01/05/2014
Lễ Thăng Thiên Năm A
(phần I)
Bài
Ðọc I: Cv 1, 1-11
"Trước
sự chứng kiến của các ông, Người lên trời".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Hỡi
Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những điều Ðức Giêsu
đã bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các
Tông đồ, những kẻ Người đã tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc
thương khó, Người đã tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng
Người đã hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước
Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi
Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa. Người nói: "Như các
con đã nghe chính miệng Thầy rằng: Gioan đã làm phép rửa bằng nước, phần các
con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần".
Vậy
các kẻ có mặt hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục
Nước Israel chăng?" Người bảo họ rằng: "Ðâu phải việc các con hiểu biết
thời gian hay kỳ hạn mà Cha đã ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận
được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng
nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận
cùng trái đất". Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám
mây bao phủ Người khuất mắt các ông.
Ðang
khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai
người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: "Hỡi người Galilê, sao
các ông còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giêsu, Ðấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ
đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9
Ðáp: Thiên Chúa ngự lên giữa
tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang (c. 6).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa
là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian. - Ðáp.
2)
Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy
ca mừng, ca mừng Thiên Chúa' hãy ca mừng, ca mừng Vua ta! - Ðáp.
3)
Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên
Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Ep 1, 17-23
"Người
đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời".
Trích
thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh
em thân mến, xin Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển,
ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người, xin cho mắt
tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người
kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế
nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin,
chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực
hiện trong Ðức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự
bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng
thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời
sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội
Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Ðấng chu toàn mọi sự trong mọi
người.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Mt 28, 19 và 20
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng
các con mọi ngày cho đến tận thế". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 28, 16-20
"Mọi
quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy".
Bài
kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu đã chỉ trước. Khi thấy
Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại
nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho
Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha,
và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các
con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Lần Gặp Gỡ Cuối Cùng
Ngày
lễ Chúa Lên Trời, tự nhiên chúng ta muốn ngước mắt nhìn lên: nhớ lại việc Người
thăng thiên và chiêm ngưỡng Người trong vinh quang Thiên Chúa. Nhưng những việc
ấy tỏ ra khó làm và ít kết quả. Nhớ lại việc Chúa về trời, chúng ta sẽ chẳng thấy
gì hơn những lời Luca đã viết: "Nói thế rồi Ngài cất mình lên trước mắt họ,
và một đám mây đã quyện lấy Ngài đi khuất mắt họ" (Cv 1,9). Còn chiêm ngưỡng
Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đang ngự trong vinh quang Thiên Chúa, không chắc
chúng ta sẽ có thể nói gì hơn những lời thư Phaolô: "Quyền lực Người đã
thi thố ra nơi Ðức Giêsu Kitô, tức là đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, và
đặt Người ngự bên hữu mình ở trên trời, vượt qua mọi cấp trật: thiên phủ, quyền
năng, thế lực cùng thiên chủ..." (Ep 1,20-21).
Như
vậy trong ngày Lễ Chúa lên trời, chúng ta không được ưu đãi nhiều đề tài để suy
nghĩ dễ dàng sao?
Bài
Tin Mừng Matthêô vừa nghe mở ra một phương hướng nhiều hứa hẹn. Chúng ta hãy nhớ
lại lần gặp gỡ cuối cùng ở trần gian giữa Chúa Phục sinh với các môn đệ. Chúng
ta hãy chú ý nghe mệnh lệnh Người để lại trước khi về trời. Và chúng ta sẽ thấy
ngày nay mỗi khi muốn làm đẹp lòng Ðấng ngự trên trời, chúng ta phải thi hành mệnh
lệnh đó.
Làm
như vậy, chúng ta sẽ đáp ứng lời thiên sứ trong ngày lễ Chúa Lên Trời, khi người
nói với các môn đệ: "Hỡi những người xứ Galilê, sao còn ngước mắt nhìn lên
trời?". Chúng ta bắt chước các môn đệ, trở về với mặt đất, nhớ lại những
gì Chúa Giêsu đã sống và đã làm, đặc biệt trong lần gặp gỡ cuối cùng trước khi
về trời, để tìm ra ý định của Người đối với đời sống trần gian của chúng ta.
A.
Lần Gặp Gỡ Cuối Cùng
Cả
bốn sách Tin Mừng đều thuật lại nhiều lần Chúa Phục sinh hiện ra với các môn đệ.
Nhưng chỉ hai thánh sử Marcô và Luca có những lời kết thúc mọi lần gặp gỡ ấy.
Marcô viết: sống lại lúc tảng sáng, ngày thứ nhất trong tuần, trước tiên Ngài
hiện ra cho Maria Magđala... Sau đó Ngài tỏ mình ra cho hai người trong nhóm họ
ở trên đàng... Sau cùng Ngài đến với chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa...
Và sau khi đã nói cùng họ xong, Chúa Giêsu được nhắc về trời và lên ngự bên hữu
Thiên Chúa (16,9-19).
Marcô
cho ta có cảm tưởng mọi lần Chúa Phục sinh hiện đến đều xảy ra vào ngày thứ nhất
trong tuần và Người đã lên trời cũng trong chính ngày ấy. Như vậy rõ ràng Marcô
không đồng ý với Luca trong bài sách Công vụ hôm nay, vì tác giả này viết: Chúa
Giêsu chỉ về trời 40 ngày sau khi sống lại và đã hiện ra nhiều lần với các môn
đệ.
Nhưng
chính Luca cũng lại mâu thuẫn với mình nữa. Trong sách Công vụ thì ngài viết
như thế, còn trong sách Tin Mừng thì ngài lại viết hầu giống như Marcô. Ngài
cũng thuật rằng: Ngày thứ nhất trong tuần Chúa Phục sinh tỏ mình ra cho hai môn
đệ đi Emmau vào lúc sau khi ngày đã xế chiều. Ngay giờ đó họ đã chỗi dậy trở về
Giêrusalem và gặp thấy các bạn đang sum họp cùng nhau... Họ đang còn nói thì
Ngài đã đứng giữa họ... Rồi Ngài dẫn họ đến tận Bêthania: đoạn giơ tay, Ngài
chúc lành cho họ. Và xảy ra là đang khi Ngài chúc lành cho họ, thì Ngài tách
lìa họ và được nhắc lên trời (24,13-51).
Luca
có thể quên những điều ngài vừa viết khi soạn sách Công vụ các Tông đồ không?
Và ngài có ý gì khi khẳng định việc Chúa Lên Trời khác nhau như vậy?
Ðọc
kỹ các sách Kinh thánh, chúng ta có thể thấy rằng, trong sách Tin Mừng, Luca đã
theo Marcô. Và cả hai đều muốn tô đẹp ngày Chúa nhật Phục sinh. Ðối với cả hai,
đó là ngày Chúa sống lại hiện ra với các môn đệ. Chắc chắn các ngài đã không muốn
thuật lại hết mọi lần Chúa hiện ra. Các ngài đã lựa chọn kể lại một vài lần hiện
ra đặc sắc. Và câu các ngài viết để thuật lại việc Chúa Lên trời thực ra nhằm mục
đích kết thúc mọi lần Chúa sống lại hiện ra hơn là muốn khẳng định Chúa đã lên
trời trong chính ngày Chúa nhật Phục sinh.
Nhất
là trong Tin Mừng Luca, chúng ta thấy hai môn đệ đã phải trở về Giêrusalem vào
lúc tối. Ðến nơi, họ gặp các Tông đồ, rồi được Chúa hiện ra chung cho mọi người
và sau đó tất cả được Người dẫn đến Bêthania để chứng kiến việc Người lên trời.
Như vậy, Người lên trời vào lúc đêm tối ư?
Không,
lối hành văn của hai bản Tin Mừng Marcô và Luca trên đây không ghi lại lịch sử
theo chi tiết thời gian. Hai tác giả muốn loan truyền Tin Mừng cứu độ: Ðức Kitô
đã sống lại ngày thứ nhất trong tuần; Người đã hiện ra dạy dỗ các môn đệ nhiều
lần; và lần cuối cùng Người đã cho họ thấy Người lên trời. Còn "lần cuối
cùng" này xảy ra vào ngày nào, lúc nào, thì không tác giả nào muốn xác định
theo lịch sử thời gian. Hai thánh Marcô và Luca, "bề ngoài" có vẻ như
muốn quả quyết là vào cuối ngày thứ nhất trong tuần, nhưng thật sự như chúng ta
đã thấy, cả hai chỉ muốn dùng việc lên trời để kết thúc mọi lần hiện ra; và các
lần hiện ra này lại được xếp cả vào ngày thứ nhất trong tuần để tô điểm cho
ngày Chúa sống lại. Ta có thể nói hai bản văn Tin Mừng Marcô và Luca là hai bài
thần học về ngày Chúa Nhật: đó là ngày Chúa sống lại hiện đến với các môn đệ. Ðồng
thời cũng là những bài thần học về mầu nhiệm Chúa Phục sinh. Mầu nhiệm này bao
gồm việc Người sống lại, hiện ra với các môn đệ và lên trời ngự bên hữu Thiên
Chúa.
Theo
Luca, chúng ta có thể nghĩ Chúa sống lại như mặt trời lúc rạng đông và Người về
trời như vừng ô lúc lặn; còn cả ngày, thì ánh sáng Người chiếu soi cho các môn
đệ. Luca kể chuyện Chúa đã liên tiếp hiện ra trong một ngày. Nếu chúng ta gom mọi
lần hiện ra đó vào một và coi như chỉ là những diện khác nhau của việc Chúa sống
lại tỏ mình ra cho các môn đệ, thì khi Người hiện đến họ biết Người đã sống lại
và lúc Người biến đi họ biết Người đã về trời. Không vậy thì phải hỏi Người ở
đâu? Nhưng họ đã không hỏi vì đã tin quyền năng Thiên Chúa đã phục sinh Ðức
Giêsu từ nơi kẻ chết, thì mặc nhiên họ đã nhận ra rằng Người đã được nhắc lên
trong vinh quang Thiên Chúa. Hai người trong nhóm họ đã viết lại việc Người lên
trời cách hữu hình chẳng qua để muốn nói rằng từ nay Chúa sống lại không hiện
ra nữa.
Nhưng
tại sao Luca trong sách Công vụ lại nói đến con số 40 ngày như là thời gian để
Chúa Phục sinh hiện ra dạy dỗ các môn đệ? Có thể lần hiện ra cuối cùng đã xảy
ra vào ngày thứ 40 sau khi Chúa sống lại. Nhưng có thể hơn là Luca có một ẩy ý
gì đây khi nêu ra con số này.
Chúng
ta biết Môsê đã ở trên núi 40 ngày; dân được chọn đã đi trong sa mạc 40 năm;
Êlya đã đến núi Horeb 40 ngày và nhất là chính Ðức Kitô đã chay tịnh 40 ngày
trong sa mạc. Con số 40 ngày trở thành biểu tượng thời gian kết hợp với Thiên
Chúa và được Thiên Chúa dạy dỗ. Có lẽ Luca muốn nói lên hạnh phúc và địa vị ưu
việt của các Tông đồ. Các ngài là những người được Chúa sống lại hiện đến dạy dỗ
trong 40 ngày. Như vậy các ngài đã có giáo lý đầy đủ của Chúa phục sinh và
chúng ta phải kính nể, tin yêu giáo lý ấy.
Bởi
vì chính đoạn sách Công vụ các Tông đồ hôm nay không có ý trình bày việc Chúa
lên trời, đó là những lời mở đầu cho cả một cuốn sách. Tác giả nói đến nhiều ý
tưởng mà tựu trung là để chuyển từ cuộc sống trần gian của Ðức Kitô sang thời đại
hoạt động của các Tông đồ. Nên vai chính trong đoạn văn này là Phêrô và các bạn
ông. Họ là những người được Ngài tuyển lựa dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, được
tiếp xúc với Chúa Phục sinh trong 40 ngày là thời gian đầy đủ và lý tưởng, được
Ngài dạy dỗ cặn kẽ về hoạt động tương lai và cuối cùng được thấy Ngài về trời để
biết rõ nay đã đến thời đại của họ. Chính vì vậy mà bài sách Công vụ hôm nay kết
thúc bằng câu: "Ðấng vừa bỏ các ông mà siêu thăng, sẽ đến cùng một thể như
các ông đã thấy Ngài đi lên trời", để hàm ý nói rằng: các ông phải đi làm
việc cho đến ngày Ngài lại đến.
Như
vậy chúng ta không còn lý do nào nữa để cứ nhìn lên trời mãi. Hãy đi thi hành mệnh
lệnh Chúa để lại mà cả hai bài sách Công vụ lẫn bài Tin Mừng đều tường thuật.
B.
Lệnh Chúa Truyền
Bài
sách Công vụ cho ta thấy: suốt 40 ngày Chúa Giêsu đã hiện ra cho các môn đệ mà
nói về Nước Thiên Chúa. Rồi đang lúc đồng bàn với họ, Ngài truyền cho họ chớ rời
xa Giêrusalem... nhưng hãy đợi chịu lấy quyền năng của Thánh Thần... rồi sẽ là
chứng tá cho Ngài đến tận cùng trái đất.
Cụ
thể, các Tông đồ phải ở lại Giêrusalem chờ lãnh ơn Thánh Thần rồi ra đi làm chứng
cho Chúa Giêsu. Lệnh truyền có vẻ đơn sơ, nhưng nhiều ý nghĩa và hậu quả. Sau
ngày Chúa thực hiện những hành vi quyết định để cứu thế qua việc chịu chết và sống
lại, Giêrusalem trở thành nơi phát xuất ơn cứu độ. Chúa Thánh Thần sẽ xuống
trên các Tông đồ ở Giêrusalem để tung họ đi vào thế giới. Họ sẽ phải làm chứng
về Chúa Giêsu nhưng nhờ sức mạnh của Thánh Thần. Thời đại của Giáo hội vì thế
là thời đại của Chúa Thánh Thần làm việc với các Tông đồ, mà đối tượng là làm
chứng cho Chúa Giêsu.
Thánh
Matthêô trong bài Tin Mừng hôm nay không dùng những từ ngữ như thế, nhưng ngài
cũng không nói khác Luca. Ngài đã tả Chúa sống lại hiện ra lần cuối cùng ở trên
núi. Núi nào, ngài không nói rõ, dường như để chúng ta nhớ lại những lần Ðức Giêsu
đã chay tịnh trên núi, đã giảng dạy trên núi và đã biến hình trên núi. Và tất cả
những kỷ niệm đó đều có thể tăng thêm ý nghĩa cho việc Người đứng trên núi hôm
nay với các môn đệ.
Việc
Người được các Tông đồ thờ lạy và tuyên bố được Chúa Cha ban cho mọi quyền trên
trời dưới đất, phải chăng không muốn gợi lại câu chuyện Satan cám dỗ Người hãy
thờ lạy nó để được tất cả trời đất làm vương quốc? Và hôm nay Người đã sống lại
vinh quang mà đứng trên núi, làm sao không khiến Phêrô nhớ lại hôm Người biến
hình. Và nếu Người đã có lần ngồi trên núi giảng về Tám mối phúc thật, thì hôm
nay Người cũng đang lệnh cho các Tông đồ: hãy ra đi làm cho mọi dân tộc trở
thành môn đệ, rửa tội cho người ta nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy dỗ
họ giữ mọi lệnh truyền. Và nay, Ta ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế.
Thánh
Matthêô đã diễn tả lệnh truyền qua nếp sống của Hội Thánh. Ngài dùng các công
thức Rửa tội của Hội Thánh. Ngài nói đến sự hiện diện của Chúa ở với Hội Thánh
cho đến tận thế như là bảo chứng việc Chúa phù trợ Hội Thánh nhờ Thánh Thần.
Nghĩa là đối với thánh Matthêô, thời đại của Hội Thánh cũng là thời đại của các
Tông đồ làm việc với sự cộng tác và nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Và đối tượng
sinh hoạt của Hội Thánh cũng là làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ Chúa Giêsu
qua việc rao giảng Người cho họ và rửa tội cho họ nhân Danh Ba Ngôi.
Do
đó với những lời lẽ khác nhau, bài sách Công vụ và bài Tin Mừng hôm nay đều ghi
lại lệnh Chúa truyền cho các môn đệ trước khi Người về trời. Họ phải đón nhận
Thánh Thần và ra đi làm chứng về Chúa Giêsu để thiên hạ trở thành môn đệ Người.
Lệnh truyền này được ban bố sau khi Chúa sống lại để tập họp nhóm Mười Một qua
các lần hiện ra để họ tin mầu nhiệm Phục sinh và được dạy dỗ về Nước Trời.
Ngày
lễ Chúa Lên Trời, Phụng vụ muốn cho chúng ta thấy nhóm Mười Một ấy đã thực sự
trở thành chứng nhân của Chúa Phục sinh. Họ còn phải chờ đón ơn Thánh Thần mới
có thể ra đi tuyên chứng. Nhưng việc họ đã được huấn luyện xong nói lên thời
gian của Chúa Giêsu ở trần gian đã kết thúc. Người lui khỏi họ mà về trời để thời
đại của Hội Thánh khởi sự. Lễ Chúa Lên Trời vì thế có ý nói lên sự kiện mới
trong đời sống của Hội Thánh và của chúng ta hơn là một biến cố nữa trong cuộc
đời của Chúa Giêsu. Bởi vì như lời Kinh Tin Kính chúng ta sắp đọc: chính vì
chúng ta mà Người đã sinh ra làm người v.v... Và hôm nay Người về trời cũng là
vì chúng ta. Nên chúng ta phải suy nghĩ về cuộc đời của mình nhân việc Người
lên trời để ngày lễ hôm nay đạt được kết quả.
C.
Thi Hành Lệnh Chúa
Trong
40 ngày chúng ta đã cử hành mầu nhiệm Phục sinh, chúng ta đã suy nghĩ về những
lần Chúa sống lại hiện ra với các môn đệ. Và nhất là chúng ta có thể nói được
như Phêrô rằng: chúng tôi là những người được chọn để ăn uống với Người sau khi
Người đã sống lại, vì từ ngày đó chúng ta vẫn tham dự Thánh lễ và Tiệc Thánh.
Chúng ta phải coi mình như các môn đệ 40 ngày sau khi Người Phục sinh: sẵn sàng
lãnh lấy trách nhiệm tiếp nối sứ mạng của Người ở trần gian. Phải ra đi khỏi
nơi Bàn tiệc này như núi thánh, để gặp mọi người và làm chứng cho họ về Nước
Thiên Chúa. Việc Chúa Giêsu về trời nói lên rằng: thời đại của Hội Thánh và của
chúng ta đã khởi đầu. Công cuộc cứu thế từ nay chuyển sang chúng ta.
Dĩ
nhiên chúng ta không đơn độc. Còn Thánh Thần nữa. Và phải có Thánh Thần chúng
ta mới thi hành được sứ vụ. Từ hôm nay Giáo hội khuyên ta hợp ý cầu xin ơn Chúa
Thánh Thần. Và như cộng đoàn các môn đệ xưa, Giáo hội chờ đợi Thánh Thần với Ðức
Mẹ. Nay cũng là tháng Năm, tháng hoa của Mẹ chúng ta. Con cái Mẹ hãy sốt sắng
vây quanh Người để cầu xin ơn Thánh Thần xuống dồi dào trên Giáo hội và trong
các tâm hồn.
Tuy
nhiên, những ngày tới không phải chỉ là những ngày cầu nguyện. Phêrô và các
Tông đồ đã làm việc đang khi chờ đợi ơn Thánh Thần. Các ngài chọn người thay chỗ
Giuđa. Và phải là người có tư cách để làm chứng, tức là không những đã ở trong
hàng ngũ môn đệ và biết Chúa Giêsu, nhưng nhất là phải tin Người đã sống lại để
đem sức sống mới vào thế gian. Vì sứ mệnh của Giáo Hội tựu trung là đem vào đời
sống của con người mầm mống của sự phục sinh sau này, tức là sự sống trường cửu
của chính Thiên Chúa.
Sự
sống này giờ đây Chúa sẽ ban thêm cho chúng ta trong Thánh lễ này để hôm nay và
hằng ngày, chúng ta đem tăng cường cho sự sống của mọi người, khi chúng ta phấn
đấu cho đời sống loài người mỗi ngày một đẹp hơn, tốt hơn và hạnh phúc hơn.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên, Năm A
Bài đọc: I & II (chung cho ABC). Acts
1:1-11; Eph 1:17-23; Mt 28:16-20.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu lên trời.
Hai
điều chính chúng ta cần tìm hiểu trong ngày lễ Chúa lên trời:
(1)
Hiểu làm sao về biến cố Chúa thăng thiên: Phải chăng khi Chúa Giêsu lên trời là
Ngài sẽ sống cách biệt chúng ta? Phải chăng Chúa Giêsu mang thân xác con người
về Trời? Đâu là Thiên Đàng? Chúng ta sẽ hưởng những quyền lợi gì trên Thiên
Đàng?
(2)
Sự quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng: Tại sao Chúa trao cho các Tông-đồ và
Hội Thánh sứ vụ mang ơn cứu độ cho muôn người qua việc rao giảng Tin Mừng?
Các
Bài Đọc hôm nay xoay quanh biến cố Chúa lên trời và sứ vụ Ngài trao cho các môn
đệ. Trong Bài Đọc I, Thánh Lucas tường thuật hai biến cố: Chúa lên trời và sứ vụ
Ngài trao cho các môn đệ phải ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Trong Bài
Đọc II, Thánh Phaolô cầu nguyện để các tín hữu có thần trí khôn ngoan để hiểu Mầu
Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa, được thực hiện qua Đức Kitô. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu truyền cho các môn đệ phải rao giảng Tin Mừng, và Ngài ban quyền cần thiết
để người khác tin vào lời các ông rao giảng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Anh em sẽ là chứng
nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất.
1.1/
Chúa Giêsu củng cố niềm tin cho các môn đệ trong suốt 40 ngày sau khi sống lại: Dựa theo Luca 1:1-4 và trình
thuật hôm nay: "Thưa ngài Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường
thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới
ngày Người được rước lên trời," chúng ta có bằng chứng để kết luận Thánh Luca
là tác giả của Tin Mừng thứ ba và Sách CVTĐ. Trước ngày lên trời, Người đã dạy
dỗ các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Sau khi sống lại, Người
đã hiện ra nhiều lần trong bốn mươi ngày, để chứng tỏ cho các ông thấy là Người
vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình, và nói chuyện với các ông về Nước Thiên
Chúa.
1.2/
Chúa Giêsu nhắc lại lời hứa ban Thánh Thần: Trong những lời từ biệt của Chúa Giêsu trước Cuộc Thương Khó của
Tin Mừng Gioan, Ngài đã hứa sẽ xin Chúa Cha để gởi đến cho các Tông-đồ Thánh Thần
để ở với và hoạt động trong các ông (Jn 15 và 16). Trình thuật hôm nay nhắc lại
lời hứa đó và nhắc nhở các Tông-đồ phải ở lại Jerusalem để lãnh nhận Thánh Thần:
"Điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng
nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần."
Phép
Rửa của Gioan Tẩy Giả là Phép Rửa bằng nước để tha tội khi con người tỏ lòng ăn
năn sám hối và quay về với Thiên Chúa. Các Tông-đồ là những người Do-thái, nên
các ông có lẽ đã lãnh nhận Phép Rửa bằng nước, như Gioan Tẩy Giả đã từng làm
(Jn 1:26); nhưng có một Phép Rửa để thánh hóa con người bằng Thánh Thần mà
Gioan Tẩy Giả đã đề cập đến mà chính Chúa Giêsu đã lãnh nhận (Jn 1:32-33). Các
Tông-đồ lãnh nhận Phép Rửa này trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Acts 2:1-4).
Các
môn đệ hiểu lầm những lời Chúa nói nên hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải
bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không?" Họ vẫn nghĩ đến một
Đấng Thiên Sai uy quyền, cho dẫu Chúa Giêsu đã phải trải qua Cuộc Thương Khó,
cái chết, và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Họ nghĩ, Chúa đã phục sinh, thì
giờ là lúc Ngài khôi phục vương quốc Israel bằng cách gởi Thánh Thần xuống làm
cho họ trở thành những người thống trị cùng với Đức Kitô! Nhưng Chúa Giêsu giải
thích cho họ biết mục đích của việc lãnh nhận Thánh Thần là để họ rao giảng Tin
Mừng và làm chứng cho Ngài tại Jerusalem, trong khắp các miền Judah, Samaria và
cho đến tận cùng trái đất, để con người tin và được cứu độ. Còn khi nào Ngài sẽ
khôi phục vương quốc Nước Trời là nằm trong quyền lực và kỳ hạn mà Chúa Cha đã
toàn quyền sắp đặt. Điều này cũng tùy thuộc vào việc cộng tác của con người làm
cho Nước Chúa mau trị đến, bằng việc làm cho mọi người nhận biết Chúa.
1.3/
Chúa Giêsu lên trời: "Nói
xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người,
khiến các ông không còn thấy Người nữa." Phúc Âm theo Luca cũng đề cập tới
việc Chúa lên trời trong những câu sau cùng (Lk 24:50-51) và phản ứng vui mừng
của các Tông-đồ (Lk 24:52-53). Làm sao chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc Chúa
Giêsu lên trời?
(1)
Trong ngày lên trời, Chúa Giêsu chính thức từ bỏ thân xác con người (nhân
tính), để chỉ còn lại thiên tính và ngự bên hữu Thiên Chúa để cầu bầu cho con
người. Nói cách khác,
Chúa Giêsu giũ bỏ nhân tính để chỉ còn lại thiên tính; không còn là người mang
hai bản tính, nhưng hoàn toàn là Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu phải cho các môn
đệ một dấu chỉ để biết Ngài trở về với Chúa Cha, và không có dấu chỉ nào giúp
các ông dễ nhận hơn theo truyền thống là lên trời.
(2)
Chúa Giêsu lên trời không có nghĩa là từ nay, Ngài sẽ cách biệt các môn đệ, nhưng có nghĩa Ngài không lệ
thuộc vào giới hạn của thân xác về thời gian và không gian. Ngài luôn luôn hiện
hữu ở mọi nơi và mọi thời với con người: tại Mỹ cũng như tại Việt-nam; trong
bí-tích Thánh Thể cũng như khi cầu nguyện. Hơn nữa Ba Ngôi Thiên Chúa không bao
giờ tách biệt nhau, cho dù giai đọan hiện tại là giai đoạn hoạt động của Thánh
Thần; nhưng ai có Thánh Thần, người ấy cũng có cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
(3)
Theo ĐGH Gioan Phaolô II, Thiên Đàng không phải là một nơi ẩn giấu đàng sau bầu
trời, nhưng là một trạng
thái vinh quang và vĩnh cửu, do sự kết hiệp hoàn toàn giữa con người với Thiên
Chúa. Nếu hiểu như thế, Thiên Đàng đã bắt đầu ngay từ đời này, nhưng chưa đạt tới
mức hoàn hảo như ở đời sau, khi con người được chiêm ngưỡng Thiên Chúa như Chúa
là.
(4)
Chúa Giêsu từ trời sẽ trở lại lần thứ hai để phán xét kẻ sống cũng như người chết:
Đang lúc các ông còn đăm đăm
nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng
bên cạnh và nói: "Hỡi những người Galilee, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức
Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các
ông đã thấy Người lên trời."
2/
Bài đọc II: Phaolô xin Thánh Thần
cho các tín hữu để hiểu biết những điều quan trọng.
2.1/
Mặc khải quan trọng nhất của Thiên Chúa: là
Kế Họach Cứu Độ con người, được thực hiện qua Đức Kitô. Con người phạm tội và hậu
quả của tội là sự chết. Để cứu con người khỏi chết và phục hồi sự sống, Chúa
ban cho con người Đức Kitô. Nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, con người
tìm được niềm hy vọng được sống muôn đời với Thiên Chúa. Tác giả Thư Ephesô diễn
tả những điều này như sau: "Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải
cho anh em nhận biết Người. Xin Người soi lòng mở trí cho anh em để thấy rõ:
(1)
"đâu là niềm hy vọng nhờ Người kêu gọi anh em": Niềm hy vọng đây chính là hy vọng
vào cuộc sống vĩnh cửu đã đạt được qua Đức Kitô. Nếu chúng ta tin vào Đức Kitô,
chúng ta cũng sẽ được sống muôn đời với Thiên Chúa. Ngài không ngừng kêu gọi và
tạo cơ hội cho con người biết Đức Kitô.
(2)
"đâu là sự sung mãn của gia nghiệp vinh quang của Người giữa các
thánh": Gia nghiệp vinh
quang của Thiên Chúa chính là ơn cứu độ mà Đức Kitô đã chiến thắng cho con người.
Các thánh là những người đã được hưởng ơn cứu độ. Họ là những chứng nhân của niềm
hy vọng của chúng ta.
(3)
"đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã làm cho chúng ta là những tín hữu,
theo như uy quyền vô biên của quyền năng Người, mà Người đã biểu
dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu
Người trên trời." Nhờ
Đức Kitô, Thiên Chúa đã chiến thắng mọi quyền lực của ma quỉ, tiêu diệt sự chết,
và mang lại sự sống vĩnh cửu cho con người.
2.2/
Sức mạnh của Thiên Chúa được biểu dương nơi Đức Kitô:
(1)
Đức Kitô là sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa: "Như vậy, Người đã tôn Đức
Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không
những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai." Thư
Philiphê cũng diễn tả các tương tự về uy quyền và danh xưng Giêsu (Phi
2:10-11).
(2)
Đức Kitô thiết lập Hội Thánh để tiếp tục thi hành sứ vụ cứu độ của Ngài trong
trần gian: "Thiên Chúa đã
đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội
Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được
viên mãn."
Đức
Kitô cần Hội Thánh để loan truyền ơn cứu độ của Ngài cho mọi người.
3/
Phúc Âm: Chúa Giêsu hứa với
các môn đệ ba điều quan trọng trước khi Ngài lên trời.
(1)
Ngài bảo đảm với các ông về uy quyền của Ngài: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.” Chúa Cha
đã trao phó tất cả quyền năng trên trời cũng như dưới đất trong tay Chúa Con;
vì thế, các tông-đồ được Chúa Giêsu bảo đảm các ông sẽ không bị khuất phục bởi
bất cứ một quyền lực nào của thế gian cũng như của ma quỉ, bao lâu Chúa Giêsu ở
với các ông.
(2)
Ngài trao sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn
dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa
Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” Tin Mừng Cứu
Độ đã được chiến thắng bởi Chúa Giêsu; từ đây các môn đệ cần mang Tin Mừng này
cho hết mọi người. Hai điều kiện để một người được hưởng Tin Mừng Cứu Độ là chịu
Phép Rửa nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa và giữ cẩn thận các điều Chúa Giêsu đã
truyền. Các môn đệ chịu trách nhiệm rao giảng để mang niềm tin và nuôi dưỡng đức
tin bằng những lệnh truyền của Chúa Giêsu.
(3)
Ngài cam kết sẽ luôn ở với các môn đệ: “Thầy
ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." Chúa lên trời không có nghĩa là
Ngài sẽ sống xa cách các môn đệ, như khi một người từ giã cuộc đời; nhưng vì
Chúa có uy quyền để từ nay tuy các ông không còn xem thấy Ngài cách hữu hình,
nhưng các ông sẽ cảm thấy sự hiện diện thực sự của Ngài qua bí-tích Thánh Thể
và sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Sự hiện diện bên trong cao trọng hơn sự hiện
diện trong thân xác, và có sức mạnh để biến đổi các môn đệ từ người ít học, yếu
đuối, sợ sệt, thành những chứng nhân hiểu biết, can đảm, và sẵn sàng làm chứng
cho Tin Mừng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúa Giêsu là Đầu đã lên trời, chúng ta là những chi thể của một thân thể của
Ngài là Hội Thánh, cũng sẽ được lên theo. Đó là niềm hy vọng chắc chắn của
chúng ta.
-
Chúa Giêsu tin tưởng chúng ta sẽ không quên sứ vụ Ngài trao phó là sứ vụ rao giảng
Tin Mừng. Chúng ta phải làm hết cách để cho mọi người biết và tin vào Ngài; đồng
thời chúng ta cũng phải đào tạo các thợ nhiệt thành để tiếp tục sứ vụ rao giảng
Tin Mừng cho thế hệ tương lai.
-
Chúa Giêsu về trời không có nghĩa là Ngài vắng mặt trong cuộc đời; nhưng một
khi Ngài không còn lệ thuộc vào giới hạn của thân xác, Ngài sẽ hiện diện với mọi
người ở mọi nơi và trong mọi lúc.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
01/06/14 CHÚA NHẬT TUẦN
7 PS – A
Chúa Thăng Thiên
Mt 28,16-20
Chúa Thăng Thiên
Mt 28,16-20
Suy niệm: Dân
Do Thái ngày xưa đi từ Ai Cập vào đất Ca-na-an không theo con đường thẳng, nhưng
phải vòng quanh sa mạc, vượt sông Gio-đan mới vào được Đất Hứa. Các môn đệ cũng
muốn “theo đường chim bay” để “bay thẳng” lên thiên đàng, nhưng Chúa không muốn
thế. Chúa lên trời để định hướng lại cái nhìn của các môn đệ. Sứ mạng của Đức
Ki-tô đã hoàn tất trên thập giá nhưng sứ mạng của các ông thì chưa. Các ông
phải quay trở lại Ga-li-lê, điểm hẹn của Chúa, để tiếp tục sứ mạng của mình tại
chính điểm mà Đức Giê-su đã bắt đầu và thực hiện mệnh lệnh tối hậu của Ngài:
loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc.
Mời Bạn: Mừng
mầu nhiệm Chúa về trời, bạn bước vào một mùa vọng mới, mùa mong đợi Đức Ki-tô
lại đến. Chúng ta, “những người Ga-li-lê” ngày nay không được phép cứ đứng nhìn
trời mà không làm gì cả, nhưng hãy quay trở lại công trường của mình là cuộc
sống trần thế này, sắn tay áo xây dựng nó xứng tầm với “thành đô Giê-ru-sa-lem
mới” trong ngày Đức Ki-tô lại đến.
Chia sẻ: Phác
thảo một số việc cụ thể bạn có thể làm để đưa mệnh lệnh của Chúa trước khi về
trời áp dụng vào cuộc sống của bạn ngày hôm nay.
Sống Lời Chúa: Bạn
làm thật tốt bổn phận của bạn ngày hôm nay để cầu nguyện cho việc rao giảng Tin
Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở thành tông đồ, để con loan báo
Tin Mừng Chúa cho chính những người chúng con gặp gỡ. Amen.
Thầy
ở cùng anh em mọi ngày (01.6.2014 – Chúa nhật 7 Ps – Chúa Thăng Thiên)
Suy Niệm
Nếu trời là nơi Chúa ngự
thì chẳng có gì gần ta bằng trời.
Trời ở quanh ta, trời ở trong ta…
Trời vượt xa đất muôn trùng,
nhưng nếu đất trở thành nơi Chúa ngự
thì đất cũng mang dáng dấp của trời.
thì chẳng có gì gần ta bằng trời.
Trời ở quanh ta, trời ở trong ta…
Trời vượt xa đất muôn trùng,
nhưng nếu đất trở thành nơi Chúa ngự
thì đất cũng mang dáng dấp của trời.
Thiên Chúa không phải là Ðấng chỉ thích ở trên trời.
Ngài thích con người, Ngài thương trái đất,
nên Ngài đã sai Con Ngài làm người ở đời.
Ðức Giêsu Con Thiên Chúa đã đặt chân lên trái đất.
Ðất chẳng xa lạ gì với Ngài,
vì nhờ Ngài mà nó được tạo dựng.
Ðất đã bắt đầu thành trời
từ khi Con Thiên Chúa đến dựng lều ở đó.
Ðất vẫn luôn thuộc về trời
vì Ðức Giêsu luôn ở với ta cho đến tận thế.
Ngài thích con người, Ngài thương trái đất,
nên Ngài đã sai Con Ngài làm người ở đời.
Ðức Giêsu Con Thiên Chúa đã đặt chân lên trái đất.
Ðất chẳng xa lạ gì với Ngài,
vì nhờ Ngài mà nó được tạo dựng.
Ðất đã bắt đầu thành trời
từ khi Con Thiên Chúa đến dựng lều ở đó.
Ðất vẫn luôn thuộc về trời
vì Ðức Giêsu luôn ở với ta cho đến tận thế.
Trời là mẫu mực của đất:
Ý Cha phải được thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Chỗ nào vâng theo ý Cha, chỗ đó thành trời.
Trái tim của chúng ta cũng phải trở thành trời,
phải đầy ắp yêu thương, đầy ắp Thiên Chúa.
Rốt cuộc, nhiệm vụ của người Kitô hữu
là xây dựng trời cao ở ngay nơi đất thấp,
là cho thấy rằng trời cao thật gần,
chứ không phải là sản phẩm của hoang tưởng.
Trời cao đã gần bên,
chỉ người Kitô hữu biết sống cho nhau chân tình,
chia sẻ cho tha nhân tất cả những gì mình có,
không bị mê hoặc bởi của cải lợi danh,
không bị kéo ghì bởi những đam mê xác thịt,
cũng không chùn bước trước cái chết, khổ đau.
Ý Cha phải được thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Chỗ nào vâng theo ý Cha, chỗ đó thành trời.
Trái tim của chúng ta cũng phải trở thành trời,
phải đầy ắp yêu thương, đầy ắp Thiên Chúa.
Rốt cuộc, nhiệm vụ của người Kitô hữu
là xây dựng trời cao ở ngay nơi đất thấp,
là cho thấy rằng trời cao thật gần,
chứ không phải là sản phẩm của hoang tưởng.
Trời cao đã gần bên,
chỉ người Kitô hữu biết sống cho nhau chân tình,
chia sẻ cho tha nhân tất cả những gì mình có,
không bị mê hoặc bởi của cải lợi danh,
không bị kéo ghì bởi những đam mê xác thịt,
cũng không chùn bước trước cái chết, khổ đau.
Chúng ta phải làm chứng về thiên đàng có thực
bằng cuộc sống vui tươi hạnh phúc ở đời này.
Hạnh phúc khi hy sinh, tự hiến,
khi chịu thua thiệt, mất mát, lãng quên.
Hạnh phúc cả khi tưởng như không thể nào hạnh phúc được.
Hạnh phúc như thế gợi mở về hạnh phúc viên mãn đời sau.
Chúng ta không thể làm chứng về thiên đàng mai hậu
bằng một cuộc sống ủ rủ, buồn phiền.
Thiên đàng mai sau chớm nở từ bây giờ.
Tôi chỉ được hạnh phúc sống đời sau bên Chúa,
nếu tôi đã bắt đầu sống bên Chúa từ đời này.
bằng cuộc sống vui tươi hạnh phúc ở đời này.
Hạnh phúc khi hy sinh, tự hiến,
khi chịu thua thiệt, mất mát, lãng quên.
Hạnh phúc cả khi tưởng như không thể nào hạnh phúc được.
Hạnh phúc như thế gợi mở về hạnh phúc viên mãn đời sau.
Chúng ta không thể làm chứng về thiên đàng mai hậu
bằng một cuộc sống ủ rủ, buồn phiền.
Thiên đàng mai sau chớm nở từ bây giờ.
Tôi chỉ được hạnh phúc sống đời sau bên Chúa,
nếu tôi đã bắt đầu sống bên Chúa từ đời này.
Có một thiên đàng nho nhỏ ở trong tôi:
“Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến
và dựng nhà nơi người ấy” (Ga 14,24).
Tôi muốn xây những thiên đàng nho nhỏ ở quanh tôi,
nơi gia đình, bè bạn; nơi phố chợ, học đường…
mong có ngày cả trái đất này
ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa.
“Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến
và dựng nhà nơi người ấy” (Ga 14,24).
Tôi muốn xây những thiên đàng nho nhỏ ở quanh tôi,
nơi gia đình, bè bạn; nơi phố chợ, học đường…
mong có ngày cả trái đất này
ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã yêu trái đất này,
và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bị đát và cao cả của phận người.
Chúa đã yêu trái đất này,
và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bị đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời,
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất này,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất này,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không làm chúng con quên trời cao;
và những vẻ đẹp của trần gian
không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không làm chúng con quên trời cao;
và những vẻ đẹp của trần gian
không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1
THÁNG SÁU
Hơi
Thở Sự Sống
Bản
văn Thánh Kinh trong Sách Sáng Thế cho phép chúng ta hiểu rõ rằng con người –
được tạo thành như thế – khác hẳn với toàn thể thế giới hữu hình, nhất là khác
hẳn với thế giới động vật. Chính “hơi thở sự sống” đã làm cho con người có thể
biết các động vật, có thể đặt tên cho chúng – và có thể nhận ra mình khác với
chúng (St 2, 18 – 20).
Mặc
dù trình thuật Gia-vít về cuộc tạo dựng con người không nói đến “linh hồn”, ta
vẫn dễ dàng nhận ra từ trình thuật này rằng sự sống con người là một sự sống
siêu việt trên sự sống thuần túy chất thể của động vật, rằng sự sống vượt quá vật
chất để vươn tới chiều kích tinh thần. Đây chính là nền tảng cốt yếu của “hình ảnh
Thiên Chúa” mà bản văn Sáng Thế 1, 27 nói về.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
01-6
Chúa
Nhật VII Phục Sinh,
Chúa
Thăng Thiên
Cv
1, 1-11; Ep 1, 17-23; Mt 28, 16-20.
LỜI
SUY NIỆM: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới
đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ
nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy
đã truyền cho anh em”
Chúa
Giêsu, trước khi về cùng Chúa Cha, Chúa loan báo cho tất cả Tông Đồ của Chúa biết:
Chúa có toàn quyền trên trời dưới đất, và Chúa mời gọi tất cả những ai đã trở
thành môn đệ của Chúa, đều có bổn phận và trách nhiệm một cách tích cực loan
báo Tin Mừng và làm phép Rửa cho những ai tin, không những vậy mà còn phải truyền
dạy những điều mà Chúa đã truyền dạy qua Giáo Hội của Chúa. Với một niềm tin
vào sức mạnh là luôn có Chúa hiện diện với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng con làm thành một gia đình Công Giáo một cộng đoàn
yêu thương. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn sống với lời
truyền dạy của Chúa, để cứu rỗi các linh hồn.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
01-06: Thánh GIUSTINÔ
Tử
Đạo (+165)
Thánh
Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng
trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm
Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết
đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.
Trong
tác phẩm "Đối thoại với Tryphon" (Dialogus cum Tryphone), chính thánh
Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình: - Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người
theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng
sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết
của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn
uất: người ta không rao bán triết học.
Một
người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài: - Anh đã học âm nhạc, thiên văn và
địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải
biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được
những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.
Giustinô
chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên
Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: - Sau nhiều đàm luận,
tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới
tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.
Dầu
vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô,
Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ
hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh:
phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các
triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất
là phải cầu nguyện vì: - Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu
Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.
Theo
lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều.
Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưỏng của Ngài, Ngài mở
một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. - Tôi sẽ nói sự thật,
không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.
Gương
mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều: - Thấy họ kiên vững trước
cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái
lạc được nữa.
Ngài
sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy
Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc
tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày
nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo.
Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế
giá được thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo.
Từ
một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo. Thánh Giustinô đã không ngần
ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo
vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai
cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử
hình.
Giustinô
và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết
Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. - Không ai có lương tri mà lại bỏ
rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.
Thánh
nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các
bạn bi đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh
nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: - Mọi nguyên tắc
chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng
phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.
Ngài
còn nói: - Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những
lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để
ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các
Ngài.
(daminhvn.net)
01
Tháng Sáu
Con Người Khờ Khạo
Một
cuốn phim Pháp với tựa đề "Gigot", đã kể lại cuộc đời cao thượng
nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có
thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí. Ngày
ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống
qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi
nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang. Hằng
ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu,
chúng quấn quít bên người đến đó... Những con thú thương anh như một người bạn,
nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa. Mỗi khi cần có một
trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa
trong cơn say và làm trò hề cho họ.
Một
đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã
ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ
đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột. Anh dìu hai mẹ con
người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp,
anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười.
Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về
Chúa Giêsu... Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu
thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu
bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất
cho hai mẹ con người đàn bà...
Thế
nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của
mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô
tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà
thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của
nó... Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm
anh trượt té xuống một dòng sông... Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi
lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông... Sự cảm thông và
thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc
quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài
điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố... Nhưng từ
một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc,
khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi
nghĩ đến thân phận của anh.
Hôm
nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu.... Có
riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ
con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa...
Thiên
Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để
cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên
Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho
bằng mối tình của người chết vì người mình yêu...
"Chúng
sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua". Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập
giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái
chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét