22/03/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
II Mùa Chay
Bài
Ðọc I: Mk 7, 14-15. 18-20
"Chúa
ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển".
Trích
sách Tiên tri Mikha.
Lạy
Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên
thuộc quyền sở hữu của Chúa, sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả
được chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập, xin tỏ
cho chúng con thấy những việc lạ lùng.
Có
Chúa nào giống như Chúa là Ðấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của
kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì
Chúa ưa thích lòng từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất
công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển.
Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành của Chúa và cho Abraham biết lòng từ bi
mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 9-10. 11-12
Ðáp: Chúa là Ðấng
từ bi và hay thương xót (c. 8a).
Xướng:
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng
thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân
huệ của Người. - Ðáp.
2)
Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người
chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân; Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.
- Ðáp.
3)
Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người
không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa điều oan trái
chúng tôi. - Ðáp.
4)
Cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế
trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi
xa khỏi chúng tôi. - Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2b
Ðây
là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.
Phúc
Âm: Lc 15, 1-3. 11-32
"Em
con đã chết nay sống lại".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi
ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người
giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này
đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người
phán bảo họ dụ ngôn này:
"Người
kia có hai con trai. Ðứa em đến thưa cha rằng: "Thưa cha, xin cha cho con
phần gia tài thuộc về con". Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít
ngày sau, người em thu nhặt tất cả tiền của mình trẩy đi miền xa và ở đó ăn
chơi xa xỉ, phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì gặp nạn đói lớn
trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người
trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy
bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: "Biết
bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải
chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Lạy cha,
con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa,
xin cha đối xử với con như một người làm công của cha". Vậy nó ra đi và trở
về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng
thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu. Người con trai lúc
đó thưa rằng: "Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không
đáng được gọi là con cha nữa". Nhưng người cha bảo các đầy tớ: "Mau
mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy
vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã
chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy". Và người ta bắt đầu ăn uống
linh đình.
"Người
con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa,
anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: "Ðó là em
cậu đã trở về và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ".
Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào, nhưng
anh trả lời: "Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh
cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng
với chúng bạn; còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha
với bọn điếm nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó".
Nhưng người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều
là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã
mất nay lại tìm thấy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Em
Con Ðã Chết Nay Sống Lại
Ðức
Hồng Y Suhart, Giám Mục Paris là một vị chủ chăn lỗi lạc. Ðiều này chẳng một ai
dám phủ nhận. Ðặc biệt về đường hướng đạo đức thâm sâu mà Ngài đã vạch ra trong
các thư luân lưu danh tiếng như: "Giáo hội tiến hay lùi" (Mùa Chay
năm 1948); hoặc "Linh Mục giữa xã hội" (Mùa Chay năm 1948).
Ðức
Thánh Cha Piô XII rất lấy làm cảm phục khi đọc qua các thư luân lưu ấy. Trong dịp
Ðức Hồng Y đến Vaticano, Ðức Thánh Cha đã tươi cười hỏi đùa: "Năm nay Ðức
Hồng Y có ra thông điệp nào mới không?"
Giữa
những bận rộn của giáo phận với mấy triệu giáo dân, 10 Giám mục phụ tá, 1,500
linh mục và hàng trăm ngàn tu sĩ nam nữ, một hôm, một linh mục bí thư trình lên
Ðức Hồng Y một tập sách mới viết định xuất bản, do một linh mục trẻ trong giáo
phận soạn ra. Linh mục ấy thiết tha xin Ðức Hồng Y xem qua cuốn sách và chuẩn y
trước khi ấn hành. Ðức Hồng Y vui vẻ nhận lời: "Tốt lắm! Cha cứ để đấy,
lúc nào rỗi tôi sẽ xem".
Một
tháng trôi qua, cuốn sách chẳng được đụng đến, vị linh mục nôn nóng chờ đợi, thời
gian dài như cả thế kỷ. Thế nhưng, chẳng biết làm sao hơn, vì Ðức Hồng Y quá bận
việc. Phải đợi đến một buổi chiều mùa đông giá lạnh, khi Tòa Giám Mục hoàn toàn
vắng khách, trong bầu khí thân mật, cha bí thư rụt rè trình bày: "Thưa Ðức
Hồng Y, xin Ðức Hồng Y xem qua tập sách cho ông cha trẻ kia được phấn khởi. Ông
ta cứ hỏi con hoài à! Có thể hôm nay vắng khách, xin Ðức Hồng Y xem qua tí
thôi, cũng như đọc sách báo giải trí vậy". Ðúng! Tôi bận quá vậy nên chậm trễ
mất, đưa quyển sách cho tôi, tôi bắt đầu đọc ngay bây giờ. Cha bí thư vui mừng
phấn khởi, trao ngay cuốn sách và nhẹ nhàng rút lui. Thế rồi Ðức Hồng Y mải mê
đọc sách, giờ cơm tối Ngài vắng mặt, 12 giờ khuya đèn phòng Ngài vẫn còn bật
sáng và 3 giờ sáng vẫn còn đèn. Ngài đã đọc suốt đêm, quên cả ăn lẫn ngủ.
Sáng
hôm sau, vừa dùng điểm tâm xong, Ðức Hồng Y vội gọi ngay cha bí thư vào và bảo
mời các các Giám Mục phụ tá, các Tổng Ðại Diện và ban cố vấn đến dự phiên họp đặc
biệt. Khi tất cả tề tựu đông đảo, Ðức Hồng Y lên tiếng: Lý do của buổi họp mặt
đặc biệt hôm nay là vì tập sách của cha Henry Kobel mang tựa đề: "Nước
Pháp, một xứ truyền giáo". Tập sách được cha bí thư trao cho tôi chiều hôm
qua và tôi đã đọc hết cuốn sách, quên cả ăn, cả ngủ. Bấy lâu nay tôi cứ ngờ rằng,
tôi đã biết rõ thành phố Paris, giáo phận của tôi. Nhưng bây giờ đọc trong đó,
tôi thấy có nhiều sự kiện rất mới lạ khiến cho tôi phải bồn chồn thao thức. Tôi
tự kiểm điểm lại: Thật tôi chưa biết rõ giáo phận của tôi. Tôi rất cảm phục cuốn
sách này. Vì những tư tưởng trong cuốn sách cứ ám ảnh tôi, khiến tôi trằn trọc
suốt đêm, mong sao đến sáng để gặp các vị cố vấn và tức khắc đi vào vấn đề.
Cám
ơn cha Henry Kobel đã trao sách ấy cho tôi đọc. Và kết quả của công việc kiểm
điểm này là Ngài đã lập ra "Hội Truyền Giáo tại Paris" (Mission de
Paris) vào năm 1944, đồng thời Ngài ra hai bức thư luân lưu nổi tiếng nói trên.
Anh
chị em thân mến!
Khởi
đầu của cuộc canh tân hay sự trở về bao giờ cũng được đánh dấu bằng những giây
phút "Tự Kiểm Ðiểm" hay "Cảnh Tỉnh".
Bài
Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cũng gợi cho chúng ta sự đổi mới trở về của người
con đi hoang sau những giây phút chạnh lòng và tự kiểm điểm. Thật thế, có lẽ
trong chúng ta chẳng ai xa lạ gì với hai chữ "Kiểm Ðiểm", không những
không xa lạ mà lắm khi còn kinh hãi khi nhắc đến hai chữ này. Nhưng dù sao đi nữa
"Kiểm Ðiểm" vẫn luôn là yếu tố căn bản để đổi mới con người. Tu đức học
Kitô giáo đã dùng nó như là phương pháp hoàn thiện con người.
Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
cũng đã khuyên: "Trên đường hy vọng, thỉnh thoảng con phải dừng chân nơi
bóng mát để kiểm điểm lại những bước lệch lạc, rút kinh nghiệm để bước tiến,
chuẩn bị thêm hành trang. Hãy kiểm điểm mỗi tối, kiểm điểm mỗi tuần, kiểm điểm
mỗi lần xưng tội, kiểm điểm mỗi lần tĩnh tâm.
Xe
tốt cũng làm máy lại. Sức khỏe tốt cũng khám tổng quát, nếu muốn tránh sự sụp đổ
bất ngờ không thể cứu vớt được. Bay lồng lộng giữa không gian thế nào, sửa tay
lái liên lỉ và triệt để nghe lời chỉ bảo từ quả đất, vì lệch lạc là không đến
đích.
Con
người đã sợ hãi, xa lánh từ "Kiểm Ðiểm". Vì mỗi lần tự kiểm điểm là mỗi
lần nhận chịu hình phạt. Một dịp tự kiểm điểm là thêm một cơ hội chịu hạ nhục,
bêu xấu đánh mất đi phẩm giá con người của mình.
Trong
Ðức Giêsu Kitô, kiểm điểm không còn mang dáng dấp đe dọa ấy. Người con đi hoang
đã thưa cùng cha: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không
đáng được gọi là con cha nữa. Xin cha đối xử với con như một người làm công của
cha mà thôi". Ðáp lại lời tự hối này không phải là lời trách phạt đọa đầy,
nhưng là một việc xác nhận địa vị làm con và một bữa tiệc linh đình với những
gì ngon béo nhất để mừng con trở về.
Chúng
con cũng có thể gọi "lịch sử cứu độ" là một chuỗi những bản tự kiểm
điểm, những lời tự hối được nhận lời và được ban thêm giá trị: Ngôi báu của
Ðavít tồn tại đến muôn đời; người phụ nữ tội lỗi trở thành rường cột Giáo hội.
Tuy nhiên, lời Kinh Thánh, lòng sám hối chỉ có giá trị khi xuất phát từ cặp môi
miệng chân thành với tin yêu hy vọng kèm theo một sự chỗi dậy, quyết tâm trở về
với hết lòng thành của tâm hồn.
Lạy
Chúa, xin cho con biết nhìn lại mình, để quyết tâm đứng dậy trở về cùng Cha. Mỗi
một thất bại, mỗi một đau khổ vẫn luôn là một tiếng chuông gọi mời, cảnh tỉnh,
nếu con biết tự kiểm điểm rút tỉa kinh nghiệm. Chúng sẽ là cơ hội quí báu cho
con cảm nghiệm được tình yêu bao la của người Cha trên trời. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần II MC
Bài đọc: Mic 7:14-15,
18-20; Lk 15:1-3, 11-32.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tình thương tha thứ
của Thiên Chúa
Khi
chúng ta nghe Chúa Giêsu đòi hỏi phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những
người đã xúc phạm đến chúng ta; nhiều người đã lắc đầu và chép miệng than: Khó
quá! Làm sao thực hiện nổi? Chắc chắn Thiên Chúa không đòi con người làm những
gì quá sức mình. Để giúp con người làm được điều này, Thiên Chúa ban ơn thánh
và mời gọi con người nhìn lại mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Các
Bài Đọc hôm nay giúp con người nhận ra tình thương tha thứ của Thiên Chúa lớn
hơn tội lỗi của con người đã xúc phạm đến Ngài. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Micah
xin Thiên Chúa nối lại mối liên hệ của Ngài với Israel sau Thời Lưu Đày. Điều
này chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được, vì mọi con dân Israel đã xúc phạm đến
Ngài. Để thực hiện điều đó, Thiên Chúa phải chà đạp tội lỗi dưới chân hay quăng
chúng xuống đáy biển. Trong Phúc Âm, Thánh-sử Luca viết lại cho chúng ta một
câu truyện tuyệt vời về tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Ngài sẵn sàng tha
thứ vô điều kiện và phục hồi quyền làm con, khi một người ăn năn trở lại.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa nhân từ.
1.1/
Xin Thiên Chúa tiếp tục chăn dắt dân: Những gì Tiên-tri Micah viết trong chương cuối hôm
nay giả sử Thời Lưu Đày đã qua, và Thiên Chúa đã có kế họach cho dân Do-Thái trở
về để tái thiết Đền Thờ và xây dựng lại quê hương. Tiên-tri ước mơ Thiên Chúa sẽ
nối lại tình cha con, như khi họ mới từ Ai-cập vào Đất Hứa: “Lạy Đức Chúa, xin
Ngài dùng gậy để chăn dắt dân là đàn chiên, là cơ nghiệp của Ngài, đang biệt cư
trong rừng giữa vườn cây ăn trái. Xin đưa họ tới đồng cỏ miền Bashan và Galaat
như những ngày thuở xa xưa. Như thời Ngài ra khỏi đất Ai-cập, xin Ngài cho
chúng con thấy những kỳ công.”
1.2/
Thiên Chúa không chấp tội của con người: Tiên-tri ý thức sâu xa các tội của dân đã xúc phạm đến
Thiên Chúa, và tình thương như trời biển của Ngài dành cho dân. Họ xứng đáng
lãnh nhận mọi hình phạt và ngay cả cái chết; nhưng họ còn sống và còn được trở
về quê hương là hòan tòan do lòng nhân từ của Thiên Chúa. Tiên-tri Micah tự hỏi:
“Thần minh nào sánh được như Ngài, Đấng chịu đựng lỗi lầm, Đấng bỏ qua tội ác
cho phần còn sót lại của cơ nghiệp Ngài? Người không giữ mãi cơn giận, nhưng
chuộng lòng nhân nghĩa, Người sẽ lại thương xót chúng ta, tội lỗi chúng ta, Người
chà đạp dưới chân. Mọi lỗi lầm chúng ta, Người ném xuống đáy biển.”
2/
Phúc Âm:
Người Cha nhân hậu
2.1/
Người tội lỗi cần tình thương của Thiên Chúa: Các người thu thuế và các người
tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng. Những người Pharisees và
các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống
với chúng." Chúa Giêsu đưa ra 3 dụ ngôn để giúp họ nhận ra tình thương
Thiên Chúa, và dụ ngôn “Người Cha nhân hậu” tuyệt vời hơn cả, vì nó bao hàm tất
cả các tiến trình phạm tội, xám hối, trở về, và tình thương tha thứ.
(1)
Tội lỗi và tự do:
Tội lỗi xảy ra khi con người lạm dụng quyền tự do của mình. Thiên Chúa ban cho
con người quyền tự do chọn lựa, và Ngài tôn trọng quyền tự do của con người. Dĩ
nhiên Ngài có thể bắt con người làm theo ý Ngài, nhưng làm như thế là mâu thuẫn
với chính Ngài, và con người cũng không thỏai mái khi bị bắt làm như thế. Người
con thứ cho chúng ta nhìn thấy cách xử dụng tự do không đúng của con người. Người
cha để cho con hòan tòan tự do, mặc dù ông rất đau khổ trong lòng, vì ông biết
có thể đây là lần cuối được nhìn thấy con.
(2)
Tội lỗi và hình phạt: Tự
do chọn lựa là phải lãnh nhận hậu quả mang lại. Người biết dùng tự do là người
biết cân nhắc kỹ các hậu quả sẽ mang lại của từng lựa chọn. Người con thứ đã
không nhìn thấy trước hậu quả của lối sống anh ta đã chọn; và khi hậu quả xảy
ra, anh mới biết mình đã lựa chọn không đúng. Vì không có nghề, nên anh phải
chăn heo, là một nghề mà người Do-Thái khinh thường. Chưa hết, vì quá đói nên
anh ước ao được ăn những đồ heo ăn, mà cũng chẳng ai cho. Danh dự của một con
người giờ còn thua cả một con vật nhơ bẩn.
(3)
Tội lỗi và xám hối: Đau
khổ cần thiết vì nó giúp con người biết phân biệt phải trái; trong đau khổ, con
người nhận ra nhu cầu phải ăn năn xám hối. Người con thứ nhận ra mình đã không
sống xứng đáng với địa vị làm con, nên muốn xin trở nên như một người làm công
để có cơm ăn cho khỏi chết đói. Và anh ta mạnh dạn đứng lên ra về.
(4)
Tội lỗi và tha thứ: Có
một chi tiết nhỏ, nhưng nhiều người đã nhận ra và viết về nó: Làm sao người cha
biết khi nào con trở về mà chạy ra đón con? Có người suy đóan: chắc ngày nào
ông cũng ra đón vì thương con. Điều hợp lý hơn có lẽ Chúa Giêsu muốn ám chỉ
Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa mới biết những gì xảy ra trong tâm hồn con người.
Ngài tha thứ mà chẳng đòi điều kiện nào cả; cũng chẳng cần con kịp nói hết lời.
Không những sẵn sàng tha thứ mọi tội mà còn phục hồi quyền làm con qua việc mặc
áo đẹp nhất, xỏ nhẫn, mang giầy, và ăn mừng.
2.2/
Con người không thể hiểu được tình thương Thiên Chúa: Tình thương quá tuyệt
vời của người cha làm nhiều người bất mãn, trong đó có người anh của người con
thứ.
(1)
Phản ứng của người anh cả: Khi biết lý do của buổi tiệc, Người anh cả liền nổi giận và
không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ, và cậu được dịp để bày tỏ nỗi tức
giận của mình:
-
Kể công phục vụ: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng
khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con
ăn mừng với bạn bè.”
-
Từ chối không nhận em mình: “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của
cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”
(2)
Phản ứng của người cha: Ông
vẫn bênh vực người con thứ và kiên nhẫn cắt nghĩa cho người con cả: "Con
à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng
chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất
mà nay lại tìm thấy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta khó tha thứ cho kẻ thù và cầu nguyện cho người xúc phạm; vì chúng ta
không chịu xét mình để nhìn ra tình thương tha thứ và cách cư xử của Thiên Chúa
với chúng ta.
-
Một khi chúng ta nhìn ra tình thương tha thứ của Thiên Chúa và cách cư xử của
Thiên Chúa, chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ cho anh chị em hơn; và nhận ra những gì
họ xúc phạm đến chúng ta không thể so sánh với những gì chúng ta đã xúc phạm đến
Thiên Chúa.
-
Sau cùng, tất cả chỉ là tình thương. Nếu chúng ta đã nhận được tình thương từ
Thiên Chúa, chúng ta cũng phải chia sẻ tình thương cho nhau.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mk
7,14-15.18-20 ; Lc 15,1-3.11-32
A.
Hạt giống...
Lời
Chúa hôm nay nhấn mạnh đến lòng nhân từ thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với
người tội lỗi :
1.
Bài đọc 1 có câu : “Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa
ưa thích lòng từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công
của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển”.
2.
Hình ảnh người Cha trong bài Tin Mừng minh hoạ rất sống động tấm lòng nhân từ
bao la đến độ không thể ngờ của Thiên Chúa.
3.
Bởi đó, câu xướng trước bài Tin Mừng mời gọi người tội lỗi hãy an tâm quay về với
tình thương tha thứ của Chúa, vì “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ”.
B....
nẩy mầm.
1.
Nhà truyền giáo T.R. Stevenson ở Thượng hải kể : một thương gia giầu có ở Quảng
đông có hai con trai, người con lớn thường kết bè tụ đảng với bọn bất lương phá
phách làng xóm. Một lần, quá túng, hắn dẫn cả một băng về cướp ngay tại nhà
mình. Khi tội hắn bị lộ, người cha cho người đến nói với hắn : nếu biết đường cải
tà qui chánh thì sẽ được tha. Người nhắn còn bảo đây là lần gia ân cuối cùng của
ông chủ. Hắn chầm chậm đứng lên và quay về nhà cha. Một bữa tiệc đón tiếp xem
ra cũng vui vẻ, nhưng trong dĩa thức ăn của hắn có bỏ thuốc độc. Hắn chết ngay
đêm đó, nhưng người cha không bị ra toà vì theo luật Trung hoa, cha có quyền giết
con. Từ câu chuyện này, các nhà truyền giáo thường đem đối chiếu với đoạn 15
Tin Mừng thánh Luca.
2.
Dụ ngôn này giống như một bộ tranh gồm 3 bức. Bức nào cũng đáng ta chiêm ngưỡng
:
-
Hãy nhìn bức tranh người cha, và chiêm ngưỡng tấm lòng nhân hậu vô biên của
Thiên Chúa.
-
Hãy nhìn bức tranh đứa em, để suy nghĩ về con đường hư đốn của kẻ tội lỗi và
con đường trở về của kẻ sám hối.
-
Hãy nhìn bức tranh người anh, để thấy cõi lòng “người công chính” có thể trở
nên hẹp hòi như thế nào.
3.
Một bà già thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới
hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo : “Lần sau, nếu
Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới
kể cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã
trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trở lại.
-
Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.
-
Thế bà có hỏi Ngài không ?
-
Thưa có chứ.
Cha
xứ bắt đầu hồi hộp :
-
Bà hỏi thế nào ?
-
Thì con hỏi y như Cha đã bảo : “Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?”
Cha
xứ càng hồi hộp thêm :
-
Vậy Chúa có trả lời không ?
-
Có chứ.
Bây
giờ thì cha xứ lo lắng thật sự :
-
Chúa nói sao ?
-
Chúa nói : “Ta đã quên hết rồi”
Cha
xứ thở phào nhẹ nhỏm (Kể theo Đức Cha Px NVT)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
22/03/14 THỨ BẢY TUẦN 2 MC
Lc 15,1-3.11-32
Lc 15,1-3.11-32
YÊU THƯƠNG THA THỨ
Còn những người thuộc phái Pharisêu
và các kinh sư thì lẩm bẩm: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi...” (Lc 5,12)
Suy niệm: “Có công thì thưởng, có tội thì phạt.” Điều đó
thật hợp lý và cần thiết cho trật tự và công bằng xã hội. Tuy nhiên, ngay cả
các thẩm phán khi nghị án luận tội, cũng xét đến tình tiết giảm khinh và tính
chất giáo dục của hình phạt. Những người Pharisêu và kinh sư tập chú vào việc
đóng khung người khác thành hai hạng: người tốt, người xấu. Mà đã bị liệt vào “phường tội lỗi” thì chỉ có một hình phạt là bị khai trừ không
có chuyện khoan thứ. Vì thế họ không thể hiểu trái tim rộng mở của Chúa Giêsu.
Họ lẩm bẩm khi Chúa ngồi ăn uống với những người bị coi là tội lỗi. Thế nhưng
những người này lại thuộc “diện ưu tiên” đối với Ngài vì nơi Ngài chỉ có Yêu
Thương và Tha Thứ.
Mời Bạn: Với
Chúa Giêsu, không phải không có việc thưởng công luận tội; nhưng đó là việc của
Thiên Chúa trong ngày cánh chung, chứ không phải của con người ở tại thế này.
Chúa nhìn và xử với chúng ta bằng tình Yêu Thương và Tha Thứ. Bạn hãy nhìn từ
góc nhìn rộng mở của Chúa, để bạn gặp Ngài, nhận ra Ngài có lý bởi vì phải
chăng chính bạn chẳng phải là người có tội đã được Ngài tha thứ đấy sao?
Chia sẻ: Có
khi nào bạn thành kiến với người bị mang tiếng xấu và tẩy chay họ không?
Sống Lời Chúa: Nhẫn
nại và hoà nhã với người làm điều xúc phạm đến bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, cái nhìn và ứng xử của Chúa nhiều khi làm chúng
con ngạc nhiên, khó hiểu, lẩm bẩm với Chúa. Xin cho chúng con hiểu được lòng
Chúa bao dung, để chúng con nhìn cuộc sống trong yêu thương và tha thứ như Chúa
vậy. Amen.
Ăn mừng
Mùa Chay là thời gian trở về với Cha, trở lại với
anh em. Người con thứ đã đứng lên trở về nhà cha và tìm được hạnh phúc. Không
rõ người con cả có vào nhà cha và ôm lấy em mình không?
Suy niệm:
Dụ ngôn người cha nhân hậu là một dụ ngôn nổi tiếng,
qua đó Đức Giêsu cho thấy tại sao Ngài đón tiếp và ăn uống với tội nhân.
Đơn giản chỉ vì ngài giống Thiên Chúa là người Cha nhân hậu.
Người
cha nhân hậu là người tôn trọng tự do của đứa con thứ,
người đã chia một phần ba gia sản cho nó ngay khi ông còn sống.
Ông đã không tìm con, như người ta tìm chiên lạc hay tìm đồng bạc bị mất.
Ông tin và hy vọng sớm muộn nó sẽ về, nên ông kiên nhẫn chờ.
Vì chờ, nên ông là người đầu tiên trông thấy con trở về tiều tụy.
Không cầm lòng được vì thương, ông chạy ra, ôm lấy cổ con mà hôn.
Người con của ông đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Khi con thứ sám hối, ông đã trả lại cho cậu tất cả vinh dự của người con.
Việc duy nhất phải làm ngay là mở tiệc ăn mừng (cc. 23, 24. 29, 32).
Khi con cả giận dỗi, không chịu vào nhà chung vui với cha và em,
một lần nữa người cha lại đi ra và năn nỉ (c. 28).
Ông chấp nhận ở thế yếu vì ông không muốn mất một đứa con nào.
Ông không thể yên tâm ở trong nhà khi còn một đứa con ngoài cổng.
người đã chia một phần ba gia sản cho nó ngay khi ông còn sống.
Ông đã không tìm con, như người ta tìm chiên lạc hay tìm đồng bạc bị mất.
Ông tin và hy vọng sớm muộn nó sẽ về, nên ông kiên nhẫn chờ.
Vì chờ, nên ông là người đầu tiên trông thấy con trở về tiều tụy.
Không cầm lòng được vì thương, ông chạy ra, ôm lấy cổ con mà hôn.
Người con của ông đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Khi con thứ sám hối, ông đã trả lại cho cậu tất cả vinh dự của người con.
Việc duy nhất phải làm ngay là mở tiệc ăn mừng (cc. 23, 24. 29, 32).
Khi con cả giận dỗi, không chịu vào nhà chung vui với cha và em,
một lần nữa người cha lại đi ra và năn nỉ (c. 28).
Ông chấp nhận ở thế yếu vì ông không muốn mất một đứa con nào.
Ông không thể yên tâm ở trong nhà khi còn một đứa con ngoài cổng.
Hoán
cải bao giờ cũng khó.
Con thứ phải can đảm lắm mới dám trở về nhà cha.
Làm sao lường được phản ứng của cha, anh, của gia nhân, hàng xóm?
Làm sao dám về nhà trong tình trạng thân tàn ma dại?
Nhưng con cả cũng không dễ vào nhà chút nào,
vì vào nhà là phải bắt tay thằng em đã phung phí hết của cải,
vào nhà là phải chấp nhận sự thiên vị khó hiểu của người cha (cc. 29-30).
Cả hai người con đều cần hoán cải.
Con thứ phải can đảm lắm mới dám trở về nhà cha.
Làm sao lường được phản ứng của cha, anh, của gia nhân, hàng xóm?
Làm sao dám về nhà trong tình trạng thân tàn ma dại?
Nhưng con cả cũng không dễ vào nhà chút nào,
vì vào nhà là phải bắt tay thằng em đã phung phí hết của cải,
vào nhà là phải chấp nhận sự thiên vị khó hiểu của người cha (cc. 29-30).
Cả hai người con đều cần hoán cải.
Người
con cả cũng hỗn hào với cha không kém gì đứa em (c. 30).
Em bỏ nhà ra đi nên đói, còn anh không chịu vào nhà nên cũng có thể bị đói.
Anh phục vụ cha rất tốt nhưng lại mong cha trả công như người thợ (c. 29).
Anh ở gần cha, nhưng thực sự trái tim lại xa cha.
Khi cha vui vì em trở về thì anh lại buồn giận.
Em bỏ nhà ra đi nên đói, còn anh không chịu vào nhà nên cũng có thể bị đói.
Anh phục vụ cha rất tốt nhưng lại mong cha trả công như người thợ (c. 29).
Anh ở gần cha, nhưng thực sự trái tim lại xa cha.
Khi cha vui vì em trở về thì anh lại buồn giận.
Mùa
Chay là thời gian trở về với Cha, trở lại với anh em.
Người con thứ đã đứng lên trở về nhà cha và tìm được hạnh phúc.
Không rõ người con cả có vào nhà cha và ôm lấy em mình không?
Người con thứ đã đứng lên trở về nhà cha và tìm được hạnh phúc.
Không rõ người con cả có vào nhà cha và ôm lấy em mình không?
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
người con thứ đã muốn tự định đoạt lấy đời mình.
Chúng con vẫn rơi vào tội của người con thứ,
khi coi Cha
như người cản trở hạnh phúc của chúng con.
Chúng con thèm được tự do bay nhảy
ngoài vòng tay Cha,
nhưng tự do ấy lại biến chúng con thành nô lệ.
Hạnh phúc do thế gian ban tặng thì bọt bèo.
Như người con thứ,
chúng con bỗng thấy mình tay trắng,
rơi xuống chỗ cùng cực và bị cái chết đe dọa.
người con thứ đã muốn tự định đoạt lấy đời mình.
Chúng con vẫn rơi vào tội của người con thứ,
khi coi Cha
như người cản trở hạnh phúc của chúng con.
Chúng con thèm được tự do bay nhảy
ngoài vòng tay Cha,
nhưng tự do ấy lại biến chúng con thành nô lệ.
Hạnh phúc do thế gian ban tặng thì bọt bèo.
Như người con thứ,
chúng con bỗng thấy mình tay trắng,
rơi xuống chỗ cùng cực và bị cái chết đe dọa.
Lạy Cha đầy lòng bao
dung,
xin kéo chúng con trở về với Cha mỗi ngày,
giúp chúng con điều chỉnh những đam mê lệch lạc.
Xin nâng chúng con đứng lên trong niềm vui
vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội.
xin kéo chúng con trở về với Cha mỗi ngày,
giúp chúng con điều chỉnh những đam mê lệch lạc.
Xin nâng chúng con đứng lên trong niềm vui
vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội.
Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên,
thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng.
Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ,
chúng con lại thấy mình hiền hòa hơn với tha nhân.
thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng.
Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ,
chúng con lại thấy mình hiền hòa hơn với tha nhân.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Suy
niệm
Chúa
là Người Cha nhân hậu, giàu lòng lòng yêu thương, cảm thông và sẵn sàng tha thứ
những lầm lỗi của ta, một khi ta nhận ra sai lỗi và quyết tâm đổi mới đời sống.
Đó là nội dung của sứ điệp lời Chúa hôm nay gởi đến chúng ta. Xin cho chúng ta
cảm nhận được tình yêu của Chúa mà quyết tâm từ bỏ tội lỗi, quay về sống trong
ân sủng của Người.
Người
đời thường nói: con cưng là con hư. Nếu cưng không đúng cách sẽ làm hư hỏng con
cái. Nhưng con đã hư rồi thì liều thuốc duy nhất để chữa là tình thương.
Tin
mừng hôm nay, không trình bày cho chúng ta biết trước khi hai người con hư, người
cha đã yêu thương chúng như thế nào. Nhưng chỉ cho ta biết, người cha đã dùng tấm
lòng yêu thương tha thiết để cảm hóa hai đứa con sau khi chúng đã ra hư đốn.
Người
con thứ: Nhẫn tâm cắt đứt tình cha và sẵn sàng bỏ nghĩa anh em, gom lấy nửa phần
gia sản của gia đình ra đi tìm cảm giác lạ. Từ nay thay vì ngủ nhà cha, anh ngủ
nhà trọ. Thay những bữa cơm đơn sơ ở nhà cha bằng những bữa tiệc linh đình nơi
nhà hàng sang trọng. Thay vòng tay yêu thương chân tình của cha già bằng những
vòng tay ân ái gian trá của các kiều nữ chân dài xinh đẹp.
Nhưng
khách sạn dù có thoải mái, cơm nhà hàng dù có sang trọng, nằm trong vòng tay của
các kiều nữ xinh đẹp êm ái, thì rồi anh cũng chẳng thấy bình an và hạnh phúc. Kết
quả của phiêu lưu tìm cảm giác lạ trong thác loạn đã làm anh tán gia bại sản,
thân xác tiều tụy và đau khổ, kiếp sống không ra con người.
Dẫu
thế tình cha vẫn ấm áp như ngày nào. Vui mừng chào đón người con như thuợng
khách. Sẵn sàng tha thứ, yêu thương. Tình yêu vẫn nguyên vẹn tha thiết và nồng
nàn như xưa.
Người
con cả cũng chẳng hơn gì đứa em hư hỏng. Dù cần cù lam lũ, không hề bất tuân lệnh
cha. Nhưng đầu anh lại có nhiều toan tính, lòng anh đầy ích kỷ và ghen tỵ.
Trong khi mọi người vui mừng “vì em con đã chết nay sống lại đã mất nay tìm thấy”.
Vậy mà anh lại kể công và phân bì với em mình cùng cha già. Trong khi người cha
không hề coi anh là người ngoài thì chính anh lại xem mình là kẻ xa lạ vì không
thừa nhận mình là con cha và là người anh của đứa con thứ: “Cha coi đã bao năm
con hầu hạ Cha, thế mà chưa bao giờ Cha cho lấy một con bê con để ăn mừng với bạn
bè. Còn thằng con cha kia ( không phải là em con), sau khi nuốt hết của cải của
cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, cha lại cho con bê béo ăn mừng”.
Thấu
hiểu hết lòng con, người cha ra năn nỉ con vào chia sẻ niềm vui và ân cần giải
thích cho con hiểu rằng: “nó là em con và con là con cha”. Cha muốn anh vui
trong phận làm con và làm anh và hãy vui mừng và hãnh diện vì luôn được sống
trong tình thương của cha.
Hình
ảnh của hai đứa con trong dụ ngôn có lúc cũng hiện diện nơi mỗi chúng ta. Có
lúc ta cũng muốn chối bỏ Chúa, bỏ đạo, bỏ nhà thờ. Có lúc chúng ta cũng muốn
phiêu lưu tìm cảm giác lạ quá độ của bia rượu, thuốc lá, cà phê, trai gái, bất
trung và sa đoạ như đứa con thứ. Cũng lắm lúc chúng ta sống trong ích kỷ tham
lam toan tính, tìm lợi mình, muốn hại người, nuông chiều và nuôi dưỡng lòng
ganh tị. Chúng ta cảm thấy khó chịu khi ai đó giàu hơn chúng ta, giỏi hơn chúng
ta, đạo đức hơn chúng ta, được nhiều người thương mến hơn chúng ta.
Chúa
Người Cha thấu hiểu lòng của mỗi chúng ta. Nhưng Chúa cũng là Đấng giàu lòng
yêu thương tha thứ, mong muốn ta nhận ra lầm lỗi mà sửa đổi.
Lạy
Chúa, xin cho chúng con biết bỏ đi con đường đi hoang tội lỗi mà can đảm quay về
nhà Cha để cảm nhận tình của Cha yêu ta là dường nào. Nhờ thế trong mùa chay
thánh này, chúng con quyết tâm đổi mới đời sống nên tốt hơn, hầu xứng đáng với
tình yêu của Cha dành cho chúng con. Amen.
Hãy
Nâng Tâm Hồn Lên
22
THÁNG BA
Tiếng Gọi Hoán Cải
Thúc Bách Không Ngừng
Đức
Giê-su Kitô xác nhận tầm quan trọng của việc vâng phục lề luật Thiên Chúa như
được công bố ở Núi Si-nai. Nhưng sứ mạng của Đức Giêsu còn vượt quá những luật
luân lý của giao ước cũ. “Vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao
ban chính Con Một Ngài, để những ai tin vào Người Con ấy … thì được sự sống đời
đời” (Ga 3,16).
Đức
tin vào Đức Kitô không đơn thuần chỉ có nghĩa là vâng phục lề luật, dù sự vâng
phục này đến từ “niềm kính sợ Đức Chúa” như được nhắc đến trong Thánh Vịnh 111.
Đức tin vào Đức Kitô bao hàm việc nhìn nhận tình yêu vô điều kiện của Thiên
Chúa dành cho chúng ta.
Tình
yêu của Chúa Cha được kết đọng nơi món quà tuyệt hảo là chính Con Một Ngài. Đó
là lý do tại sao luật luân lý của giao ước mới đạt đến tột đỉnh và cốt lõi của
nó trong giới răn yêu thương.
Chúng
ta có thể chu toàn thánh ý của Thiên Chúa bằng cách tuân phục tất cả các giới
răn mà Ngài truyền dạy. Nhưng đó là vị Thiên Chúa Tình Yêu đã mạc khải chính
Ngài nơi Đức Kitô, nên chúng ta chỉ có thể đáp trả lại bằng tình yêu mà thôi!
Vì thế, cuộc khảo sát lương tâm của chúng ta trong Mùa Chay phải xoáy vào tiếng
gọi mến Chúa yêu người. Đây cũng là trục lộ mà Đức Kitô dẫn chúng ta đi trên
con đường hoán cải. Tiếng gọi mời yêu thương ấy cũng chính là tiếng gọi không
ngừng hoán cải tận đáy lòng. Cũng như chúng ta cần cầu nguyện thường xuyên, việc
hoán cải cũng phải là một tiến trình kéo dài suốt cuộc đời người tín hữu.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 22-03
Mk 7, 14-15.18-20; Lc 15, 1-3.11-32.
LỜI SUY NIỆM: “Các người thu thuế và các
người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng. Những người
Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: Ông này đón tiếp phường tội
lỗi và ăn uống với chúng.”
Trước những lời xầm xì của những người Pharisêu và các
kinh sư. Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn người cha nhân hậu, để cho tất cả mọi người
nhận ra tình yêu của Thiên Chúa đối với người tội lỗi. Không những, những người
tội lỗi phải đến với Ngài, nhưng Ngài luôn chờ đợi, “Anh ta còn ở đằng xa, thì
người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy
hôn để” Không những thế Chúa còn phục hồi nhân phẩm người tội lỗi trở thành con
cái Thiên Chúa. “Mau mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón
tay, xỏ dép vào chân cậu” và Thiên Chúa cùng toàn thể thiên đàng sẽ vui mừng vì
một người tội lỗi biết sám hối ăn năn trở về cùng Chúa. “Đi bắt con bê đã vỗ
béo, làm thịt, để chúng ta mở tiệc ăn mừng.”
Lạy Chúa Giêsu. Tình thương của Chúa luôn rộng mở, để
đón chúng con, nhất là khi chúng con là kẻ tội lỗi. Xin Chúa ban cho mọi thành
viên trong gia đình chúng con luôn vững tin vào tình thương tha thứ của Chúa,
biết đứng dậy sau mỗi lỗi lầm sai phạm để nhận được tình yêu thương của Chúa.
Mạnh
Phương
22
Tháng Ba
Trái Tim, Bộ Óc Và
Cái Lưỡi
Một
ngày kia, trái tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau là sẽ không bao giờ nói
những lời đơn sơ nhỏ bé nữa.
Trái
tim phát biểu: "Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm
cho ta trở nên yếu đuối. Sống trong thời buổi này trái tim phải trở nên cứng rắn,
cương quyết, chứ không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được".
Bộ
óc biểu đồng tình: "Vâng, đúng thế, thời buổi này chỉ có những tư tưởng
cao siêu, những công thức tuyệt diệu, những chương trình vĩ đại mới đáng cho bộ
óc suy nghĩ tới. Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm mất thời giờ, mà thời giờ là
vàng bạc".
Cái
lưỡi nghe trái tim và bộ óc nói thế không khỏi hãnh diện và tự cảm thấy mình trở
nên rất quan trọng, mặc dù lưỡi chỉ là bộ phận bé nhỏ của thân thể, vì thế lưỡi
cũng hội ý: "Hai anh quả thật đã đạt được tột đỉnh của sự khôn ngoan. Nếu
hai anh nghĩ thế thì, tôi sẽ chỉ nói những danh từ chuyên môn, những câu nói
văn hoa bóng bẩy, những bài diễn văn sâu sắc, hùng hồn".
Như
đã đồng ý, kể từ dạo ấy, trái tim chỉ gửi lên lưỡi những lời nói cứng cỏi, bộ
óc chỉ sản xuất và gửi xuống lưỡi những tư tưởng cao siêu và lưỡi sẽ không còn
nói những lời đơn sơ nhỏ bé nữa.
Với
thời gian, mặt đất trở nên tẻ lạnh như cảnh vật vào mùa đông: Không có lấy một
chiếc lá xanh, không còn một cánh hoa đồng nội và lòng người cũng trở nên chai
đá như những thửa ruộng khô cằn, nứt nẻ trong những tháng hè nóng bức.
Nhưng
những ông già, bà cả vẫn còn nhớ những lời đơn sơ nhỏ bé. Ðôi lúc miệng họ vô
tình bật phát nói ra chúng. Lúc đầu họ sợ bị bọn trẻ chê cười. Nhưng kìa, thay
vì cười chê, những lời nói đơn sơ nhỏ bé lại được truyền từ miệng này sang miệng
khác, từ bộ óc này đến bộ óc khác, từ trái tim này qua trái tim nọ. Cuối cùng,
chúng xuất phát như những chiếc hoa phá tan lớp tuyết giá lạnh để ngoi lên làm
đẹp cuộc đời.
Câu
chuyện trên không tiết lộ những lời đơn sơ nhỏ bé là gì, nhưng chúng ta có thể
đoán: đó có thể là hai chữ: "Xin lỗi!", thốt lên để xin nhau sự tha
thứ.
Hay
đó là lời chào vắn gọn: "Mạnh giỏi không?" đồng nghĩa với câu hỏi:
"Tôi có thể làm gì được cho anh cho chị không?".
Nhất
là hai tiếng : "Cám ơn!" thốt lên chân thành từ cửa miệng của những kẻ
được giúp đỡ, của những con người mang công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ,
hay của những vợ chồng trung tín chia sẻ với nhau những ngọt bùi, đắng cay của
cuộc sống hoặc của những người được bạn bè đỡ nâng sau những thất bại ê trề hay
sau những lần vấp ngã.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét