Đức
Thánh Cha gặp gỡ Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ
WASHINGTON.
Trong cuộc gặp gỡ các GM Hoa Kỳ trưa ngày
23-9-2015 tại Washington, ĐTC
Phanxicô kêu gọi các vị thăng tiến tình hiệp thông, nền văn hóa đối thoại gặp gỡ, tiếp tục giúp đỡ người di dân.
Ngày
23-9, sau khi hội kiến với Tổng thống Barak Obama ở tòa bạch cung, ĐTC đã đến Nhà thờ chính tòa thánh Mathêu
của tổng giáo phận thủ đô để gặp gỡ các GM Hoa Kỳ. HĐGM nước này đông thứ hai trên thế giới sau Italia và có 457
GM, kể cả các vị về hưu.
Nhà thờ
Thánh Mathêu có 175 năm lịch
sử, nhưng có
hình
thức như hiện nay từ hơn 102 năm
nay (1913). ĐTC Gioan Phaolô 2 đã
từng cử hành thánh lễ tại đây hồi năm 1979 trong chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài tại Hoa Kỳ.
Dọc theo đại lộ dài 1 cây số từ tòa bạch cung tới Nhà thờ thánh Mathêu, có hàng
ngàn người đứng hai bên đường để chào mừng ĐTC khi ngài đi qua.
Đến nơi vào
lúc
11 giờ rưỡi, ngài đã được cha quản đốc thánh đường hướng dẫn đến nhà nguyện viếng Mình Thánh Chúa và buổi gặp gỡ của ngài với khoảng 350 GM, đang coi sóc
196 giáo phận tại Mỹ với 71 triệu tín hữu Công Giáo, diễn ra dưới hình thức kinh giờ trưa bằng tiếng la tinh và tiếng Anh.
Kết thúc giờ kinh, ĐHY Donald Wuerl,
TGM sở tại và Đức Cha Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ Joseph
Kurtz, TGM giáo phận
Louisville, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.
Huấn dụ của ĐTC
Đầu bài bài huấn dụ dài bằng tiếng Ý tiếp đó, ĐTC đã ngỏ lời chúc mừng cộng đồng Do thái nhân dịp lễ Yom Kippur, là Ngày Thống Hối, với chay tịnh và cầu nguyện là lễ trọng nhất trong năm của Do thái giáo. Ngài cầu chúc các tín hữu Do thái tiếp tục tiến bước trên con đường thánh thiện như lời mời gọi của Thiên Chúa: ”Các con
hãy nên thánh vì Ta là Đấng
Thánh”.
Tiếp đến ĐTC dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì sức sinh động của Tin Mừng đã làm cho Giáo Hội của Chúa Kitô tại đất nước Mỹ này được tăng trưởng đáng kể, sự góp phần quảng đại mà Giáo Hội tại đây đã và còn tiếp tục cống hiến cho xã hội Hoa Kỳ và thế giới. Ngài nói:
”Tôi
nhiệt liệt đánh giá cao và cảm động cám ơn vì
lòng
quảng đại và liên đới của anh em đối với Tòa Thánh và với công trình loan báo
Tin Mừng tại bao nhiêu miền đang chịu đau khổ trên thế giới. Tôi vui mừng vì sự dấn thân kiên quyết của Giáo Hội anh em cho chính nghĩa
sự sống và gia đình, một lý do chính trong cuộc viếng thăm này của tôi. Tôi chú ý theo
dõi nỗ lực rất lớn tiếp đón và hội nhập những người nhập cư, họ tiếp tục nhìn Hoa Kỳ với cái nhìn của những người lữ hành đến đây để tìm kiếm những nguồn mạch đầy hứa hẹn về tự do và sung túc. Tôi ngưỡng mộ công việc của anh em trong sứ mạng giáo dục trong các học đường các cấp và hoạt động bác ái trong niều tổ chức cảu anh em....
ĐTC
ám chỉ đến ảnh hưởng những vết thương do nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong những thập niên gần đây và ngài tháp tùng
quyết tâm quảng đại của Giáo Hội Mỹ trong việc chữa trị cho các nạn nhân, với ý thức rằng khi chữa trị, chúng tôi luôn luôn được chữa lành, và để tiếp tục hoạt động để những tội ác ấy không bao giờ tái diễn nữa.
ĐTC
cho biết ngài không muốn đến đây để phán xét hay để đưa ra những bài học. Ngài chỉ muốn khích lệ các GM như những mục tử do Thiên Chúa thiết định để chăm sóc đoàn chiên của Chúa.
Rồi ngài lần lượt đề cao tầm quan trọng của việc siêng năng cầu nguyện và giảng dạy, tránh những cám dỗ khép kín mình trong
vòng đai sợ hãi, tiếc nuối cũng thời gian không trở lại được; tích cực cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, thăng tiến đối thoại với nhau, với các linh mục thuộc quyền, với giáo dân, các gia đình
và xã hội; cần để cho tâm hồn mình vang vọng Lời Chúa: ”Các con hãy
mang lấy ách của Thầy và học cùng Thầy, là người hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các
con sẽ tìm được bổ dưỡng cho tâm hồn các con” (Mt
11,28-30). Ách của Chúa Giêsu là ách tình
thương và
vì
thế là bảo đảm sự bồi dưỡng.
Cổ võ tình hiệp thông
ĐTC
nhấn mạnh một điểm thiết yếu trong sứ mạng của GM là cống hiến cho Nước Mỹ chất men khiêm hạ nhưng mạnh mẽ về sự hiệp thông. ”Ước gì nhân loại biết rằng Giáo Hội là một bí tích hiệp nhất (LG 1), là bảo đảm cho vận mạng của nhân loại không bị bỏ rơi và
tan rã.”
Ngài
nói: ”Chứng tá ấy là một ngọn đèn pha không thể tắt lịm. Thực vậy, trong đêm đen dầy đặc của cuộc sống, con người cần để cho mình được ảnh sáng hướng dẫn, để chắc chắn về hải cảng đang chờ đợi mình, chắc chắn rằng những con thuyền của họ không đâm vào đá tảng và cũng không bị sóng gió vùi dập. Vì thế, tôi khuyến khích anh em hãy đương đầu với những thách đố của thời đại ngày nay. Xét cho cùng
trong mỗi thách đố ấy luôn có sự sống như một hồng ân và trách nhiệm. Tương lai tự do và phẩm giá xã hội chúng ta tùy thuộc cách thức chúng ta biết đáp lại các thách đố ấy.
”Các
nạn nhân vô tội của nạn phá thai, các trẻ em chết vì đói hoặc dưới bom nạn, những người di dân bị chết đuối trong khi đi tìm một tương lai, những người già hoặc bệnh nhân người ta muốn loại bỏ, các nạn nhân của nạn khủng bố, chiến tranh, bạo lực và nạn buôn bán ma túy, môi
trường bị tàn phá vì con người bóc lột tàn phá thiên nhiên,
trong tất cả những điều ấy luôn có liên quan đến hồng ân của thiên Chúa, mà chúng ta
là những người quản lý cao thượng, nhưng không
phải là chủ nhân. Vì thế không được phép tránh nè những vấn đề ấy, hoặc ém nhẹm chúng. Một điều không kém phần quan trọng là sự loan báo Tin Mừng gia đình, mà trong cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới ở Philadelphia, tôi sẽ có dịp vùng với anh em và toàn Giáo Hội mạnh mẽ công bố.”
ĐTC
nói thêm rằng: ”Trước khi kết thúc những suy tư này,
xin anh em cho phép tôi đưa
ra 2 điều
dặn dò mà tôi hằng quan tâm:
- Lời dặn dò thứ nhất liên quan đến tình phụ tử GM của anh em. Anh em hãy là
những vị chủ chăn gần dân, những vị mục tử gần gũi và phục vụ. Sự gần gũi này cần được biểu lộ đặc biệt với các linh mục của anh em. Hãy tháp tùng
họ để họ tiếp tục phục vụ Chúa Kitô với tâm hồn không chia sẻ, vì chỉ có sự sung mãn làm thỏa mãn các thừa tác viên của Chúa Kitô Vì thế, tôi xin anh em đừng để các LM hài lòng nửa chừng. Hãy chăm sóc các nguồn mạch thiêng liêng của họ để họ không rơi vào
cám
dỗ trở thành những công chức bàn giấy, nhưng là
biểu hiện tình mẫu tử của Giáo Hội sinh sản và nuôi dưỡng con cái mình. Hãy cảnh giác để họ không mệt mỏi trong việc đứng dậy để trả lời cho ai gõ cửa ban đêm, khi họ nghĩ rằng mình có quyền nghỉ ngơi (Xc Lc 11,5-8). Hãy
huấn luyện họ để họ sẵn sàng dừng lại, cúi mình, đổ dầu thơm, vác
lên
và chi phí cho người
”tình cờ” bị bóc lột khỏi những gì tưởng là sở hữu (Xc Lc 10,29-37)
- Lời dặn dò thứ hai của tôi nói về những người nhập cư. Tôi
xin lỗi nếu một cách nào đó tôi nói như thể đây là ”chính nghĩa của tôi”. Như một số ít những người khác, Giáo Hội Hoa Kỳ biết rõ niềm hy vọng nơi tâm
hồn những người di dân. Từ lâu anh em đã học ngôn ngữ của họ, nâng đỡ chính nghĩa của họ, đón nhận sự đóng góp của họ, bênh vực các quyền của họ, cổ võ sự tìm kiếm của họ mong được phong phú, bảo tồn ngọn lửa đức tin của họ.
”Cho
dù hiện thời không có tổ chức nào ở Mỹ làm cho các người di dân hơn các
cộng đoàn của anh em. Giờ đây anh em có làn sóng
dài di dân từ Mỹ châu la tinh trong các
giáo phận của anh em. Không những với tư cách
là
GM Roma, nhưng còn
với tư cách là một mục tử đến từ miền nam, tôi cảm thấy cần cám ơn và
khích lệ
anh em. Có lẽ anh em không dễ đọc tâm hồn của họ; có lẽ đối với anh em không dễ đọc tâm hồn của họ; có lẽ anh em bị thử thách vì sự khác biệt của họ. Nhưng anh em hãy
biết rằng có cũng có những tài nguyên để chia sẻ, Vì thế, anh em hãy đón tiếp họ đừng sợ hãi. Hãy trao tặng họ sự nồng ấm của tình yêu Chúa Kitô và
khám phá mầu nhiệm trong tâm hồn họ. Tôi chắc chắn rằng, một lần nữa, những người ấy sẽ làm cho Nước Mũ và Giáo Hội tại đây được phong phú.
Sau
bài huấn dụ và phép lành kết thúc buổi gặp gỡ, ĐTC còn làm phép các mề-đai kỷ niệm cuộc viếng thăm của ngài và chào thăm các
HY, các GM trong ban thường
vụ và một số vị trong HĐGM Mỹ. Trong dịp này, các GM đã tặng ĐTC một số bức tranh và một ngân khoản để hỗ trợ các công tác bác ái của ngài, trợ giúp người nghèo.
G.
Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét