12/06/2014
Thứ Năm sau Chúa Nhật
10 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) 1 V 18, 41-46
"Êlia
cầu nguyện và trời đổ mưa" (Gc 5, 18).
Trích
sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, Êlia tâu cùng Acáp rằng: "Xin bệ hạ lên ăn uống, vì tôi
nghe có tiếng mưa to". Acáp liền lên ăn uống. Phần Êlia, ông trèo lên đỉnh
núi Carmel, cúi mình xuống đất, gục mặt vào hai đầu gối. Ðoạn ông nói với người
đầy tớ rằng: "Hãy lên đây nhìn về phía biển". Người đầy tớ leo lên,
đưa mắt nhìn, rồi thưa ông: "Không có gì hết." Êlia lại nói với y:
"Cứ xem lại bảy lần". Ðến lần thứ bảy (nó báo:) "Kìa, có đám mây
nhỏ bằng vết chân người, từ biển kéo lên". Êlia liền bảo: "Hãy lên
tâu với Acáp chuẩn bị xe xuống gấp kẻo mắc mưa". Ðang lúc vua còn loay
hoay thì bỗng trời tối om, mây bao phủ, gió thổi lên, trời đổ mưa như trút.
Acáp lên xe đi Giêrahel. Tay Chúa phù hộ Êlia: Ông thắt lưng chạy trước Acáp
cho đến khi tới Giêrahel.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 64, 10abcd. 10e-11. 12-13
Ðáp: Lạy Chúa,
Chúa đáng ca tụng trên núi Sion (c. 2a).
Xướng:
1) Chúa đã viếng thăm ruộng đất và tưới giội, Ngài làm cho đất trở nên phong
phú bội phần. Sông ngòi của Thiên Chúa tràn trề nước, Ngài đã chuẩn bị cho
thiên hạ có lúa mì. - Ðáp.
2)
Vì Ngài đã chuẩn bị như thế này cho ruộng đất: Ngài đã tưới giội nước vào những
luống cày, và Ngài san bằng mô cao của ruộng đất, Ngài làm cho đất mềm bởi thấm
nước mưa, Ngài chúc phúc cho mầm cây trong đất. - Ðáp.
3)
Chúa đã ban cho năm hồng ân, và lốt xe ngự giá của Người khơi nguồn phong phú.
Ðống đất hoang vu có nước chảy đầm đìa, và các đồi núi bận xiêm y hoan hỉ. -
Ðáp.
Alleluia:
Ga 14, 29
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy
sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 5, 20-26
"Bất
cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính
hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu.
"Các
con đã nghe dạy người xưa rằng: "Không được giết người. Ai giết người, sẽ
bị luận phạt nơi toà án". Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ
với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc",
thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa
địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có
điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với
người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ
thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan
toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật
cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối
cùng!"
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Sự
thánh thiện đích thực
Chân
phước Marchello, một kỹ nghệ gia giàu có người Italia, đã bán hết tất cả gia sản
và sang Châu Mỹ La tinh phục vụ những người phong cùi, có kể lại câu chuyện như
sau: tại một viện bài phung giữa rừng già miền Amazone, có một người đàn bà thoạt
nhìn qua ai cũng thấy đáng thương. Từ nhiều năm qua, vì phong cùi, bà bị chồng
con bỏ rơi, bà sống đơn độc trong một túp lều gỗ, mặt mũi đã bị đục khoét đến độ
không còn hình tượng con người nữa.
Mang
đến cho bà vài món quà, chân phước Marchello hỏi bà:
-
Bà làm gì suốt ngày? Có ai đến thăm bà không?
Người
đàn bà trả lời:
-
Tôi sống đơn độc một mình. Tôi không còn làm được gì nữa, tay chân bại liệt, mắt
mũi lại chẳng còn trông thấy gì nữa.
Marchello
tỏ ra cảm thông trước nỗi khổ của bà, ngài hỏi:
-
Vậy chắc bà phải cô đơn buồn chán lắm phải không?
Người
đàn bà liền nói:
-
Thưa ngài, không. Tôi cô độc thì có, nhưng tôi không hề cảm thấy buồn hoặc bị bỏ
rơi, bởi vì tôi cầu nguyện suốt ngày và tôi luôn cảm thấy có Chúa bên cạnh.
Ngạc
nhiên về lòng tin của bà, chân phước Marchello hỏi tiếp:
-
Thế bà cầu nguyện cho ai?
Người
đàn bà như mở to được đôi mắt mù lòa, bà nói:
-
Tôi cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng, cho các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ. Tôi cầu
nguyện cho những người phong cùi bị bỏ rơi, cho các trẻ em mồ côi, cho tất cả
những ai giúp đỡ trung tâm này.
Chân
phước Marchello ngắt lời bà:
-
Bà không cầu nguyện cho bà sao?
Với
một nụ cười rạng rỡ, người đàn bà quả quyết:
-
Tôi chỉ cầu nguyện cho những người khác mà thôi, bởi vì khi người khác được hạnh
phúc, thì tôi cũng được hạnh phúc.
Thái
độ sống và cầu nguyện của người đàn bà phong cùi trên đây minh họa cho sự thánh
thiện đích thực là người chỉ sống cho người khác, lấy hạnh phúc của người khác
làm của mình. Ðể có được thái độ như thế, chắc chắn phải có một đức tin sâu xa,
một đức tin luôn đòi hỏi con người nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong mọi
người và yêu thương mọi người. Như vậy, thánh thiện và bác ái cũng là một:
thánh thiện mà không có bác ái là thánh thiện giả hình.
Chúa
Giêsu đã đến để đem lại cho sự thánh thiện một nội dung đích thực. Ngài đề ra một
mẫu mực thánh thiện hoàn toàn khác với quan niệm và thực hành của người Biệt
Phái và Luật Sĩ, tức là những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó. Theo họ, thánh thiện
là chu toàn một cách chi li và máy móc những luật lệ đã được quy định mà không
màng đến linh hồn của lề luật là lòng bác ái; họ có thể trung thành tuyệt đối với
những qui luật về ăn chay và cầu nguyện, nhưng lại sẵn sàng khước từ và loại bỏ
tha nhân.
Ðả
phá quan niệm và cách thực hành của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, Chúa
Giêsu đưa bác ái vào trọng tâm của lề luật; hay đúng hơn, Ngài tóm lại tất cả lề
luật thành một luật duy nhất, đó là lòng bác ái. Ai muốn làm môn đệ Ngài, người
đó phải vượt qua quan niệm và cách thực hành đạo của những người Biệt Phái và
Luật Sĩ, nghĩa là cần phải lấy bác ái làm linh hồn và động lực cho toàn cuộc sống:
"Nếu các con không ăn ở công chính hơn những Biệt Phái và Luật Sĩ, thì sẽ
chẳng được vào Nước Trời."
Quả
thật, nếu an bình, hân hoan, hạnh phúc là thể hiện của Nước Trời ngay trong cuộc
sống này, thì chúng ta chỉ được vào Nước Trời, nếu chúng ta biết sống cho tha
nhân mà thôi. Sống vui và hạnh phúc, phải chăng không là mơ ước của mọi người,
nhưng liệu mỗi người có ý thức rằng bí quyết của hạnh phúc và niềm vui ấy chính
là sống cho tha nhân không? Kỳ thực, các thánh là những người đạt được niềm vui
và hạnh phúc ấy ngay từ cuộc sống này. Người Tây phương đã chẳng nói: "Một
vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn" đó sao?
Nguyện
xin Chúa cho chúng ta luôn biết tìm kiếm và cảm mến được niềm vui và hạnh phúc
đích thực trong yêu thương và phục vụ.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 10 Thường
Niên, Năm Chẵn
Bài đọc: 1 Kgs 19:9a,
11-16; Mt 5:27-32.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người phải
theo cách thức và đường lối của Thiên Chúa.
Thiên
Chúa dựng nên tất cả mọi sự là cho một mục đích. Khi con người biết xử dụng tạo
vật Chúa dựng nên theo như mục đích Ngài muốn, nó sẽ sinh lợi ích cho con người;
nếu con người xử dụng nó trái với mục đích Thiên Chúa muốn, nó sẽ trở thành điều
tai hại cho con người.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người phải theo cách thức và đường lối
của Thiên Chúa, chứ không được tự do làm theo ý con người muốn. Trong Bài Đọc
I, ngôn sứ Elijah buồn giận vì những cố gắng của ông không đem lại kết quả như lòng
ông mong muốn. Đức Chúa hiện ra với ông trong tiếng gió để an ủi và cũng để báo
cho ông biết: bổn phận của ngôn sứ là phải làm những gì Thiên muốn và theo cách
thức của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kết án những ai lạm dụng những chi thể
của thân xác để phạm tội ngoại tình trong tư tưởng. Ngài cũng lên án những ai
không trung thành giữ giao ước hôn nhân họ đã hứa với Thiên Chúa và với người
phối ngẫu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Ngôn sứ phải làm theo ý của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
1.1/
Elijah giận dữ vì hoàn cảnh xảy ra không theo cách thức của ông.
(1)
Phê bình văn bản: Câu
9b-11a không thể ở trong bản nguyên thủy vì:
-
9b-10 lặp lại 13b-14
-
Đức Chúa chưa đi qua, làm sao Đức Chúa nói với Elijah (11a)? Trừ phi đó là lời
của sứ thần của Đức Chúa.
(2)
Lý do làm Elijah buồn giận: Ông là người thích những gì gay cấn. Ông muốn Đức Chúa làm những
truyện đại sự như đóng cửa trời không cho mưa và khiến lửa từ trời xuống thiêu
rụi của lễ... Thiên Chúa muốn dạy ông một bài học trong lần hiện ra hôm nay: Cả
ba trường hợp kinh hồn xảy ra, nhưng Đức Chúa không ở trong đó như Elijah nghĩ: “Gió
to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không
ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa không ở trong trận động
đất. Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa.”
Sau
lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng đó, ông Elijah lấy áo choàng che mặt,
rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Ông không nghĩ Đức Chúa sẽ đến trong cơn gió nhẹ
nhàng, nhưng Đức Chúa đã tới. Ngài hỏi ông: "Elijah, ngươi làm gì ở
đây?" Câu hỏi của Đức Chúa vừa mang sự khiển trách vừa mang tính an ủi.
Ngài biết tất cả những gì đang xảy ra trong tâm hồn ông. Câu trả lời của Elijah
mang tính hờn giận: "Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo
binh, nung nấu con, vì con cái Israel đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ,
dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ sót lại một mình con mà họ đang
lùng bắt để lấy mạng con."
Ngôn
sứ của Thiên Chúa dễ dàng rơi vào tình trạng như Elijah, vì thấy những cố gắng
của mình không mang lại kết quả; nhưng họ chỉ nhìn thấy kết quả khi Thiên Chúa
cho nhìn thấy, thường là khi đã chết rồi.
1.2/
Đức Chúa truyền cho ngôn sứ Elijah phải làm theo ý của Ngài: Đức Chúa không để ý
đến những lời hờn giận của Elijah; nhưng Ngài trao cho ông 3 sứ vụ mới:
"Ngươi hãy đi con đường ngươi đã đi trước qua sa mạc cho tới Damascus mà về.
Tới nơi, ngươi sẽ xức dầu phong Hazael làm vua Syria; còn Jehu con của Nimshi,
ngươi sẽ xức dầu tấn phong nó làm vua Israel. Elisah con Shaphat, người
Abelmeholah, ngươi sẽ xức dầu tấn phong nó làm ngôn sứ thay cho ngươi.” Việc
trao 3 sứ vụ này cho chúng ta thấy sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa.
Ngài dùng con người trong một thời gian rồi lại chuyển giao nhiệm vụ cho người
khác. Qua ba việc này, Ngài đang chuẩn bị tất cả những người sẽ thay thế cho
vua Syria, vua Israel, và cho cả Elijah.
2/
Phúc Âm:
Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình.
2.1/
Ngoại tình trong tư tưởng: Hai yếu tố chính cấu thành Bí-tích Hôn Phối: (1) để hai người
yêu thương nhau; và (2) để sinh sản con cái cho Thiên Chúa. Tình dục không bao
giờ là mục đích chính của hôn nhân, nhưng chỉ là hậu quả của tình yêu giữa hai
người. Hiểu thần học về hôn nhân như thế, khi con người lấy nhau, mục đích
chính là vì yêu thương: vì yêu mến Thiên Chúa, họ tỏ tình yêu thương cho nhau
và cho con cái. Họ dùng thân thể mình để diễn tả tình yêu Thiên Chúa cho nhau.
Vì thế, họ phải trung thành yêu thương nhau suốt đời, như Luật dạy: Chớ ngoại
tình.
Không
những thế, họ còn phải cẩn thận tránh xa những dịp làm thương tổn đến tình yêu
đối với Thiên Chúa và đối với người phối ngẫu của mình. Thiên Chúa quá biết từ
ước muốn sẽ dẫn tới hành động, nên Ngài muốn con người phải biết kiểm soát luôn
cả ước muốn của mình. Vì thế, Chúa dạy: "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết:
ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.''
2.2/
Tránh những dịp gây nguy hiểm cho phần rỗi linh hồn: Chúng ta không thể
hiểu theo nghĩa đen câu Chúa nói: "Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa
ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân
bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt
mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục."
Nếu hiểu như thế, con người chúng ta chẳng còn gì để loại bỏ, và cũng chẳng sống
được. Điều Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến phần
rỗi linh hồn. Nếu những gì chúng ta đang có mà nó gây nguy hiểm cho phần rỗi,
hãy mạnh dạn vứt đi, thà đừng có còn hơn. Chúng ta phải mạnh dạn loại bỏ tất cả
những thứ không có lợi đó như: xem xi-nê, phim ảnh, party, và nhất là tứ đổ tường.
2.3/
Vợ chồng phải trung thành với nhau suốt đời: Khi con người lãnh nhận Bí-tích
Hôn Phối, họ hứa sẽ trung thành với nhau suốt đời; và họ biết: “Sự gì Thiên
Chúa đã kết hợp, con người không thể phân ly.” Moses cho phép ly dị là vì sự cứng
lòng của con người (Mt 19:8). Giáo Hội cho phép ly dị trong những trường hợp đặc
biệt cũng là cho sự yếu đuối của con người mà thôi.
Chúa
Giêsu còn đi xa hơn: “Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người
đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.” Người ly dị vợ cũng phải mang thêm
một tội là làm cớ cho vợ ngoại tình. Người ăn ở với người đàn bà bị rẫy đó cũng
phạm tội ngoại tình luôn. Điều này dẫn chứng cho chúng ta thấy, tội rất ít khi
dừng lại ở chỗ làm thiệt hại cá nhân, nhưng bành trướng rộng tới gia đình và xã
hội.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thiên Chúa ban cho chúng ta mỗi người một thân xác, không phải là để hưởng thụ;
nhưng để mưu cầu ơn cứu độ cho chính mình và cho tha nhân.
-
Chúng ta phải biết dùng các chi thể của thân xác chúng ta cho việc rao giảng
Tin Mừng và mở mang Nước Chúa. Nếu chúng ta không biết cách dùng, chúng sẽ trở
nên bằng chứng để buộc tội chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 10 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Mt 5,20-26
A. Hạt giống...
Chúa Giêsu đề ra lý tưởng sống cho người môn đệ :
Phải công chính hơn những người biệt phái. Công chính của biệt phái là lo giữ
luật cách chín chắn không sơ sót chút nào cả, nhưng họ giữ luật một cách máy
móc không chút tâm tình. Còn sự công chính của các môn đệ Chúa là giữ mọi khoản
luật với tâm tình yêu thương, thương người như anh em và thương Chúa như cha
mình.
Sau đó Chúa Giêsu đưa thí dụ về cách giữ một số
khoản luật :
- Luật "không được giết người" : môn đệ
Chúa không chỉ tránh giết người mà còn phải cố gắng sống với mọi người bằng
tình anh em, vì thế không nên phẫn nộ với anh em, không nên chửi rủa anh em.
- Luật dâng lễ vật : lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa
nhất là cuộc sống đầy tình yêu thương. Do đó trước khi dâng lễ vật, phải lo hoà
giải với những anh em nào có chuyện bất hoà với mình.
B.... nẩy mầm.
1. Có hai thứ thước để đo mức công chính : thước
đo của người biệt phái là xem mình có giữ luật đàng hoàng không ; thước đo của
người môn đệ Chúa là xét xem mình có sống trọn tình thương không. Tôi thường
dùng thứ thước nào ?
2. Cách nói cường điệu của Chúa Giêsu khi giải
thích khoản luật "chớ giết người" cho tôi thấy thêm được rằng giận,
mắng và chửi một người anh chị em cũng là một cách giết chết người đó. Giết
chết người anh em bởi vì tôi không coi người đó là anh em nữa nên mới nặng lời
như thế. Trong lòng tôi "người anh em" kể như đã chết rồi, chỉ còn là
một người dưng, một kẻ thù.
3. Nếu Chúa đã coi việc làm hoà trọng hơn của lễ,
thì tôi có biết bao của lễ có sẵn hằng ngày trong cuộc sống chung đụng và nhiều
va chạm này. Sao tôi không dâng cho Chúa ?
4. "Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng :
chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà" (Mt 5,21)
Phần lớn chúng tôi, những người trẻ, không giết
người nhưng lại thường "giết" mình. Tội ấy có đáng xét xử không ?
Chúng tôi ít khi hỏi mình như thế bởi còn mải đắm say với men rượu, men tình...
trong những cuộc ăn chơi phóng túng. Kết cuộc là huỷ hoại thể xác và tâm hồn,
trí não và tương lai của mình cách thảm hại.
Lạy Chúa, xin cho giới trẻ chúng con biết quý
trọng sự sống, và giúp nhau vun trồng sự sống, sự sống mà Thiên Chúa đã trao
ban cho chúng con. (Hosanna)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp.Cần Thơ
12/06/14 THỨ NĂM TUẦN 10 TN
Mt 5,20-26
Mt 5,20-26
Suy niệm: “Bài Giảng Trên Núi” hay cũng là kim chỉ nam
cho lối sống người Ki-tô hữu đặt ra cho các tín hữu những chuẩn mực xem ra thật
khắt khe so với quan niệm thông thường người đời: không đợi đến lúc có hành vi
cố sát mới bị ra tòa mà chỉ mới giận ghét anh em mình, mắng họ ‘đồ ngốc’, chửi
họ ‘quân phản đạo’ thì kể là có tội rồi. Bởi vì đối với Chúa Giê-su, mỗi con
người cho dù họ là gì đi nữa, họ đều là con của Thiên Chúa, họ có một nhân phẩm
cao quí mà người khác phải kính trọng. Chúa Giê-su là gương mẫu cho ta về sự
yêu thương và tôn trọng con người, nhất là những người bé nhỏ, tội lỗi, nghèo
khổ. Ngài chết để phục hồi cho con người phẩm giá làm con cái Chúa. Ngài đổ
tràn Thánh Thần tình yêu vào lòng chúng ta để chúng ta yêu thương mọi người như
Chúa đã yêu.
Mời Bạn: Người
đời chạy theo những lối sống bất chấp giới răn của Chúa. Họ đề cao quyền
con người nhưng lại chủ trương giết hại thai nhi trong lòng mẹ. Nếu người đời
coi khinh Thiên Chúa, gạt bỏ Ngài ra khỏi đời sống của họ, thì Ki-tô hữu yêu
mến tôn thờ Chúa và trung thành tuân giữ giới răn Chúa, lấy đó làm niềm vui và
hạnh phúc cho tâm hồn mình.
Sống Lời Chúa: Tôi
siêng năng đọc, suy gẫm Lời Chúa và trung thành tuân giữ Lời Ngài dù có phải đi
ngược với trào lưu của thế gian.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, vì yêu thương chúng con, Chúa đã dạy chúng con
tuân giữ các giới răn của Chúa. Xin cho chúng con an tâm bước đi theo Chúa, tin
tưởng rằng Chúa là ánh sáng chân lý soi đường cho chúng con.
Chớ giết người
Kitô hữu được mời gọi tôn trọng nhân vị của từng
người, trong trái tim, trong lời nói cũng như hành động, vì mỗi người mang hình
ảnh của chính Thiên Chúa.
Suy niệm:
“Chớ giết người”, đó là một
trong những giới luật quan trọng.
Dân Do thái đã nhận giới
luật này từ Thiên Chúa
qua trung gian ông Môsê trên
núi Xinai (Xh 20, 13; Đnl 5, 17).
Đức Giêsu không đến để bãi
bỏ Luật Môsê.
Ngài nâng Luật này lên một
tầng cao mới.
Không phải chỉ hành vi giết
người mới là tội.
Ngay cả ai giận ghét anh em
trong lòng
và biểu lộ ra bằng những lời
nhục mạ, mắng chửi,
cũng phải chịu những hình
phạt tương tự (c. 22).
Đức Giêsu đẩy giới răn này
đến chỗ triệt để, tận căn.
Ngài tìm về cội nguồn của
hành vi sát nhân nơi tâm con người.
Nếu lòng con người không còn
giận ghét anh em,
và lời nói giữ được sự kính
trọng, ôn hòa,
thì tội giết người hoàn toàn
có thể tránh được.
Sống với nhau tránh sao khỏi
những tranh chấp, cọ sát.
Đi làm hòa với người anh em
trong cộng đoàn là điều khẩn trương.
Thậm chí phải để lại lễ vật
sắp dâng trước bàn thánh
mà đi làm hòa với một người
anh em đang bất bình với mình,
rồi sau đó mới trở lại dâng
lễ vật cho Chúa (cc. 23-24).
Phải chăng người ta chỉ đến
được với Chúa và được đoái nhận lễ vật
khi người ta đến được với
anh em trong sự an hòa thứ tha?
Để đến được với người đang
xích mích với mình,
cần khiêm hạ, ra khỏi mình
và lên đường đến với người ấy.
Đi bước trước để đến với
người khác, dù lỗi không thuộc về mình,
đó là cách làm hòa và làm
lành những vết thương.
Hòa giải với tha nhân phải
được coi là việc cần làm ngay
trước khi ta có thể hiệp
thông với Thiên Chúa qua việc dâng của lễ.
“Chớ giết người”, giới răn
này xem ra bị coi nhẹ trong thế giới hôm nay,
một thế giới tự hào là văn
minh, nhưng mạng sống con người bị rẻ rúng.
Những vụ phá thai, những tai
nạn xe cộ mỗi ngày,
những cuộc chiến không ngừng
giữa các quốc gia thù nghịch.
Bao cuộc khủng bố đã làm
hàng ngàn người chết.
Những tội ác diệt chủng đã
xóa sổ cả triệu con người.
“Chớ giết mình”, con người
cũng không biết quý mạng sống mình.
Những vụ tự tử, những cái
chết do sử dụng ma túy hay ăn chơi,
những bệnh tật do con người
tự phá hoại thân xác mình.
Cain đã giết em là Abel vì
ghen tương và giận dữ.
Tội ác đó vẫn xuất hiện mãi
trên mặt đất cho đến nay.
Làm thế nào để ta biết trân
trọng sự sống của người khác và của mình?
Làm thế nào để Thiên Chúa
được nhìn nhận như Chủ Tể của sự sống?
Kitô hữu được mời gọi tôn
trọng nhân vị của từng người,
trong trái tim, trong lời
nói cũng như hành động,
vì mỗi người mang hình ảnh
của chính Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm
thầm.
Giữa một thế giới say mê
thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương
tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe
phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và
đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng
rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi
người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu
tinh ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng
con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế
giới.
Xin dạy chúng con biết yêu
như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho
tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự
hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người
bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Giết người
thì ở đâu và thời nào cũng là tội nặng, vì Chúa mới là chủ sự sống. Đó là công
lý.
Lời Chúa
dạy trong bài Tin Mừng hôm nay còn vượt trên công lý nữa. Công lý hay luật pháp
chỉ buộc tội khi một người phạm tội bằng hành vi cụ thể. Còn Chúa thì đi xa
hơn, Chúa ngăn chặn ngay từ nguyên nhân, nguồn gốc đưa đến tội giết người. Vì
thế, “Ai giận anh em mình thì đáng bị tòa xét xử, ai mắng chửi anh em là đồ
ngốc thì sẽ bị lên án trước công nghị và ai mắng chửi anh em mình là khùng thì
đáng lửa trầm luân”.
Đúng như
Lời Chúa nói:
Giận dỗi
chính là nguyên nhân đưa đến tội giết người. Vì khi ta giận ai là ta muốn cho
người đó khuất mắt ta; ta không muốn người đó hiện diện trên cõi đời này nữa.
Cho nên giận như vậy thì chẳng khác nào giết người không dao.
Cũng thế,
khi ta mắng chửi anh em là đồ ngốc là khùng thì chẳng khác nào ta xem thường
anh em mình, để rồi hạ thấp họ xuống hàng con vật, không đáng là người nữa.
Hành vi như thế là chiếm đoạt quyền phán xét của Thiên Chúa, nên đáng bị lửa
hỏa ngục thiêu đốt.
Như vậy,
để khỏi bị Thiên Chúa luận phạt và kết án, chúng ta phải có lòng quảng đại tha
thứ. Tha thứ là điều kiện để tôn vinh Thiên Chúa một cách xứng đáng: "Nếu
ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ anh em đang có điều bất bình với
ngươi, hãy đặt của lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em trước, rồi hãy
đến mà dâng của lễ". Tha thứ là cách ta hàn gắn lại những vết
thương lòng của ta và cho tha nhân. Tha thứ cũng là cách chúng ta bắt đầu lại
mối tương quan tốt đẹp với anh em mình.
Xin Chúa
cho chúng con biết giữ tâm hồn và môi miệng cẩn trọng để khỏi sa vào tội giết
người không gươm.
Xin
Chúa cũng dạy chúng con biết yêu thương và tha thứ, như Chúa đã từng yêu thương
và tha thứ cho chúng con. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
12
THÁNG SÁU
Chúng
Ta Quyết Định Vận Mệnh Của Chính Mình
Công
Đồng Vatican II diễn tả cùng sự thật ấy về con người bằng những ngôn từ vừa bất
hủ vừa rất chính xác đối với thời đại hôm nay: “Con người chỉ có thể quay về với
sự thiện một cách tự do … Phẩm giá con người đòi họ phải hành động theo sự lựa
chọn ý thức và tự do” (MV 17). “Nhờ có nội giới, con người vượt trên mọi vật.
Khi quay về với lòng mình tức là họ trở về với nội giới thâm sâu này, ở đó
Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn, đang chờ đợi họ; và cũng chính nơi đó con
người tự định đoạt về vận mệnh riêng của mình dưới con mắt của Thiên Chúa” (MV
14).
Sự
tự do đích thực của con người là sự tự do đặt nền tảng trên sự thật. Từ nguyên
thủy, sự tự do này đã mạc khải hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người. Vâng, sự
thật giải phóng con người để con người trở nên chính mình một cách viên mãn
trong Đức Kitô.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
12-6
1V
18, 41-46; Mt 5, 20-26.
LỜI
SUY NIỆM: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công
chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”
Những
người Kinh sư và người Pharisêu, họ tự hào là những người hiểu Luật và đã giữ
luật một cách nghiêm túc, hoàn hảo nhất trong dân, cũng là thầy dạy luật cho
dân, họ lấy luật để tự đánh giá đề cao mình, nhưng lại đoán xét, để kết án người
anh em. Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta phải sống đạo, là đem những Lời Chúa ra
thực hành trong đời sống của mình và giúp người anh em sống đạo tốt hơn, để
cùng nhau kiến tạo một xã hội hạnh phúc.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đang đòi hỏi chúng con sống khiêm nhường, yêu thương và phục vụ;
để trở nên công chính; để được vào Nước Trời. Xin cho mọi thành viên trong gia
đình chúng con hiểu Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống.
Mạnh
Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét