Sứ
điệp Đức Thánh Cha gửi Tổ Chức Lao Động quốc tế
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu cộng đồng quốc tế giải
quyết nạn thất nghiệp của giới trẻ, đồng thời ngài tái lên án nạn lao động nô lệ
và buôn người.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự viên khóa họp thứ 103 của tổ chức Lao Động Quốc tế, khai diễn hôm 28-5-2014 và kéo dài đến ngày 12-6 tới đây tại Genève, Thụy Sĩ.
ĐTC ca ngợi tổ chức lao động quốc tế vì những đóng góp để duy trì phẩm giá của lao công con người trong bối cảnh sự phát triển xã hội và kinh tế, qua những cuộc thảo luận và cộng tác giữa các chính phủ, các công nhân viên và chủ nhân.
Đề cập đến nạn thất nghiệp đang làm cho những biên cương của nạn nghèo đói lan rộng trên thế giới, khiến cho nhiều người trẻ thất nghiệp lâm vào tình trạng nản chí, mất đi cảm thức tự trọng và thấy mình trở nên xa lạ trong xã hội, ĐTC viết: ”Khi hoạt động để có nhiều cơ hội hơn cho công ăn việc làm, chúng ta khẳng định xác tín theo đó chính ”nhờ công việc tự do, sáng tạo, tham gia và nâng đỡ nhau, mà con người biểu lộ vằ thăng tiến phẩm giá cuộc sống của họ” (Evangelii gaudium, 192).
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC tố giác thảm trạng vô số người nam nữ phải rời bỏ quê hương đi tìm công ăn việc làm. Họ thường gặp phải sự nghi kỵ và loại bỏ, không kể những thảm trạng và tai nạn. Dù trải qua bao hy sinh như thế, những người di dân nam nữ ấy thường không tìm được công việc xứng đáng và trở thành nạn nhân của sự hoàn cầu hóa thái độ dửng dưng, lãnh đạm. Tình trạng của họ cũng khiến họ gặp những nguy hiểm khác như nạn buôn người, cưỡng bách lao động và nô lệ. Thật là một điều không thể chấp nhận được vì trong thế giới chúng ta ngày nay, nạn lao động như nô lệ trở thành một điều thông thường” (Sứ điệp nhân ngày Thế giới Di Dân và Tị Nạn, 24-9-2013). Điều này không thể tiếp tục nữa!
ĐTC tái khẳng định rằng: ”Nạn buôn người là một ai ương, một tội ác chống lại toàn thể nhân loại. Đã đến lúc cần chung sức và cộng tác để giải thoát các nạn nhân và loại bỏ tội ác này đang làm thương tổn tất cả chúng ta, từ các gia đình riêng rẽ cho đến toàn thể cộng đoàn thế giới (Diễn văn trước các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh, 12-12-2013).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi củng cố các hình thức cộng tác hiện nay và thiết lập các phương thức mới để mở rộng tình liên đới. Điều này đòi phải tái nhấn mạnh phẩm giá của mỗi người, quyết tâm trong việc áp dụng các tiểu chuẩn quốc tế về lao động; đề ra kế hoạch phát triển qui trọng tâm về con người như tác nhân chủ yếu và là người đầu tiên được hưởng lao động, v.v... (SD 28-5-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự viên khóa họp thứ 103 của tổ chức Lao Động Quốc tế, khai diễn hôm 28-5-2014 và kéo dài đến ngày 12-6 tới đây tại Genève, Thụy Sĩ.
ĐTC ca ngợi tổ chức lao động quốc tế vì những đóng góp để duy trì phẩm giá của lao công con người trong bối cảnh sự phát triển xã hội và kinh tế, qua những cuộc thảo luận và cộng tác giữa các chính phủ, các công nhân viên và chủ nhân.
Đề cập đến nạn thất nghiệp đang làm cho những biên cương của nạn nghèo đói lan rộng trên thế giới, khiến cho nhiều người trẻ thất nghiệp lâm vào tình trạng nản chí, mất đi cảm thức tự trọng và thấy mình trở nên xa lạ trong xã hội, ĐTC viết: ”Khi hoạt động để có nhiều cơ hội hơn cho công ăn việc làm, chúng ta khẳng định xác tín theo đó chính ”nhờ công việc tự do, sáng tạo, tham gia và nâng đỡ nhau, mà con người biểu lộ vằ thăng tiến phẩm giá cuộc sống của họ” (Evangelii gaudium, 192).
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC tố giác thảm trạng vô số người nam nữ phải rời bỏ quê hương đi tìm công ăn việc làm. Họ thường gặp phải sự nghi kỵ và loại bỏ, không kể những thảm trạng và tai nạn. Dù trải qua bao hy sinh như thế, những người di dân nam nữ ấy thường không tìm được công việc xứng đáng và trở thành nạn nhân của sự hoàn cầu hóa thái độ dửng dưng, lãnh đạm. Tình trạng của họ cũng khiến họ gặp những nguy hiểm khác như nạn buôn người, cưỡng bách lao động và nô lệ. Thật là một điều không thể chấp nhận được vì trong thế giới chúng ta ngày nay, nạn lao động như nô lệ trở thành một điều thông thường” (Sứ điệp nhân ngày Thế giới Di Dân và Tị Nạn, 24-9-2013). Điều này không thể tiếp tục nữa!
ĐTC tái khẳng định rằng: ”Nạn buôn người là một ai ương, một tội ác chống lại toàn thể nhân loại. Đã đến lúc cần chung sức và cộng tác để giải thoát các nạn nhân và loại bỏ tội ác này đang làm thương tổn tất cả chúng ta, từ các gia đình riêng rẽ cho đến toàn thể cộng đoàn thế giới (Diễn văn trước các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh, 12-12-2013).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi củng cố các hình thức cộng tác hiện nay và thiết lập các phương thức mới để mở rộng tình liên đới. Điều này đòi phải tái nhấn mạnh phẩm giá của mỗi người, quyết tâm trong việc áp dụng các tiểu chuẩn quốc tế về lao động; đề ra kế hoạch phát triển qui trọng tâm về con người như tác nhân chủ yếu và là người đầu tiên được hưởng lao động, v.v... (SD 28-5-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét