BẬC
LÃO THÀNH CHỈ BẢO: THẬT ĐẸP ĐẼ BIẾT BAO!
... Bà Fabienne là
tín hữu Công Giáo người Pháp. Từ bao năm qua bà đón nhận các vị cao niên vào
gia đình bà để tận tay chăm sóc. Câu chuyện khởi đầu như sau.
Năm ấy - 1994 - bà Fabienne nhận tin người Dì ruột là cụ bà Marie-Jeanne phải đưa vào Viện Dưỡng Lão. Lý do là vì Dì Marie-Jeanne cần được chăm sóc mà nơi gia đình Dì thì không có ai rỗi rãnh để lo cho Dì cách chu đáo. Giải pháp duy nhất là phải giao cụ bà cho Nhà Hưu Dưỡng.
Khi nghe tin đáng buồn ấy, bà Fabienne không do dự một giây. Bà quyết định đưa Dì Marie-Jeanne về nhà mình và tự tay chăm sóc Dì. Lý do giản dị là vì chính Dì Marie-Jeanne đã tận tụy chăm sóc bà Fabienne sau khi cha mẹ bà lần lượt từ trần. Đối với bà Fabienne thì Dì Marie-Jeanne là người Mẹ thứ hai của mình. Bà luôn luôn dành cho Dì một tâm tình yêu thương dạt dào thảo hiếu.
Vào năm 1994 bà Fabienne mới 44 tuổi và đang phụ trách một Chương Trình của Một Hãng Lớn của Pháp về Điện Toán. Bà đem câu chuyện ra bàn với hiền phu và các con trong gia đình. Sau khi được sự đồng thuận của mọi phần tử bà Fabienne quyết định từ bỏ nghề nghiệp. Bà rước Dì Marie-Jeanne về nhà và tự tay chăm sóc Dì.
Nếu lúc khởi đầu, quyết định đưa Dì Marie-Jeanne về nhà được xem như một ý thức về một bổn phận đền ơn đáp nghĩa, một nghĩa vụ phải chu toàn, thì sau đó, TẤT CẢ lại trở thành một nghĩa cử yêu thương, một hành động thuần túy Tình Yêu!
Sau khi Dì Marie-Jeanne qua đời, bà Fabienne lại cùng với toàn thể gia đình quyết định tiếp tục công tác yêu thương với một cụ bà khác. Đó là cụ Louise. Cụ bà Louise không còn gia đình gần nhưng chỉ có bà con xa. Cụ bà Louise thật nhẹ nhàng, tế nhị và kín đáo. Gia nhập vào gia đình bà Fabienne, chẳng bao lâu sau cụ trở thành bà ngoại thứ ba của các cháu trong nhà. Mọi người nhất mực yêu thương và kính trọng cụ Louise!
Sau cụ bà Louise lại lần lượt có các cụ bà cụ ông khác bước vào gia đình bà Fabienne và biến đổi gia đình nhỏ bé thành một gia đình to lớn, rộng mở cho tình yêu và cho hạnh phúc!
Từ công tác bác ái tiếp nhận các bậc cao niên vào nhà, gia đình nhỏ bé của bà Fabienne tạo thành một hệ thống liên đới thật rộng lớn. Liên đới tình thương huynh đệ giữa gia đình bà và gia đình con cháu của vị cao niên đang trú ngụ trong gia đình bà, đặc biệt giữa giới trẻ với nhau.
Vị thứ ba được chăm sóc nơi gia đình bà Fabienne là cụ ông Yves. Khi được hỏi cảm tưởng của một bậc cao niên - bị ngăn cách với gia đình ruột thịt máu mủ của mình và được đặt vào một gia đình nhân ái khác, cụ ông Yves không ngần ngại trả lời với đôi mắt long lanh đầy lệ:
- Xin THIÊN CHÚA Từ Bi chúc phúc và trả công bội hậu cho tất cả các gia đình trên trái đất này cùng thực thi một nghĩa cử bác ái giống như gia đình bà Fabienne! Xin chân thành tri ân nghĩa cử cảm thông, chia sẻ và tận tụy chăm sóc của gia đình bà Fabienne!
Đáp lại lời tri ân chân thành của cụ ông Yves, bà Fabienne cũng cảm động không kém. Bà cất lời nói lớn tiếng:
- Vâng! Đúng thế! Tình Yêu thực hiện những điều kỳ diệu! Tình Yêu làm nẩy sinh tình yêu và trao ban sự sống cùng hạnh phúc!
Thật vậy. Công việc tiếp nhận và tự tay tận tụy chăm sóc các vị cao niên ngay chính trong gia đình mình đã giúp bà Fabienne sống một cuộc sống phong phú và dồi dào. Đúng ra bà nhận nhiều hơn những gì bà đã cho đi! Bà khám phá ra chân lý: Dâng hiến chính mình là dâng hiến cho tha nhân!
... ”Người cao niên phán đoán, bậc lão thành chỉ bảo, thật đẹp đẽ biết bao! Sự khôn ngoan của các vị bô lão, tư tưởng và ý kiến của các bậc danh nhân thật đẹp đẽ chừng nào! Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho hàng bô lão, lòng kính sợ THIÊN CHÚA là niềm hãnh diện của các ngài .. Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì trích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn kính cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh THIÊN CHÚA sẽ làm cho mẹ an lòng” (Sách Huấn Ca 25,4-6+3,3-6).
(”Annales d'Issoudun”, Revue de Notre Dame du Sacré Coeur, Avril 2008, trang 9)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Năm ấy - 1994 - bà Fabienne nhận tin người Dì ruột là cụ bà Marie-Jeanne phải đưa vào Viện Dưỡng Lão. Lý do là vì Dì Marie-Jeanne cần được chăm sóc mà nơi gia đình Dì thì không có ai rỗi rãnh để lo cho Dì cách chu đáo. Giải pháp duy nhất là phải giao cụ bà cho Nhà Hưu Dưỡng.
Khi nghe tin đáng buồn ấy, bà Fabienne không do dự một giây. Bà quyết định đưa Dì Marie-Jeanne về nhà mình và tự tay chăm sóc Dì. Lý do giản dị là vì chính Dì Marie-Jeanne đã tận tụy chăm sóc bà Fabienne sau khi cha mẹ bà lần lượt từ trần. Đối với bà Fabienne thì Dì Marie-Jeanne là người Mẹ thứ hai của mình. Bà luôn luôn dành cho Dì một tâm tình yêu thương dạt dào thảo hiếu.
Vào năm 1994 bà Fabienne mới 44 tuổi và đang phụ trách một Chương Trình của Một Hãng Lớn của Pháp về Điện Toán. Bà đem câu chuyện ra bàn với hiền phu và các con trong gia đình. Sau khi được sự đồng thuận của mọi phần tử bà Fabienne quyết định từ bỏ nghề nghiệp. Bà rước Dì Marie-Jeanne về nhà và tự tay chăm sóc Dì.
Nếu lúc khởi đầu, quyết định đưa Dì Marie-Jeanne về nhà được xem như một ý thức về một bổn phận đền ơn đáp nghĩa, một nghĩa vụ phải chu toàn, thì sau đó, TẤT CẢ lại trở thành một nghĩa cử yêu thương, một hành động thuần túy Tình Yêu!
Sau khi Dì Marie-Jeanne qua đời, bà Fabienne lại cùng với toàn thể gia đình quyết định tiếp tục công tác yêu thương với một cụ bà khác. Đó là cụ Louise. Cụ bà Louise không còn gia đình gần nhưng chỉ có bà con xa. Cụ bà Louise thật nhẹ nhàng, tế nhị và kín đáo. Gia nhập vào gia đình bà Fabienne, chẳng bao lâu sau cụ trở thành bà ngoại thứ ba của các cháu trong nhà. Mọi người nhất mực yêu thương và kính trọng cụ Louise!
Sau cụ bà Louise lại lần lượt có các cụ bà cụ ông khác bước vào gia đình bà Fabienne và biến đổi gia đình nhỏ bé thành một gia đình to lớn, rộng mở cho tình yêu và cho hạnh phúc!
Từ công tác bác ái tiếp nhận các bậc cao niên vào nhà, gia đình nhỏ bé của bà Fabienne tạo thành một hệ thống liên đới thật rộng lớn. Liên đới tình thương huynh đệ giữa gia đình bà và gia đình con cháu của vị cao niên đang trú ngụ trong gia đình bà, đặc biệt giữa giới trẻ với nhau.
Vị thứ ba được chăm sóc nơi gia đình bà Fabienne là cụ ông Yves. Khi được hỏi cảm tưởng của một bậc cao niên - bị ngăn cách với gia đình ruột thịt máu mủ của mình và được đặt vào một gia đình nhân ái khác, cụ ông Yves không ngần ngại trả lời với đôi mắt long lanh đầy lệ:
- Xin THIÊN CHÚA Từ Bi chúc phúc và trả công bội hậu cho tất cả các gia đình trên trái đất này cùng thực thi một nghĩa cử bác ái giống như gia đình bà Fabienne! Xin chân thành tri ân nghĩa cử cảm thông, chia sẻ và tận tụy chăm sóc của gia đình bà Fabienne!
Đáp lại lời tri ân chân thành của cụ ông Yves, bà Fabienne cũng cảm động không kém. Bà cất lời nói lớn tiếng:
- Vâng! Đúng thế! Tình Yêu thực hiện những điều kỳ diệu! Tình Yêu làm nẩy sinh tình yêu và trao ban sự sống cùng hạnh phúc!
Thật vậy. Công việc tiếp nhận và tự tay tận tụy chăm sóc các vị cao niên ngay chính trong gia đình mình đã giúp bà Fabienne sống một cuộc sống phong phú và dồi dào. Đúng ra bà nhận nhiều hơn những gì bà đã cho đi! Bà khám phá ra chân lý: Dâng hiến chính mình là dâng hiến cho tha nhân!
... ”Người cao niên phán đoán, bậc lão thành chỉ bảo, thật đẹp đẽ biết bao! Sự khôn ngoan của các vị bô lão, tư tưởng và ý kiến của các bậc danh nhân thật đẹp đẽ chừng nào! Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho hàng bô lão, lòng kính sợ THIÊN CHÚA là niềm hãnh diện của các ngài .. Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì trích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn kính cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh THIÊN CHÚA sẽ làm cho mẹ an lòng” (Sách Huấn Ca 25,4-6+3,3-6).
(”Annales d'Issoudun”, Revue de Notre Dame du Sacré Coeur, Avril 2008, trang 9)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét