21/12/2014
Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm B
(phần II)
GIÁO LÝ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT IV
MÙA VỌNG NĂM B
GLPÂ CHÚA
NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM B
Sách Tiên Tri Samuel, quyển II. 7.1-5.8-12.14-16;
Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Rôma 16.25-27 và Phúc Âm Thánh Luca 1.26-38
I. Giáo Huấn P.Â.:
Đức Mẹ Maria được truyền tin
là sẽ mang thai Chúa Giêsu là do quyền phép của Chúa Thánh Thần. Đức Mẹ đã hoàn
toàn vâng theo thánh ý Chúa “Nầy tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng lời sứ thần
truyền” (Lc.1,38)
Mầu nhiệm nhập thể được thực
hiện: Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể. Con Thiên Chúa trở nên con Đức Mẹ. Đức Mẹ
thành Mẹ Thiên Chúa!
II.
Vấn nạn P.Â.
“Phụng vụ năm B và sao lại đọc Phúc Âm Thánh
Luca? Thánh Luca là ai và sứ điệp của Phúc Âm theo Thánh Luca?
Phúc Âm Thánh Matthêu viết cho người chính gốc Do
Thái, lớn lên trong truyền thống Cựu Ước. Nên Matthêu bắt đầu Phúc Âm với gia
phả của Chúa Giêsu và cho biết là: Từ tổ phụ Abraham cho tới vua Đavit có 4
đời, từ Vua Đavit cho tới thời lưu đày Babylon có 14 đời và từ sau thời lưu đày
Babylon cho tới Chúa Giêsu có 14 đời. Thánh Matthêu muốn chứng minh cho người
Do Thái là Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế thuộc dòng Davit như đã được Kinh Thánh Cựu
Ước loan báo từ ngàn năm trước. Phúc Âm Matthêu không có tường thuật truyền tin
và mầu nhiệm nhập thể “Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta” như sứ điệp của
Chúa Nhật IV Mùa Vọng mà Giáo Hội muốn.
Phúc Âm Thánh Matcô ghi lại những gì Thánh Phêrô giảng cho giáo đoàn Roma với
mục đích chứng minh Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa quyền năng. Nên Phúc Âm Matcô
bắt đầu với Gioan Tiền Hô, sứ giả dọn đường cho muôn dân chuẩn bị đón Đấng Cứu
Thế. Nên biến cố truyền tin và mầu nhiệm nhập thể không là trọng điểm trong
Phúc Âm Matcô, nhưng là Thiên tính của Chúa Giêsu.
Phúc Âm Thánh Gioan ra đời sau cùng và trình bày một viễn ảnh cánh chung. Thánh
Gioan bắt đầu Phúc Âm bằng Lời Thiên Chúa, Lời tạo dựng, Lời nhập thể và Lời
cứu độ. Biến cố truyền tin và mầu nhiệm nhập thể không nằm trong điểm nhắm của
thần học thánh Gioan. Thánh Gioan dùng tất cả biến cố được tường thuật để qui
hướng về Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật chứ Ngài không qui
hướng về nhân tính hay những việc làm tại thế của con người Chúa Giêsu.
Sau cùng chỉ còn Phúc Âm Thánh Luca tường thuật chi tiết và nhấn mạnh đến mầu
nhiệm nhập thể mà chúng ta đang chuẩn bị đón mừng trong lễ Giáng Sinh. Giáng
Sinh là Thiên Chúa sinh làm người. Con Thiên Chúa được đặt tên là Giêsu giồng
như mọi người được đa75t tên sau khiu sinh ra. Con Thiên Chúa sinh làm người vì
Đức Mẹ đã chấp nhận lời truyền tin để mang thai Chúa Giêsu, để mang Con Thiên
Chúa thành người và ở giữa chúng ta. Không có truyền tin và không có “xin vâng”
cũng sẽ không có Giáng Sinh.
Thánh
Luca là ai và Phúc Âm Luca như thế nào? Thánh Luca gốc ngoại giáo,
sinh quán ở Antioch, và sinh sống bằng nghề thầy thuốc (Col. 4:14). Khi
thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng ở thành Troa, Ngài xin tòng giáo, lãnh nhận bí
tích rửa tội, xin làm môn đệ thánh Phaolô và theo Phaolô đi truyển đạo. Ngài
viết sách Phúc Âm trong khoảng từ năm 70 cho đến 85.
Có lẽ vì gốc dân ngoại tong giáo và là đệ tử ruột của Phaolô là tông đồ dân
ngoại, nên Phúc Âm Luca rất con người, rất nhân bản và rất tình nghĩa. Thánh
Luca viết Phúc Âm không cho người Do Thái, nhưng cho dân ngoại tòng giáo như
đoạn mở đầu Phúc Âm, Luca đã gửi gấm sứ điệp cho một người tên Thêophilê, một
tân tòng. Trong tin Mừng của Luca, vai trò của người nghèo, những kẻ bé mọn
được đề cao, vì Chúa là người nghèo và bé mọn. Phúc Âm Luca, Phúc Âm của Lòng
thương xót: Thánh Luca nhấn mạnh đến lòng thương xót và nhẫn nại của Ðức Giêsu
đối với người tội lỗi và người đau khổ. Ngài thật cởi mở đối với mọi người,
Ngài lưu tâm đến người Samaritan, người phong cùi, người thu thuế, người lính,
người tội lỗi công khai, người mù chữ, người nghèo. Phúc Âm Thánh Luca là có đề
cập đến người phụ nữ tội lỗi, dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc bị mất, dụ ngôn
người con hoang đàng, và người trộm lành.
Phúc Âm Luca, Phúc Âm của cứu độ: Ðức Giêsu chết cho tất cả mọi loài. Ngài
không chỉ là con vua Ðavít mà còn là con cháu Ađam, và người ngoại giáo là bạn
của Ngài. Phúc Âm Luca, Phúc Âm của người nghèo và bé mọn. Ông Zacharia và bà
Elizabeth, Ðức Maria và Thánh Giuse, các mục đồng, Ông già Simeon và bà Anna.
Phúc Âm Luca, Phúc Âm của cầu nguyện phó thác. Thánh Luca cho thấy Chúa Giêsu
cầu nguyện trước mỗi biến cố quan trọng trong sứ vụ và Chúa dạy các tông đồ cầu
nguyện.
Ý nghĩa tên gọi Giêsu? (nguồn từ Bách
Khoa tự điển Wikipedia)
Tên
"Giêsu" bắt nguồn từ Iesous trong tiếng Hy Lạp, được
dịch từ Yehoshua trong tiếng Do
Thái hay Jesus trong tiếng Anh và thành
"Giêsu" trong tiếng Việt. Giêsu có nghĩa: Đấng Cứu Độ.
Từ
"Kitô",
trong tiếng Anh là Christ không
phải là tên nhưng là một danh hiệu. Trong tiếng Hy Lạp Khristos, có
nghĩa là "người được xức dầu", được dịch từ tiếng Hebrew Messiah,
để ám chỉ một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn giáo, được chọn bởi Thiên
Chúa.
Bốn Phúc Âm được viết ra để chứng minh hay để dạy rằng: Chúa Giêsu
là Con Người thật và là Con
Thiên Chúa thật: Ngài được sinh
ra, chịu đau khổ và chịu chết, nhưng Ngài đã sống lại, Ngài cho người chết sống
lại và Ngài bộc lộ quyền năng Thiên Chúa của mình trong việc xua đuổi tà thần,
thống trị sức mạnh thiên nhiên và chữa lành vô số bệnh tật trong nhân gian thời
ấy. ChúaGiêsu còn có một số danh xưng khác như "Đấng Tiên tri",
"Chúa" và "Vua dân Do thái".
III. Thực hành
P.Â.:
Lòng
Chúa thương xót
Năm 1931, Chúa hiện ra với thánh nữ Faustina trong một thị kiến. Thánh nữ nhìn
thấy Chúa Giêsu mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc
lành. Tay trái của Ngài đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa
ra, một tia màu đó và một tia màu trắng lạt. Thánh nữ nhìn không chớp mắt thẳng
vào Chúa trong thinh lặng, linh hồn thánh nữ tràn ngập lòng kính sợ, nhưng cũng
tràn đầy niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu nói với thánh nữ:
Hãy vẽ một bức ảnh theo mẫu thức mà con nhìn thấy, kèm theo giòng chữ: Lạy Chúa
Giêsu, con tín thác nơi Chúa. Cha mong ước bức ảnh này được tôn kính, trước
hết, tại nguyện đường của con, sau đó, ở khắp nơi trên thế giới. Cha muốn bức
ảnh này phải được trưng bày nơi công cộng vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ
Phục Sinh. Cha mong ước ngày Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Phục Sinh là ngày Lễ
Kính Lòng Thương Xót.
Tại sao phong trào Kính lòng thương xót Chúa tràn lan nhanh chóng, mạnh mẽ và
khắp nơi trên thế giới? Vì ai cũng cần Chúa xót thương. Thật vậy, không lúc nào
mà người ta nói nhiều về tình thương cho bằng lúc nầy, nhưng cũng không lúc nào
mà người ta khao khát lòng thương xót Chúa cho bằng lúc nầy. Vì xem chừng càng
ngày con người càng ít thương nhau hay càng ngày dã man, hận thù càng tràn ngập
khắp nơi.
Báo chí Việt Nam đưa tin là ngoài Miền Bắc có hai người đàn ông thù nhau đến
nỗi anh nầy sang nhà đuổi bắt và chặt đầu người mình thù ghét. Tàn nhẫn quá!
Báo chí nhiều nơi cho tin là người Trung Hoa đang chế biến những đồ bằng da phế
thải hay cao su thành những thức ăn đem bán cho người khác dùng. Sao vô nhân
quá!
Ở gần chỗ tôi đây có người đàn ông đã trừng trị người vợ ngoại tình của mình
bằng cách bỏ bà nầy trong cối xây trộn hồ xi măng và nghiền nát bà ta . Dã man
quá!
Chúng ta cần lòng thương xót Chúa và xin Chúa dạy chúng ta biết thương xót
nhau. Thương xót không là chuyện thương hại hay tội nghiệp nhưng là chuyện nhân
bản và cảm thông phận làm người với nhau. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!
Đau khổ tràn lan và hiện diện trong từng người và trong mọi gia đình. Hãy cho
nhau lòng thương xót. Ai có lòng thương xót sẽ được xót
thương.
Lm Phêrô Trần Thế Tuyên
Khiêm nhường
Người
đời thường nói: Một người làm quan cả họ được nhờ. Nếu như
chúng ta có một người anh, một người chị hay một người chú làm lớn, hẳn các em
sẽ lấy làm hãnh diện lắm lắm. Còn nếu như bản thân chúng ta, một mai khôn lớn
và bước xuống cuộc đời, chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp, thì người
vui mừng nhất, theo tôi nghĩ, đó chính là người mẹ của chúng ta. Bởi vì người mẹ
đã tốn biết bao nhiêu công sức để nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta. Cũng chính
người mẹ thường mơ ước cho chúng ta một tương lai huy hoàng nhất.
Trong
trường hợp của Mẹ Maria thì khác. Với lời xác quyết của sứ thần Gabriel: Này bà
sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao trọng
và thiên hạ sẽ gọi Người là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi
báu Đavít tổ tiên Người. Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời. Hẳn Mẹ cũng
đã biết rằng người con mình sinh ra là ai? Là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa.
Mẹ không bao giờ vênh vang tự đắc về tước vị của mình, trái lại Mẹ luôn khiêm tốn
nhận ra rằng: Mình chỉ là một dụng cụ trong lòng bàn tay của Thiên Chúa, vì thế
Mẹ đã thưa lên cùng sứ thần Gabriel: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin
vâng như lời sứ thần Gabriel truyền.
Chính
thái độ khiêm nhường của Mẹ đã làm cho Chúa được hài lòng và Ngài đã cắt đặt Mẹ
lên một tước vị cao trọng, tước vị làm Mẹ Thiên Chúa, bởi vì Ngài hạ bệ những kẻ
quyền thế và nâng cao những người phận nhỏ.
Lịch
sử đã để lại cho chúng ta nhiều mẫu gương đáng suy nghĩ về vấn đề này. Một
Lucifer kiêu ngạo, không muốn phục tùng Thiên Chúa, nên đã bị kết án hoả ngục đời
đời. Một Adong Eva cũng chỉ vì kiêu căng, muốn trở nên bằng Thiên Chúa, nên đã
bị kết án đau khổ và chết chóc.
Trong
khi đó những người khiêm nhường luôn luôn được Chúa yêu thương và chúc phúc. Chẳng
hạn Đavit, một cậu bé chăn chiên, đã được Chúa nâng đỡ phù trì, đánh thắng
Goliah. Và khi Đavit khiêm nhường thú nhận tội lỗi của mình, thì đã được Chúa
tha thứ, để rồi Đấng Cứu Thế sẽ xuất thân từ dòng dõi Đavit. Và Mẹ Maria ngày
hôm nay là một mẫu gương đáng cho chúng ta suy nghĩ. Đang khi Mẹ hạ mình xuống
làm người tôi tớ, thì Thiên Chúa đã nâng Mẹ lên làm Mẹ của Đấng Cứu Thế như lời
Ngài đã phán: Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được
nâng lên.
Cũng
như Ngài đã truyền dạy chúng ta: Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và
khiêm nhường để nhờ đó chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu, một hài nhi nhỏ bé và
yết ớt nơi máng cỏ Bêlem.
Lectio Divina: Chúa
Nhật IV Mùa Vọng (B)
Chúa Nhật, 21 Tháng 12, 2014
Lời nguyện mở đầu
Lạy Đấng Tối Cao, Thiên Chúa toàn năng,
Chúa đã biến đời sống mỏng manh của chúng con
thành đá tảng đền thờ Chúa ngự.
Xin hãy hướng dẫn tâm trí chúng con
biết đập vỡ những phiến đá trong sa mạc,
để cho nước có thể chảy ra hầu làm dịu cơn
khát của chúng con.
Nguyện xin cho sự nghèo nàn về cảm xúc của
chúng con
che phủ chúng con như tấm áo choàng trong bóng
tối của đêm đen.
Và xin Chúa hãy mở lòng trí chúng con
để chúng con có thể nghe được tiếng vang vọng
của sự im lặng cho đến lúc bình minh,
Xin hãy ấp ủ chúng con trong ánh sáng của buổi
rạng đông,
Xin hãy mang đến cho chúng con,
Với than hồng từ lửa của những người chăn
chiên của Đấng Tuyệt Đối
Là những người canh thức cho chúng con được
gần với Thầy Chí Thánh,
Hương vị của kỷ niệm đất thánh.
1. Bài Đọc
a) Phúc Âm theo thánh Luca
1:26-38
26 Khi bà
Isave có thai được sáu tháng, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ
Galilêa, tên là Nagiarét, 27 đến với một trinh nữ đã đính
hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là
Maria. 28 Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào
rằng: “Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh
nữ.” 29 Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời
chào đó có ý nghĩa gì. 30 Thiên thần liền
thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. 31 Này
trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. 32 Người
sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban
cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. 33 Người sẽ
cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận.” 34 Nhưng
Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi
không biết đến người nam?” 35 Thiên thần
thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao
sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh
và được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Và này, Isave chị
họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai
được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; 37 vì
không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được.” 38 Maria
liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng lời như thiên thần
truyền.” Và thiên thần cáo biệt bà.
b) Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Hãy để cho Lời Chúa vang vọng ở trong lòng
chúng ta.
2. Suy Gẫm
a) Một vài câu hỏi gợi ý:
- Trong tháng thứ sáu: mắt tôi có thấy được
các thiên thần mà Thiên Chúa đã sai đến với tôi không?
- Đừng sợ: những lo lắng của chúng ta có
phải phát xuất từ nỗi sợ hãi và băn khoăn hay là chúng đến từ nhận thức của
chúng ta về một mầu nhiệm nào đó đang lẩn quẩn trong tâm trí và liên quan đến
cá nhân chúng ta không?
- Không có việc gì mà Thiên Chúa không làm
được: Tác tạo là công việc của Thiên Chúa; nhận lãnh là nhiệm vụ của
nhân loại. Tôi có tạo điều kiện trong đời tôi khái niệm về một sự
sống đến từ quyền năng Chúa Thánh Thần không?
b) Chìa khóa dẫn đến bài Tin Mừng:
Câu 26-27: Khi bà Isave có thai được sáu tháng, thiên
thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với
một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh
nữ ấy tên là Maria.
Trong tháng thứ sáu: Đây là thời
điểm chính xác cho những ai đã đọc trang trước của sách Tin Mừng, cuộc gặp gỡ
giữa thiên thần Gabriel với ông Giacaria trong đền thờ. Nhưng đối
với Đức Maria, bà không được biết, tháng thứ sáu này là “ngày hôm nay” của
bà. Chúng ta cũng giống như Đức Maria, cũng có một ngày hôm nay độc
nhất, lúc mà được mời tham dự vào một kế hoạch đã được định
sẵn cho chúng ta. Nhưng ngày hôm nay này không phải là một thời gian
riêng rẽ, nó được nối kết với thời gian của những người khác, mỗi một
ngày hôm nay thì độc nhất và không trùng hợp, một ngày hôm nay được sắp đặt
cùng với các ngày hôm nay khác cho đến lúc mà Lời Chúa được hoàn
thành. Cách ân phúc này thì rất đơn giản. Chủ đềlà Thiên
Chúa. Từ ngữ được nhắc đến: một trinh nữ. Nhân vật trung
gian: thiên thần Gabriel. Mọi thứ được đặt tên: thành tên
là Nagiarét; một trinh nữ tên là Maria; người mà trinh nữ đã đính hôn với tên
là Giuse. Tất cả mọi việc đều có sự sắp đặt lịch sử chính
xác. Tháng thứ sáu chỉ về sự thai nghén của bà Êlisabéth. Người
trinh nữ là cô dâu đã đính hôn. Ông Giuse thuộc chi họ
Đavít. Thiên Chúa không xuất hiện một cách tùy tiện, Người đến trong
những hoàn cảnh đã hiện hữu, những người phàm ấy, được dựng lên bởi những người
có tên.
Câu 28: Thiên
thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào trinh nữ đầy ơn
phước! Thiên Chúa ở cùng trinh nữ.”
Những lời của Tin Mừng: “Thiên thần đã đi vào”, có
thể được hiểu theo hai cách: thiên thần đã đi vào nhà của trinh nữ hay là
thiên thần đã đi vào bản thể của trinh nữ. Do đó, Đức Maria có thấy
thiên thần hay không? Bà đã nhìn thấy và đã nghe thấy tiếng thiên
thần. Điều này đúng vì tất cả những gì đã nói sẽ được thực
hiện. Với con mắt nào mà Đức Maria đã nhìn thấy thiên
thần? Bằng con mắt thể lý hay bằng con mắt tâm linh? Mầu
nhiệm cuộc gặp gỡ của một con người với Thiên Chúa không thể giải thích được. Nó
xảy ra và chỉ thế thôi. Đó là cuộc gặp gỡ đã để lại một dấu ấn, và
tại đây chứa đựng tính trọng đại của sự việc. Bà là Đấng đầy ơn
phước chỉ có con mắt của tâm linh, vì thế đối với trinh nữ chỉ có một cách nhìn
thấy, qua tâm linh, rằng cái nhìn trong sáng của tâm hồn tinh tuyền có thể nhìn
lên Thiên Chúa và bất tử.
Câu 29: Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có
ý nghĩa gì.
Sự bối rối của Đức Maria hoàn toàn hợp lý. Phong cách
mà Đức Maria thấy mình, dù rằng bà đầy ơn phước, không cho phép bà tự tách rời
mình khỏi những người khác, và thế nên bà không nhận thức được ý nghĩa đầy ơn
phúc, vì đó là điều tự nhiên bà phải làm, làm đúng ở mọi lúc và khắp mọi nơi,
trung thành với việc nhận thức nội tâm đã đưa Đức Maria vượt trổi lên cao.
Câu 30: Thiên
thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa.
Nỗi lo sợ của Đức Maria là sự kinh ngạc của tất cả những kẻ nhỏ
bé ngạc nhiên trước việc được chú ý từ một người quan trọng nào
đó. Và nếu người ấy lại là Thiên Chúa, thì nỗi lo sợ ấy sẽ lớn lao
dường nào? Thật tuyệt vời khi mà một người cảm thấy sự hoàn toàn nhỏ
bé của mình mà lại có tất cả mọi thứ từ ân sủng cho không của tình yêu.
Câu 31: Này
trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu.
Chương trình của Thiên Chúa được mặc khải: sẽ thụ
thai, hạ sinh và đặt tên. Đấng Cứu Thế đã đến, trong lời của thiên
thần. Thật tuyệt vời! Hằng thế kỷ và hằng thế kỷ chờ đợi
đã được viên mãn trong chữ này: Giêsu.
Câu 32-33: Người
sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban
cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời
trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận.
Khi Thiên Chúa tiếp cận một người để gọi người ấy tham gia vào
trong chương trình cứu chuộc, Người làm một cách hoàn chỉnh. Chỉ còn
lại điều không rõ là phương cách hợp tác của loài người, bởi vì người ta được
hoàn toàn tự do làm cụ thể hóa việc hoàn thành chương trình của Thiên
Chúa. Điểm khởi hành là: một người con “không dự
kiến”. Nơi đi tới là: Con Đấng Tối Cao, Đấng sẽ ngồi trên
ngôi báu Đavít và sẽ ngự trị muôn đời. Các phương tiện để hoàn thành
điều này là con người của bạn. Giờ đây thì tùy ý bạn có muốn trở
thành vai chính hay không.
Câu 34: Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến
thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”
Đức Maria hỏi thiên thần làm cách nào để hoàn thành thánh ý của
Thiên Chúa. Bà không hề nghi ngờ Thiên Chúa, bà biết rằng Lời Chúa
phán ra thì luôn luôn khả thi. Làm cách nào là việc Đức Maria lo lắng,
việc mà bà được gọi thì xong rồi. Đức Maria biết chắc rằng bà muốn
gì và ý định “không biết đến người nam” vẫn không thay đổi, bởi vì Thiên Chúa
không muốn hủy bỏ các dự tính của con cái Người, được thiết lập bởi những ước
muốn chân thành nhất. Bà biết rằng dự tính của mình sẽ phù hợp với
kế hoạch vừa được nghe. Nhưng Đức Maria không biết làm thế nào việc
sẽ xảy ra. Và vì vậy bà chỉ đơn thuần thắc mắc để làm theo đúng y
như những gì đã được yêu cầu.
Câu 35: Thiên
thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối
Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng
Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa.
Lời thiên thần giải thích. Đức Maria chỉ cần tự nhiên
chấp nhận, bởi vì Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, uy quyền Đấng Tối Cao
sẽ bao phủ bà, và Đấng Thánh sẽ được sinh ra.
Câu 36-37: Và này, Êlisabéth chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con
trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ
gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được.”
Kinh nghiệm của bà Êlisabéth được thiên thần nói ra cho Đức
Maria thì không có gì hơn là một cơ hội nối kết với lịch sử. Đức
Maria đã phải biết về bà Êlisabéth, bởi vì cả hai đang dọn đường cho lời hứa
với nhà Israel được thực hiện: Gioan là tiếng nói, Đức Giêsu là
chàng rể. Cùng chung một dự án.
Câu 38: Maria
liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng lời như thiên thần
truyền.” Và thiên thần cáo biệt bà.
Câu trả lời của Đức Maria là điều cần thiết: Này tôi
đây. Sự hết sức chú tâm về Lời Chúa công bố cho Đức Maria đến nỗi mà
bà chỉ có thể cảm thấy rằng bà là “người tôi tớ”, một công cụ hữu ích cho việc
thực hiện cụ thể thánh ý của Chúa Cha. Tôi xin vâng lời … đây không
phải là một lời xin vâng thụ động; đó là một lời xin vâng có ý thức về sự trọng
đại của việc tham gia của mình, một lời xin vâng sâu xa mang lại dung nhan của
Thiên Chúa trong các nét đặc trưng của nhân loại.
c) Suy niệm
“Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng lời như thiên thần
truyền.” (Ecce ancilla Domini; fiat mihi secundum verbum tuum! ) Này đây …
chữ này thật cần thiết và linh động. Không có một từ ngữ nào phù hợp với
loài người hơn là lúc này, tỉnh táo, nín thở để khỏi mất đi bất cứ điều gì về
mầu nhiệm đang chia sẻ của Thiên Chúa. Tôi xin vâng lời… sự
chọn lựa của Thiên Chúa thì xứng đáng được chấp nhận, nhưng đòi hỏi sự im lặng
sâu xa tuyệt đối, xin hãy để việc xảy ra với tôi… Đức Maria biết
rằng bà không là vai chính, mà là người tôi tớ của thánh ý Thiên Chúa; bà thuộc
vào nhóm những người tôi tớ mà Chúa Giêsu sẽ gọi là bạn hữu: một
người đầy tớ không biết việc của chủ làm. Nhưng bạn hữu thì
biết. Bất cứ điều gì Ta nghe từ Cha Ta, Ta đã mặc khải cho các
con. Bóng của Chúa Thánh Thần bao phủ hiện diện trên một tạo vật
xinh đẹp như thế bởi vì sự sẵn lòng của nàng, sẽ thì thầm bí mật mầu nhiệm của
Thượng Đế. Và những lần đi truy tìm phương cách mới của ân sủng sẽ
đạt đến tột đỉnh của chúng khi Con Thiên Chúa sẽ thấy ánh sáng của một không
gian vô cùng nhỏ cho quyền năng của Người, không gian giới hạn và bất
trắc. Đức Maria, cái nôi đầu tiên của Ngôi Lời khôn ví, vòng tay ôm
đầu tiên sự sáng sắp đến, không có một kho tàng quý giá hơn là lòng khiêm
nhường của bà; khiếm khuyết nhận được sự bù đắp, sự nhỏ bé được gọi là vô tận,
tình yêu giới hạn đòi hỏi vòng tay ôm của Thượng
Đế.
3. Cầu Nguyện
Sách 1Samuel 2:1-10
"Tâm hồn con hoan hỷ vì ĐỨC CHÚA,
nhờ ĐỨC CHÚA, con ngẩng đầu hiên ngang.
Con mở miệng nhạo báng quân thù:
Vâng, con vui sướng vì được Ngài cứu độ.
Chẳng có Đấng thánh nào như ĐỨC CHÚA,
chẳng một ai khác, ngoại trừ Ngài,
chẳng có Núi Đá nào như Thiên Chúa chúng ta.
Cung nỏ người hùng bị bẻ tan,
kẻ yếu sức lại trở nên hùng dũng.
ĐỨC CHÚA xét xử khắp cùng cõi đất,
ban quyền năng cho đức vua Người chọn,
nêu uy thế Đấng Người đã xức dầu tấn phong."
nhờ ĐỨC CHÚA, con ngẩng đầu hiên ngang.
Con mở miệng nhạo báng quân thù:
Vâng, con vui sướng vì được Ngài cứu độ.
Chẳng có Đấng thánh nào như ĐỨC CHÚA,
chẳng một ai khác, ngoại trừ Ngài,
chẳng có Núi Đá nào như Thiên Chúa chúng ta.
Cung nỏ người hùng bị bẻ tan,
kẻ yếu sức lại trở nên hùng dũng.
ĐỨC CHÚA xét xử khắp cùng cõi đất,
ban quyền năng cho đức vua Người chọn,
nêu uy thế Đấng Người đã xức dầu tấn phong."
4. Chiêm Niệm
Lạy Chúa, xin hãy để cho làn gió nhẹ nhàng của
sự im lặng, làn gió của ân sủng, cuốn hút đi tất cả các tiếng nói và âm thanh
mà dần dần tách rời trái tim xa khỏi sự hiện hữu của con. Nguyện xin
bóng quang minh của Chúa đi ngang qua ngợp với hương thơm của Chúa trong bầu
không khí mà con hít thở để cho con có thể không thấy ai ngoài
Chúa. Và khi từng chữ của Kinh Thánh được suy gẫm, cùng với các sự
kiện tạo nên kỷ niệm cho cuộc gặp gỡ của con và Chúa, sẽ trở thành các tế bào trong
thân xác con, thế gian sẽ nhận ra Chúa lần nữa, sẽ diện kiến dung nhan Chúa
bằng xương bằng thịt mà con sẽ dâng lên Chúa. Các giới hạn của bản
thể con sẽ nói lên những thần kỳ của quyền năng Chúa, trừ phi con cố gắng chạy
trốn hoặc né tránh một cách vô ích, thì con sẽ yêu thương những Lời của Chúa
đúng như con người cá biệt của con. Rồi con sẽ suy tưởng Lời Chúa,
nói Lời Chúa, thực hiện Lời Chúa, bởi vì, không trốn chạy khỏi chính bản thân
mình, con sẽ phải gặp gỡ Chúa ở nơi chốn nào đó: ở trong sâu thẳm
bản thể giới hạn của con, trong nội tâm của con và trong sự thinh lặng thiết
yếu của con, nơi mà tình yêu được cho đi mang lại quà tặng tình yêu và tạo ra
nhịp cầu hiệp thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét