Ơn kính sợ Thiên Chúa
Ơn kính sợ Thiên Chúa.
Vatican (Vat. 11-06-2014) - Ơn kính
sợ Thiên Chúa nhắc cho chúng ta biết chúng ta nhỏ bé chừng nào trước Thiên Chúa
và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là phó mình trong tay Người
với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng.
Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói như
trên với tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung
sáng thư tư 11 tháng 6 năm 2014 tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Ðức Thánh Cha đã
giải thích ý nghĩa ơn thứ bẩy Chúa Thánh Thần ban cho tín hữu là ơn kính sợ
Thiên Chúa. Nó không có nghĩa là sợ hãi Thiên Chúa Toàn Năng và Thánh Thiện:
bởi chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha, Ðấng yêu thương chúng ta và muốn cho
chúng ta được cứu rỗi, vì thế không có lý do để sợ hãi Người. Trái lại, sự kính
sợ Thiên Chúa là ơn nhắc nhở cho chuưng ta biết sự bẻ nhỏ của mình trước mặt
Thiên Chúa và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là ở chỗ phó mình
trong tay Người với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng. Ðức Thánh Cha
giải thích như sau:
Khi Chúa Thánh Thần ngự trong con
tim chúng ta, Người đổ tràn đầy sự an ủi và binh an cho chúng ta, và đưa chúng
ta tới chỗ cảm thấy như chúng ta là, nghĩa là bé nhỏ - với thái độ mà Chúa
Giêsu nhắn nhủ trong Tin Mừng - của người phó thác tất cả các âu lo và chờ đợi
cho Chúa, và cảm thấy được bao bọc và nâng đỡ bởi hơi ấm và sự chở che của
Người, y như một đứa bé với cha mình vậy! Ðó là tâm tình, là điều Chúa Thánh
Thần làm trong con tim chúng ta: khiến cho chúng ta cảm thấy mình là trẻ em
trong tay người cha của chúng ta. Như thế trong nghĩa này chúng ta hiểu rõ ràng
sự kính sợ Thiên Chúa có trong chúng ta hình thái của sự ngoan ngoãn, biết ơn,
chúc tụng, và khiến cho chúng con tim chúng ta được tràn đầy hy vọng. Thất thế,
biết bao lần chúng ta không tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa và chúng ta
nhận ra rằng chúng ta không có khả năng bao đảm cho chính mình sự hạnh phúc và
cuộc sống vĩnh cửu.
Tuy nhiên, chính trong kinh nghiệm
về các hạn hẹp và sự nghèo nàn của chúng ta mà Thần Khí cũng cố chúng ta và làm
cho chúng ta nhận thức được rằng điều quan trọng duy nhất là để cho Chúa Giêsu
hướng dẫn trong cánh tay của Chúa Cha. Ðiều này giải thích tại sao chúng ta lại
cần đến ơn này của Chúa Thánh Thần như vậy. Ơn kính sợ Thiên Chúa khiến cho
chúng ta ý thức rằng tất cả đến từ ơn thánh và sức mạnh đích thật duy nhất của
chúng ta là theo Chúa Giêsu và để cho Thiên Chúa Cha có thể đổ trên chúng ta
lòng lành và sự thương xót của Người. Rộng mở con tim để lòng lành và sự thương
xót của Thiên Chúa đến với chúng ta. Ðó là điều Chúa Thánh Thần làm với ơn kính
sợ Thiên Chúa: mở các con tim. Con tim mở rộng để ơn tha thứ, lòng thương xót,
lòng lành và các vuốt vẻ của Thiên Chúa Cha đến với chúng ta, bởi vì chúng ta
là các người con được yêu thương vô cùng. Ðồng thời nó củng cố sự tin tưởng và
đức tin của chúng ta, vì nó làm cho chúng ta nhận thức rằng cuộc sống chúng ta
ở trong tay Thiên Chúa. Không có ánh sáng và sự nâng đỡ này chúng ta sẽ rơi vào
cảnh âu lo và ngã lòng không thể tránh được.
Khi được ơn kính sợ Thiên Chúa thấm
nhập, chúng ta được đưa tới chỗ theo Chúa với lòng khiêm nhường, ngoan ngoãn và
vâng phục. Nhưng không phải với thái độ chịu trận và thụ động, hay than vãn, mà
với sự kinh ngạc và niềm vui, niềm vui của một người con nhận ra rằng mình được
Cha phục vụ và yêu thương. Như vậy sự kính sợ Thiên Chúa không khiến cho chúng
ta trở thành các kitô hữu nhút nhát, lụy phục, nhưng làm nảy sinh ra trong
chúng ta lòng can đạm và ssc mạnh. Nó là một ơn khiến cho chúng ta là các tín
hữu kitô xác tín, hăng say, không vâng phục Chúa vì sợ hãi, nhưng bởi vì cảm
động và bị chính phục bới tình yêu của Người. Bị tình yêu của Thiên Chúa chinh
phục: đó là một điều hay đẹp! Ðể cho mình bị chinh phục bởi tình yêu này của
Cha: người yêu thương chúng ta biết bao! Người yêu thương chúng ta với tất cả
con tim của Người. Nhưng chúng ta cũng hãy chú ý, bởi vì ơn của Thiên Chúa cũng
là một "lời báo động" trước sự lì lợm trong tội lỗi. Ðức Thánh Cha
giải thích thái độ này như sau:
Khi một người sống trong sự dữ, khi
một người nói phạm thượng chống lại Thiên Chúa, khi nó khai thác người khác,
khi nó là bạo chúa đối với họ, khi nó chỉ sống vì tiền, vì sự phù vân hay quyền
lực hoặc kiêu căng, thì khi đó sự kính sợ Thiên Chúa báo động chúng ta: hãy coi
chừng! Với tất cả quyền lực này, với tất cả tiền bạc này, với tất cả sự kiêu
căng của ngươi, với tất cả phù vân của của ngươi, ngươi sẽ không hạnh phúc đâu.
Chẳng có ai có thể đem theo vào cuộc sống bên kia tiền bạc, quyền lực, sự phù
vân và lòng kiêu căng cả. Chúng ta chỉ có thế đem theo tình yêu thương mà Thiên
Chúa Cha ban cho chúng ta, các vuốt ve mà chúng ta đã chấp nhận và nhận được từ
Thiên Chúa với tình yêu thương. Và chúng ta có thể đem theo những gì chúng ta
đã làm cho người khác. Vậy hãy coi chừng! Ðừng đặt hy vọng nơi tiền bạc, nơi sự
kiêu căng, nơi quyền bính, nơi sự phù vân: những thứ đó khộng thể hứa hẹn với
chúng ta cái gì hết! Và như thế bạn kết thúc xấu cuộc đời mình. Chẳng hạn tôi
nghĩ tới những người có trách nhiệm trên người khác và để cho mình trở thành
gian tham hối lộ: Anh chị em nghĩ rằng một người gian tham hối lộ sẽ hạnh phúc
ở đời sau sao? Không đâu, nhưng tất cả hậu qủa của hối lộ đã làm hư thối con
tim nó, nó sẽ khó mà đi đến với Chúa. Tôi nghĩ tới tất cả những kẻ sống nhờ
việc buôn bán người và việc làm nô lệ: anh chị em nghĩ rằng những người như thế
có trong tim tình yêu của Thiên Chúa hay sao, một người khai thác bỏc lột người
khác, một người người khác công việc của người khác như nộ lệ? Không, họ không
kính sợ Thiên Chúa. Và họ không hạnh phúc: họ không hạnh phúc. Tôi nghĩ tới
những kẻ chế tạo vũ khí để gây chiến tranh. Anh chị em hãy nghĩ coi, đó là cái
nghề gì vậy? Nhưng tôi chắc chắn là nếu bây giờ tôi hỏi câu này: Giữa anh chị
em có bao nhiêu người chế tạo khí giới? Không có ai hết, không có ai hết: bởi
vì những người này thì không tới để lắng nghe Lời Chúa đâu. Những người này chế
tạo sự chết, buôn bán cái chết. Ước chi sự kính sợ Thiên Chúa khiến cho họ hiểu
rằng một ngày kia mọi sự sẽ hết và họ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa.
Rồi Ðức Thánh Cha kết luận bài huấn
dụ như sau Các bạn thân mến, Thánh vinh 34 khiến cho chúng ta cầu nguyện như
thế này: "Người nghèo này kêu lên và Chúa lắng nghe lời. Ngài cứu ho khỏi
mọi lo lắng. Sứ thần Chúa đóng trại chung quanh những ai kính sợ Người và giải
thoát họ" (Tv 34,7-8). Chúng ta hãy xin Chúa ơn hợp tiếng với người nghèo,
để đón nhận ơn kính sợ Thiên Chúa, và có thể cùng họ được mặc lấy lòng thương
xót và tình yêu của Thiên Chúa, là Cha, là Thân Phụ của chúng ta, là Cha chúng
ta.
Trước khi bắt đầu buổi tiếp kiên
Ðức Thánh Cha đã đến đại thính đường Phaolô VI chào hàng trăm người tàn tật,
trong đó có hàng chục trẻ em ngồi trên xe lăn. Ngài vuốt ve nói chuyện và hôn
các em. Các người tàn tật đã theo dõi buổi tiếp kiến trên màn truyền hình khổng
lồ trong đại thính đường Phaolô VI, vì bên ngoài trời mùa hè Roma rất nóng.
Ðức Thánh Cha đã đặc biệt chào tín
hữu đến từ các nước Nam Hàn, Malaysia, Philippines, Nhật Bản, và Australia,
cũng như các nhóm Nicaragua, El Salvador, Mêhicô, Argentina và Brasil. Ngài
cũng xin tín hữu cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cầu chuyện cho hàng chục
triệu trẻ em lao động nhân ngày 12-6 là Ngày Quốc Tế trẻ em lao động, bị khai
thác bóc lột sừc lực và đối xử tàn tệ.
Trong hàng trăm nhóm Ialia có đoàn
hành hương đi bộ tới Santiago de Compostella, theo lộ trình Francigena và các
tay đua xe đạp của hiệp hội "Mi so tuto" theo gót thánh Phanxicô
thành Assisi.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các
cặp vợ chồng mới cưới Ðức Thánh Cha nhắc nhớ rằng tháng 6 là tháng kính Thánh
Tâm Chúa Giêsu. Lòng tôn sùng đó dậy cho mọi người đặc biệt là giới trẻ, cách
riêng các người trẻ đã đính hôn, biết yêu thương một cách sâu đậm. Ngài cầu
mong nó đem lại ủi an và sức mạnh cho các bệnh nhân biết kiên nhẫn vác thánh
giá, và giúp các cặp vợ chồng mới cưới xậy dựng gia đình trên lòng chung thủy
và sự kính sợ Thiên Chúa.
Buoi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh
Lậy Cha và phép lành tòa thánh Ðức Thánh Cha ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét