Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Tính Tuyệt Đối Trong Triết Học Đạo Đức

Tính Tuyệt Đối Trong Triết Học Đạo Đức

§  Dn nhp
§  T thc trng tương đi hoá đo đc
§  S thin (good) là giá tr đo đc mà mi người đng chung chia
§  Mnh lnh nht quyết (categorical imperative) như là bn phn phi làm[1]
§  Lut t nhiên như là mc đích nhm đến
§  Hướng đến cái nhìn chung cuc
§  Kết lun

Tính tuyt đi trong đo đc luôn là vn đ gây nhiu tranh cãi trong lch s triết hc cho đến ngày nay. Bi l, cách đây đã hơn 2400 năm ti Athens, vn đ này dường như tr thành đ tài tranh lun sôi ni gia các nhà Ngu bin (Sophists) và Socrates (470-399 TCN) khi h đ cp đến vn đ tri thc ca con người: Có th nào li có mt khái nim ph quát v s thin (tt), nếu như người ta không th biết được mt chân lý ph quát?[2] Câu hi được nêu ra không phi là ngu nhiên khi mà tn ti nhng d bit văn hoá gia các chng tc và dân tc khác nhau. Đó cũng chính là khi đim cho cuc hành trình đi tìm li gii v tính tuyt đi trong triết hc đo đc.
T thc trng tương đi hoá đo đc
Câu chuyn cách đây hơn 2400 năm đã cho thy mt thc trng tương đi hoá đo đc, và thc trng y ngày càng tr nên phc tp hơn vi s ra đi ca nhiu ch thuyết vi mong mun đi tìm li gii cho bao vn nn đo đc. Không d gì người ta li có được mt cái nhìn chung cuc cho mi vn đ liên quan đến phm vi đo đc. Ch riêng nn phá thai thôi, cũng đã có biết bao chng kiến khác nhau ng h hay phn đi, tu bn đng trên lp trường nào đ bin h. Nếu bn đng trên quan đim ch nghĩa tương đi đo đc (ethical relativism) vi ch thuyết tương đi văn hoá (cultural relativism) thì vn đ đó gii quyết sao cũng được[3], tu theo b lut đo đc xã hi mà bn đang sng có cho phép hay không[4] nn phá thai; nếu bn là người theo trường phái ch nghĩa ch quan đo đc (ethical subjectivism) vi ch thuyết duy cm (emotivism) thì vn đ đó có th đúng hoc sai, tu theo cm nhn[5] ca bn, vì thế bn có th làm nhng điu bn cm thy là đúng đi vi mình[6]; bn cũng có th ng h hay phn đi quan đim phá thai nếu điu đó thc s đem li ích li cá nhân[7] cho bn hay không, vì li ích ca chính bn phi là ưu tiên hàng đu[8] trong mi suy xét, theo như ch thuyết v k đo đc (ethical egoism); vi hc thuyết khế ước xã hi (social contract theory), bn s được phép phá thai nếu như hết thy mi người trong xã hi mà bn đang sng đng ý vi nhau mt giao kèo mang tính ràng buc[9] vì nhn thy rng tt c đu được chung chia cùng mt li ích t vic phá thai; và nếu bn là mt nhà theo thuyết duy li (utilitarianism) thì bn có th phán đoán hành vi phá thai là đúng hay sai ch da trên h qu[10] ca hành vi y, nghĩa là mi hành vi đu là tt nếu chúng dn đến h qu tt[11] theo như bn nghĩ. Như vy, t quan đim ch nghĩa tương đi đo đc cho đến ch thuyết duy li, dường như nn đo đc trong thế gii mà ta đang sng ch là tương đi. Nếu vy, con người s ra sao nếu sng trong mt thế gii mà đo đc ch còn là quan nim ca tôi và anh, là cái nhìn ca xã hi này vi xã hi kia, hay thm chí là vn đ ca tôn giáo này vi tôn giáo khác? Trc quan lý trí nói vi ta rng hn phi có mt nn đo đc mang tính ph quát được mi người đng chung chia mà ta gi là tuyt đi.
S thin (good) là giá tr đo đc mà mi người đng chung chia
Giá tr đo đc được hiu như nhng giá tr khiến mt người tr nên tt lành (thin) đúng theo như bn cht làm người.[12] T kinh nghim thc tin, người ta nhn thy có nhng giá tr đo đc ngoi ti, là nhng giá tr được coi là ch quan, tu hng và được người ta quy gán; nhưng đng thi cũng có nhng giá tr đo đc t ni mang tính khách quan.[13] Theo đó, các ch thuyết được trưng dn trên, du có nhm đến hnh phúc như s thin (tt) cùng đích, nhưng ch mang giá tr đo đc ch quan, vì giá tr đt nn trên s quy gán theo cá nhân, tp th hay xã hi.
Khi suy xét đến các giá tr đo đc, người ta đang hình thành cho mình mt thang giá tr mà trong đó, s thin (tt) cao nht luôn là điu mà h nhm đến. Điu này có nghĩa là con người t bn cht luôn hướng đến lý tưởng đo đc, có thiên hướng (inclination) hành thin hay đng cm (connatuality) vi cái thin.[14] Vi h, s thin như là giá tr đo đc. Điu này mun nhn mnh đến s thin ni ti, hoàn ho, và tt lành ngay trong chính nó mà không k đến bt k điu tt lành (thin) nào mà nó có th có đi vi bt kỳ điu khác.[15] Tuy nhiên, đâu là cơ s cho mt giá tr đo đc khách quan nơi s thin mà con người đng chung chia? Li đáp được hé m nơi mnh lnh nht quyết ca Immanuel Kant (1724-1804).
Mnh lnh nht quyết (categorical imperative) như là bn phn phi làm[16]
Đi vi Kant, hai điu làm cho tâm trí tôi cm thy cm phc và kinh ngc luôn mi; đó là bu tri đy sao trên đu và quy lut đo đc bên trong. Bu tri đy sao như mt li nhc rng vũ tr là mt h thng các vt th chuyn đng, trong đó mi s kin có mt nguyên nhân chuyên bit và tt đnh. Nhưng đng thi, mi người cũng kinh nghim được s ý thc v bn phn đo đc mt kinh nghim hàm ý rng, không ging như các yếu t thiên nhiên khác, con người có t do trong hành vi cư x ca mình.[17]
Vì vy, giá tr đo đc ch kh thi nếu bên trong con người có s tn hu ca thin ý được đt nn trên lý trí (rational good will)[18] mt s t do chn la mà không b khut phc bi bt c điu gì ngoài chính thin ý đó. Ý mun t tr (autonomous will) ch tuân theo mnh lnh ca chính nó. Không ai có th cưỡng bách mt người phi (ý) mun cái điu mà người y không chn la.[19] Du người ta có th ép buc người m phi thc hin hành vi phá thai mà bà không (ý) mun, nhưng h không th nào khiến bà (ý) mun thc hin hành vi y, tr phi chính bà chn la như thế.
Thế nên, đ chng nghim mt hành vi có giá tr đo đc hay không, Kant đã đ ra mnh lnh nht quyết như là mt tiêu chun đo đc: Hãy hành đng như th là quy lut hành đng ca chính bn mà, qua ý mun, tr thành quy lut t nhiên ph quát cho mi người.[20] Vì thế, khi mt người m d tính phá thai vì s nh hưởng đến danh tiếng và s nghip sau này, bà phi t vn rng: Liu tôi có (ý) mun hết thy mi người cũng phá thai như tôi hay không? Câu tr li dĩ nhiên là không đi vi nhng ai có lý trí; vì nếu hết thy mi người cũng phá thai như tôi thì đến mt lúc nào đó thì xã hi s không còn có mt tr sơ sinh nào na! Và khi câu tr li là ph đnh, thì hành viphá thai là trái đo đc. Kant đã đi đến tn cùng li gii cho câu hi ti sao chúng ta không được phép làm vy khi cho rng có mt cái gì đó trong bn cht con người mà khiến h chng li vic h b đi x như đ vt thay vì như mt con người. Cái làm cho chúng ta là người chính là lý trí; và do đó, là mt người hay mt hin hu có lý trí, chính là mc đích t ti. Chúng ta tr thành đ vt khi có ai s dng chúng ta như phương tin đ đt mc đích khác. Thế nên, ông kết lun: Hãy hành đng sao cho bn đi x vi con người, dù là nơi chính bn hay người khác, trong mi trường hp như là mc đích t ti, ch không bao gi ch như phương tin.[21] Điu mà Kant mun nói đây là, thc tế cho thy mi cá nhân đu có th được s dng vào mt li ích nào đó nên h vn mang nơi mình mt giá tr tin ích; tuy nhiên, vì h đng thi cũng là nhng hu th mang nơi mình phm giá (dignity) giá tr ni ti vô hn (infinite intrinsic value) nên du đến lúc h không còn giá tr tin ích na, thì h vn phi được tôn trng và giúp đ vì chính phm giá y.[22]Ví d trên cho thy, nếu người m vi ý mun phá thai thì bà đã coi đa con trong d như phương tin đ giúp bà tránh b nh hưởng đến danh tiếng và s nghip ca mình. Có th nói, mnh lnh nht quyết là mt yêu cu đo đc vô điu kin; nó luôn đúng trong mi hoàn cnh, mi trường hp, mi nơi và mi lúc. Điu gì đúng hay sai trái đi vi mt người tt s đúng hay sai trái đi vi tt c mi người. Qua đó, chúng ta có th nhn thy nơi mnh lnh nht quyết mt quan nim triết lý v Quy lut Vàng (Golden Rule): Hãy làm cho người khác nhng gì bn (ý) mun h làm cho bn.[23] Nếu đt mình trong hoàn cnh ca chính thai nhi, người m đó có (ý) mun người khác đi x vi bà như vy không?
Tóm li, đo đc hoàn toàn tn hu bên trong mi cá nhân, bi các giá tr đo đc đu ny sinh t ý mun bên trong và t mc đích nhm đến ca mi cá nhân, hơn là đến t nhng hành đng biu hin ra bên ngoài vn b l thuc vào h qu nơi nhng hành đng đó. Thế nên, mi hành đng đu trung tính v mt đo đc. Ch có ý mun, vi tư cách là bn ngã đo đc ca con người, mi thc hin quyn chn la ca nó trước nhng đòi buc ca các quy lut đo đc. Nếu là l phi [điu thin], thì t bn cht ca nó là đúng, và người ta buc phi (ý) mun theo nó mà không màn chi đến h qu Hãy đ công lý được thc thi du cho các tng tri có sp đ. Khi các quy lut đo đc truyn khiến chúng ta phi làm điu gì, thì chúng ta buc phi (ý) mun thc thi đúng như thế mà không màn chi đến nhng h qu khng khiếp có th xy đến cho chính mình cũng như cho người khác.[24]Khi quyết đnh không phá thai, người m đã chp nhn nhng nh hưởng có th có đến danh tiếng và s nghip ca bà.
Đó là mnh lnh nht quyết ca Kant, là cơ s cho mt giá tr đo đc khách quan nơi s thin mà con người không nhng đng chung chia mà còn đng bn phn phi thc thi. Tuy nhiên, nếu vn đ phá thai không ch đơn thun liên quan đến s sng ca thai nhi, mà còn liên quan đến s sng ca người m (khi bà được chun đoán là ung thư t cung đến ni nếu không ct b nó thì bà có th s chết trước khi thai nhi được sinh ra), thì Kant s gii quyết ra sao? Đ cu s sng người m, người ta phi hy sinh s sng thai nhi; và điu này không th tr thành quy lut ph quát cho mi người” vì không phi bt k bà m nào có lý trí cũng chp nhn điu y (tình mu t không cho bà làm điu y). Ngược li, đ cu s sng thai nhi, người ta phi hy sinh s sng người m; và điu này cũng không th tr thành quy lut ph quát cho mi người vì cũng không phi bt k bà m nào có lý trí cũng chp nhn điu y (s sng nơi nhng đa con còn thơ di khác cn đến bà đ nuôi dưỡng). Vn đ trên đã cho thy khi đng trước mâu thun gia nhng s thin nn tng (c th là s sng ca thai nhi cũng như ca người m) thì mnh lnh nht quyết không th nào được áp dng mt cách ph quát cho hết thy mi người, mi nơi và mi lúc. Gii hn này s được b khuyết qua hc thuyết lut t nhiên.
Luật tự nhiên như là mục đích nhắm đến
Theo Aristotle, giống như mọi sự vật khác trong tự nhiên, con người có một mục đích đặc trưng phải đạt tới hay một chức năng phải hoàn thành. Học thuyết này được gọi là mục đích luận, khác với bổn phận luận của Kant. Mở đầu Nicomachean Ethics, ông nói: “Mọi nghệ thuật và mọi sự tìm tòi, cũng như mọi hành động và mọi sự theo đuổi, đều được nghĩ là nhắm đến một sự thiện (tốt) nào đó”. Vậy, đâu là sự thiện mà hành vi con người nhắm đến? Trong khi Plato cho rằng con người nhắm đến cái ý niệm sự thiện tuyệt đối và chỉ có thể đạt tới khi trí khôn họ vươn ra khỏi thế giới hữu hình để lên tới thế giới duy lý, bởi lẽ sự thiện tuyệt đối tách biệt với thế giới kinh nghiệm và với các cá nhân; thì Aristotle lại cho rằng nguyên lý sự thiện được ghi tạc trong lòng mỗi người, có thể được khám phá ra nhờ nghiên cứu bản chất cốt yếu của con người, và khả hữu đạt đến qua hành vi cư xử thực tế trong đời sống hằng ngày.[25] Thánh Thomas Aquinas (1225-1274) quảng diễn thêm: Nền tảng của nghĩa vụ đạo đức được tìm thấy trước hết trong bản chất con người.[26] Gắn trong bản chất ấy, có những khuynh hướng khác nhau[27], như bảo tồn sự sống, truyền sinh… Và vì con người có lý trí, họ có khuynh hướng đi tìm chân lý.[28] Chân lý đạo đức cơ bản là “làm lành (thiện)lánh dữ”.[29] Vì loài người tìm kiếm chân lý nên người ta có thể làm điều này một cách tốt nhất bằng việc sống hoà hợp với những người khác cũng đi tìm chân lý như mình. Để đảm bảo một xã hội trật tự, các luật con người được thiết lập để điều hành các hành vi con người trong cộng đồng.[30] Tất cả nghĩa vụ này đều thuộc bình diện tự nhiên của con người. Luật đạo đức được xây dựng dựa trên bản chất con người, dựa trên những khuynh hướng tự nhiên hướng đến các cách hành động chuyên biệt, và dựa trên khả năng của lý trí nhận định đúng đường lối cư xử. Vì bản chất con người có một số tính năng cố định, nên những quy tắc hành vi phù hợp với những tính năng này được gọi là luật tự nhiên.[31] Do vậy, xét theo một nghĩa nào đó, luật tự nhiên mang chiều kích phổ quát.
Mặc dù con người qua việc sử dụng lý trí có khả năng phát triển luật tự nhiên thành bộ luật hình thức (formal) rõ ràng hướng dẫn hành vi đạo đức cho mình.[32] Điều này được hiểu trên bình diện lý thuyết, còn thực tế thì cho thấy chẳng một phán đoán đạo đức nào có từ lúc một người sinh thành và rồi được sử dụng ngay, nhưng phán đoán ấy dần dà được thành hình cho chính người đó. Điều chắc chắn là tự bản chất anh được trang bị khả năng hình thành những phán đoán như thế, có khuynh hướng tự nhiên dùng khả năng này trong việc rút ra những ý tưởng đạo đức và đặt nền cho những phán đoán đạo đức của mình.[33] Như vậy, một mặt ta biết luật tự nhiên một cách tiên thiên (do những đòi hỏi của luật, tính chung chia cho toàn thể nhân loại, được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người); mặt khác ta biết luật do hậu nghiệm (môi trường sống, được giáo dục, rèn luyện lương tâm).[34] Nói khác đi, làm sao ta có thể phân biệt điều thực sự là đúng (tiên thiên) với điều người ta nghĩ là đúng (hậu nghiệm). Lời giải cho giá trị đạo đức khách quan hệ tại nơi lý trí đúng đắn (recta ratio).
Theo Thánh Thomas, hành vi đúng là hành vi có những lý do tốt nhất để làm, phán đoán đạo đức luôn được lý trí soi dẫn.[35] Nói khác đi, một hành vi là đúng về đạo đức nếu nó hoà hợp với lý trí đúng đắn. Vậy, đâu là tiêu chuẩn cho lý trí đúng đắn? Với Aristotle, trongNicomachean Ethics, sự khôn ngoan thực tiễn giúp đạt được sự trung dung trong đạo đức giữa sự thái quá (excess) và sự thiếu hụt (defect)[36]; với Thánh Thomas, bên cạnh những nguyên tắc nền tảng quá rõ ràng của lý trí thực hành thì còn có những nguyên tắc lý trí thực hành được rèn luyện thành thói quen (habitual) trong phán đoán, nhưng ngài không đề cập cụ thể những nguyên tắc đó[37]; với John Finis (1940- ), thì theo chín nguyên tắc sau đây mà ông đề ra. Đó là (1) mưu cầu thiện ích chung, tham gia vào các thiện ích khác, chọn điều phải làm, chọn dự phóng phải thực thi; (2) xem cuộc sống như một tổng thể; (3) không nên có bất kỳ sở thích tuỳ hứng nào vào các giá trị và (4) vào người khác; (5) không thiên kiến, nhưng phải mở lòng thực thi dự phóng của mình; (6) hành động theo tiếng lương tâm; (7) tôn trọng mỗi giá trị nền tảng nơi mỗi hành vi, (8) cỗ võ và dưỡng nuôi thiện ích chung của cộng đồng; và cuối cùng (9) suy xét đến hệ quả (thiện ích) của hành vi.[38]
Như vậy, từ nguyên lý đệ nhất (the first principle) của luật tự nhiên “làm lành, tránh dữ” khi áp dụng vào những trường hợp cụ thể sẽ không tránh khỏi thực trạng “mỗi người, mỗi nơi hiểu và áp dụng mỗi kiểu” do luật tự nhiên quá công thức (formal) và phụ thuộc vào lý trí suy xét của mỗi cá nhân. Để có một lý trí đúng đắn, không cách nào khác phải được rèn luyện theo những tiêu chuẩn khách quan được đề ra ở trên sao cho trở thành thói quen. Có như vậy, chúng ta mới giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai biệt trong tư duy phán đoán của mỗi người, mỗi tập thể và mỗi xã hội.[39] Vì thế, với một lý trí đúng đắn, hành vi phá thai theo học thuyết luật tự nhiên là hoàn toàn sai vì nó vi phạm đến sự thiện cốt lõi của con người là bảo vệ sự sống và duy trì nòi giống.
Tuy nhiên, khi phải đối diện với mâu thuẫn giữa những sự thiện cốt lõi tương đồng[40] mà chỉ được phép chọn một trong hai [như trường hợp ở trên: phá thai để bảo vệ mạng sống cho người mẹ hay ngược lại.]Trong tình huống phức tạp này, chúng ta phải có những suy xét khôn ngoan trong từng trường hợp để rút ra hành vi tương thích. Điều trên hết phải luôn nhớ rằng mục đích nhắm đến của hành vi chọn lựa [phá thai] là làm sao bảo tồn và thăng tiến [bảo vệ mạng sống cho người mẹ hay thai nhi] chứ không cố ý vi phạm hay chống lại sự thiện cốt lõi [không cố ý làm mất mạng sống của thai nhi hay người mẹ].[41]  
Sự miễn trừ hợp lý khỏi tuân theo một đạo luật như trên (cấm phá thai) là ví dụ của nguyên lýepikeia. Những nguyên tắc đạo đức thuộc nhiều loại khác nhau và chúng phải được diễn giải và tinh luyện sao cho đủ phù hợp với tình huống đặc thù. Aristotle đã dùng epikeia (theo Hy ngữ, nghĩa là tương thích, phù hợp, hợp lý) trong Nichomachean Ethics (5.10) để sửa một đạo luật khiếm khuyết cho phù hợp với nguyên lý công bình hợp lệ mang tính phổ quát (universal legal justice). Việc sửa chữa này phải trong khuôn khổ ý hướng của người làm luật như thể nó được áp dụng vào tình huống đặc thù mà luật không nhìn thấy trước cũng như không thể bao quát hết được. Vì thế, epikeia được dùng đối với nhân luật như là sự miễn trừ luật trong những trường hợp đặc thù, bởi lẽ nếu người làm luật có thể thấy trước những trường hợp đặc thù thì chắc chắc họ sẽ phải chấp thuận sự miễn trừ đó. Thánh Thomas cũng nại đến epikeia (trong Summa Contra Gentiles, 1.3, c.125 & 122). Tuy nhiên, ngài không thực sự xem epikeia như là một sự miễn trừ khỏi việc tuân giữ luật cho bằng là một sự thao luyện lý trí đúng đắn của con người để cải tiến và làm cho luật cụ thể đó trở nên hoàn hảo. Với Thánh Thomas, epikeia được coi như là một nhân đức, và giống như mọi nhân đức khác, nó phải được thực hành để trở nên mạnh mẽ và hữu ích hơn cho cộng đồng nhân loại.[42] Theo đó, trường hợp phá thai để cứu sống người mẹ hay ngược lại đều có thể chấp nhận được về mặt đạo đức đối với tất cả những ai có lý trí đúng đắn khi phải đứng trước tình huống đặc thù trên.
Hướng đến cái nhìn chung cuộc
Tính tuyệt đối trong triết học đạo đức được hiểu như những chuẩn mực đạo đức phổ quát cho hết thảy mọi người, như là những hiện hữu có lý trí, trong mọi phán đoán, nhận định, và chọn lựa hành vi, dù họ là ai, sống trong một nền văn hoá, xã hội hay tôn giáo nào, dù họ đang ở thời đại nào, đang trong bối cảnh nào. Vậy, đâu là chuẩn mực đạo đức phổ quát? Chúng ta phải thừa nhận rằng sự thiện (tốt)như là giá trị đạo đức mà mọi người đồng chung chia, và bất cứ một chủ thuyết nào cũng đều không thể chối bỏ điều này (nếu không sẽ không còn là người và không còn cái gọi là đạo đức nữa). Nhưng đâu là tiêu chuẩn để biết một hành động là tốt một cách khách quan (hay nói khác đi, tiêu chuẩn cho sự thiện khách quan nơi một hành vi)? Kant đã trả lời rốt ráo cho câu hỏi trên khi đưa ra mệnh lệnh nhất quyết: “Hãy hành động như thể là quy luật hành động của chính bạn mà, qua ý muốn, trở thành quy luật tự nhiên phổ quát cho mọi người”. Cái hay của Kant là ông đã kết hợp được giữa tự do, lý trí của một hiện hữu có lý trí trong tương quan bổn phận phải có với hết thảy những hiện hữu có lý trí còn lại. Và vì vậy, người ta phải phần nào chấp nhận chiều kích phổ quát nơi tư tưởng đạo đức của ông. Nhưng cũng chính vì mong muốn có được một quy luật phổ quát thật chặt chẽ và cứng nhắc (categorical) nên mệnh lệnh nhất quyết chỉ có thể được áp dụng trong những trường hợp mà không có mâu thuẫn giữa những sự thiện cốt lõi với nhau. Trái với mệnh lệnh nhất quyết, học thuyết luật tự nhiên dù vẫn mang tính phổ quát theo nghĩa rộng vì được đặt nền trên sự chung chia khuynh hướng tự nhiên hướng về sự thiện cốt lõi của con người, chung chia cách tri nhận sự thiện qua lý trí đúng đắn và chung chia cả nguyên tắc nền tảng đạo đức (the first principle) “làm lành lánh dữ”; nhưng nó vẫn mở ngõ cho những miễn trừ khả thể khi áp dụng nguyên tắc phổ quát vào những trường hợp đặc thù. Tuy thế, việc áp dụng đó không phải là tuỳ hứng nhưng dựa trên một lý trí đúng đắn được đặc nền bởi những tiêu chuẩn khách quan và đồng thời dựa trên nguyên lý epikeia. Luật tự nhiên với sự miễn trừ của nó khả thể cho phép hy sinh sự sống thai nhi để cứu sống người mẹ, hoặc ngược lại, và hai sự chọn lựa này đều có thể “trở thành quy luật phổ quát cho mọi người” vì bất cứ ai trong hoàn cảnh đặc thù đó đều phải chấp nhận một trong hai sự chọn lựa trên, dù nó không phù hợp với bổn phận nhưng lại phù hợp với lương tâm tự nhiên của con người!
Kết luận
Có thể nói, ít ra chúng ta khả dĩ thấy được phần nào tính tuyệt đối theo nghĩa rộng trong triết học đạo đức khi bàn về mệnh lệnh nhất quyết của Kant được bổ sung bởi học thuyết luật tự nhiên để giải quyết những miễn trừ khả dĩ phát sinh ra. Hẳn nhiên, chúng ta sẽ không thể nói đến một cái gì là tuyệt đối theo nghĩa hẹp trong giới hạn của tri thức con người. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ta đi đến chủ nghĩa tương đối; bởi lẽ khi chủ trương tương đối để loại trừ tuyệt đối, các nhà theo thuyết tương đối đang tuyệt đối hoá tư tưởng của họ. Hơn nữa, những gì trình bày ở trên dường như đã đủ để phá đổ chủ nghĩa [tương đối] hoài nghi của các nhà Nguỵ biện khi họ cho rằng: (1) các quy tắc đạo đức được hình thành do ý muốn của mỗi cộng đồng và chỉ có giá trị và quyền uy đối với những người thuộc cộng đồng đó mà thôi; (2) các quy tắc đạo đức không có tính tự nhiên, người ta chỉ vâng phục chúng vì áp lực của dư luận, và nếu các hành vi của họ được thực hiện chỗ riêng tư, thì ngay cả những người tốt trong chúng ta cũng sẽ không tuân theo những quy luật đạo đức; (3) bản thân của công lý là quyền lực, hay “kẻ mạnh là kẻ đúng”; và (4) để trả lời cho câu hỏi cơ bản “đời sống tốt là gì?”, người ta phải trả lời đó là đời sống lạc thú! Trực quan lý trí đã cho Socrates lời biện giải để chống lại học thuyết khinh khủng này – đó là “tri thức chính là đức hạnh”, và Plato đã triển khai thêm dựa trên quan điểm của thầy mình. [43] Tri thức có được nhờ lý trí, một lý trí thực hành đúng đắn đã được Aristotle và sau này là Thánh Thomas đã khai triển. Câu hỏi đặt ra là liệu có đủ hay không nếu đạo đức chỉ dựa trên sự công bình nhân bản, điều mà hệ tại nơi luật tự nhiên và mệnh lệnh nhất quyết của Kant? Đó là lý do tại sao Thánh Thomas đã phải nại đến luật vĩnh cửu – “toàn thể vũ trụ được điều hành bởi lý trí Thượng Đế”.[44] Và rồi cuối cùng, đến lượt Kant, ông cũng phải thừa nhận rằng: “Nhờ ý niệm về cái thiện tối thượng như là đối tượng và cùng đích của lý trí thuần tuý thực hành mà luật đạo đức dẫn đến tôn giáo, nghĩa là dẫn đến sự nhìn nhận rằng mọi bổn phận đều là mệnh lệnh của Thượng Đế, không phải là những mệnh lệnh độc đoán của một ý chí bên ngoài… nhưng là các luật cơ bản của mọi ý muốn tự do tự tại mà phải được xem là những mệnh lệnh của một hiện hữu tối cao, vì chỉ nhờ một ý muốn vừa hoàn hảo về đạo đức vừa toàn năng… mà chúng ta mới hy vọng đạt tới sự thiện cao nhất mà luật đạo đức khiến nó trở thành bổn phận chúng ta phải mang lấy như là đối tượng của mọi cố gắng nỗ lực của bản thân.”[45] Như thế, phải chăng chúng ta khả thể đạt tới đạo đức tuyệt đối theo nghĩa hẹp của nó?  


Joseph Nguyn Quc Tun, S.J.
Hc Viên Triết I 
Hc Vin Thánh Giuse Dòng Tên Vit Nam
[1]Các trích đon trong ngoc kép phn này, ngoài trích đon đu tiên ra, thì được rút t Immanuel Kant, The Metaphysics of Morality, trans. John Watson, 1901.
[2]Cf. Samuel Enoch Stumpf, Lch S Triết Hc và Các Lun Đ (Philosophy: History and Problems), trans. Đ. V. Thun & L. V. Hy, NXB Lao Đng, Hà Ni, 2004, p.31.
[3]Cf. Montague Brown, The Quest for Moral Foundations: An Introduction to Ethics, Georgetown University Press, Washington D.C., 1996, p.1.
[4]Cf. James Rachels, The Element of Moral Philosophy, 6th Edition by Stuart Rachels, McGraw-Hill, New York, 2010, p.16.
[5]Ibid., p.33.
[6]Cf. Montague Brown, op. cit., p.23.
[7]Cf. James Rachels, op. cit., p.63.
[8]Cf. Montague Brown, op. cit., p.35.
[9]Cf. James Rachels, op. cit., p.87.
[10]Ibid., p.109.
[11]Cf. Montague Brown, op. cit., p.50.
[12]Cf. Austin Fagothey SJ, Right and Reason: Ethics in Theory and Practice, 4thEdition, The C. V. Mosby Company, St. Louis, 1967, pp.49-51.
[13]Ibid., pp.46-47.
[14]Ibid., pp.51-53.
[15] Ibid., p.77.
[16]Các trích đon trong ngoc kép phn này, ngoài trích đon đu tiên ra, thì được rút t Immanuel Kant, The Metaphysics of Morality, trans. John Watson, 1901.
[17]Cf. Samuel Enoch Stumpf, op. cit., p.243.
[18]Cf. William S. Sahakian & Mabel L. Sahakian, Ideas of the Great Philosophers, B. & N. Inc., New York, 1873, p.45. Kant đã xây dng h thng đo đc trên nn tng thin ý ý mun tôn trng các quy lut đo đc. Vì thế, hc thuyết y còn được gi là bn phn lun bn phn là nghĩa v hành đng xut phát t vic tôn trng các quy lut đo đc. Kant nhn đnh: Không có gì nơi toàn th thế gii hay ngay c bên ngoài thế gii này có th được xem là tt đp hoàn toàn, ngoi tr thin ý”. đâu không có ý mun, không có s t do chn la, thì kh dĩ nơi đó không tn hu mt môi trường đo đc.
[19]Ibid., pp.46-47.
[20]Ibid., p.45.
[21]Cf. Samuel Enoch Stumpf, op. cit., p.258.
[22]Cf. William S. Sahakian & Mabel L. Sahakian, op. cit., p.47.
[23]Ibid., p.46.
[24]Ibid., p.45.
[25]Cf. Samuel Enoch Stumpf, op. cit., p.85.
[26]Cf. Austin Fagothey SJ, op. cit., pp.119.
[27]Cf. Montague Brown, op. cit., p.96. Những khuynh hướng tự nhiên nhắm đến sự thiện cốt lõi của con người (human basic goods) bao gồm sự sống, truyền sinh, tri thức, tình bạn, tính xuất chúng và cái đẹp theo như Cicero (106-43 TCN); hay sự sống, truyền sinh, tri thức và cuộc sống xã hội nề nếp theo như Thánh Thomas.
Cf. John Finnis, Natural Law, (http://drmyrawilliamson.com/lectures/johnfinnis.pdf). Đó là sự sống, tri thức,giải trí (play), kinh nghiệm thẩm mỹ, xã hội tính (tình bạn), lý trí thực tiễn, tôn giáo theo như John Finnis.
[28] Cf. Austin Fagothey SJ, op. cit., pp.121-122.
[29]Ibid., pp.122-123.
[30]Ibid., pp.120-121.
[31]Cf. Samuel Enoch Stumpf, op. cit., p.157.
[32]Cf. Austin Fagothey SJ, op. cit., p.122.
[33]Ibid., p.121.
[34]Ibid., pp.122, 124.
[35]Cf. William S. Sahakian & Mabel L. Sahakian, op. cit., p.56-57.
[36]Cf. Samuel Enoch Stumpf, op. cit., p.87.
[37]Cf. Jean Porter, Nature as Reason: A Thomistic Theory of the Natural Law, “Prudence and the Limits of Moral Knowledge”, (books.google.com.vn/books?isbn=0802849067), p.309.
[38]Cf. John Finnis, Natural Law, (http://drmyrawilliamson.com/lectures/johnfinnis.pdf).
[39]Cf. Austin Fagothey SJ, op. cit., pp.123-126.
[40]Cf. Montague Brown, op. cit., p.111. Theo John Finis, tính tương đồng (equality) giữa các sự thiện cốt lõi phải được hiểu theo ba cách: (1) những sự thiện gọi là cốt lõi thì rõ ràng tự thân chúng đều là tốt cả, không cần phải được chứng nghiệm; (2) sự thiện được xem là cốt lõi thì không thể phát xuất từ hay bị giản lược vào sự thiện khác được; (3) mỗi sự thiện cốt lõi đều có lý do để tự xem nó là quan trọng nhất.
[41]Ibid., p.114.
[42]Cf. James T. Bretzke SJ, A Morally Complex World: Engaging Contemporary Moral Theology, Liturgical Press, Collegeville (Minnesota), pp.64, 266-267.
[43]Cf. Samuel Enoch Stumpf, op. cit., p.57.
[44]Ibid., p.157-178.
[45]Ibid., p.260.
[1]Các trích đoạn trong ngoặc kép ở phần này, ngoài trích đoạn đầu tiên ra, thì được rút từ Immanuel Kant, The Metaphysics of Morality, trans. John Watson, 1901.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét