Nguyên Văn Tông Huấn
Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 120-135)
Vũ Văn An4/19/2016
Vũ Văn An4/19/2016
Chương Bốn: Lòng yêu
thương và hôn nhân (tiếp theo)
Lớn lên trong lòng yêu thương vợ chồng
120. Các suy tư của chúng ta về bài ca yêu thương của Thánh Phaolô đã chuẩn bị để chúng ta thảo luận về lòng yêu thương vợ chồng. Đây là lòng yêu thương giữa chồng và vợ (115), một lòng yêu thương được thánh hóa, phong phú hóa và được soi sáng bởi ơn thánh của bí tích hôn phối. Nó là một “cuộc kết hợp có tính cảm xúc” (116), thiêng liêng và hy tế, phối hợp cả sự ấm áp của tình bạn lẫn sự đam mê của gợi tình, và kéo dài mãi sau khi xúc cảm và đam mê đã nguội đi. Đức Giáo Hoàng Piô XI từng dạy rằng tình yêu này thấm đượm mọi bổn phận của đời sống vợ chồng và hưởng được vị trí trang trọng (117). Được Chúa Thánh Thần đổ xuống, tình yêu mạnh mẽ này là phản ảnh của giao ước liên tục giữa Chúa Kitô và nhân loại, một giao ước đạt tới cao điểm trong việc tự hiến tế của Người trên thập giá. “Thần Khí mà Chúa đổ xuống ban trái tim mới và làm cho người đàn ông và người đàn bà có khả năng yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương chúng ta. Lòng yêu thương vợ chồng đạt tới sự viên mãn mà nó đã được xếp đặt từ bên trong: đức ái phu phụ” (118).
121. Hôn nhân là một dấu chỉ quý giá, vì “khi một người đàn ông và một người đàn bà cử hành bí tích hôn nhân, Thiên Chúa như thể ‘được soi gương’ trong họ; Người in nơi họ các đặc điểm của Người và ấn tích tình yêu không thể xóa bỏ của Người. Hôn nhân là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa cũng là sự hiệp thông: Ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần sống đời đời trong một hợp nhất hoàn hảo. Và đây chính là mầu nhiệm hôn nhân: Thiên Chúa biến vợ chồng thành một hiện sinh đơn nhất” (119). Điều này có nhiều hậu quả cụ thể hàng ngày, vì vợ chồng “nhờ sức mạnh của bí tích hôn phối, được trao phó một sứ mệnh chân thực và thích đáng, để, khởi đi từ những sự việc đơn sơ tầm thường của đời sống, họ có thể làm cho lòng yêu thương mà Chúa Kitô vốn dành cho Giáo Hội và tiếp tục hiến mạng sống cho Giáo Hội của Người thành hữu hình” (120).
122. Tuy nhiên, ta không nên lẫn lộn hai bình diện: không nên đặt lên vai hai con người hữu hạn cái gánh nặng khủng khiếp của việc phải tái tạo một cách hoàn hảo sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, vì hôn nhân như dấu chỉ bao hàm “một diễn trình năng động... một diễn trình diễn tiến từ từ qua việc hội nhập các ơn phúc của Thiên Chúa một cách tiệm tiến” (121).
Chia sẻ suốt đời
123. Sau lòng yêu thương kết hợp ta với Thiên Chúa, lòng yêu thương vợ chồng là “hình thức vĩ đại nhất của tình bạn” (122). Nó là sự kết hợp có hết mọi đặc điểm của một tình bạn tốt đẹp: việc quan tâm tới thiện ích của người kia, tính hỗ tương, sự thân mật, sự ấm áp, tính bền vững và sự giống nhau phát sinh từ cuộc sống chung. Cộng vào tất cả những điều ấy, hôn nhân còn thêm tính độc chiếm bất khả hủy tiêu, được phát biểu qua việc cam kết lâu bền sẽ chia sẻ và cùng nhau xây dựng trọn cuộc sống. Ta hãy trung thực và nhìn nhận các dấu chỉ của thực tại: những người yêu thương nhau không coi mối liên hệ của họ là tạm bợ. Những người kết hôn với nhau không mong sự hứng khởi của họ nguội dần. Những người mục kích việc cử hành cuộc kết hợp yêu thương, bất kể mòng dỏn đến đâu, đều tin tưởng rằng nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian. Con cái không những muốn cha mẹ chúng yêu thương nhau, mà còn trung thành và ở với nhau mãi mãi. Các dấu chỉ này và các dấu chỉ tương tự chứng tỏ rằng từ trong chính bản chất của nó, tình yêu vợ chồng có tính dứt khoát. Sự kết hợp lâu bền do các lời thề hứa lúc kết hôn nói lên không phải chỉ có tính hình thức hay công thức truyền thống; nó bén rễ trong chính các khuynh hướng tự nhiên của nhân vị. Đối với những người có đức tin, nó còn là giao ước trước mặt Thiên Chúa, một giao ước đòi phải trung thành: “Chúa là chứng nhân của giao ước giữa ngươi và vợ thuở thanh xuân của ngươi, người mà ngươi đã bất trung, dù nàng là người đồng hành với ngươi và là vợ ngươi theo giao ước... Không ai được bất trung với người vợ thuở thanh xuân của mình. Vì Ta ghét việc ly dị, Chúa nói thế” (Mlk 2:14-16)
124.Một lòng yêu thương yếu ớt hay bệnh hoạn, không có khả năng chấp nhận hôn nhân như một thách đố cần được đảm nhận và chiến đấu cho, cần được tái sinh, canh tân và tái sáng chế cho tới chết, không thể chống đỡ một cam kết to lớn. Nó sẽ gẫy đổ trước nền văn hóa phù phiếm luôn ngăn cản diễn trình tăng trưởng không ngừng. Ấy thế nhưng “việc đoan hứa yêu nhau mãi mãi vẫn là điều có thể khi ta nhận rõ một kế hoạch lớn hơn các ý nghĩ và cam kết của ta, một kế hoạch có thể nâng đỡ ta và giúp ta khả năng dành trọn tương lai của ta cho người ta yêu” (123). Muốn vượt qua mọi thử thách và luôn trung thành bất chấp mọi sự, tình yêu này cần được ban ơn thánh để củng cố và nâng cao nó. Như lời Thánh Robert Bellarmine nói, “sự kiện một người đàn ông kết hợp với một người đàn bà trong một dây nối kết bất khả tiêu, và họ mãi bất khả phân bất chấp mọi thứ khó khăn, ngay cả khi không còn hy vọng gì có con, chỉ có thể là dấu chỉ một mầu nhiệm cao cả” (124).
125. Hôn nhân cũng là một tình bạn có đặc tính của một đam mê, nhưng là một đam mê luôn điều hướng về một cuộc kết hợp mỗi ngày mỗi bền vững và thâm hậu hơn. Được như thế là nhờ “hôn nhân không chỉ được thiết lập cho việc sinh con mà thôi” mà còn để cho lòng yêu thương hỗ tương “được phát biểu thích đáng, tăng trưởng và chín mùi” (125). Tình bạn độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà chỉ nhận được đặc điểm tổng thể hóa ấy bên trong cuộc kết hợp vợ chồng mà thôi. Nhưng cũng chính trong tư cách tổng thể hóa ấy, cuộc kết hợp này có tính độc chiếm, trung thành và đón chào sự sống mới. Nó chia sẻ mọi sự trong một lòng kính trọng hỗ tương không ngừng. Công đồng Vatican II nhắc lại điều này khi quả quyết rằng “Một tình yêu kết hợp yếu tố nhân loại với yếu tố thần linh như thế phải thấm nhuần cả đời sống và hướng dẫn đôi vợ chồng biết tự do trao hiến cho nhau, qua những tâm tình và cử chỉ trìu mến” (126)
Niềm vui và cái đẹp
126. Trong hôn nhân, niềm vui yêu thương cần được vun sới. Khi việc tìm kiếm khoái lạc trở thành ám ảnh, nó sẽ kiềm giữ ta trong nô dịch và ngăn cản ta cảm nghiệm nhiều niềm sảng khoái khác. Đàng khác, niềm vui sẽ gia tăng sảng khoái của ta và giúp ta đi tìm thỏa mãn trong rất nhiều sự vật, ngay cả trong những thời khắc của cuộc sống lúc sảng khoái thể lý đã xuống dốc. Thánh Tôma Aquinô nói rằng chữ “vui” có ý nói tới việc mở rộng tâm hồn (127). Ta có thể cảm nghiệm được niềm vui vợ chồng ngay giữa lúc đang buồn phiền; nó hệ ở việc biết chấp nhận điều này: hôn nhân là một pha trộn nhất thiết phải có gồm hưởng thụ và đấu tranh, căng thẳng và thư giãn, đau đớn và khuây khỏa, thỏa mãn và chờ mong, khó chịu và khoan khoái, nhưng luôn ở trên con đường của tình bạn, một con đường gây hứng để vợ chồng chăm sóc lẫn nhau: “Họ giúp nhau và phục vụ lẫn nhau” (128).
127. Lòng yêu thương của tình bạn có tên là “đức ái” khi nó hiểu rõ và biết trân trọng “giá trị lớn lao” của người kia (129). Cái đẹp, tức “giá trị lớn lao” khác hơn là sức lôi cuốn thể lý hay tâm lý, giúp ta khả năng biết đánh giá tính thánh thiêng của một con người, mà không bị thôi thúc phải chiếm hữu họ. Trong một xã hội duy tiêu thụ, cảm thức về cái đẹp trở nên nghèo nàn và do đó niềm vui nhạt dần đi. Mọi sự ở đấy đều phải được mua, chiếm hữu hay tiêu thụ, kể cả con người. Mặt khác, tình âu yếm là dấu chỉ một lòng yêu thương không ích kỷ chiếm hữu. Nó làm ta tiếp cận người khác với một lòng kính trọng sâu xa và nỗi sợ lớn lao có thể gây hại cho họ hay tước mất tự do của họ.Yêu thương một người khác bao hàm niềm vui được chiêm ngắm và trân quý cái đẹp và sự thánh thiêng bên trong của họ, những điều luôn vượt quá các nhu cầu của tôi. Điều này giúp tôi tìm kiếm điều tốt của họ cả khi họ không thể thuộc về tôi hoặc họ không còn lôi cuốn nữa về thể lý, trái lại chỉ gây hấn hay gây phiền hà. Vì “lòng yêu thương nhờ đó một người làm vui lòng người kia tùy ở việc họ tự ý cho đi một điều gì đó” (130).
128. Cảm nghiệm thẩm mỹ của lòng yêu thương được phát biểu trong “cái nhìn” biết chiêm ngưỡng người khác như cùng đích trong chính họ, ngay cả khi họ ốm yếu, già cả hay không lôi cuốn về thể lý. Cái nhìn biết đánh giá có tầm quan trọng rất lớn lao, và từ khước nó thường gây nhiều tai họa. Để được lưu ý, những người phối ngẫu và con cái họ đã phải làm không biết bao nhiêu sự việc! Khi ta không còn nhìn nhau, biết bao mếch lòng và vấn đề đã phát sinh! Đây là điều ẩn khuất phía sau các than vãn và kêu ca ta thường nghe thấy trong các gia đình: “chồng tôi không nhìn tôi; anh ấy hành xử như thể tôi vô hình”. “Anh làm ơn nhìn em khi em nói đi!”. “Vợ tôi không thèm nhìn tôi nữa, mụ chỉ để ý tới con cái!”. “Trong chính căn nhà của tôi, không ai lưu ý gì tới tôi cả; đến nhìn tôi họ cũng không nốt; cứ như thể tôi không hiện hữu”. Lòng yêu thương mở mắt ta và giúp ta khả năng nhìn, đàng sau tất cả những điều khác, là giá trị lớn lao của một con người.
129. Niềm vui của lòng yêu thương chiêm ngưỡng này cần được vun sới. Vì ta đã được tạo nên để yêu thương, nên ta biết rằng không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui được chia sẻ các điều tốt đẹp: “Hãy cho, hãy nhận, hãy cư xử tốt với nhau” (Hc 14:16). Niềm vui thâm hậu nhất ở trên đời là có thể làm người khác hân hoan, quả là một tiền vị của Nước Trời. Ta có thể nghĩ tới cảnh đáng yêu trong phim Babette’s Feast, lúc bà đầu bếp quảng đại nhận được cái ôm hôn và lời khen biết ơn: “Ôi với chị, các thiên thần đã được vui sướng xiết bao!”. Quả là một niềm vui và an ủi lớn khi đem hân hoan đến cho người khác, thấy họ được sung sướng. Niềm vui này, hoa trái của lòng yêu thương huynh đệ, không phải là niềm vui của người tự phụ, chỉ biết có mình, mà là niềm vui của những người yêu thương, biết hân hoan vì điều tốt của những người mình yêu thương, biết hiến thân cho họ cách tự do và nhờ thế trở nên phong phú nơi họ.
130. Mặt khác, niềm vui cũng phát triển nhờ đau đớn và đau buồn. Như Thánh Augustinô từng nói “trong chiến đấu, nguy hiểm càng lớn niềm vui chiến thắng càng cao” (131). Sau khi cùng nhau chịu đau đớn và gian nan, vợ chồng có thể cảm nhận chúng rất đáng giá, vì họ đã đạt được một điều gì đó tốt, học được một điều gì đó trong tư cách vợ chồng, hay tiến tới chỗ biết đánh giá con người thực của họ. Ít có niềm vui nhân bản nào thâm hậu và gây hứng khởi bằng niềm vui được cảm nhận bởi hai con người yêu thương nhau và đã đạt được một điều gì đó nhờ một cố gắng lớn lao chung.
Kết hôn vì yêu thương
131. Tôi muốn nói với giới trẻ rằng không điều gì trong các điều trên lâm nguy nếu tình yêu của họ tìm được biểu thức trong hôn nhân. Trong định chế này, sự kết hợp của họ tìm được các phương thế bảo đảm cho tình yêu của họ được thực sự lâu bền và phát triển. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu của họ không phải chỉ là sự ưng thuận hay khế ước bên ngoài, tuy nhiên, điều vẫn đúng là việc quyết định dành cho hôn nhân một hình thức hữu hình trong xã hội bằng cách đảm nhiệm một số cam kết sẽ chứng tỏ nó quan trọng đến chừng nào. Nó nói lên tính nghiêm túc của việc người này đồng nhất với người kia và quyết định vững vàng của họ nhất định để chủ nghĩa duy cá nhân của thời niên thiếu lại phía sau và thuộc về nhau. Hôn nhân là một phương thế để nói lên rằng chúng tôi thực sự rời bỏ sự an toàn của tổ ấm nơi chúng tôi từng lớn lên để xây dựng những mối dây liên kết mạnh mẽ khác và đảm nhiệm một trách nhiệm mới đối với một người khác. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn là việc chỉ tự phát kết hợp để thỏa mãn hỗ tương, một điều biến hôn nhân thành một việc hoàn toàn có tính tư riêng. Là một định chế xã hội, hôn nhân bảo vệ và lên khuôn cam kết chung nhằm phát triển sâu đậm hơn trong yêu thương và cam kết đối với nhau, vì thiện ích của xã hội như một toàn thể. Đó là lý do tại sao hôn nhân không phải chỉ là một thời trang mau qua; nó là điều quan yếu kéo dài với thời gian. Yếu tính của nó phát sinh từ bản chất nhân bản của ta và đặc điểm xã hội. Nó bao gồm một loạt nghĩa vụ phát sinh từ chính lòng yêu thương, một lòng yêu thương nghiêm túc và quảng đại đến nỗi sẵn sàng đương đầu với bất cứ nguy cơ nào.
132. Chọn kết hôn cách trên nói lên một quyết định chân chính và cương quyết nhằm nối kết các nẻo đường đi, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra. Vì tính nghiêm túc của nó, cam kết yêu thương công khai này không thể là kết quả của một quyết định hấp tấp, nhưng cũng không nên bị trì hoãn vô định. Cam kết một cách độc chiếm và dứt khoát với một người khác luôn bao hàm một nguy cơ và một ván bài mạnh dạn. Không sẵn sàng đưa ra một cam kết như thế là ích kỷ, tính toán và nhỏ mọn. Nó không biết thừa nhận quyền lợi của một người khác và trình bầy người này cho xã hội như người đáng được hưởng một tình yêu vô điều kiện. Nếu hai người thực sự yêu nhau, họ tự nhiên sẽ bầy tỏ điều này cho nhiều người khác. Khi lòng yêu thương được phát biểu trước nhiều người khác trong khế ước hôn nhân, với mọi cam kết công khai, nó rõ ràng cho thấy và muốn bảo vệ chữ “có” mà những người này nói với nhau một cách tự do và không một chút dè dặt. Chữ “có” này cho họ hay: họ luôn luôn có thể tin tưởng nhau, họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi khi gặp khó khăn hay khi những lôi cuốn mới hoặc những quyền lợi ích kỷ khác xuất hiện.
Một lòng yêu thương tự biểu lộ và gia tăng
133. Lòng yêu thương của tình bạn thống nhất hóa mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và giúp các thành viên gia đình không ngừng lớn mạnh. Tình yêu này phải được phát biểu một cách tự do và quảng đại bằng lời nói và việc làm. Trong gia đình, “ba chữ cần phải dùng. Tôi muốn lặp lại điều này! Đó là ba chữ ‘làm ơn’, ‘cám ơn’, ‘xin lỗi’. Ba chữ chủ yếu!” (132). “Trong các gia đình của chúng ta khi chúng ta không hống hách và chúng ta nói ‘cho phép tôi’; trong các gia đình của chúng ta, khi chúng ta không ích kỷ và chúng ta có thể nói ‘cám ơn’; và trong các gia đình của chúng ta, khi một ai đó nhận ra mình đã làm điều gì sai và có khả năng nói ‘xin lỗi’, thì gia đình ta sẽ cảm nghiệm được bình an và vui tươi” (133). Ta đừng nên keo kiệt trong việc sử dụng ba chữ này, nhưng hãy tiếp tục lặp đi lặp lại, ngày qua ngày. Vì “một số sự im lặng hết sức ngột ngạt, đôi khi ngay trong các gia đình, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau” (134). Những lời nói đúng, nói đúng lúc, sẽ hàng ngày che chở và nuôi dưỡng được lòng yêu thương.
134. Tất cả các điều trên diễn ra trong một diễn trình tăng trưởng không ngừng. Chính hình thức yêu thương đặc biệt là hôn nhân được mời gọi hiện thân cho điều Thánh Tôma Aquinô nói về đức ái cách chung. Ngài viết: “từ chính bản chất của nó, đức ái không bị giới hạn trong việc tăng trưởng của nó, ví nó tham dự vào đức ái vô biên là Chúa Thánh Thần... Về phía chủ thể, cũng không thể ấn định giới hạn cho nó, vì khi đức ái tăng trưởng, khả năng gia tăng lớn hơn của nó cũng tăng trưởng” (135). Thánh Phaolô cũng đã cầu nguyện rằng “Xin Chúa làm cho anh em tăng trưởng và dồi dào trong đức ái đối với nhau” (1Tx 3:12), và câu này nữa, “liên quan tới lòng yêu thương huynh đệ... chúng tôi thúc giục anh em, thưa anh em qúy yêu, anh em hãy làm thế mỗi ngày mỗi hơn” (1Tx 4:9-10). Mỗi ngày mỗi hơn! Lòng yêu thương vợ chồng không được bảo vệ chủ yếu nhờ việc trình bầy tính bất khả tiêu như một bổn phận, hay nhờ việc lặp lại tín lý, nhưng nhờ việc giúp nó mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn dưới sự thúc đẩy của ơn thánh. Lòng yêu thương nào không chịu tăng trưởng sẽ gặp nguy hiểm. Tăng trưởng chỉ diễn ra nếu chúng ta biết đáp trả ơn thánh của Thiên Chúa qua các hành vi yêu thương không ngừng, những hành vi nhân hậu mỗi ngày mỗi trở nên thường xuyên hơn, thâm hậu hơn, quảng đại hơn, dịu dàng hơn và vui tươi hơn. Các người chồng người vợ “trở nên ý thức được sự hợp nhất của họ và cảm nghiệm nó sâu sắc hơn hết ngày này tới ngày nọ” (136). Ơn phúc của tình yêu Thiên Chúa được tràn đổ xuống đôi vợ chồng cũng là lời mời gọi họ tăng trưởng không ngừng trong ơn thánh.
135. Mơ tưởng một lòng yêu thương có tính điền viên và hoàn hảo không cần bất cứ kích thích nào để tăng trưởng là điều vô ích. Ý niệm thiên giới về một lòng yêu thương trần thế quên khuấy điều này: Điều tốt nhất sẽ còn phải đến, rượu nho càng có tuổi càng ngon. Như các giám mục Chile từng chỉ ra, “Các gia đình hoàn hảo do tuyên truyền lừa bịp duy tiêu thụ đề xuất không hề hiện hữu. Trong các gia đình này, không có người già, không có bệnh tật, buồn sầu hay chết chóc... tuyên truyền duy tiêu thụ trình bầy một hình ảnh tưởng tượng không liên quan gì tới thực tại mà các trưởng gia đình phải hàng ngày đương đầu” (137). Sẽ lành mạnh hơn nhiều nếu ta thực tiễn đối với các hạn chế, thiếu sót và bất toàn của ta, và đáp lại lời mời gọi cùng nhau tăng trưởng, cùng nhau đem lòng yêu thương tới chỗ chín mùi và cùng nhau củng cố cuộc kết hợp, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra.
Kỳ sau: Đối thoại...
__________________________________________________
(115) Thánh Tôma Aquinô gọi lòng yêu thương là vis unitive (sức mạnh kết hợp) (Summa Theologiae I, q. 20, art. 1, ad 3), nhắc lại một kiểu nói của Pseudo-Dionysius the Areopagite (De Divinis Nominibus, IV, 12: PG 3, 709).
(116) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae II-II, q. 27, art. 2
(117) Thông Điệp Casti Connubii (31 tháng 12, 1930): AAS 22 (1930), 547-548.
(118) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981) 13: AAS 74 (1982), 94.
(119) Bài Giáo Lý (2 tháng 4, 2014): L’Osservatore Romano, 3 tháng 4, 2014, p. 8.
(120) Ibid.
(121) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 9: AAS 75 (1982), 90.
(122) Thánh Tôma Aquinô, Summa Contra Gentiles III, 123; cf. Aristốt, Nicomachean Ethics, 8, 12 (ed. Bywater, Oxford, 1984, 174).
(123) Tông Huấn Lumen Fidei (29 tháng 6, 2013), 52: AAS 105 (2013), 590.
(124) De sacramento matrimonii, I, 2; in Id., Disputationes, III, 5, 3 (ed. Giuliano, Naples, 1858), 778.
(125) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(126) Ibid., 49.
(127) Cf. Summa Theologiae I-II, q. 31, art. 3., ad 3.
(128) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(129) Cf., Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 26, art. 3.
(130) Ibid., q. 110, art. 1.
(131) Thánh Augustinô, Confessions, VIII, III, 7: PL 32, 752.
(132) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 980.
(133) Diễn Văn Lúc Đọc Kinh Truyền Tin (29 tháng 12, 2013): L’Osservatore Romano, 30-31 tháng 12, 2013, p. 7.
(134) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 978.
(135) Summa Theologiae II-II, q. 24, art. 7.
(136) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(137) Hội Đồng Giám Mục Chile, La vida y la familia: regalos de Dios para cada uno de nosotros (21 tháng 7, 2014).
Lớn lên trong lòng yêu thương vợ chồng
120. Các suy tư của chúng ta về bài ca yêu thương của Thánh Phaolô đã chuẩn bị để chúng ta thảo luận về lòng yêu thương vợ chồng. Đây là lòng yêu thương giữa chồng và vợ (115), một lòng yêu thương được thánh hóa, phong phú hóa và được soi sáng bởi ơn thánh của bí tích hôn phối. Nó là một “cuộc kết hợp có tính cảm xúc” (116), thiêng liêng và hy tế, phối hợp cả sự ấm áp của tình bạn lẫn sự đam mê của gợi tình, và kéo dài mãi sau khi xúc cảm và đam mê đã nguội đi. Đức Giáo Hoàng Piô XI từng dạy rằng tình yêu này thấm đượm mọi bổn phận của đời sống vợ chồng và hưởng được vị trí trang trọng (117). Được Chúa Thánh Thần đổ xuống, tình yêu mạnh mẽ này là phản ảnh của giao ước liên tục giữa Chúa Kitô và nhân loại, một giao ước đạt tới cao điểm trong việc tự hiến tế của Người trên thập giá. “Thần Khí mà Chúa đổ xuống ban trái tim mới và làm cho người đàn ông và người đàn bà có khả năng yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương chúng ta. Lòng yêu thương vợ chồng đạt tới sự viên mãn mà nó đã được xếp đặt từ bên trong: đức ái phu phụ” (118).
121. Hôn nhân là một dấu chỉ quý giá, vì “khi một người đàn ông và một người đàn bà cử hành bí tích hôn nhân, Thiên Chúa như thể ‘được soi gương’ trong họ; Người in nơi họ các đặc điểm của Người và ấn tích tình yêu không thể xóa bỏ của Người. Hôn nhân là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa cũng là sự hiệp thông: Ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần sống đời đời trong một hợp nhất hoàn hảo. Và đây chính là mầu nhiệm hôn nhân: Thiên Chúa biến vợ chồng thành một hiện sinh đơn nhất” (119). Điều này có nhiều hậu quả cụ thể hàng ngày, vì vợ chồng “nhờ sức mạnh của bí tích hôn phối, được trao phó một sứ mệnh chân thực và thích đáng, để, khởi đi từ những sự việc đơn sơ tầm thường của đời sống, họ có thể làm cho lòng yêu thương mà Chúa Kitô vốn dành cho Giáo Hội và tiếp tục hiến mạng sống cho Giáo Hội của Người thành hữu hình” (120).
122. Tuy nhiên, ta không nên lẫn lộn hai bình diện: không nên đặt lên vai hai con người hữu hạn cái gánh nặng khủng khiếp của việc phải tái tạo một cách hoàn hảo sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, vì hôn nhân như dấu chỉ bao hàm “một diễn trình năng động... một diễn trình diễn tiến từ từ qua việc hội nhập các ơn phúc của Thiên Chúa một cách tiệm tiến” (121).
Chia sẻ suốt đời
123. Sau lòng yêu thương kết hợp ta với Thiên Chúa, lòng yêu thương vợ chồng là “hình thức vĩ đại nhất của tình bạn” (122). Nó là sự kết hợp có hết mọi đặc điểm của một tình bạn tốt đẹp: việc quan tâm tới thiện ích của người kia, tính hỗ tương, sự thân mật, sự ấm áp, tính bền vững và sự giống nhau phát sinh từ cuộc sống chung. Cộng vào tất cả những điều ấy, hôn nhân còn thêm tính độc chiếm bất khả hủy tiêu, được phát biểu qua việc cam kết lâu bền sẽ chia sẻ và cùng nhau xây dựng trọn cuộc sống. Ta hãy trung thực và nhìn nhận các dấu chỉ của thực tại: những người yêu thương nhau không coi mối liên hệ của họ là tạm bợ. Những người kết hôn với nhau không mong sự hứng khởi của họ nguội dần. Những người mục kích việc cử hành cuộc kết hợp yêu thương, bất kể mòng dỏn đến đâu, đều tin tưởng rằng nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian. Con cái không những muốn cha mẹ chúng yêu thương nhau, mà còn trung thành và ở với nhau mãi mãi. Các dấu chỉ này và các dấu chỉ tương tự chứng tỏ rằng từ trong chính bản chất của nó, tình yêu vợ chồng có tính dứt khoát. Sự kết hợp lâu bền do các lời thề hứa lúc kết hôn nói lên không phải chỉ có tính hình thức hay công thức truyền thống; nó bén rễ trong chính các khuynh hướng tự nhiên của nhân vị. Đối với những người có đức tin, nó còn là giao ước trước mặt Thiên Chúa, một giao ước đòi phải trung thành: “Chúa là chứng nhân của giao ước giữa ngươi và vợ thuở thanh xuân của ngươi, người mà ngươi đã bất trung, dù nàng là người đồng hành với ngươi và là vợ ngươi theo giao ước... Không ai được bất trung với người vợ thuở thanh xuân của mình. Vì Ta ghét việc ly dị, Chúa nói thế” (Mlk 2:14-16)
124.Một lòng yêu thương yếu ớt hay bệnh hoạn, không có khả năng chấp nhận hôn nhân như một thách đố cần được đảm nhận và chiến đấu cho, cần được tái sinh, canh tân và tái sáng chế cho tới chết, không thể chống đỡ một cam kết to lớn. Nó sẽ gẫy đổ trước nền văn hóa phù phiếm luôn ngăn cản diễn trình tăng trưởng không ngừng. Ấy thế nhưng “việc đoan hứa yêu nhau mãi mãi vẫn là điều có thể khi ta nhận rõ một kế hoạch lớn hơn các ý nghĩ và cam kết của ta, một kế hoạch có thể nâng đỡ ta và giúp ta khả năng dành trọn tương lai của ta cho người ta yêu” (123). Muốn vượt qua mọi thử thách và luôn trung thành bất chấp mọi sự, tình yêu này cần được ban ơn thánh để củng cố và nâng cao nó. Như lời Thánh Robert Bellarmine nói, “sự kiện một người đàn ông kết hợp với một người đàn bà trong một dây nối kết bất khả tiêu, và họ mãi bất khả phân bất chấp mọi thứ khó khăn, ngay cả khi không còn hy vọng gì có con, chỉ có thể là dấu chỉ một mầu nhiệm cao cả” (124).
125. Hôn nhân cũng là một tình bạn có đặc tính của một đam mê, nhưng là một đam mê luôn điều hướng về một cuộc kết hợp mỗi ngày mỗi bền vững và thâm hậu hơn. Được như thế là nhờ “hôn nhân không chỉ được thiết lập cho việc sinh con mà thôi” mà còn để cho lòng yêu thương hỗ tương “được phát biểu thích đáng, tăng trưởng và chín mùi” (125). Tình bạn độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà chỉ nhận được đặc điểm tổng thể hóa ấy bên trong cuộc kết hợp vợ chồng mà thôi. Nhưng cũng chính trong tư cách tổng thể hóa ấy, cuộc kết hợp này có tính độc chiếm, trung thành và đón chào sự sống mới. Nó chia sẻ mọi sự trong một lòng kính trọng hỗ tương không ngừng. Công đồng Vatican II nhắc lại điều này khi quả quyết rằng “Một tình yêu kết hợp yếu tố nhân loại với yếu tố thần linh như thế phải thấm nhuần cả đời sống và hướng dẫn đôi vợ chồng biết tự do trao hiến cho nhau, qua những tâm tình và cử chỉ trìu mến” (126)
Niềm vui và cái đẹp
126. Trong hôn nhân, niềm vui yêu thương cần được vun sới. Khi việc tìm kiếm khoái lạc trở thành ám ảnh, nó sẽ kiềm giữ ta trong nô dịch và ngăn cản ta cảm nghiệm nhiều niềm sảng khoái khác. Đàng khác, niềm vui sẽ gia tăng sảng khoái của ta và giúp ta đi tìm thỏa mãn trong rất nhiều sự vật, ngay cả trong những thời khắc của cuộc sống lúc sảng khoái thể lý đã xuống dốc. Thánh Tôma Aquinô nói rằng chữ “vui” có ý nói tới việc mở rộng tâm hồn (127). Ta có thể cảm nghiệm được niềm vui vợ chồng ngay giữa lúc đang buồn phiền; nó hệ ở việc biết chấp nhận điều này: hôn nhân là một pha trộn nhất thiết phải có gồm hưởng thụ và đấu tranh, căng thẳng và thư giãn, đau đớn và khuây khỏa, thỏa mãn và chờ mong, khó chịu và khoan khoái, nhưng luôn ở trên con đường của tình bạn, một con đường gây hứng để vợ chồng chăm sóc lẫn nhau: “Họ giúp nhau và phục vụ lẫn nhau” (128).
127. Lòng yêu thương của tình bạn có tên là “đức ái” khi nó hiểu rõ và biết trân trọng “giá trị lớn lao” của người kia (129). Cái đẹp, tức “giá trị lớn lao” khác hơn là sức lôi cuốn thể lý hay tâm lý, giúp ta khả năng biết đánh giá tính thánh thiêng của một con người, mà không bị thôi thúc phải chiếm hữu họ. Trong một xã hội duy tiêu thụ, cảm thức về cái đẹp trở nên nghèo nàn và do đó niềm vui nhạt dần đi. Mọi sự ở đấy đều phải được mua, chiếm hữu hay tiêu thụ, kể cả con người. Mặt khác, tình âu yếm là dấu chỉ một lòng yêu thương không ích kỷ chiếm hữu. Nó làm ta tiếp cận người khác với một lòng kính trọng sâu xa và nỗi sợ lớn lao có thể gây hại cho họ hay tước mất tự do của họ.Yêu thương một người khác bao hàm niềm vui được chiêm ngắm và trân quý cái đẹp và sự thánh thiêng bên trong của họ, những điều luôn vượt quá các nhu cầu của tôi. Điều này giúp tôi tìm kiếm điều tốt của họ cả khi họ không thể thuộc về tôi hoặc họ không còn lôi cuốn nữa về thể lý, trái lại chỉ gây hấn hay gây phiền hà. Vì “lòng yêu thương nhờ đó một người làm vui lòng người kia tùy ở việc họ tự ý cho đi một điều gì đó” (130).
128. Cảm nghiệm thẩm mỹ của lòng yêu thương được phát biểu trong “cái nhìn” biết chiêm ngưỡng người khác như cùng đích trong chính họ, ngay cả khi họ ốm yếu, già cả hay không lôi cuốn về thể lý. Cái nhìn biết đánh giá có tầm quan trọng rất lớn lao, và từ khước nó thường gây nhiều tai họa. Để được lưu ý, những người phối ngẫu và con cái họ đã phải làm không biết bao nhiêu sự việc! Khi ta không còn nhìn nhau, biết bao mếch lòng và vấn đề đã phát sinh! Đây là điều ẩn khuất phía sau các than vãn và kêu ca ta thường nghe thấy trong các gia đình: “chồng tôi không nhìn tôi; anh ấy hành xử như thể tôi vô hình”. “Anh làm ơn nhìn em khi em nói đi!”. “Vợ tôi không thèm nhìn tôi nữa, mụ chỉ để ý tới con cái!”. “Trong chính căn nhà của tôi, không ai lưu ý gì tới tôi cả; đến nhìn tôi họ cũng không nốt; cứ như thể tôi không hiện hữu”. Lòng yêu thương mở mắt ta và giúp ta khả năng nhìn, đàng sau tất cả những điều khác, là giá trị lớn lao của một con người.
129. Niềm vui của lòng yêu thương chiêm ngưỡng này cần được vun sới. Vì ta đã được tạo nên để yêu thương, nên ta biết rằng không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui được chia sẻ các điều tốt đẹp: “Hãy cho, hãy nhận, hãy cư xử tốt với nhau” (Hc 14:16). Niềm vui thâm hậu nhất ở trên đời là có thể làm người khác hân hoan, quả là một tiền vị của Nước Trời. Ta có thể nghĩ tới cảnh đáng yêu trong phim Babette’s Feast, lúc bà đầu bếp quảng đại nhận được cái ôm hôn và lời khen biết ơn: “Ôi với chị, các thiên thần đã được vui sướng xiết bao!”. Quả là một niềm vui và an ủi lớn khi đem hân hoan đến cho người khác, thấy họ được sung sướng. Niềm vui này, hoa trái của lòng yêu thương huynh đệ, không phải là niềm vui của người tự phụ, chỉ biết có mình, mà là niềm vui của những người yêu thương, biết hân hoan vì điều tốt của những người mình yêu thương, biết hiến thân cho họ cách tự do và nhờ thế trở nên phong phú nơi họ.
130. Mặt khác, niềm vui cũng phát triển nhờ đau đớn và đau buồn. Như Thánh Augustinô từng nói “trong chiến đấu, nguy hiểm càng lớn niềm vui chiến thắng càng cao” (131). Sau khi cùng nhau chịu đau đớn và gian nan, vợ chồng có thể cảm nhận chúng rất đáng giá, vì họ đã đạt được một điều gì đó tốt, học được một điều gì đó trong tư cách vợ chồng, hay tiến tới chỗ biết đánh giá con người thực của họ. Ít có niềm vui nhân bản nào thâm hậu và gây hứng khởi bằng niềm vui được cảm nhận bởi hai con người yêu thương nhau và đã đạt được một điều gì đó nhờ một cố gắng lớn lao chung.
Kết hôn vì yêu thương
131. Tôi muốn nói với giới trẻ rằng không điều gì trong các điều trên lâm nguy nếu tình yêu của họ tìm được biểu thức trong hôn nhân. Trong định chế này, sự kết hợp của họ tìm được các phương thế bảo đảm cho tình yêu của họ được thực sự lâu bền và phát triển. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu của họ không phải chỉ là sự ưng thuận hay khế ước bên ngoài, tuy nhiên, điều vẫn đúng là việc quyết định dành cho hôn nhân một hình thức hữu hình trong xã hội bằng cách đảm nhiệm một số cam kết sẽ chứng tỏ nó quan trọng đến chừng nào. Nó nói lên tính nghiêm túc của việc người này đồng nhất với người kia và quyết định vững vàng của họ nhất định để chủ nghĩa duy cá nhân của thời niên thiếu lại phía sau và thuộc về nhau. Hôn nhân là một phương thế để nói lên rằng chúng tôi thực sự rời bỏ sự an toàn của tổ ấm nơi chúng tôi từng lớn lên để xây dựng những mối dây liên kết mạnh mẽ khác và đảm nhiệm một trách nhiệm mới đối với một người khác. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn là việc chỉ tự phát kết hợp để thỏa mãn hỗ tương, một điều biến hôn nhân thành một việc hoàn toàn có tính tư riêng. Là một định chế xã hội, hôn nhân bảo vệ và lên khuôn cam kết chung nhằm phát triển sâu đậm hơn trong yêu thương và cam kết đối với nhau, vì thiện ích của xã hội như một toàn thể. Đó là lý do tại sao hôn nhân không phải chỉ là một thời trang mau qua; nó là điều quan yếu kéo dài với thời gian. Yếu tính của nó phát sinh từ bản chất nhân bản của ta và đặc điểm xã hội. Nó bao gồm một loạt nghĩa vụ phát sinh từ chính lòng yêu thương, một lòng yêu thương nghiêm túc và quảng đại đến nỗi sẵn sàng đương đầu với bất cứ nguy cơ nào.
132. Chọn kết hôn cách trên nói lên một quyết định chân chính và cương quyết nhằm nối kết các nẻo đường đi, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra. Vì tính nghiêm túc của nó, cam kết yêu thương công khai này không thể là kết quả của một quyết định hấp tấp, nhưng cũng không nên bị trì hoãn vô định. Cam kết một cách độc chiếm và dứt khoát với một người khác luôn bao hàm một nguy cơ và một ván bài mạnh dạn. Không sẵn sàng đưa ra một cam kết như thế là ích kỷ, tính toán và nhỏ mọn. Nó không biết thừa nhận quyền lợi của một người khác và trình bầy người này cho xã hội như người đáng được hưởng một tình yêu vô điều kiện. Nếu hai người thực sự yêu nhau, họ tự nhiên sẽ bầy tỏ điều này cho nhiều người khác. Khi lòng yêu thương được phát biểu trước nhiều người khác trong khế ước hôn nhân, với mọi cam kết công khai, nó rõ ràng cho thấy và muốn bảo vệ chữ “có” mà những người này nói với nhau một cách tự do và không một chút dè dặt. Chữ “có” này cho họ hay: họ luôn luôn có thể tin tưởng nhau, họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi khi gặp khó khăn hay khi những lôi cuốn mới hoặc những quyền lợi ích kỷ khác xuất hiện.
Một lòng yêu thương tự biểu lộ và gia tăng
133. Lòng yêu thương của tình bạn thống nhất hóa mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và giúp các thành viên gia đình không ngừng lớn mạnh. Tình yêu này phải được phát biểu một cách tự do và quảng đại bằng lời nói và việc làm. Trong gia đình, “ba chữ cần phải dùng. Tôi muốn lặp lại điều này! Đó là ba chữ ‘làm ơn’, ‘cám ơn’, ‘xin lỗi’. Ba chữ chủ yếu!” (132). “Trong các gia đình của chúng ta khi chúng ta không hống hách và chúng ta nói ‘cho phép tôi’; trong các gia đình của chúng ta, khi chúng ta không ích kỷ và chúng ta có thể nói ‘cám ơn’; và trong các gia đình của chúng ta, khi một ai đó nhận ra mình đã làm điều gì sai và có khả năng nói ‘xin lỗi’, thì gia đình ta sẽ cảm nghiệm được bình an và vui tươi” (133). Ta đừng nên keo kiệt trong việc sử dụng ba chữ này, nhưng hãy tiếp tục lặp đi lặp lại, ngày qua ngày. Vì “một số sự im lặng hết sức ngột ngạt, đôi khi ngay trong các gia đình, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau” (134). Những lời nói đúng, nói đúng lúc, sẽ hàng ngày che chở và nuôi dưỡng được lòng yêu thương.
134. Tất cả các điều trên diễn ra trong một diễn trình tăng trưởng không ngừng. Chính hình thức yêu thương đặc biệt là hôn nhân được mời gọi hiện thân cho điều Thánh Tôma Aquinô nói về đức ái cách chung. Ngài viết: “từ chính bản chất của nó, đức ái không bị giới hạn trong việc tăng trưởng của nó, ví nó tham dự vào đức ái vô biên là Chúa Thánh Thần... Về phía chủ thể, cũng không thể ấn định giới hạn cho nó, vì khi đức ái tăng trưởng, khả năng gia tăng lớn hơn của nó cũng tăng trưởng” (135). Thánh Phaolô cũng đã cầu nguyện rằng “Xin Chúa làm cho anh em tăng trưởng và dồi dào trong đức ái đối với nhau” (1Tx 3:12), và câu này nữa, “liên quan tới lòng yêu thương huynh đệ... chúng tôi thúc giục anh em, thưa anh em qúy yêu, anh em hãy làm thế mỗi ngày mỗi hơn” (1Tx 4:9-10). Mỗi ngày mỗi hơn! Lòng yêu thương vợ chồng không được bảo vệ chủ yếu nhờ việc trình bầy tính bất khả tiêu như một bổn phận, hay nhờ việc lặp lại tín lý, nhưng nhờ việc giúp nó mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn dưới sự thúc đẩy của ơn thánh. Lòng yêu thương nào không chịu tăng trưởng sẽ gặp nguy hiểm. Tăng trưởng chỉ diễn ra nếu chúng ta biết đáp trả ơn thánh của Thiên Chúa qua các hành vi yêu thương không ngừng, những hành vi nhân hậu mỗi ngày mỗi trở nên thường xuyên hơn, thâm hậu hơn, quảng đại hơn, dịu dàng hơn và vui tươi hơn. Các người chồng người vợ “trở nên ý thức được sự hợp nhất của họ và cảm nghiệm nó sâu sắc hơn hết ngày này tới ngày nọ” (136). Ơn phúc của tình yêu Thiên Chúa được tràn đổ xuống đôi vợ chồng cũng là lời mời gọi họ tăng trưởng không ngừng trong ơn thánh.
135. Mơ tưởng một lòng yêu thương có tính điền viên và hoàn hảo không cần bất cứ kích thích nào để tăng trưởng là điều vô ích. Ý niệm thiên giới về một lòng yêu thương trần thế quên khuấy điều này: Điều tốt nhất sẽ còn phải đến, rượu nho càng có tuổi càng ngon. Như các giám mục Chile từng chỉ ra, “Các gia đình hoàn hảo do tuyên truyền lừa bịp duy tiêu thụ đề xuất không hề hiện hữu. Trong các gia đình này, không có người già, không có bệnh tật, buồn sầu hay chết chóc... tuyên truyền duy tiêu thụ trình bầy một hình ảnh tưởng tượng không liên quan gì tới thực tại mà các trưởng gia đình phải hàng ngày đương đầu” (137). Sẽ lành mạnh hơn nhiều nếu ta thực tiễn đối với các hạn chế, thiếu sót và bất toàn của ta, và đáp lại lời mời gọi cùng nhau tăng trưởng, cùng nhau đem lòng yêu thương tới chỗ chín mùi và cùng nhau củng cố cuộc kết hợp, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra.
Kỳ sau: Đối thoại...
__________________________________________________
(115) Thánh Tôma Aquinô gọi lòng yêu thương là vis unitive (sức mạnh kết hợp) (Summa Theologiae I, q. 20, art. 1, ad 3), nhắc lại một kiểu nói của Pseudo-Dionysius the Areopagite (De Divinis Nominibus, IV, 12: PG 3, 709).
(116) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae II-II, q. 27, art. 2
(117) Thông Điệp Casti Connubii (31 tháng 12, 1930): AAS 22 (1930), 547-548.
(118) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981) 13: AAS 74 (1982), 94.
(119) Bài Giáo Lý (2 tháng 4, 2014): L’Osservatore Romano, 3 tháng 4, 2014, p. 8.
(120) Ibid.
(121) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 9: AAS 75 (1982), 90.
(122) Thánh Tôma Aquinô, Summa Contra Gentiles III, 123; cf. Aristốt, Nicomachean Ethics, 8, 12 (ed. Bywater, Oxford, 1984, 174).
(123) Tông Huấn Lumen Fidei (29 tháng 6, 2013), 52: AAS 105 (2013), 590.
(124) De sacramento matrimonii, I, 2; in Id., Disputationes, III, 5, 3 (ed. Giuliano, Naples, 1858), 778.
(125) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(126) Ibid., 49.
(127) Cf. Summa Theologiae I-II, q. 31, art. 3., ad 3.
(128) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(129) Cf., Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 26, art. 3.
(130) Ibid., q. 110, art. 1.
(131) Thánh Augustinô, Confessions, VIII, III, 7: PL 32, 752.
(132) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 980.
(133) Diễn Văn Lúc Đọc Kinh Truyền Tin (29 tháng 12, 2013): L’Osservatore Romano, 30-31 tháng 12, 2013, p. 7.
(134) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 978.
(135) Summa Theologiae II-II, q. 24, art. 7.
(136) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(137) Hội Đồng Giám Mục Chile, La vida y la familia: regalos de Dios para cada uno de nosotros (21 tháng 7, 2014).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét