CHÍNH
ĐẤNG TẠO HÓA CÀN KHÔN ĐÃ NẮN ĐỨC NÊN LOÀI NGƯỜI!
... Ông Fabrice Hadjaj viết nhiều tác phẩm về đạo Công Giáo
nhưng trước đó ông là kẻ vô thần và theo thuyết hư vô (nihilisme).
Sau khi hoán cải và trở thành Kitô-hữu ông đắn đo chọn lựa từ ngữ để diễn tả
đúng đắn về Đức Tin trong nghĩa tích cực và khích lệ. Xin nhường lời cho ông gợi
lại lộ trình đưa ông đến với Kitô Giáo.
Nếu một con chiên đi lạc xa thật xa nay nó trở về hẳn niềm vui sẽ thật lớn lao! Đó cũng là trường hợp của tôi. Tôi có nhiều kháng cự nội tâm do sự kiện tôi không nhận được một nền giáo dục Kitô. Bí tích Rửa Tội là một khởi đầu chứ không phải một kết thúc. Khi bạn nhận được nhiều bạn phải trả lại nhiều. Tín hữu không bao giờ ngưng việc hối cải bởi những gì vượt quá chúng ta.
THIÊN CHÚA đến với tôi khi tôi tìm kiếm văn chương. Tôi muốn viết về Kinh Thánh để ”thao dượt” những bài thực tập ”suy đồi”! Và tôi bắt đầu với Sách Các Tiên Tri. Tôi tìm thấy bên trong Sách này một phê phán cực kỳ hiểm độc về tôn giáo và về lòng đạo đức, còn mạnh mẽ hơn cả nền triết học của ngờ vực mà tôi thường tham chiếu!
Thánh Augustino nói:
- Người ta thích ánh sáng khi nó soi chiếu nhưng người ta tránh nó khi nó quay ngược lại chống chúng ta.
Thuộc về tôn giáo tức là đi vào sự thật này. Và đây là điều tôi khám phá ra: ”Kinh Thánh không phải là những điều tôi tin”.
Nhưng chính các tác phẩm của Thánh Francois de Sales (1567-1622) đã tháp tùng tôi trong công cuộc hồi tâm hoán cải và tìm kiếm văn chương. Đối với thánh Francois de Sales, nói về THIÊN CHÚA là nói về tất cả những gì hiện hữu, bởi vì tất cả đều là thọ tạo của THIÊN CHÚA, trong chính mầu nhiệm và nguồn gốc của nó. Thánh Francois de Sales viết một cách đáng khâm phục. Ngài tìm kiếm trong thiên nhiên những mẫu gương để có thể chuyển vị vào đời sống thiêng liêng. Khi chúng ta yêu mến THIÊN CHÚA chúng ta ở trong mối tương quan với thế giới nơi mà tất cả đều nói với chúng ta về THIÊN CHÚA.
Khi muốn nói về Đức Tin với một người trẻ cần lưu ý đừng đặt vấn đề các phương thế truyền đạt Đức Tin y như thể là vấn nạn các nội dung đã được giải quyết. Luôn luôn có một cái gì đó chưa được giải quyết và có lẽ sẽ không thể giải quyết được. Thánh Augustino nói:
- Nếu bạn hiểu thì đó không phải THIÊN CHÚA. Bởi vì càng biết THIÊN CHÚA càng không hiểu Ngài và Ngài càng vượt xa chúng ta.
Vậy thì nói cho cùng, Kitô giáo là gì? Phải chăng là một sứ điệp, một tổng hợp các giá trị, một thuyết nhân bản của lòng từ tâm??? Không phải thế!!! Đức Chúa GIÊSU KITÔ không nói đến các giá trị, không nói yêu mến Ngài, nhưng nói phải yêu người thân cận:
- Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con (Gioan 15,12).
Con đường của Kitô Giáo hệ tại mối quan hệ gần gũi, tay trong tay, lòng bên lòng. Vậy thì, nói về THIÊN CHÚA bao gồm một cuộc gặp gỡ, diễn ra trong một cuộc gặp gỡ.
Làm thế nào nói về THIÊN CHÚA với giới trẻ? Câu trả lời như thế này. Cần minh chứng cho giới trẻ thấy có một đòi buộc, một yêu sách trong Kitô Giáo. Không nên giản lược Kitô Giáo vào một hệ thống các giá trị để có một cuộc sống yên hàn. Không nên nói:
- Trở thành Kitô-hữu bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống.
Bởi vì, giới trẻ không chờ đợi điều này. Trái lại có thể nói giới trẻ:
- Thật tệ hại nếu bạn thành công trong cuộc đời bởi vì đó không phải là điều làm cho cuộc đời có ý nghĩa.
Nói như thế có nghĩa là đưa ra một thách thức cao cả:
- Hãy dâng hiến mạng sống nếu bạn không muốn đánh mất mạng sống!
Các bạn trẻ có thể hiểu điều đó bởi lẽ giới trẻ thường tìm kiếm một kiểu mẫu anh hùng. Người ta tìm gặp nét đẹp triệt để này nơi bài diễn văn trong quyển thứ hai Sách Macabê. Đó là một bà mẹ nhìn các con lần lượt bị giết và đã khích lệ các con chiêm ngắm vẻ đẹp của Sáng Tạo. Bà khuyến khích các con tử đạo. Tử đạo là làm chứng. Khác với khủng bố muốn chết để giết, trong khi tử đạo là làm chứng cho sự sống bằng cách mất mạng sống. Điều tử đạo nhắm đến không phải cái chết mà là sự sống. Cần khơi động nơi giới trẻ chiều kích anh hùng của đời sống Kitô.
... Bà mẹ là người rất đáng cho chúng ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy 7 người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi THIÊN CHÚA. Bà nói với các con: ”Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hóa càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình .. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng THIÊN CHÚA đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy” (2Macabê 7,20/22-23/28).
(”Don Bosco aujourd'hui”, Bulletin Salésien, No 980, Octobre 2014, Trimestriel, 135è Année, trang 12-13).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nếu một con chiên đi lạc xa thật xa nay nó trở về hẳn niềm vui sẽ thật lớn lao! Đó cũng là trường hợp của tôi. Tôi có nhiều kháng cự nội tâm do sự kiện tôi không nhận được một nền giáo dục Kitô. Bí tích Rửa Tội là một khởi đầu chứ không phải một kết thúc. Khi bạn nhận được nhiều bạn phải trả lại nhiều. Tín hữu không bao giờ ngưng việc hối cải bởi những gì vượt quá chúng ta.
THIÊN CHÚA đến với tôi khi tôi tìm kiếm văn chương. Tôi muốn viết về Kinh Thánh để ”thao dượt” những bài thực tập ”suy đồi”! Và tôi bắt đầu với Sách Các Tiên Tri. Tôi tìm thấy bên trong Sách này một phê phán cực kỳ hiểm độc về tôn giáo và về lòng đạo đức, còn mạnh mẽ hơn cả nền triết học của ngờ vực mà tôi thường tham chiếu!
Thánh Augustino nói:
- Người ta thích ánh sáng khi nó soi chiếu nhưng người ta tránh nó khi nó quay ngược lại chống chúng ta.
Thuộc về tôn giáo tức là đi vào sự thật này. Và đây là điều tôi khám phá ra: ”Kinh Thánh không phải là những điều tôi tin”.
Nhưng chính các tác phẩm của Thánh Francois de Sales (1567-1622) đã tháp tùng tôi trong công cuộc hồi tâm hoán cải và tìm kiếm văn chương. Đối với thánh Francois de Sales, nói về THIÊN CHÚA là nói về tất cả những gì hiện hữu, bởi vì tất cả đều là thọ tạo của THIÊN CHÚA, trong chính mầu nhiệm và nguồn gốc của nó. Thánh Francois de Sales viết một cách đáng khâm phục. Ngài tìm kiếm trong thiên nhiên những mẫu gương để có thể chuyển vị vào đời sống thiêng liêng. Khi chúng ta yêu mến THIÊN CHÚA chúng ta ở trong mối tương quan với thế giới nơi mà tất cả đều nói với chúng ta về THIÊN CHÚA.
Khi muốn nói về Đức Tin với một người trẻ cần lưu ý đừng đặt vấn đề các phương thế truyền đạt Đức Tin y như thể là vấn nạn các nội dung đã được giải quyết. Luôn luôn có một cái gì đó chưa được giải quyết và có lẽ sẽ không thể giải quyết được. Thánh Augustino nói:
- Nếu bạn hiểu thì đó không phải THIÊN CHÚA. Bởi vì càng biết THIÊN CHÚA càng không hiểu Ngài và Ngài càng vượt xa chúng ta.
Vậy thì nói cho cùng, Kitô giáo là gì? Phải chăng là một sứ điệp, một tổng hợp các giá trị, một thuyết nhân bản của lòng từ tâm??? Không phải thế!!! Đức Chúa GIÊSU KITÔ không nói đến các giá trị, không nói yêu mến Ngài, nhưng nói phải yêu người thân cận:
- Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con (Gioan 15,12).
Con đường của Kitô Giáo hệ tại mối quan hệ gần gũi, tay trong tay, lòng bên lòng. Vậy thì, nói về THIÊN CHÚA bao gồm một cuộc gặp gỡ, diễn ra trong một cuộc gặp gỡ.
Làm thế nào nói về THIÊN CHÚA với giới trẻ? Câu trả lời như thế này. Cần minh chứng cho giới trẻ thấy có một đòi buộc, một yêu sách trong Kitô Giáo. Không nên giản lược Kitô Giáo vào một hệ thống các giá trị để có một cuộc sống yên hàn. Không nên nói:
- Trở thành Kitô-hữu bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống.
Bởi vì, giới trẻ không chờ đợi điều này. Trái lại có thể nói giới trẻ:
- Thật tệ hại nếu bạn thành công trong cuộc đời bởi vì đó không phải là điều làm cho cuộc đời có ý nghĩa.
Nói như thế có nghĩa là đưa ra một thách thức cao cả:
- Hãy dâng hiến mạng sống nếu bạn không muốn đánh mất mạng sống!
Các bạn trẻ có thể hiểu điều đó bởi lẽ giới trẻ thường tìm kiếm một kiểu mẫu anh hùng. Người ta tìm gặp nét đẹp triệt để này nơi bài diễn văn trong quyển thứ hai Sách Macabê. Đó là một bà mẹ nhìn các con lần lượt bị giết và đã khích lệ các con chiêm ngắm vẻ đẹp của Sáng Tạo. Bà khuyến khích các con tử đạo. Tử đạo là làm chứng. Khác với khủng bố muốn chết để giết, trong khi tử đạo là làm chứng cho sự sống bằng cách mất mạng sống. Điều tử đạo nhắm đến không phải cái chết mà là sự sống. Cần khơi động nơi giới trẻ chiều kích anh hùng của đời sống Kitô.
... Bà mẹ là người rất đáng cho chúng ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy 7 người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi THIÊN CHÚA. Bà nói với các con: ”Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hóa càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình .. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng THIÊN CHÚA đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy” (2Macabê 7,20/22-23/28).
(”Don Bosco aujourd'hui”, Bulletin Salésien, No 980, Octobre 2014, Trimestriel, 135è Année, trang 12-13).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét