Giải đáp phụng vụ: Câu "Xin Chúa tặng thêm
điều chúng con chẳng dám cầu xin" được hiểu thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nhiều người chúng con hơi bối rối với bản dịch Sách Lễ Rôma về lời nguyện nhập lễ của Chúa Nhật 27 mùa Thường niên, nhất là về ý nghĩa của câu "Xin Chúa đổ tràn trên chúng con lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin". Thưa cha, ý nghĩa chính xác của “điều chúng con chẳng dám cầu xin” là gì? Người ta tự hỏi liệu đó có phải là một bản dịch chính xác của văn bản Latinh không, và nếu như vậy, câu ấy được hiểu thế nào. Con thấy rằng, lời nguyện nhập lễ này dường như ít liên quan đến các bản dịch "tương đương năng động" của một trong các lời nguyện của Chúa Nhật 27 này, trong bản dịch trước đó. - S. C., Chambersburg, Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Bản dịch đầy đủ của Lời nguyện nhập lễ này là: "Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, lượng từ ái hải hà của Chúa vượt quá công phúc và ước mơ của những kẻ kêu cầu. Xin Chúa đổ tràn trên chúng con lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin. Chúng cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô con Chúa là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời” (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam).
Lời nguyện này là rất cổ xưa và được tìm thấy ở hầu hết các bản thảo đầu tiên của Lễ Rôma, mặc dù vào các ngày Chúa Nhật và các mùa khác nhau.
Bản gốc Latinh của lời nguyện này là: "Omnipotens sempiterne Deus qui abundantia pietatis tuae et merita supplicum excedis et vota; effunde super nos misericordiam tuam, ut dimittas quae conscientia metuit, et adicias quod oratio non praesumit...”.
Mối quan tâm của bạn đọc này bắt nguồn từ cách dịch câu "quod oratio non praesumit".
Bởi vì lời nguyện này cũng được Anh giáo sử dụng trong cuốn “Sách Kinh Anh giáo” (the Book of Common Prayer), nó có nhiều bản dịch theo thời gian. Năm 1549, nó được dịch là "xin ban điều chúng con chẳng dám cầu xin”. Năm 1662, bản dịch trở thành “xin ban cho chúng con những điều tốt lành mà chúng con không xứng đáng cầu xin, nhưng nhờ công nghiệp và trung gian của Chúa Giêsu Kitô..." Bản dịch thứ hai này đi hơi xa bản gốc Latinh một chút.
Bản dịch của ‘Ủy ban Quốc tế về bản dịch tiếng Anh trong phụng vụ’ (ICEL) năm 1973 là ít giống với bản gốc Latinh: "Lạy Cha, tình yêu của Cha vượt quá tất cả các hy vọng và mong ước của chúng con. Xin tha thứ mọi thiếu sót của chúng con, xin giữ chúng con trong an bình của Cha, và dẫn chúng con vào con đường cứu độ..."
Vì vậy, bản dịch này chắc chắn không là một bản dịch chính xác, mặc dù người ta có thể lập luận rằng Phiên bản Anh giáo năm 1549 ("chẳng dám cầu xin") nắm bắt tốt hơn ý nghĩa ban đầu.
Về việc giải thích, chúng tôi phải suy tư rằng lời kinh phụng vụ là một trường cầu nguyện đích thực cho mọi người Công Giáo, nhưng được soạn thảo trong đặc tính súc tích của truyền thống La Mã. Lời nguyện trên chắc chắn là hoa quả của việc suy niệm sâu lắng và kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng, và việc rút ra ý nghĩa đầy đủ của nó cũng có thể là kết quả của sự suy tư thân tình và kinh nghiệm cá nhân trong cách thức cầu nguyện.
Trước hết, lời nguyện nhắc nhớ rằng sự tiến bộ đường thiêng liêng là chủ yếu sáng kiến của Thiên Chúa; sự dồi dào tình thương mến của Chúa "vượt quá các công nghiệp và ước muốn của những người cầu xin Chúa". Sự siêu vượt của Chúa là chìa khóa giải thích cho hai lời khẩn cầu trên.
"Xin tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ". Tất cả chúng ta có thể có các lĩnh vực mà chúng ta không nhìn vào thật sát sao – đó là các điều về bản thân mà chúng ta thấy khó đối mặt. Tuy nhiên, chúng ta có thể xin Thiên Chúa tha thứ ngay cả các khía cạnh đau đớn của cuộc đời chúng ta, và bởi vì Chúa vượt quá các công nghiệp và ước muốn của chúng ta, Chúa sẽ dìu dắt chúng ta để cuối cùng chúng ta thách thức chúng và thắng vượt chúng.
"Xin tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin". Về mặt thuyết, không có điều gì tốt mà chúng ta không thể cầu xin khi cầu nguyện. Tuy nhiên, đời sống con người không được sống trong lý thuyết. Thánh Âutinh vật lộn rất nhiều với các dục vọng của ngài, và ngài cầu nguyện để sống khiết tịnh và tiết dục...”nhưng chưa được”! Cuối cùng, ngài qui phục Chúa qua ân sủng Chúa.
Nhiều linh hồn không dám cầu nguyện cho đủ thứ chuyện, chẳng hạn, cho ơn đi theo một ơn gọi, cho ơn từ bỏ một số tật xấu nguy hiểm, cho ơn phục tùng ý Chúa trong mọi sự. Chúng ta không dám cầu xin bởi vì chúng ta lo sợ rằng Chúa có thể thực sự đáp trả lời cầu xin của chúng ta. Một lần nữa, lòng thương xót của Chúa vượt quá các ước muốn và công nghiệp của những ai kêu xin Chúa.
Thật là táo bạo để nghĩ rằng tôi đã nói hết mọi khả năng của lời cầu xin ngắn gọn nhưng tuyệt vời này, vì vậy tôi dành phần cho bạn đọc của chúng tôi khám phá sự phong phú mà phụng vụ đã cung cấp. (Zenit.org 29-7-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nhiều người chúng con hơi bối rối với bản dịch Sách Lễ Rôma về lời nguyện nhập lễ của Chúa Nhật 27 mùa Thường niên, nhất là về ý nghĩa của câu "Xin Chúa đổ tràn trên chúng con lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin". Thưa cha, ý nghĩa chính xác của “điều chúng con chẳng dám cầu xin” là gì? Người ta tự hỏi liệu đó có phải là một bản dịch chính xác của văn bản Latinh không, và nếu như vậy, câu ấy được hiểu thế nào. Con thấy rằng, lời nguyện nhập lễ này dường như ít liên quan đến các bản dịch "tương đương năng động" của một trong các lời nguyện của Chúa Nhật 27 này, trong bản dịch trước đó. - S. C., Chambersburg, Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Bản dịch đầy đủ của Lời nguyện nhập lễ này là: "Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, lượng từ ái hải hà của Chúa vượt quá công phúc và ước mơ của những kẻ kêu cầu. Xin Chúa đổ tràn trên chúng con lòng thương xót của Chúa, để tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ, và tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin. Chúng cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô con Chúa là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời” (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam).
Lời nguyện này là rất cổ xưa và được tìm thấy ở hầu hết các bản thảo đầu tiên của Lễ Rôma, mặc dù vào các ngày Chúa Nhật và các mùa khác nhau.
Bản gốc Latinh của lời nguyện này là: "Omnipotens sempiterne Deus qui abundantia pietatis tuae et merita supplicum excedis et vota; effunde super nos misericordiam tuam, ut dimittas quae conscientia metuit, et adicias quod oratio non praesumit...”.
Mối quan tâm của bạn đọc này bắt nguồn từ cách dịch câu "quod oratio non praesumit".
Bởi vì lời nguyện này cũng được Anh giáo sử dụng trong cuốn “Sách Kinh Anh giáo” (the Book of Common Prayer), nó có nhiều bản dịch theo thời gian. Năm 1549, nó được dịch là "xin ban điều chúng con chẳng dám cầu xin”. Năm 1662, bản dịch trở thành “xin ban cho chúng con những điều tốt lành mà chúng con không xứng đáng cầu xin, nhưng nhờ công nghiệp và trung gian của Chúa Giêsu Kitô..." Bản dịch thứ hai này đi hơi xa bản gốc Latinh một chút.
Bản dịch của ‘Ủy ban Quốc tế về bản dịch tiếng Anh trong phụng vụ’ (ICEL) năm 1973 là ít giống với bản gốc Latinh: "Lạy Cha, tình yêu của Cha vượt quá tất cả các hy vọng và mong ước của chúng con. Xin tha thứ mọi thiếu sót của chúng con, xin giữ chúng con trong an bình của Cha, và dẫn chúng con vào con đường cứu độ..."
Vì vậy, bản dịch này chắc chắn không là một bản dịch chính xác, mặc dù người ta có thể lập luận rằng Phiên bản Anh giáo năm 1549 ("chẳng dám cầu xin") nắm bắt tốt hơn ý nghĩa ban đầu.
Về việc giải thích, chúng tôi phải suy tư rằng lời kinh phụng vụ là một trường cầu nguyện đích thực cho mọi người Công Giáo, nhưng được soạn thảo trong đặc tính súc tích của truyền thống La Mã. Lời nguyện trên chắc chắn là hoa quả của việc suy niệm sâu lắng và kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng, và việc rút ra ý nghĩa đầy đủ của nó cũng có thể là kết quả của sự suy tư thân tình và kinh nghiệm cá nhân trong cách thức cầu nguyện.
Trước hết, lời nguyện nhắc nhớ rằng sự tiến bộ đường thiêng liêng là chủ yếu sáng kiến của Thiên Chúa; sự dồi dào tình thương mến của Chúa "vượt quá các công nghiệp và ước muốn của những người cầu xin Chúa". Sự siêu vượt của Chúa là chìa khóa giải thích cho hai lời khẩn cầu trên.
"Xin tha thứ những gì lương tâm chúng con áy náy lo sợ". Tất cả chúng ta có thể có các lĩnh vực mà chúng ta không nhìn vào thật sát sao – đó là các điều về bản thân mà chúng ta thấy khó đối mặt. Tuy nhiên, chúng ta có thể xin Thiên Chúa tha thứ ngay cả các khía cạnh đau đớn của cuộc đời chúng ta, và bởi vì Chúa vượt quá các công nghiệp và ước muốn của chúng ta, Chúa sẽ dìu dắt chúng ta để cuối cùng chúng ta thách thức chúng và thắng vượt chúng.
"Xin tặng thêm điều chúng con chẳng dám cầu xin". Về mặt thuyết, không có điều gì tốt mà chúng ta không thể cầu xin khi cầu nguyện. Tuy nhiên, đời sống con người không được sống trong lý thuyết. Thánh Âutinh vật lộn rất nhiều với các dục vọng của ngài, và ngài cầu nguyện để sống khiết tịnh và tiết dục...”nhưng chưa được”! Cuối cùng, ngài qui phục Chúa qua ân sủng Chúa.
Nhiều linh hồn không dám cầu nguyện cho đủ thứ chuyện, chẳng hạn, cho ơn đi theo một ơn gọi, cho ơn từ bỏ một số tật xấu nguy hiểm, cho ơn phục tùng ý Chúa trong mọi sự. Chúng ta không dám cầu xin bởi vì chúng ta lo sợ rằng Chúa có thể thực sự đáp trả lời cầu xin của chúng ta. Một lần nữa, lòng thương xót của Chúa vượt quá các ước muốn và công nghiệp của những ai kêu xin Chúa.
Thật là táo bạo để nghĩ rằng tôi đã nói hết mọi khả năng của lời cầu xin ngắn gọn nhưng tuyệt vời này, vì vậy tôi dành phần cho bạn đọc của chúng tôi khám phá sự phong phú mà phụng vụ đã cung cấp. (Zenit.org 29-7-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét