Giải đáp phụng vụ: Người sống đời thánh hiến làm
bõ vú đỡ đầu được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu một người nữ sống đời thánh hiến có thể làm vú đỡ đầu cho một trẻ sơ sinh rửa tội không? Hoặc liệu ơn gọi truyền giáo ngăn cản người này chu toàn vai trò của một vú đỡ đầu không? Hoặc liệu việc ấy ngăn cản người này, do vai trò truyền thống của người đỡ đầu là làm người giám hộ cho đứa trẻ, trong trường hợp cha mẹ nó qua đời không? Con thấy Giáo luật dường như không cấm người sống đời thánh hiến làm bõ vú đỡ đầu. – C. L., Potomac, Maryland, Mỹ.
Đáp: Trước đây có một sự hạn chế chung về việc các linh mục, tu sĩ nam nữ và người khác sống đời thánh hiến, làm bõ vú đỡ đầu, và việc này bắt nguồn tử Bộ Giáo Luật năm 1917.
Khoản luật 766, số 4 và 5, nói rằng việc một người sống đời thánh hiến làm bõ vú đỡ đầu phải là một sự cấp thiết, và cần có sự chấp thuận của bề trên. Phó tế và linh mục cần phải xin phép Giám mục bản quyền của mình.
Thực sự, các lý do đằng sau này là rằng đời sống tu trì và bậc giáo sĩ được xem là không tương thích với trách nhiệm làm bõ vú đỡ đầu.
Bộ Giáo luật năm 1917 đã xem điều này như một sự ràng buộc tinh thần rất mạnh, đến nỗi nó tạo ra một ngăn trở cho hôn nhân giữa người đỡ đầu và con đỡ đầu, và người đỡ đầu sẽ làm người giám hộ, trong trường hợp cha mẹ của con đỡ đầu qua đời. Tại một số quốc gia có truyền thống Công Giáo mạnh mẽ, ưu tiên này trong "patria potestas" (quyền làm cha mẹ) của bõ vú đỡ đầu trên bà con thân thiết thậm chí còn được tôn trọng trong luật dân sự nữa.
Bộ Giáo luật năm 1983 loại bỏ hầu hết các hạn chế nói trên. Các khoản luật mới và ngắn hơn nói về bõ vú đỡ đầu như sau:
“Ðiều 872: Trong mức độ có thể được, phải liệu cho người sắp chịu Bí Tích Rửa Tội có một người đỡ đầu. Nhiệm vụ của người đỡ đầu là tham dự vào việc khai tâm Kitô giáo của người lớn sắp rửa tội; còn đối với nhi đồng sắp rửa tội, người đỡ đầu phải cùng với cha mẹ đem em nhỏ đến chịu rửa tội, rồi cộng tác với cha mẹ giúp em bé đã được rửa tội sống đời sống Kitô giáo cách xứng đáng và tận tụy chu toàn những bổn phận gắn liền với Bí Tích Rửa Tội.
“Ðiều 873: Có thể chỉ nhận một cha đỡ đầu hoặc một mẹ đỡ đầu, hay cả cha và mẹ đỡ đầu.
“Ðiều 874: §1. Ðể được nhận giữ vai trò đỡ đầu, cần:
1. phải được chọn lựa bởi chính người sắp được rửa tội, hay cha mẹ của đương sự hoặc người thế quyền cha mẹ; nếu không có cha mẹ và người thế quyền thì Cha Sở hay thừa tác viên rửa tội sẽ chọn lựa. Người được chọn phải có khả năng và chủ ý thi hành nhiệm vụ đỡ đầu;
2. đã được mười sáu tuổi trọn, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định tuổi khác, hoặc Cha Sở hay thừa tác viên thấy có thể nhận một ngoại lệ vì lý do chính đáng;
3. phải là người Công Giáo, đã chịu Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Mình Thánh, lại có đời sống xứng hợp với Ðức Tin và chức vụ sắp lãnh nhận;
4. không mắc một hình phạt giáo luật đã được tuyên kết và tuyên bố hợp lệ;
5. không phải là cha hay mẹ của người được rửa tội.
"§2. Người nào đã được rửa tội nhưng thuộc về một giáo đoàn không Công Giáo, thì chỉ được nhận cùng với một người đỡ đầu Công Giáo, và với tư cách chứng nhân của Bí Tích Rửa Tội mà thôi (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Như thế, người ta thấy là một linh mục, tu sĩ hoặc người sống đời thánh hiến có đầy đủ các điều kiện cần thiết này để làm bõ vú đỡ đầu, và do đó có thể tự do chấp nhận lời mời làm người đỡ đầu.
Các quy tắc cũ đã là khá phù hợp trong một xã hội có tính di động ít hơn so với ngày nay, và đã không hiếm rằng một người đỡ đầu có thể giúp đỡ hoặc thay thế cha mẹ trong nhiệm vụ của họ. Do đó, việc không cho phép linh mục và tu sĩ thời trước đây làm người đỡ đầu là điều dễ hiểu.
Ngày nay, khi người ta sống đời di động nhiều, nhiệm vụ của người đỡ đầu thường là sự hỗ trợ tinh thần từ xa, hơn sự giúp đỡ trực tiếp như cha mẹ. Như thế, một tu sĩ có thể giúp nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con đỡ đầu, như là một người bà con hoặc bạn thân đang sống cách xa hàng ngàn dặm vậy. (Zenit.org 4-11-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu một người nữ sống đời thánh hiến có thể làm vú đỡ đầu cho một trẻ sơ sinh rửa tội không? Hoặc liệu ơn gọi truyền giáo ngăn cản người này chu toàn vai trò của một vú đỡ đầu không? Hoặc liệu việc ấy ngăn cản người này, do vai trò truyền thống của người đỡ đầu là làm người giám hộ cho đứa trẻ, trong trường hợp cha mẹ nó qua đời không? Con thấy Giáo luật dường như không cấm người sống đời thánh hiến làm bõ vú đỡ đầu. – C. L., Potomac, Maryland, Mỹ.
Đáp: Trước đây có một sự hạn chế chung về việc các linh mục, tu sĩ nam nữ và người khác sống đời thánh hiến, làm bõ vú đỡ đầu, và việc này bắt nguồn tử Bộ Giáo Luật năm 1917.
Khoản luật 766, số 4 và 5, nói rằng việc một người sống đời thánh hiến làm bõ vú đỡ đầu phải là một sự cấp thiết, và cần có sự chấp thuận của bề trên. Phó tế và linh mục cần phải xin phép Giám mục bản quyền của mình.
Thực sự, các lý do đằng sau này là rằng đời sống tu trì và bậc giáo sĩ được xem là không tương thích với trách nhiệm làm bõ vú đỡ đầu.
Bộ Giáo luật năm 1917 đã xem điều này như một sự ràng buộc tinh thần rất mạnh, đến nỗi nó tạo ra một ngăn trở cho hôn nhân giữa người đỡ đầu và con đỡ đầu, và người đỡ đầu sẽ làm người giám hộ, trong trường hợp cha mẹ của con đỡ đầu qua đời. Tại một số quốc gia có truyền thống Công Giáo mạnh mẽ, ưu tiên này trong "patria potestas" (quyền làm cha mẹ) của bõ vú đỡ đầu trên bà con thân thiết thậm chí còn được tôn trọng trong luật dân sự nữa.
Bộ Giáo luật năm 1983 loại bỏ hầu hết các hạn chế nói trên. Các khoản luật mới và ngắn hơn nói về bõ vú đỡ đầu như sau:
“Ðiều 872: Trong mức độ có thể được, phải liệu cho người sắp chịu Bí Tích Rửa Tội có một người đỡ đầu. Nhiệm vụ của người đỡ đầu là tham dự vào việc khai tâm Kitô giáo của người lớn sắp rửa tội; còn đối với nhi đồng sắp rửa tội, người đỡ đầu phải cùng với cha mẹ đem em nhỏ đến chịu rửa tội, rồi cộng tác với cha mẹ giúp em bé đã được rửa tội sống đời sống Kitô giáo cách xứng đáng và tận tụy chu toàn những bổn phận gắn liền với Bí Tích Rửa Tội.
“Ðiều 873: Có thể chỉ nhận một cha đỡ đầu hoặc một mẹ đỡ đầu, hay cả cha và mẹ đỡ đầu.
“Ðiều 874: §1. Ðể được nhận giữ vai trò đỡ đầu, cần:
1. phải được chọn lựa bởi chính người sắp được rửa tội, hay cha mẹ của đương sự hoặc người thế quyền cha mẹ; nếu không có cha mẹ và người thế quyền thì Cha Sở hay thừa tác viên rửa tội sẽ chọn lựa. Người được chọn phải có khả năng và chủ ý thi hành nhiệm vụ đỡ đầu;
2. đã được mười sáu tuổi trọn, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định tuổi khác, hoặc Cha Sở hay thừa tác viên thấy có thể nhận một ngoại lệ vì lý do chính đáng;
3. phải là người Công Giáo, đã chịu Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Mình Thánh, lại có đời sống xứng hợp với Ðức Tin và chức vụ sắp lãnh nhận;
4. không mắc một hình phạt giáo luật đã được tuyên kết và tuyên bố hợp lệ;
5. không phải là cha hay mẹ của người được rửa tội.
"§2. Người nào đã được rửa tội nhưng thuộc về một giáo đoàn không Công Giáo, thì chỉ được nhận cùng với một người đỡ đầu Công Giáo, và với tư cách chứng nhân của Bí Tích Rửa Tội mà thôi (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Như thế, người ta thấy là một linh mục, tu sĩ hoặc người sống đời thánh hiến có đầy đủ các điều kiện cần thiết này để làm bõ vú đỡ đầu, và do đó có thể tự do chấp nhận lời mời làm người đỡ đầu.
Các quy tắc cũ đã là khá phù hợp trong một xã hội có tính di động ít hơn so với ngày nay, và đã không hiếm rằng một người đỡ đầu có thể giúp đỡ hoặc thay thế cha mẹ trong nhiệm vụ của họ. Do đó, việc không cho phép linh mục và tu sĩ thời trước đây làm người đỡ đầu là điều dễ hiểu.
Ngày nay, khi người ta sống đời di động nhiều, nhiệm vụ của người đỡ đầu thường là sự hỗ trợ tinh thần từ xa, hơn sự giúp đỡ trực tiếp như cha mẹ. Như thế, một tu sĩ có thể giúp nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con đỡ đầu, như là một người bà con hoặc bạn thân đang sống cách xa hàng ngàn dặm vậy. (Zenit.org 4-11-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét