp kết liễu cuộc đời và cứu ông ra
khỏi cơn tuyệt vọng .
Vào
giờ phút cuối cùng, thánh nhân thú nhận ba thứ lo lắng làm se thắt lòng Ngài,
là bất xứng với ơn phúc đã lãnh nhận, ưu tư cho những người nghèo mắc cỡ mà
Ngài đã bỏ qua không trợ giúp được và những món nợ Ngài đã mắc phải vì các người
xấu số.
Các
y tá đã nhận Gioan Thiên Chúa làm thánh bảo trợ.
(daminhvn.net)
08
Tháng Ba
Phục Sinh
Một
linh mục Brazil thuật lại một kinh nghiệm Phục Sinh của mình như sau: "Mỗi
ngày, khi đi ngang qua một con đường ở Rio de Janeiro, tôi đều thấy một người
đàn ông còn trẻ ngồi dựa lưng vào tường, chìa tay xin ăn. Ông ta không đi được
vì đôi chân bị tật. Vì qua lại khá thường, nên sự hiện diện và số phận của người
ăn xin què quặt không làm tôi bận tâm suy nghĩ: thế nào là không đi được".
Nhưng
một ngày kia, số phận của ông ta bỗng đánh động tâm hồn tôi mãnh liệt. Nhất là
khi dừng lại đằng xa quan sát tôi thấy có bao nhiêu người đi ngang qua mà hình
như không trông thấy ông. Tôi quyết định đến nói chuyện và hỏi ông: "Ông
có thể đứng dậy được không? Ông có muốn đi không?". Ông ta đưa cặp mắt mệt
mỏi nhìn tôi dò xét và khi đọc được sự thành thật trên khuôn mặt của tôi, ông
ta nói: "Tôi luôn luôn hy vọng là một ngày nào đó cuộc đời tôi sẽ đổi mới.
Dĩ nhiên tôi sẽ đi được nhưng chi phí mua sắm những dụng cụ quá đắt làm sao tôi
với tới. Vì thế không còn cách nào hơn là đành quên giấc mơ có thể đi được".
Nghe
xong tâm sự của ông, tôi xiết chặt tay ông giã từ và hứa: "Một ngày gần
đây, giấc mơ của ông sẽ thành sự thật".
Trong
bài giảng thánh lễ Chúa Nhật sau đó, tôi thuật về số phận của ông ăn mày và đề
nghị công đoàn hãy làm một cái gì để giúp ông ta. Một cuộc lạc quyên được tổ chức
và tôi vui mừng khi thấy số tiền quyên góp được vượt quá chi phí của cặp nạn và
đôi chân nhân tạo. Người hành khất càng hân hoan hơn khi tôi báo tin mừng: ông
được chuyên chở ngay đến một bệnh viện đặc biệt và trong những tuần lễ kế tiếp,
ông cố gắng tập đi đứng một mình.
Lễ
Phục Sinh đến. Tôi đi mời ông dự lễ và dành cho ông một chỗ đặc biệt gần bàn thờ.
Trong bài giảng hôm ấy, tôi lại đề cập về ông đại ý như sau: "Chúa Giêsu
đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài sẵn sàng ban cho chúng ta thông phần
vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống mới. Nhờ lòng hảo tâm của anh chị
em, ông bạn của chúng ta đã được ban cho một cuộc sống mới". Nói đến đây,
tôi mời ông đứng dậy để giới thiệu ông với cộng đoàn mà kể từ nay ông đã trở
nên một phần tử. Ông đứng dậy và chống nạng đi trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy
bầu khí nhà thờ lúc ấy tràn đầy sức sống".
Tin
mừng thuật lại như sau: sau mẻ lưới đầy cá, Chúa Giêsu mời các môn đệ cùng điểm
tâm với Ngài và Ngài đã cầm lấy bánh và cá trao cho các ông ăn. Phần các môn đệ,
tuy không giám hỏi, nhưng họ biết rõ đó là Ngài. Ðây là phương thế Chúa Giêsu
tiếp tục hiện diện giữa những kẻ tin vào Ngài trải qua mọi thời đại: tự nhiên
như trong một bữa ăn thân mật, nhưng muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài,
chúng ta phải noi gương Ngài chia sẻ cho nhau tất cả những gì mình có.
(Lẽ
Sống)
8-3
Thánh Gioan của Thiên Chúa
(1495
- 1550)
Từ
lúc tám tuổi cho đến khi chết, Thánh Gioan thường hành động hấp tấp. Sự thử
thách là làm sao để biết đó là sự thúc giục của Chúa Thánh Thần, chứ không phải
là những cám dỗ trần tục. Nhưng không giống như những người bốc đồng khác, một
khi đã quyết định, dù hấp tấp đi nữa, thánh nhân trung thành với quyết định ấy
dù có gian khổ cách mấy.
Khi
lên tám tuổi, Gioan nghe một linh mục nói về cuộc phiêu lưu đi tìm thế giới mới.
Ðêm hôm ấy, Gioan bỏ nhà đi theo vị linh mục này và không bao giờ gặp mặt cha mẹ
nữa. Cả hai đi ăn xin từ làng này sang làng khác cho đến khi Gioan ngã bệnh nặng.
May mắn, nhờ một người tá điền trong vùng chăm sóc và nhận làm con nuôi nên
Gioan mới sống sót. Anh làm nghề chăn cừu cho đến khi 27 tuổi thì gia nhập quân
đội Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống với nước Pháp. Khi là quân nhân, Gioan
bê bối không thể tưởng, anh đánh bài, uống rượu và cùng với đồng đội phá làng
phá xóm. Một ngày kia, khi đang cưỡi con ngựa ăn cắp được, anh bị ngã ngựa gần
ranh giới với nước Pháp. Hoảng sợ vì thoát chết, anh nhìn lại cuộc đời và vội
vàng thề sẽ thay đổi.
Khi
trở về đơn vị, anh giữ lời hứa và đi xưng tội, thay đổi lối sống. Các bạn đồng
đội không bận tâm với việc sám hối của anh, nhưng họ chán ghét anh vì anh luôn
thúc giục họ từ bỏ các thú vui trụy lạc. Bởi đó họ tìm cách đánh lừa để anh rời
bỏ nhiệm sở, vi phạm kỷ luật và bị đuổi ra khỏi quân đội sau khi bị đánh đập và
lột hết của cải. Anh phải đi xin ăn trên đường trở về nhà cha nuôi, trở lại nghề
chăn cừu.
Khi
chăn cừu, Gioan có nhiều thời giờ để suy niệm về ơn gọi của mình. Vào lúc 38 tuổi
Gioan quyết định sang Phi Châu để chuộc những Kitô Hữu bị bắt. Nhưng trong khi
chờ đợi ở bến tầu Gibraltar, vì cảm thương một gia đình quý tộc bị sa cơ thất
thế sau biến động chính trị và phải lưu đầy, Gioan quên đi ý định ban đầu và
tình nguyện làm gia nhân cho họ. Khi đến đất lưu đầy, gia đình này bệnh hoạn đến
độ không những Gioan phải săn sóc họ mà còn phải đi làm để kiếm tiền nuôi sống
họ. Công việc xây cất các thành lũy thật vất vả, thật bất nhân mà các nhân công
thường bị đánh đập và đối xử tàn tệ bởi những người tự xưng là Công Giáo. Cảnh
tượng ấy đã làm lung lay đức tin của Gioan. Một linh mục khuyên Gioan đừng đổ tội
cho Giáo Hội vì những hành động của giáo dân, và nên về lại Tây Ban Nha.
Ở
Tây Ban Nha, ban ngày Gioan làm phu khuân vác bến tầu, ban đêm ngài đến nhà thờ
để cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng. Việc đọc sách đem lại cho ngài niềm vui
đến độ ngài quyết định phải chia sẻ niềm vui ấy với người khác. Gioan bỏ nghề
khuân vác và đi bán sách dạo, lang thang từ phố này sang phố khác để bán sách
thiêng liêng và ảnh các thánh. Khi 41 tuổi, Gioan sang Granada mở một tiệm bán
sách nhỏ.
Sau
khi nghe giảng về sự ăn năn sám hối của vị giảng thuyết nổi tiếng thời bấy giờ
là Chân Phước Gioan Avila, Gioan trở về nhà, xé tất cả các sách đời, phân phát
tiền của và các sách đạo cho mọi người. Gioan lang thang với quần áo rách nát,
than khóc về tội lỗi của mình như một người điên, và bị trẻ con cũng như mọi
người chế nhạo.
Bạn
bè đưa Gioan vào dưỡng trí viện để chữa trị, là nơi ngài bị trói và bị đánh đập.
Cho đến khi Chân Phước Gioan Avila đến thăm và cho biết là sự sám hối của ngài
đã đủ 40 ngày, như Ðức Kitô xưa ăn chay trong sa mạc, thì Gioan trở lại bình
thường và được đưa sang một khu vực khác, lành mạnh hơn. Ở đây, Gioan nhanh nhẹn
giúp đỡ các bệnh nhân khác, và bệnh viện cũng không phiền hà khi có một người
trợ tá làm việc không công. Cho đến khi ngài tuyên bố là sẽ mở một nhà thương
khác thì họ cho ngài xuất viện.
Có
thể Gioan tin rằng Thiên Chúa muốn ngài xây cất một bệnh viện cho người nghèo bị
xã hội hắt hủi, nhưng ai nấy cũng đều cho đó là một người điên, vì làm sao có
thể xây cất một bệnh viện với nguồn tài chánh duy nhất là việc bán củi. Ban
đêm, ngài lấy những đồng tiền kiếm được mua thực phẩm và quần áo cho những người
nghèo sống dưới gầm cầu hoặc trong các căn nhà hoang phế. Bởi thế, bệnh viện đầu
tiên của ngài là các đường phố ở Granada. Cho đến khi có một người hảo tâm cho
Gioan thuê lại một căn nhà với giá rẻ, "bệnh viện" của ngài mới bắt đầu
thành hình mà tất cả phương tiện cũng như sự tài trợ là nhờ đi xin. Với kinh
nghiệm xin ăn sẵn có, ngài đi khắp đường phố, miệng rao lớn, "Hãy làm
việc lành cho chính mình! Vì tình yêu Thiên Chúa, hỡi anh chị em, hãy làm việc
lành!" Ban ngày, ngài cõng các bệnh nhân về nhà như khuân đá, khuân củi,
để tắm rửa, lau chùi các vết thương và cho họ ăn mặc tử tế. Ban đêm thì ngài cầu
nguyện.
Cuộc
sống của ngài đã bị chỉ trích bởi những người không thích hành động bác ái vội
vàng hấp tấp. Có lần, khi gặp một gia đình đi xin ăn đang đói, ngài chạy vội
vào một căn nhà gần đó, lấy cắp nồi cơm và đem cho họ. Lần khác, khi thấy các
em bụi đời quần áo rách nát, ngài vào tiệm quần áo và mua quần áo mới cho
chúng. Dĩ nhiên, là mua chịu!
Tuy
nhiên sự vội vàng ấy đã giúp nhiều người sống sót trong một vụ hoả hoạn ở nhà
thương mà ngài đã liều mình xông vào lửa, bế các bệnh nhân ra ngoài. Vào lúc ấy,
nhà cầm quyền quyết định dùng súng đại bác để phá hủy một phần nhà thương nhằm
ngăn chặn ngọn lửa khỏi cháy lan sang thì ngài đã ngăn cản họ, và vội vàng leo
lên mái nhà dùng chiếc búa rìu tách rời phần bị cháy. Ngài thành công, nhưng đồng
thời cũng rơi theo mái nhà hực lửa đang sụp đổ. Trong khi mọi người hồi hộp cho
số phận vị anh hùng cứu tinh thì lạ lùng thay, Gioan bước ra khỏi đám lửa một
cách bình an vô sự.
Khi
thánh nhân lâm bệnh nặng thì ngài nghe tin cơn lũ lụt đang trôi dạt những cây gỗ
quý về gần thành phố. Không bỏ lỡ cơ hội, ra khỏi giường bệnh, ngài đi vớt gỗ
trên dòng sông đang chảy xiết. Và khi một trong những bạn đồng hành của ngài bị
rớt xuống sông, ngài đã không nghĩ đến bệnh tình cũng như sự an toàn cho chính
mình mà đã nhảy theo cứu vớt. Ngài thất bại không cứu được người ấy, và chính
ngài thì bị sưng phổi. Ngài từ trần ngày 8 tháng Ba, ngày sinh nhật thứ năm
mươi lăm của ngài, chỉ vì sự yêu thương vội vàng mà đó là động lực của toàn thể
cuộc đời ngài.
Thánh
Gioan của Thiên Chúa được đặt làm quan thầy của người bán sách, thợ in, bệnh
nhân, bệnh viện, y tá, lính cứu hỏa và được coi là người sáng lập tổ chức Sư
Huynh Bệnh Viện.
Lời
Bàn
Sự
khiêm hạ tuyệt đối của Thánh Gioan của Thiên Chúa là điều cảm phục nhất, được
thể hiện qua sự vị tha hoàn toàn vì người khác. Thiên Chúa đã ban cho ngài các
ơn khôn ngoan, kiên nhẫn, dũng cảm, nhiệt tình và khả năng ảnh hưởng đến người
khác. Ngài nhìn thấy sự sai lầm của thời trai tráng, sống xa cách Thiên Chúa,
và sau đó đã nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa để bắt đầu một đời sống mới,
thực sự yêu thương tha nhân.
Tha
Thứ
Lòng
tha thứ giúp cho con người tin nhận Chúa Kitô. Ðó là chứng từ của một phụ nữ Mỹ
gốc Do Thái tên Rose.
Năm
1940, Rose là một cô gái 13 tuổi, cùng với toàn thể gia đình, một gia đình Do
Thái sinh sống tại Ba lan. Rose đã bị Ðức quốc xã giam giữ tại những trại tập
trung. Năm 1945 khi quân đội đồng minh giải phóng, cô được may mắn sống sót và
được định cư tại Hoa Kỳ. Bà Rose luôn nhớ đến những năm tháng đầy kinh hoàng
trong các trại tập trung.
Một
đêm Giáng Sinh nọ, bà không thể tưởng tượng được rằng chính những người lính Ðức
và các quản giáo mừ ng lễ Giáng Sinh một cách vui vẻ. Trong những bài hát của họ
có nhắc đến tên Ðấng Cứu Thế mà dân Do Thái hằng mong đợi, Bà Rose tự nghĩ: vị
cứu tinh mà Thiên Chúa đã hứa cho dân tộc của bà, Ngài đang ở đâu? Sao Ngài
không đến tiêu diệt các quân tàn bạo dã man kia. Kể từ đêm đó, bà luôn tìm kiếm
một câu giải đáp cho bí ẩn ấy. Nhưng không bao giờ tìm thấy. Năm 1970, một ngày
nọ, không còn chịu đựng nổi, bà ngước mắt lên trời cầu nguyện như sau:
Lạy
Chúa của cha ông chúng con.
Lạy
Thiên Chúa của Abraham, của Isaac, của Gia cóp. Xin hãy tỏ cho con thấy Ðấng Cứu
Tinh mà Chúa đã hứa cho dân tộc con. Chúng con đã quá đau khổ vì những người
kêu cầu danh Ngài và tự xưng là môn đệ của Ngài.
Thế
rồi năm 1980, người ta mời bà đến Berlin để phát biểu nhân một cuộc tụ họp để
lên án Ðức quốc xã. Sau khi đã quì gối cầu nguyện lâu giờ, người đàn bà đã nhận
lời mời. Năm 1981, bà đã có mặt tại chính sân vận động Berlin. Trước một cử tọa
gần 40 ngàn người. Bà Rose kể lại những chuỗi ngày của bà trong các trại tập
trung. Kết thúc chứng từ, bà trích lời của Tiên Tri Isaia đoạn 53 như sau:
"Ðẹp thay những bước chân của người sứ giả loan báo Tin Mừng, những ai đã
tin vào những gì đã được loan báo cho chúng tôi". Tuy nhiên, chính những nỗi
đau khổ của chúng tôi mà Ngài đã gánh chịu và Ngài đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi
chúng tôi. Ngài đã tự hiến thân chịu chết và đã bầu cử cho những tội nhân.
Bà
Rose thuật lại rằng: khi bà trở lại chỗ ngồi, một số người đến gần bà và bằng một
giọng rất cảm động van xin bà:
-
Chúng tôi chính là những người canh tù tại các trại tập trung. Bà có thể tha thứ
cho chúng tôi không?
Bà
Rose đáp trong nước mắt:
-
Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi bằng cái chết của con Ngài. Tôi cũng thế, tôi
cũng phải tha thứ cho quí ông.
Một
người đàn ông đã đến quì khóc dưới chân bà. Từ lúc đó, bà Rose không còn nghi
ngờ gì về Chúa Kitô nữa.
*
*
*
Quí
vị và các bạn thân mến,
Tha
thứ là thể hiện cao cả nhất của tình yêu. Yêu thương đồng nghĩa với trao ban.
Con người có thể cho đi của cải của mình. Con người cũng có thể trao ban chính
mạng sống của mình vì những người mình yêu thương. Nhưng tha thứ thì còn hơn cả
trao ban chính mình. Tha thứ quả thực là trao ban hai lần. Chúa Giêsu đã thể hiện
tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa khi trên thập giá, Ngài đã tha thứ cho những kẻ
đang hành hạ Ngài. Ðó là nét cao cả nhất trong dung mạo Chúa Giêsu. Con người sẽ
cảm thấy gần gủi với Ngài khi họ sống yêu thương, nhưng con người sẽ nhận ra được
dung mạo đích thực của Ngài khi họ làm một nghĩa cử tha thứ. Qua cử chỉ tha thứ,
con người được cảm thấy mình được tái tạo, được sống lại và đó chính là ơn ích
cao trọng nhất mà Ðấng cứu tinh nhân loại đã mang lại. Ngài là Ðấng cứu tinh của
nhân loại, bởi vì Ngài dã tha thứ và mang lại cho con người một cơ may mới để
không ngừng tái tạo và sống lại. Mỗi một hành động tha thứ là một cuộc phục
sinh.
Lạy
Chúa, Chúa biết đối với bản tính loài người chúng con tha thứ là điều khó khăn
nhất trong cuộc sống. Không có Chúa, chúng con không thể làm được gì.
Xin
ban ơn giúp chúng con luôn biết vượt qua những trở ngại để thực thi sự tha thứ
và không ngừng cảm nhận được sự tha thứ của Chúa. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét