Trang

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

15-05-2016 : (phần II) CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - LỄ TRỌNG

15/05/2016
Chúa Nhật CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG.
Lễ trọng. Lễ HỌ - Cầu cho giáo dân.
(phần II)


Phng v Li Chúa: Chúa Nht L Chúa Thánh Thn Hin Xung - Năm C
CHÚA NHT L HIN XUNG
Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13
Ga 20,19-23
QUÀ TNG CA CHÚA PHC SINH
Anh em hãy nhn ly Thánh Thn
(Ga 20,23)
Lạy Chúa, xin sai Thánh Thn Chúa đến, và xin canh tân b mt trái đt này” (Tv 103,30). Đây là li cu xin tha thiết ca bao thế h nhng người tin vào Thiên Chúa. Mc dù Chúa Thánh Thn đã được Chúa Kitô tuôn đ tràn đy xung trên các tông đ và Hi Thánh sơ khai, li cu xin này vn không mt giá tr thc tin đi vi các tín hu hôm nay. Hi Thánh vn luôn làm mi li li cu xin này đ nh sc mnh ca Chúa Thánh Thn, Hi Thánh luôn biết sng trung tín hơn vi s mng làm du ch tình thương ca Thiên Chúa cho mt thế gii ít nhiu vn b tn thương, đang b đe da bi các thế lc s d.
I. CÁC BÀI ĐC
1. Bài đc 1: Cv 2,1-11
Theo thánh ý nhim mu ca Thiên Chúa, ngày Chúa Thánh Thn hin xung din ra vào đúng dp L Ngũ Tun ca người Do-thái, như th nhng khía cnh thiết yếu ca L Ngũ Tun s được hin thc hóa nơi L Hin Xung. Kinh Thánh cho chúng ta biết L Ngũ Tun là mt trong ba đi l ca người Do thái (gm L Vượt Qua, L Ngũ Tun và L Lu). L này được c hành 50 ngày sau ngày đu tiên ca L Vượt Qua. Trong ba dp đi l này, người Do-thái đi hành hương kính Đc Chúa ti nơi Người ch đnh cho h. Sách Xut Hành ghi li: Mi năm ba ln, mi nam nhân phi đến trước nhan Đc Chúa là Thiên Chúa [ca mình] (x. Xh 23,14-17).
Vào thi ca các tông đ, L Ngũ Tun có l là dp đi l thu hút được nhiu người Do-thái hành hương nht; h t các vùng đt xa xôi v Giêrusalem đ mng s kin Thiên Chúa ban Lut cho ông Môsê trên núi Sinai. Trong dp L Ngũ Tun ln này, các môn đ đã được Thiên Chúa đ tràn Thánh Thn ca Người xung trên h. Người xut hin như hình lưỡi la, tn ra và đu xung tng người mt. Ai ny đu được tràn đy ơn Thánh Thn, h bt đu nói các th tiếng khác, tùy theo kh năng Thánh Thn ban cho (Cv 2,3-4).
Hình nh la nhc chúng ta nh li s hin din ca Thiên Chúa trong cuc thn hin ca Người trên núi Sinai: C núi Sinai nghi ngút khói, vì Đc Chúa ng trong đám la mà xung (Xh 19,18). Còn vic các môn đ được ơn nói các th tiếng khác nhau, thì như thánh Phêrô minh gii, là đ ng nghim li Thiên Chúa đã phán qua ngôn s Joel: Người s tuôn đ Thn Khí xung trên các tôi t ca Người đ h tr thành các ngôn s ca Người, tc là nhng người s nói li ca Người cho muôn dân (x. Cv 2,17-18). Mà li các môn đ đang nói ra không nhm mc đích gì khác hơn là làm chng rng: Đc Giêsu, vn đã b đóng đinh và b giết chết, nay đã được Thiên Chúa cho sng li t cõi chết, được Thiên Chúa đt làm Đc Chúa và làm Đng Kitô (x. Cv 2,36). Đc Kitô Phc Sinh được Thiên Chúa trao cho Thánh Thn đã ha, đ Ngài tuôn đ xung trên các môn đ, như nhng gì các người hành hương đang chng kiến (x. Cv 2,33).
Nếu như trong cuc thn hin trên núi Sinai, Thiên Chúa đã ban Lut cho dân Do-thái đ dn dt h bước vào đi sng tương quan mt thiết vi Người, thì nay trong biến c Chúa Thánh Thn hin xung, Thiên Chúa qua Đc Kitô Phc Sinh, đ tràn Thánh Thn ca Người xung trên chúng ta, đ Chúa Thánh Thn dn dt chúng ta bước vào đi sng thn linh ca Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Thánh Thn s giúp chúng ta hiu, đào sâu thêm, và thc hành Lut bác ái yêu thương mà Chúa Giêsu đã truyn cho chúng ta: Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hn, hết trí khôn, và yêu thương tha nhân như chính mình.
L Ngũ Tun còn được biết đến vi tên gi khác là l Mùa Gt, l dâng ca đu mùa. Đây là dp l đ người dân t ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho h mt mùa gt thành công. Theo ý nghĩa này, ngày Chúa Thánh Thn hin xung, Hi Thánh sơ khai cũng có được mt mùa gt bi thu. Sau khi nghe thánh Phêrô ging dy, đã có đến ba ngàn người xin chu phép ra nhân danh Đc Giêsu Kitô đ được ơn tha ti và được “ân hu là Chúa Thánh Thn (x. Cv 2,41). Hi Thánh sơ khai qu là có lý do đ ngi khen và t ơn Thiên Chúa vì v mùa bi thu này, dưới sc mnh và sc tác đng ca Chúa Thánh Thn.
2. Bài đc 2: 1Cr 12,3b-7.12-13
Dưới tác đng ca Chúa Thánh Thn, các tông đ không ngng đi loan báo Tin Mng; biên gii hu hình ca Hi Thánh sơ khai không ngng m rng; các giáo đoàn được thiết lp khp nơi trong đế quc Roma. Mt khi các giáo đoàn được thành lp, thì nhim v xây dng và phát trin các giáo đoàn tr nên cp thiết hơn bao gi hết. Thánh Phaolô, v tông đ dân ngoi kit xut, đã ch ra nhim v cn được tng tín hu chu toàn. Vì các tín hu cùng chu phép ra trong cùng mt Thn Khí đ tr nên mt thân th nhim mu ca Chúa Kitô, nên tng người phi lo vun đp, xây dng Hi Thánh, tùy theo đc sng mà Chúa Thánh Thn ban cho mình.
Thánh Phaolô lit kê 9 ơn Chúa Thánh Thn ban cho các tín hu, bao gm: ơn khôn ngoan đ ging dy; ơn hiu biết đ trình bày; ơn đc tin; ơn cha bnh; ơn làm phép l; ơn nói tiên tri; ơn phân đnh thn khí; ơn nói các th tiếng l; ơn gii thích các th tiếng l (x. 1Cr 12,7-10). Hin nhiên, còn nhiu ơn khác na không được thánh nhân lit kê ra đây. Nhưng đim chính yếu thánh nhân mun nói đến là: Chúa Thánh Thn là ngun sui nhng ơn lành các tín hu lãnh nhn được; Người ban cho mi người mi cách, tùy theo quyết đnh khôn ngoan khôn dò khôn thu ca Người; Người ban cho chúng ta các ơn y, không phi ch đ tô đim cho cuc sng chúng ta, cũng không phi đ chúng ta đem ra so sánh hơn thua vi nhau, nhưng đ chúng ta có th phc v cho s hip nht ca Hi Thánh Chúa, và mưu ích cho phn ri ca mi người. Nếu biết s dng các ơn này mt cách hiu qu trong tinh thn khiêm tn phc v và cho đi, chúng ta s làm cho Hi Thánh ca Chúa ngày càng phát trin c v chiu rng ln chiu sâu, làm cho Hi Thánh xng đáng tr thành khí c yêu thương mà Thiên Chúa dành cho nhân loi và thế gii hôm nay.
3. Bài Tin Mng: Ga 20,19-23
Khi các cánh ca còn đang đóng kín, khi các môn đ còn đang phi hp kín vì s người Do-thái, thì Đc Kitô Phc Sinh đã đến và hin din vi h. Người đến đ đem ơn bình an đích thc cho h, trong lúc tâm hn h còn b ni s hãi ph kín. Sau li chào bình an th nht (x. c19), Người cho các môn đ xem tay và cnh sườn Người. Sau s kin này, các môn đ đã chuyn t trng thái lo s sang tâm tình vui mng vì thy Chúa.
Mt khi ni lo s ca các môn đ đã tan biến, mt khi con tim ca các ngài đã vui tr li, thì cũng là lúc Chúa Kitô Phc Sinh nói li bình an th hai cho các ngài (x. c21). Li bình an này kèm theo mt s mng: Như Chúa Cha đã sai Thy, thì Thy cũng sai anh em (c21). Như thế, Đng Phc Sinh như mun hàm ý: các môn đ không nên ch vui mng vì thy Chúa, mà h cn san s nim vui y cho nhiu người khác na, nht là cho nhng ai chưa biết Chúa, cho nhng ai đang sng trong âu su, lo lng ca phn người. Và s mng loan báo Tin Mng chính là điu mà Đng Phc Sinh mun gi gm và trao vào tay các môn đ ca mình.
Nhưng Đc Kitô Phc Sinh cũng tha biết bao khó khăn đang chc ch các môn đ phía trước. Nhưng như thánh s Gioan đã tng khng đnh: Người vn yêu thương nhng k thuc v mình còn thế gian, và Người yêu thương h cho đến cùng (x. Ga 13,1), Đc Kitô Phc Sinh s không đ các môn đ m côi, Người không đ h phi dò dm t tìm ra hướng đi phc v s mng Người trao phó cho h. Như Người đã tng ha s xin Chúa Cha ban cho các môn đ mt Đng Bo Tr khác đ vi h luôn mãi (x. Ga 14,16), thì gi đây, vi quyn năng ca Đng Phc Sinh, và trước s mng mà Người trao phó cho các môn đ, Người thc hin li ha y bng vic thi hơi, ban Thánh Thn cho các ngài. Như vy, vic thi hành s mng loan báo Tin Mng ca các môn đ s được đt dưới s dn dt và nh sc mnh ca Chúa Thánh Thn.
Lch s Giáo Hi đã cho thy, bao lâu các v tha sai biết cy da vào sc mnh và đt mình dưới s hướng dn ca Chúa Thánh Thn, thì ht ging Tin Mng mà các v gieo vãi s sinh hoa kết qu tt đp như lòng Chúa mong ước. Điu đã đúng cho hôm qua, cũng s đúng cho hôm nay và nhng ngày tháng kế tiếp.
Ly Chúa Thánh Thn, xin ng đến, và t tri xin ta ánh quang minh ca Ngài cho chúng con!
II. LI NGUYN CHUNG
Ch tế: Anh ch em thân mến! Đc Kitô phc sinh đã xin Thiên Chúa Cha ban tng Chúa Thánh Thn cho các tông đ và tt c nhng ai tin vào danh Người. Chúng ta hãy đng thanh cm t Chúa và tha thiết cu xin:
1. “Như Cha đã sai Thy, Thy cũng sai các con. Chúng ta cùng cu xin Chúa cho mi thành phn trong Hi Thánh biết vâng theo s hướng dn thúc đy ca Chúa Thánh Thn, trung thành din t dung mo ca Chúa Kitô phc sinh cho thế gii hôm nay.
2. Chúa Thánh Thn ban ơn đi mi cho toàn th nhân loi. Chúng ta cùng cu xin cho các nhà lãnh đo và các t chc quc tế biết quan tâm mưu cu hòa bình đích thc cho thế gii qua nhng hot đng bo v công lý và phc v người nghèo.
3. “Hết thy mi người đu được tràn đy Chúa Thánh Thn. Chúng ta cùng cu xin cho các Kitô hu được Chúa Thánh Thn thánh hóa và hướng dn, tr nên nhng con người mi luôn ý thc và hăng say vi s v truyn giáo trong cuc sng hng ngày.
4. “Có nhiu th ân sng, nhưng ch có mt Thánh Thn. Xin cho mi người trong cng đoàn chúng ta biết quí trng và s dng ân hu ca Chúa Thánh Thn cách hiu qu, luôn tích cc xây dng nhim th Chúa Kitô và bo v s hip nht trong Hi Thánh.
Ch tế: Ly Chúa là Cha toàn năng, xin nhn li chúng con cu nguyn. Xin ban xung trên chúng con tràn đy ân sng ca Chúa Thánh Thn, giúp chúng con can đm làm chng cho Chúa gia thế gii hôm nay. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con.

SCĐ L HIN XUNG
Ch đ :
Chúa Thánh Thn là nguyên lý hp nht

"Anh em hãy nhn ly Thánh Thn" (Ga 20,22)
Si ch đ :
- Bài đc I : Tường thut vic Chúa Thánh Thn hin xung hôm l Ngũ Tun.
- Đáp ca : Ly Chúa, xin c Thánh Thn ti, đ canh tân đa cu.
- Bài đc II : Chúng ta đã được chu phép Ra nh mt Thánh Thn đ tr nên mt thân th.
- Tin Mng : Bui chiu ngày phc sinh, Chúa Giêsu thi hơi ban Thánh Thn cho các môn đ.
I. Dn vào Thánh l
L Hin xung hôm nay kết thúc mùa Phc sinh. Chúng ta hãy nhìn li nhng bước mà Phng v đã dn chúng ta đi qua : Chúa Giêsu đã nhp thế sng vi loài người, Ngài đi khp nơi rao ging Tin Mng, ri Ngài chu nn chu chết, nhưng Ngài đã sng li và lên tri. Hôm nay Ngài sai Chúa Thánh Thn đến đ thánh hóa loài người. Như thế, Chúa Thánh Thn là Đng hoàn tt chương trình cu đ ca Thiên Chúa. Dâng Thánh l hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa tuôn đ đy tràn Thánh Thn xung trên chúng ta, đ chúng ta hoàn thành s mng cu đ bn thân chúng ta và mi người.
II. Gi ý sám hi
- Chúng ta có li vì ít nghĩ đến Chúa Thánh Thn là Đng Thiên Chúa đã ban đ h tr chúng ta.
- Chúng ta thường làm vic theo suy nghĩ riêng ch không theo s soi sáng hướng dn ca Chúa Thánh Thn.
- Chúa Thánh Thn mun mi người hip nht vi nhau, nhưng chúng ta thường chia r.
III. Li Chúa
1. Bài đc I : Cv 2,1-11 : Tường thut vic Chúa Thánh Thn hin xung hôm l Ngũ Tun.
- Vâng theo li căn dn ca Chúa Giêsu phc sinh, các tông đ t hp trong nhà Tic Ly đ ch đón nhn điu Ngài đã ha.
- Sáng ngày l Ngũ tun, Chúa Giêsu thc hin li ha y : Chúa Thánh Thn đã ng xung trên các tông đ dưới hình lưỡi la. Lưỡi tượng trưng cho li nói. La tượng trưng tình yêu và lòng nhit thành. Nh Chúa Thánh Thn, các tông đ đã nhit thành rao ging Tin Mng, làm chng cho Chúa Giêsu.
2. Đáp ca : Tv 103
Tv này ca tng nhng vic k diu mà Thiên Chúa đã làm do "sinh khí" ca Ngài, tc là do Chúa Thánh Thn.
3. Bài đc II : 1 Cr 12,3b-7.12-13
Thánh Phaolô kêu gi tín hu đoàn kết hip nht nhau trong Chúa Thánh Thn :
- Trong Giáo Hi sơ khai, Chúa Thánh Thn ban nhiu đc sng khác nhau cho các tín hu. Nhưng mi đc sng đu nhm phc v li ích chung ca cng đoàn.
- Vì thế, mt mt các tín hu phi tránh chia r nhau, mt khác phi tn dng mi ơn ban ca Chúa Thánh Thn đ xây dng thân th Giáo Hi.
4. Tin Mng : Ga 20,19-23
Bui chiu chính hôm l phc sinh, Chúa Giêsu đã ban Thánh Thn cho các môn đ (Theo quan đim ca Luca thì Thánh Thn được ban hôm l Ngũ tun).
Chúa Thánh Thn được ban đng thi vi li chúc bình an, quyn tha ti và li sai các ông ra đi. T đó, ta có th thy được nhng ý nghĩa sau :
- Ơn ban cao trng nht ca Chúa Thánh Thn là Bình an, đc trưng ca thi Messia.
- Ơn cao trng th hai ca Chúa Thánh Thn là Tha ti : chính nh được tha ti mà con người được bình an tht.
- Ơn ban Thánh Thn nhm giúp Giáo Hi ra đi loan Tin Mng cu đ.
IV. Gi ý ging
1. Hiệp nhất
Sách Công vụ tường thuật rằng khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ thì có nhiều hiện tượng lạ xảy ra, trong đó có hiện tượng các tông đồ giảng trước một đám đông thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau thế mà ai cũng hiểu được.
Thứ tiếng mà hôm đó các tông đồ nói là thứ tiếng gì ? Có nhiều giải thích khác nhau :
a/ Giải thích thứ nhất, các tông đồ nói ngoại ngữ : Hằng ngày các ông chỉ biết nói tiếng Do thái (đúng ra là tiếng Aram), vài ông cũng biết bập bẹ vài tiếng Hy lạp. Nhưng hôm đó, do ơn Chúa Thánh Thần các ông đột nhiên nói được ngoại ngữ khiến cho những người không phải Do thái mà cũng không phải Hy lạp cũng hiểu được.
Giải thích này không đúng, bởi vì dù các tông đồ nói ngoại ngữ thì cũng chỉ một vài ngoại ngữ mà thôi. Thế mà hôm đó thính giả thuộc nhiều ngôn ngữ : Bài tường thuật đã liệt kê đến mười mấy thứ tiếng. Làm sao các ông có thể nói đồng thời mười mấy thứ tiếng ấy được !
b/ Giải thích thứ hai, các tông đồ nói bằng một thứ tiếng hoàn toàn mới lạ, từ chuyên môn trong Thánh kinh gọi đó là Glossolalie : nghĩa là không phải tiếng Do thái, cũng không phải tiếng Hy lạp, cũng không phải thứ tiếng nào trong mười mấy thứ tiếng kia. Nhưng Chúa Thánh Thần khiến cho mọi người đều hiểu. Giải thích này cũng chưa đúng, bởi vì tuy Thánh kinh cũng ghi nhận nhiều trường hợp các Kitô hữu có nói glossolalie, nhưng vì tiếng này quá lạ cho nên phải có người cũng được ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần giúp người đó hiểu và dịch lại cho những người khác. Trong bài tường thuật này, ta thấy thính giả không cần ai dịch mà vẫn hiểu, cho nên đó không phải là glossolalie.
c/ Giải thích thứ ba, các tông đồ nói bằng tiếng Do thái quen thuộc của các ông, nhưng Chúa Thánh Thần giúp cho thính giả hôm đó thuộc đủ mọi thứ tiếng khác nhau cũng hiểu được.
Việc giải thích chi tiết tiếng nói hôm đó của các tông đồ còn nhiều khó khăn, nhiều bất đồng và đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Nhưng có điểm này được hầu hết các nhà chuyên môn về Thánh kinh đều nhất trí : đó là câu chuyện hôm lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là đối ảnh của câu chuyện tháp Babel ngày xưa. Ngày xưa ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau, bỗng dưng vì tội kiêu ngạo muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình hơn Thiên Chúa nên bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, làm cho người này không hiểu người kia được nữa. Chuyện Tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không được Thiên Chúa quy tụ thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm được cho nhau.
Chúa Thánh Thần hiện xuống sửa lại sự hư hại đó : Hôm lễ Ngũ Tuần, tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Nhờ đâu ? Thưa nhờ Chúa Thánh Thần quy tụ họ lại. Chúa Thánh Thần nối kết họ lại.
Bài tường thuật trong sách Công vụ cho chúng ta một bài học về sự đoàn kết hiệp nhất giữa những người vốn có nhiều điểm bị biệt nhau.
1. Ai ai cũng thấy đoàn kết hiệp nhất là cần thiết, quan trọng và hữu ích :
- Ca dao có câu "Một cây làm chẳng nên non…"
- Và còn một câu khác : "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết".
- Còn sách Công vụ thì kể rằng sở dĩ thuở ban đầu giáo hội phát triển nhanh rộng là nhờ các tín hữu rất đoàn kết yêu thương nhau, người lương thấy cuộc sống hiệp nhất yêu thương ấy quá tốt đẹp và đầm ấm nên thích và xin gia nhập Giáo hội.
2. Nhưng làm sao để có đoàn kết và hiệp nhất ?
- Theo thiển ý, muốn có đoàn kết hiệp nhất thì trước hết phải biết tôn trọng sự dị biệt. Nhiều khi những người sống chung trong tập thể cứ hục hặc nhau hay buồn phiền nhau chỉ vì người này khó chịu vì người kia có tính tình khác mình, có cách suy nghĩ khác mình, có sở thích khác mình… Thấy người ta khác mình là mình bực bội, mình phê phán, mình ghét bỏ. Thực ra "bá nhân bá tánh". Và khi Thiên Chúa dựng nên người ta, Người cũng dựng nên mỗi người có nét riêng của người đó. Nói theo từ ngữ triết học thì mỗi người là một hữu thể độc đáo. Ta phải tôn trọng sự dị biệt nơi người khác. Đừng ai bắt ai phải có cùng một cá tính, một cách suy nghĩ, một cách làm việc, một sở thích giống y như mình. Thấy người ta khác mình nhưng mình vẫn tôn trọng người ta, đó là cơ sở thứ nhất tạo sự đoàn kết hiệp nhất.
- Điều kiện thứ hai, khi ta đã tôn trọng sự dị biệt nơi người khác thì ta phải biết tương nhượng, nghĩa là nhường nhịn nhau. Vì bá nhân bá tánh nên có nhiều lúc trong cuộc sống chung, ý của người này và người kia khác nhau. Nếu hai bên cứ khăng khăng đòi người kia phải theo ý mình thì đương nhiên sẽ dẫn tới cãi cọ hoặc bất mãn không hợp tác. Cho nên mỗi bên phải nhường một chút. Quyết định chung là kết quả của sự dung hòa ý kiến của hai bên.
- Điều kiện thứ ba, nhưng là điều kiện quan trọng nhất, đó là mọi người đều ý thức rằng mình có chung một nguồn gốc, một tinh thần. Cũng như anh chị em trong gia đình dễ tương nhượng nhau, dễ tha thứ nhau, dễ đoàn kết hiệp nhất với nhau và nhờ mọi người ý thức mình là con của cùng một cha mẹ sống chung trong một mái nhà. Thì cũng thế chúng ta ý thức rằng ai ai dù thế nào đi nữa thì cũng là con người, cũng là đồng bào với nhau thì sẽ dễ đoàn kết nhau hơn. Đối với chúng ta những người Kitô hữu, nếu chúng ta ý thức thêm rằng chúng ta là môn đệ Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa thì chúng ta cũng dễ yêu thương nhường nhịn và đoàn kết với nhau hơn. Nhưng ai sẽ nhắc chúng ta ý thức điều đó và ai sẽ giúp chúng ta thực hiện đoàn kết hiệp nhất theo ý thức đó ? Thưa Chúa Thánh Thần.
Hôm nay lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy tha thiết cầu xin Ngài giúp chúng ta.
- Trước hết là biết tôn trọng sự dị biệt nơi những người sống chung với ta.
- Thứ hai xin Ngài giúp mỗi người chúng ta thêm khiêm tốn để có thể tương nhượng người khác khi có bất đồng.
- Và nhất là xin cho mọi người ý thức mình đều là con Chúa, đều là môn đệ Chúa cho nên đều phải yêu thương nhau.
2. Tái tạo
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện các môn đệ Chúa Giêsu tự nhốt mình trong một căn phòng đóng kín các cửa, lòng đầy sợ sệt. Nhưng sau đó Chúa Giêsu đến với họ và sai họ ra đi, khi đó lòng họ vui mừng và bình an.
Chuyện xảy ra với các môn đệ ngày xưa cũng là chuyện thường xuyên xảy ra cho chúng ta ngày nay. Vậy chúng ta hãy xem lại từng bước câu chuyện này.
1. Bước thứ nhất : các môn đệ nhốt mình trong phòng kín. Đây là tâm lý co cụm, khép kín. Một tâm lý thường xảy ra. Chắc nhiều người đã biết chuyện Lan và Điệp. Hai người yêu nhau tha thiết. Nhưng Điệp bị gài bẫy nên bị bó buộc phải cưới một người khác. Lan buồn quá. Rồi Lan làm gì ? Lan co cụm lại bằng cách đi vào trốn trong chùa. Lan không muốn gặp gỡ ai cả nên trong chùa có một chiếc chuông để khi ai muốn gặp người nào trong chùa thì kéo chuông. Lan cắt đứa luôn sợi dây chuông ấy, nghĩa là cắt đứt hẳn mọi liên hệ với một người khác.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta vì nhiều lý do nên cũng rơi vào tâm lý co cụm khép kín như thế. Lý do của Lan là thất tình. Có người khác co cụm vì thất vọng. Có người khác nữa vì mặc cảm tội lỗi. Còn lý do của các tông đồ trong tường thuật này là sợ : các ông coi ai cũng là kẻ thù có thể hại mình bất cứ lúc nào nên co rút vào trong phòng và đóng kín các cửa lại. Nhưng ta nên biết con người là một hữu thể mang tính xã hội. Làm người là phải sống với những người khác. Càng sống với chừng nào thì càng đúng là người chừng nấy. Khi ai đó co cụm lại, rút vào vỏ sò thì kể như người ấy không còn là người nữa, người ấy như đã chết.
2. Ta hãy trở lại câu chuyện Lan và Điệp. Vì Lan đã cắt đứt dây chuông nên Điệp không đến với Lan được. Hai người không bao giờ gặp nhau nữa và dần dần chết héo chết mòn. Chuyện tình của họ đi vào ngõ cụt không lối thoát. Còn câu chuyện trong bài Tin Mừng này thì khác hẳn. Các tông đồ đóng kín cửa không muốn gặp ai, nhưng Chúa Giêsu thì chủ động tìm gặp họ. Họ không có khả năng đến với Chúa thì Chúa chủ động đến với họ. Như thế là Ngài phá vỡ một chiều hướng của sự co cụm. Nói cách khác, Chúa Giêsu mở cho họ một cánh cửa, cánh cửa mở ra phía Chúa. Ngài còn mở cho họ cánh cửa thứ hai hướng về phía tha nhân bằng cách sai họ đi, đi ra khỏi thế co cụm của mình để đến với người khác. Con người là một hữu thế có tính xã hội, làm người là phải sống với người khác. Khi con người cắt đứt mọi liên hệ thì người đó kể như chết. Nay Chúa Giêsu đến với các tông đồ và còn sai họ đến với người khác tức là Ngài nối lại những mối giây liên hệ, tức là Ngài làm cho họ sống lại. Nói đứng hơn, Chúa Giêsu đã tái tạo các môn đệ.
3. Nhờ đâu mà Chúa Giêsu tái tạo được các môn đệ như thế. Thưa nhờ Chúa Thánh Thần. Bài Tin Mừng này có một chi tiết hàm chứa ý nghĩa rất sâu. Đó là Chúa Giêsu thổi hơi trên các môn đệ. Cũng như ngày xưa Adam ban đầu chỉ là một tượng bằng bùn đất, nhưng ngay khi Thiên Chúa thổi hơi vào thì tượng bùn đất ấy trở thành người. Thì ngày nay cũng thế, Chúa Giêsu thổi hơi vào các tông đồ. Làn hơi ấy chính là Chúa Thánh Thần, nhờ Chúa Thánh Thần mà các môn đệ đã được tái tạo lại thành những con người mới.
4. Những con người mới này có những gì đặc biệt : thưa cái đặc biệt thứ nhất là niềm vui. Bài Tin Mừng nói "các tông đồ vui mừng vì thấy Chúa" ; cái đặc biệt thứ hai là bình an : không còn sợ gì nữa cả nhưng lòng rất thanh thản. Bài Tin Mừng viết "Chúa Giêsu đứng giữa các ông và nói : bình an cho chúng con" ; và cái đặc biệt thứ ba là mang ơn tha thứ đến cho những người khác. bài Tin Mừng nói "Chúng con hãy nhận lấy Thánh Thần. Chúng con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha".
Nhiều khi chúng ta rơi vào tâm trạng sợ sệt, bất an, mặc cảm tội lỗi. Khi đó chúng ta co cụm lại, rút lui vào nỗi cô đơn của mình và không muốn gặp ai cả. Tình trạng này thật là buồn chán. Phải sống trong tình trạng này thì chẳng khác nào như đã chết. Do đó cần phải có ai đó giúp chúng ta thoát khỏi tâm trang bất thường ấy. Người ấy là ai ? Thưa chính là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng tái tạo những gì suy sụp và hư mất. Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng kính Chúa Thánh Thần. Nếu có gì đang khiến chúng ta buồn sầu co cụm khép kín, chúng ta hãy bày tỏ với Ngài và xin Ngài giải thoát chúng ta, tái tạo chúng ta thành con người mới, an bình, vui tươi, vui sống với mọi người.
3. Ngôn ngữ của toàn cầu
Ngôn ngữ là phương cách thông tin, biểu lộ tâm tình cho nhau và dùng để liên lạc với nhau trong cuộc sống. Bất cứ dân tộc nào trên mặt đất cũng đều có ngôn ngữ cho mình. Trong niềm tin đạo giáo chúng ta dùng ngôn ngữ gì để bày tỏ tâm tư của mình với Chúa ? Và Chúa dùng ngôn ngữ gì để thông tin nói với ta ?
Nói với Chúa chúng ta dùng ngôn ngữ của ta, vì Ngài hiểu được hết. Còn khi Chúa nói với chúng ta, Ngài cũng dùng ngôn ngữ của chúng ta. Nhưng khi nói loan truyền lời Chúa cho các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, ngôn ngữ gì được xử dụng để mọi người có thể nghe hiểu được ?
Kinh Thánh thuật lại phép lạ ngày lễ Chúa Thánh hiện xuống như sau : Gió thổi đến và lửa chiếu dọi ánh sáng cùng mang hơi nóng trên các Tông Đồ. Đó là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, người từ nay thay Chúa Giêsu cùng đồng hành với họ và trong Hội Thánh Công Giáo. Khi Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông Đồ, Ngài mang đến cho các Ông luồng gió mới. Luồng gió mới này làm các ông phấn khởi tung cửa đứng ra trước công chúng nói về Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đã sinh ra, đi khắp nơi rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa, chữa lành bệnh tật cho người đau ốm, mang niềm an ủi cho người bị bỏ rơi, bị đau khổ, sau cùng đã chết và đã sống lại. Các ông được ơn lạ nói những thứ ngôn ngữ của tất cả những người hôm đó hiện diện nghe các ông. Chúa Thánh Thần ban cho các Tông Đồ ân đức nói thứ ngôn ngữ mà tất cả mọi người cùng hiểu được, bất kể họ đến từ xứ sở nào...
Phép lạ này nói lên quyền năng của Thiên Chúa thực hiện nơi con người. Ngày xưa, con người cũng đã có lần toan tính xây cây tháp Babel chạm tới tầng trời, nhưng Thiên Chúa đã phá huỷ toan tính kiêu ngạo của họ bằng các ngôn ngữ khác nhau. Vì ngôn ngữ bất đồng, họ không thể thông hiểu nhau, nên công trình đó đã tan hoang. (St 11,1-9)
Máy vi tính ngày nay là phát minh mới lạ của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác. Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi liên lạc với nhau nhanh chóng.
Trong đời sống, con người chúng ta dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ sinh ai chúng ta cũng có, cũng biết : ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm, ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu được cả.
Ngôn ngữ tình yêu này phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi tín hiệu nhanh chóng nhậy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một con người. Qua ngôn ngữ này mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ tới con cái còn thơ bé, con người với nhau trong đời sống, Thiên Chúa với công trình sáng tạo của Ngài trong hoàn vũ và con người với Thiên Chúa.
Ngôn ngữ này không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho, chữ Thailan, chữ Ảrập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Nhưng ngôn ngữ này từ bẩm sinh nằm ẩn sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Mỗi người đều có chương trình ngôn ngữ này và đều có thể sử dụng được chương trình này.
Dù là tiếng mẹ để, ta cũng cần phải học, phải mài dũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm.
Những sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng gây ra. Và chúng ta phải điều chỉnh lại cách sử dụng cho đúng. Trong ngôn ngữ tình yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này chạy không đúng là do con người gây ra. Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ này, nhưng khi sử dụng hoặc là con người không dùng đúng chương trình này hoặc là muốn sử dụng chương trình sai riêng của mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin, hiểu nhau được nữa.
Những sai lầm này là thiếu tình liên đới với nhau, khi chỉ chú ý đến quyền lợi riêng tư của mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, mang niềm vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hoà và tình liên đới trong cuộc sống.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm xưa, các Thánh Tông Đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho hết mọi người. Ngôn ngữ này do Chúa mang đến và ghi khắc trong tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được tin mừng ơn cứu độ của Chúa và cùng nhau tìm về với Chúa, với nhau là anh em con một Chúa : ngôn ngữ tình yêu.
Chúa Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ này khác gì là "tiếng mẹ đẻ" của con người : ngôn ngữ tình yêu - ngôn ngữ của toàn cầu. (Lm Nguyễn ngọc Long, Vietcatholic)
4. Chứng từ : Người thầy giáo da đen
Năm 1917, tại một xóm nghèo bang Mississipi Hoa Kỳ, một toán người da trắng quá khích đã bủa vây bắt trói một thanh niên da đen vì nghi ngờ anh đang diễn thuyết kêu gọi đồng bào anh nổi loạn chống lại họ. Anh ta tên là Lawrence. Anh bị lôi đến một gốc cây, tròng dây thòng lọng vào cổ, dưới chân xếp một đống củi to. Đám đông ra lệnh cho anh được nói những lời cuối cùng trước khi chết...
Lawrence thầm cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, rồi sau đó hiên ngang lên tiếng lặp lại tất cả những gì anh đã diễn thuyết trước đó cho người da đen. Anh bắt đầu bằng cách phác họa cảnh sống của hai dân tộc anh em da đen và da trắng trong sự tương trợ đoàn kết. Anh ngỏ ý sẽ tổ chức một ngôi trường để dạy cho đồng bào anh để họ xứng đáng sống bên cạnh người da trắng. Từ đó, hai bên sẽ dễ dàng hiểu biết và giúp đỡ nhau. Anh nêu tên một số người da trắng có uy tín trong vùng đã hứa tài trợ cho anh. Anh còn khéo léo nói vài câu duyên dáng làm cho đám đông bật cười. Cuối cùng, anh khẳng định : anh đấu tranh với sự dốt nát mù chữ và chống lại sự nghèo nàn lạc hậu, chứ không hề có ác ý với ai cả.
Anh vừa dứt lời, đám đông mới đây còn đòi giết anh, giờ đây lại hò reo hoan hô anh nhiệt liệt, ùa nhau đến tháo giây thòng lọng và công kênh anh lên. Lại có người đứng ra kêu gọi mọi người hãy giúp đỡ anh. Thế là người ta có bao nhiêu tiền đều móc ra, ném như mưa xuống dưới chân anh da đen nghèo xác xơ nhưng giàu thiện chí và hảo tâm...
Sinh ra ở miền Bắc Hoa Kỳ, Lawrence là con một bác thợ hớt tóc, được gia đình dành dụm nuôi ăn học đến hết bậc đại học. Ra đời, anh có thể tìm được việc ngay và có một đời sống sung túc nơi quê nhà, thế nhưng, cảnh cơ cực lam lũ của những đồng bào da đen đã thôi thúc anh bỏ tất cả để lưu lạc xuống miền Nam xin một chân thầy giáo làng cho người da đen. Chính ở đây, anh hiểu được nguyên nhân mọi khốn cùng người da đen phải gánh chịu là ở chỗ : đã dốt nát mù chữ mà lại còn mê tín dị đoan, và trắng tay, không biết một thứ nghề nào, từ đó họ lại càng bị người da trắng khinh bị đầy đọa. Ban ngày, Lawrence vất vả dạy học, tối đến, anh tự học thêm nghề trồng trọt, chuẩn bị cho ước mơ sẽ truyền nghề lại cho đồng bào.
Mùa xuân năm 1909, vừa tròn 24 tuổi, Lawrence khăn gói tìm tới khu xóm Braston có đông người da đen, dự định chọn nơi đây để mở trường. Anh đi tìm những người trại chủ da trắng để xin phép mở trường dạy nghề trồng trọt cho người da đen. Họ chả mấy tin tưởng vào lập luận của anh, nhưng họ cũng không có ý ngăn cản làm gì. Sau đó, anh lại đi vận động những người da đen chịu gom góp mỗi người một chút để có thể dựng trường. Họ vui mừng hy vọng lắm, nhưng vì nơi đây vừa mới bị mất mùa do nạn côn trùng tàn phá, họ lại quá nghèo nên chẳng góp được gì đáng kể. Nhưng Lawrence nhất quyết không chịu bó tay...
Một hôm, anh cầm theo cuốn Kinh Thánh, tìm ra ven rừng thanh vắng ngồi một mình dưới bóng một cây cổ thụ. Đang mải mê suy tư cầu nguyện, anh chợt bắt gặp một em bé da đen đang rụt rè nhìn anh từ xa. Anh gọi : "Nào em bé, lại đây chơi với anh đi !" Đứa bé tiến lại, nó thấy anh có cuốn sách đẹp thì mượn và cũng bắt chước cầm lên đọc chăm chú ra vẻ biết chữ. Lawrence phì cười khi thấy em cầm ngược đầu cuốn sách, anh vỗ vai em hỏi : "Chắc em thích đọc sách lắm phải không ? Vậy thì ngày mai em hãy trở lại đây, anh sẽ bắt đầu dạy cho em biết dọc biết viết nhé !"
Hôm sau trở lại gốc cây, Lawrence đã thấy em bé có mặt cùng với hai đứa nữa. Thế là ngôi trường đã khai giảng ngay dưới tán cây ven rừng với 3 trò nhỏ đầu tiên, hiệu trưởng kiêm thầy giáo duy nhất chính là Lawrence, và giáo án là cuốn Kinh Thánh ! Anh chọn bài giảng và tập đọc đầu tiên là một đoạn Lời Chúa nói về tình yêu thương. Được một lúc, anh nhìn quanh đã thấy một số người lớn da đen lấp ló ở các bụi cây gần đó, mải mê theo dõi như uống lấy từng lời giảng dạy giáo lý của anh. Thế là anh mời tất cả cùng ngồi vào để tập đọc đoạn văn được viết nắn nót trên tấm ván cũ. Sĩ số lớp học giờ đây gồm 5 trẻ em và 7 người lớn.
Ngày lại ngày, tiếng đồn lan ra, Lawrence thu nhận được hơn 50 học sinh. Mùa đông về, lớp học dời vào một căn nhà cũ nát bỏ hoang. Người trại chủ tốt bụng biết chuyện, tặng luôn cho anh căn nhà cùng với 16 mẫu đất bỏ hoang chung quanh và số tiền 50 đô-la. Các học sinh lớn xúm lại sửa chữa vách và mái nhà, làm lò sưởi và quét vôi. Anh lại tìm đến một trại chủ khác xin được một số lớn gỗ ván và mua chịu các vật dụng cần thiết cho ngôi trường.
Năm 1917, thoát được vụ hành quyết oan uổng như đã kể từ đầu, anh tạ ơn Chúa rồi lại quyết định mở một cuộc họp, mời tất cả những người da đen cùng các ân nhân người da trắng trong vùng đến nghe anh nói chuyện về dự kiến tương lai. Anh cho biết đây sẽ là ngôi trường nội trú cho các học sinh ở rải rác khá xa. Các em sẽ vừa học vừa làm để tự nuôi sống bằng việc canh tác khu đất quanh đây. Anh cũng xin mọi người có mặt đóng góp thêm để xây dựng một dãy lớp học mới vì sĩ số học sinh đã quá cao.
Vừa dứt lời, các ân nhân đã trao ngay cho anh một số tiền khá lớn, còn đồng bào da đen thì góp chung từng đồng xu lẻ dành dụm chắt bóp. Có người còn hứa tặng một phần hoa lợi vụ mùa sắp tới, người khác về nhà mang tới một bao bông vải hoặc nửa con lợn, một cặp ngỗng... và hầu hết đều hứa sẽ giúp công góp sức. Thế là hôm sau, cả đoàn những người đàn ông trai tráng kéo đến đốn cây, xẻ ván, dậm nền, dựng cột, xây vách. Phía các bà các cô thì buổi trưa mang cơm nước đến cho cánh thợ.
Qua năm 1910 thì ngôi trường hoàn tất, mang tên là "Ngôi Trường Thôn Quê", cùng với số cả trăm học sinh tại chỗ còn có thêm 18 em từ xa về nội trú. Tất cả được học chữ, nấu bếp, cắt may và nghề mộc. Buổi tối, lớp xóa mù chữ có gần 100 em nhỏ. Mọi học sinh đều mang tới góp, người thì bao bột mì, người thì chú heo con để sử dụng chung thay vì đóng học phí và tiền ăn. Lawrence cũng mời được một số thầy cô giáo thiện chí đến giúp. Anh thường nhắc họ luôn cầu nguyện trong niềm chắc tin rằng mọi sự đều do Chúa ban và lo liệu, nhưng phần mình vẫn phải nỗ lực làm việc để cộng tác với Người...
Năm 1912, Lawrence cưới vợ, cả hai vừa gắng công dạy học, lại vừa đi khắp nơi xin các mạnh thường quân hỗ trợ để trả lương giáo viên và nuôi sống các học trò nghèo. Anh chị hễ cứ gặp những trẻ bơ vơ lang thang là lại dắt về nuôi ăn và cho học hành tử tế. Đặc biệt có một em 14 tuổi sống như thú hoang trong rừng, đã được Lawrence tìm thấy đem về trường. 8 năm sau, cậu thi đỗ tốt nghiệp trung cấp hướng nghiệp, và trong ngày nhận bằng, cử tọa đã say mê nghe cậu thuyết trình về điện và các loại động cơ. Lại còn gia đình anh Collins cùng bầy con 12 đứa nheo nhóc được nhận vào trường, 12 năm sau, ông bố Collins cũng cùng lên nhận bằng với vợ con.
Tính đến năm 1953, trường đã đào tạo được 1.700 học sinh đậu tú tài và 325 người tốt nghiệp đại học. Không ít những học viên giờ đây là trại chủ, dược sư, giáo sư, nhạc sĩ, ca sĩ, sĩ quan, linh mục và mục sư. Có người học tiếp để lấy bằng tiến sĩ ở đại học Chicago. Năm 1960, trường có sĩ số 500 em với 40 thầy dạy, 650 mẫu đất sở hữu cùng với những dãy lớp khang trang, những vườn cây ăn trái và hoa màu, cả những xí nghiệp chế tạo bơ, sữa tươi và những cơ xưởng hướng nghiệp được trang bị tối tân.
Nhà cầm quyền bang Mississipi cuối cùng cũng đã nhìn ra công lao hy sinh tận tụy và lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào da đen khốn khổ của ông Lawrence. Họ chính thức trao tặng ông tước hiệu "Công Dân Số Một của Bang Mississipi". Sau khi ông qua đời, mới đây không lâu, người ta đã dựng tượng để ghi nhớ một tấm lòng vị tha cao quý. Tượng đài ghi hàng chữ : "Ông John Lawrence, một người con ngoan của Chúa, một thầy giáo tận tụy và một người bạn thân thương nhất của mọi người..." (Vietcatholic trích từ Tạp chí Tin Vui, 1974)
5. Lễ Hiện xuống mới

Lần đầu tiên thành viên của 56 phong trào đoàn sủng và cộng đoàn mới của Giáo Hội tập họp lại theo lời mời của vị Đại Diện Chúa Kitô. Đức Gioan Phaolô II muốn cuộc tập họp khổng lồ này chứng tỏ để mọi người thấy Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hiện xuống và đang canh tân bộ mặt trái đất.
Hôm ấy là thứ bảy 30 tháng 5, 1998, ngày áp lễ Hiện Xuống, có tới nửa triệu người đến từ khắp nơi trên thế giới. Riêng Âu Châu chừng 2,000 xe buýt chở khách tới Roma. Hàng triệu người coi truyền hình theo dõi biến cố này, qua 20 hệ thống truyền thông. Chưa bao giờ công trường Đền Thờ thánh Phêrô lại chật ních người tới mức đó, kể từ Năm Thánh 1950 đến nay.
Nhưng có phải chính Chúa Thánh Thần đã khơi dậy những phong trào đoàn sủng và những cộng đoàn mới này của Giáo Hội ? Ta hãy thử coi một số trường hợp.
Cộng Đoàn Thánh Êgiđiô
Cộng đoàn thánh êgiđiô là cộng đoàn từng tổ chức những buổi cầu nguyện do các vị lãnh đạo tôn giáo vì hoà bình thế giới, tại Assidi và ở nhiều nơi khác. Cộng đoàn này còn tổ chức những cuộc hoà đàm để chấm dứt chiến tranh tại Libăng, Ensavađo, Guatemala, Anbani, Acmêni, Angiêri, Etiôpi, Namibia, Môgiambic, v.v... Thế mà người khởi xướng, 30 năm trước đây, chỉ là một học sinh trung học cùng với các bạn trẻ 17-18 tuổi. Họ rắp tâm sống Tin Mừng và phục vụ người nghèo. Cậu học sinh lãnh đạo nhóm tên là Anrê Đinh Khang Đệ (Andrea Ricardi), nhưng số người nhập nhóm nay đã lên tới 15,000 người thuộc đủ mọi lứa tuổi và hiện có mặt trên 20 quốc gia. Sở dĩ họ tự xưng là Cộng Đoàn Thánh Êgiđiô, vì chính tại ngôi thánh đường nhỏ này ở Rôma, họ từng hẹn nhau tới họp. Ba điểm đặc sắc cơ bản của cộng đoàn này là cầu nguyện, tình bạn và phục vụ người nghèo. Ở đâu cộng đoàn này có mặt cũng đều có những chương trình phục vụ người nghèo như, bếp nấu cháo cho người nghèo, các bà săn sóc trẻ em túng thiếu nơi xóm nghèo, chương trình kèm học sinh sau giờ học, chương trình tự nguyện săn sóc bệnh nhân tại gia hoặc tại bệnh viện.
Lý do Cộng Đoàn Thánh Êgiđiô tham gia sinh hoạt liên tôn như tổ chức những buổi cầu nguyện tại Asidi, Nagasaki, v.v... hoặc tham gia sinh hoạt ngoại giao vì hoà bình thế giới, chính là để bảo vệ người nghèo mà thôi. Có thể nói, chiến tranh là mẹ đẻ ra khổ đau và chết chóc trên thế giới. Trong chiến tranh, chỉ có người giàu được hưởng lời nhờ bán vũ khí và những dụng cụ khác, còn người nghèo chỉ là nạn nhân. Thậm chí tôn giáo từng bị lạm dụng gây chết chóc tang thương cho dân nghèo. Do đó nhu cầu bảo vệ người nghèo khỏi chiến tranh bằng những sinh hoạt ngoại giao và những buổi cầu nguyện vì hoà bình thế giới.
Phong Trào FOCOLARE
Phong trào Focolare khởi đi từ một kinh nghiệm thần bí. Một cô sinh viên sư phạm nhân dự đại hội Công Giáo Tiến Hành tại thành phố Loretô, miền Nam Italia, chỉ muốn vào nhà thờ cầu nguyện một chút. Cô sinh viên 19 tuổi này tuyệt nhiên không tìm cho mình một bậc sống hoặc một đường tiến thân nào. Thế mà khi bước vào căn nhà Nadarét trong lòng nhà thờ Loretô, cô Chi Lan Lưu Bích (Chiara Lubich) bỗng thấy mình như bị tràn ngập trong một mầu nhiệm lớn lao. Mầu nhiệm nào ? Mầu nhiệm thánh gia thất Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Tai cô như được nghe tiếng nói bập bẹ của cậu bé Giêsu và tiếng hát của Mẹ Maria vọng lại từ bốn bức tường. Công trình của thánh Giuse cũng hiển hiện trước mắt cô.
Thời gian đại hội kéo dài, ngày nào Chi Lan cũng một mình trở lại căn hộ Nadarét thân thương ấy với cũng một cảm xúc mạnh, cũng một ấn tượng sâu, như thể con người cô hoàn toàn ngập chìm giữa bao hồng ân từ trời cao.
Ấn tượng nổi bật trong thánh lễ kết thúc đại hội ấy là đám đông nữ sinh viên đội lúp trắng tràn ngập nhà thờ Loretô. Cô Lưu Bích được cho biết từ nội tâm rằng đó là hình ảnh về đám đông sẽ theo lối sống của cô. Lối sống nào ? Khi cha sở họ đạo nơi cô dạy học, hỏi cô về kết quả đại hội, cô liền thưa : "Con đã tìm ra lối sống cho con." "Vậy là con sẽ lập gia đình ?" "Thưa không." "Con sẽ vào dòng tu chăng ?" "Thưa không." "Con sẽ sống độc thân giữa đời ?" "Thưa không." Cha sở hoàn toàn không hiểu gì về lối sống trinh tiết giữa đời mà lại khăng khít trong liên đới cộng đoàn, là lối sống mà Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đã sống.
Điều gây ngạc nhiên là bốn năm sau đó chẳng có gì xảy ra như hậu quả của kinh nghiệm thần bí nói trên, nhưng khi nó xảy ra thì lại ở giữa một hoàn cảnh rất bất lợi, tức là giữa những cuộc dội bom, bất kể đêm hay ngày, vào cuối thế chiến thứ hai tại Italia. Chi Lan và các bạn mỗi khi chạy đến hầm trú đã không quên mang theo sách Phúc Âm. Chính nơi hầm trú và giữa cảnh chiến tranh tàn khốc, họ được ban cho ơn nhận biết Thiên Chúa là Tình Yêu như lý tưởng duy nhất đời họ. Thâm tín ấy mãnh liệt đến nỗi đời họ được lôi kéo tham dự vào Tình Yêu của chính Thiên Chúa. Tới nay đã hơn nửa thế kỷ rồi thế mà họ vẫn sung sướng cam kết với nhau lời cam kết "Em yêu chị tới mức sẵn sàng chết vì chị" hoặc "Chị yêu em tới mức sẵn sàng chết vì em". Cũng tình yêu ấy thúc đẩy họ phục vụ tha nhân.
Những bạn đầu tiên của cô Lưu Bích chẳng phải là những con người nổi nang, như Nga (Natalia Dallapiccola), cô gái mồ côi cha từ tuổi 16 nên phải lo vừa đi học vừa đi làm ; hoặc Đỗ Thị Ri (Doriana Zamboni), cô học trò không được lên lớp nên đến với cô Lưu Bích ban đầu chỉ để được kèm mà thôi v.v... Nhưng chính qua những con người loại đó mà ngọn gió Tin Mừng do Chúa Thánh Linh thổi cách mãnh liệt. Tại hầm trú họ đọc Tin Mừng chỉ để đưa ra thực thi. Kết quả thật lạ lùng. Những người theo gương họ ùn ùn kéo đến ban đầu từ 58 thôn xã nhỏ xung quanh thành phố Tân Đô tức Trentô. Khi chiến tranh chấm dứt năm 1945, đám người ấy mà con số lên tới 500, phải tìm đến họp tại phòng họp của nhà Dòng Tên tại Tân Đô thay vì tại nhà các cha Phanxicô như trước kia họ vẫn họp.
Ban đầu họ chỉ kể mình là Kitô hữu có bổn phận thực thi Phúc Âm nhưng Chúa an bài để Focolare trở nên như một cây xum xuê hiện nay với hơn 100,000 thành viên nòng cốt và hơn 2 triệu thân hữu đang góp phần xây dựng nền văn minh tình yêu hướng tới thế giới hiệp nhất.
Rao giảng Tin Mừng và huấn luyện các Kitô hữu vững theo bề sâu
Điều xảy ra với Cộng Đoàn Thánh Êgiđiô và Focolare minh họa lời Đức Gioan Phaolô II nói ngày 30 tháng 5, 1995. Ngài nhắc nhở mọi người có mặt về lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầu tiên có Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và các môn đệ của Người tại nhà Tiệc Ly. "Điều đã xảy ra 2000 năm trước đây tại Giêrusalem thì nay như được làm mới lại nơi công trường Đền Thờ Thánh Phêrô như tâm điểm của Kitô giáo." Điều mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh là cần phải nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, đồng thời huấn luyện những Kitô hữu vững vàng theo bề sâu. Ngài nói rằng chính các phong trào và các cộng đoàn mới của Giáo Hội là một đáp trả do Chúa Thánh Thần khơi dậy để đối phó với thách đố gay cấn ở cuối thiên niên kỷ thứ hai. Vậy Đức Gioan Phaolô II hướng về phía các thành viên các phong trào và các cộng đoàn mới của Giáo Hội và nói với họ : "Chính anh chị em là một đáp trả sống động với thách đố cuối thiên niên kỷ thứ hai." Và để kết luận, ngày nói với họ : "Hôm nay, từ công trường này, Chúa Giêsu kêu gọi từng người giữa anh chị em khi tuyên bố : các con hãy đi đến với thế giới và hãy rao giảng Tin Mừng cho mọi thọ tạo (Mc 16,15). Quả thật, Chúa Giêsu tin tưởng nơi mỗi người anh chị em và Giáo Hội cùng chung một niềm tin tưởng đó."
Vậy bài Tin Mừng hôm nay (Ga 20,19-23) nói về Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra và ban Thánh Thần xuống trên các môn đệ xưa không thể xa lạ với những điều được người kế vị tông đồ Phêrô xác chuẩn như vừa nói.
Xưa Đức Kitô sống lại đến với các môn đệ để ban cho họ ơn bình an (20,19-21) và niềm vui (20,20). Cở sở của bình an và niềm vui chính là tình yêu toàn thắng của Đức Kitô như được ghi lại nơi tay và cạnh sườn Người (c.20).
Nhưng Chúa Giêsu phục sinh đến không chỉ để làm cho các môn đệ được vui và bình an. Những ơn ấy phải tràn ngập thế giới. Lý do vì các môn đệ tiếp nối cùng một cuộc sai phái khởi đi từ Chúa Giêsu : "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em" (c. 21). Sức sống mới mà các môn đệ đón nhận từ Đấng Phục Sinh là Thánh Thần mà Chúa Giêsu thổi trên các ông (c.22). Xưa trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người (St 2,7) và ban sự sống, thì nay Đấng Phục Sinh cũng thổi Thần Khí của Người trên các môn đệ. Đó là công cuộc tạo thành mới do Đức Kitô Phục Sinh nhờ Thánh Thần và qua các môn đệ.
Các môn đệ đón nhận sự sống mới của Đấng Phục Sinh nhờ Chúa Thánh Thần nên đã làm chứng và loan Tin Mừng đó cho thế giới. Giáo Hội tiếp nối cũng công trình đó. Cho nên cuộc tập họp thành viên của 56 phong trào đoàn sủng và cộng đoàn mới của Giáo Hội ngày 30 tháng 5,1998 thực là hình ảnh của một lễ Hiện Xuống được nối dài. (Linh mục Augustine, sj. Trích Vietcatholic)
6. Quyền Năng Tha Tội
Trong một lần giáo huấn, Chúa Giêsu đã quả quyết với các Tông đồ : "Sự gì các con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc. Sự gì các con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở" (Mt 18,18). Và hôm nay, sau ngày phục sinh, trong một lần hiện ra với họ, Chúa Giêsu đã phán : "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai thì tội người ấy bị cầm lại". (Gn 19, 22-23). Khi nói lên lời đó, Ngài chính thức thiết lập Bí tích Giải tội, ủy thác cho Hội thánh quyền năng tha thứ và cầm buộc. Quyền năng nầy không chỉ được trao ban cho các Tông đồ nhưng còn thông chuyển đến các đấng kế vị là các Giám mục và những linh mục hiệp thông với các ngài.
Qua lời tuyên bố thiết lập Bí tích Giao hòa Chúa Giêsu muốn nói với các vị thừa tác viên đầu tiên và những người kế nghiệp rằng : một khi dưới đất họ đọc lên lời tha tội "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" thì lập tức trên trời Ngài sẽ chuẩn y, và dù tội con người có thẫm như máu đào cũng sẽ được biến đổi tinh trắng như bông.
Trong Tông thư Reconciliation and Penance, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định : "Khơi dậy lòng sám hối và thay đổi tâm hồn nhân thế cùng trao ban cho con người tặng phẩm giao hòa chính là sứ mạng đặc thù của Hội thánh khi tiếp nối công trình cứu độ của Đấng Sáng Lập".
Có người đặt vấn đề : Tại sao lại phải đi xưng tội với một linh mục ? Tới thẳng với Chúa không được sao ?
Lẽ dĩ nhiên Chúa Giêsu có trăm muôn ngàn cách tha thứ tội lỗi con người, nhưng phương cách Ngài "làm người" để cứu thế và "chọn con người" để thi hành quyền năng tha tội là một ý định tỏ tường. Tuy nhiên, bên cạnh ý định của Thiên Chúa cũng có đó một số lý do khiến cho việc xưng tội với một linh mục trở nên cần thiết.
Catholicism and Life có chỉ ra những lý do như sau :
Thứ nhất, vì "có những tội được tha và có những tội bị cầm" nên hối nhân phải xưng tội mình ra thì linh mục mới có thể xác định được tội nào được tha và tội nào bị cầm.
Thứ hai, việc xưng tội với một linh mục sẽ giúp cho con người trở nên khiêm tốn. Người ta dễ chừa tội hơn khi biết rằng nếu mình phạm, mình sẽ phải xưng.
Thứ ba, chắc chắn hối nhân sẽ đón nhận được ơn thánh hóa từ bí tích Hòa giải. Nhưng trước đó, họ sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ vị linh mục, giúp họ thăng tiến hơn trên đường thiêng liêng.
Thêm vào đó, có không ít khuynh hướng nhiệm nhặt hay buông thả khiến cho có người quá khắt khe, thấy điều chi cũng tội, hay có người qua lỏng lẻo đến nỗi bao tội tày trời cũng cho là chẳng có gì ghê gớm. Thậm chí có khi còn biện minh để lương tâm thấy tội nhẹ đi hay không còn tội lỗi gì nữa. Vì vậy, nếu không có sự trợ giúp của vị linh mục làm sao người ta có thể quân bình với chính mình và chân thành với Thiên Chúa được.
Cuối cùng, khi ban ơn tha tội, vị linh mục thay mặt Chúa sẽ bảo đảm ơn tha thứ cho hối nhân. Đối với người đi "xưng thẳng" với Chúa, ai sẽ đoan quyết cho điều đó ? Chắc chắn không ai hết.
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cảnh cáo những người cho mình không cần Bí tích Giải tội như sau : "Thật là điên rồ và kiêu căng đối với những ai tự ý coi thường phương thế trao ban ơn sủng và cứu thoát mà chính Chúa Giêsu thiết lập, nhất là đối với những kẻ cho rằng không cần đến Bí tích Giải tội để được tha tội".
Có nhiều người vì ý thức lệch lạc nên coi thường xưng tội, nhưng cũng có không ít người vì đánh mất cảm thức về tội nên không còn thấy cần đi xưng tội nữa. Thậm chí có người xấu hổ ngại ngùng khi phải thú nhận tội mình với kẻ khác. G.K. Chesterton, một nhà văn trở lại Công giáo đã viết : "Không việc gì phải xấu hổ về những dại dột của mình... Đã là con người không ai không có lỗi lầm, nhưng lỗi lầm kinh khủng nhất của con người là cho mình không có lỗi". Thánh Gioan Tông đồ viết thẳng thừng hơn : "Nếu ta nói : ta không có tội là ta tự lừa dối mình, và sự thật không có trong ta" (1 Gn 1,8). Trái lại, "Nếu ta xưng thú tội lỗi mình thì Người trung tín và công chính đủ để tha thứ tội lỗi cho ta, và tẩy ta khỏi mọi bất chính" (1 Gn 1,9).
Một điều luôn gắn liền với Bí tích Giải tội là "ấn tòa" mà tất cả mọi linh mục phải tuân giữ. Không một điều gì nghe trong toà mà cha giải tội lại được phép nói ra cho người thứ ba, dù tính mạng của mình bị đe dọa hay an ninh quốc gia được bảo toàn.
Lịch sử Giáo hội ghi nhận biết bao hình ảnh hào hùng của những con người dám lấy máu đào bảo vệ đức tin, trong đó cũng có hình ảnh của những linh mục dám lấy mạng sống bảo vệ "ấn tòa giải tội".
Cha Gioan Nepomucene là mẫu gương tiêu biểu trong thế kỷ 14. Ngài là cha giải tội của Hoàng hậu Jane, nước Bohemia. Vua Wenceslaus là người đa nghi và ghen tuông. Vì muốn biết Hoàng hậu đã làm điều chi thầm lén nên vua yêu cầu cha Gioan thuật lại những gì nàng xưng ra với Ngài.
Tưởng rằng quyền lực và uy thế của mình có thể khui được ít nhiều bí mật nơi miệng cha Gioan, nhưng vua đã lầm. Vị linh mục của Chúa nhất quyết không hé lộ bất cứ điều gì. Kết quả, ngài bị nhốt vào hầm tối, và một đêm kia, bị nhận nước cho đến chết.
Ba trăm năm sau, khi khai quật lăng mộ cha Gioan, những người hữu trách ngỡ ngàng chứng kiến thân thể ngài mục hoàn toàn, ngoại trừ chiếc lưỡi vẫn nguyên vẹn như lúc còn sống. Ngày nay, trên chỗ ngài bị giết người ta dựng lên một tượng đài, phía dưới chân có khắc dòng chữ : "Nơi đây vị chứng nhân của Ấn toà Giải tội đã nằm xuống".
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao ban cho các Tông đồ món quà vô giá là Chúa Thánh Thần và quyền năng tha tội. Sứ mạng của các ngài và những người kế vị sẽ là việc làm nảy sinh hoa trái cho toàn nhân loại. Biết khiêm tốn mở lòng đón nhận ơn tha thứ, con người sẽ tìm thấy bình an và sự sống đích thực, dù thần chết có đang hăm he rình chờ. Biết tìm đến cùng tòa cáo giải, tâm hồn sẽ được chữa lành và ngập tràn hân hoan. (Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR, Trích từ Vietcatholic)
            6. Khai sinh giáo hội truyền giáo
Giải Nobel Hòa bình năm 2000 đã được trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung, một con người đã từ 30 năm nay đấu tranh không mệt mỏi cho công bằng, dân chủ và hòa hợp.
Tổng thống Kim là một người Công giáo, được Đức cố Tổng Giám Mục Seoul rửa tội vào năm 1956. Trong một đất nước chỉ có 10% dân số là Công giáo thì sự kiện này cũng đang nhắc nhớ về sự dấn thân của Giáo hội Công giáo tại lục địa Á Châu này.
Phần thưởng này đã được các vị lãnh đạo và chức sắc tôn giáo ở Hàn Quốc hân hoan chúc mừng. Một vị Hòa thượng lãnh đạo một Tông phái Phật giáo lớn nhất ở Hàn Quốc nhận định như sau : "Tổng thống Kim Dae-Jung sẽ được ghi nhớ như một vị lãnh đạo nổi bật của thế giới".
*
Lễ Hiện Xuống là lễ khai sinh một Giáo hội truyền giáo. Và nỗ lực đấu tranh cho công bằng, dân chủ và hòa bình với danh nghĩa là người Công giáo như Tổng thống Kim Dae-Jung chính là một công cuộc truyền giáo.
"Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". Rồi Người thổi hơi vào các ông và bảo."Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần" (Ga 20,21-22). Các Tông đồ đã nhận lãnh Thánh Thần để ra đi truyền giáo. Chính Thánh Thần đã làm cho các ngài hoàn toàn đổi mới.
Từ chỗ không hiểu gì cả, thì nay các ngài đã hiểu rõ tất cả.
Từ sự nhát đảm, run sợ, cửa đóng then cài, thì nay các ngài mạnh dạn can đảm mở toang cửa ra.
Từ những dân chài ít học, thì nay các ngài nói được nhiều thứ tiếng khác nhau.
Bằng chứng là Phêrô, trước đây run sợ trước câu hỏi của một cô đầy tớ, thế mà nay dám đứng lên rao giảng giữa những người đã giết chết Thầy mình, khiến cho 3000 người gia nhập Giáo hội với chỉ một bài giảng duy nhất.
Không những các ngài can đảm rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, mà còn dám hy sinh cả tính mạng vì danh thánh ấy. Tất cả các ngài đều đã chịu tử vì đạo. Và sau Phêrô, 39 vị Giáo hoàng tiên khởi đều anh dũng chết vì đạo thánh.
Người ta tưởng các ngài say rượu, nhưng thật sự thật các ngài đang say Chúa.
Người ta nghĩ các ngài điên dại, nhưng quả thật thì các ngài đang đầy tràn Thánh Thần.
Lễ Hiện Xuống không chỉ là ngày khai sinh Giáo hội, mà Lễ Hiện Xuống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong Giáo hội.
Người ta gọi Công đồng Vatican II là một Lễ Hiện Xuống mới, một luồng gió mới đã thổi vào Giáo hội để canh tân cho thích hợp với tốc độ chóng mặt của thế giới ngày nay.
Công đồng đã long trọng khẳng định : "Tự bản tính, Giáo hội lữ hành phải truyền giáo" (TG 2). Đức Gian Phaolô II nhận định : "Đã đến lúc phải dốc toàn lực trong giáo hội vào một cuộc loan báo Tin Mừng mới và vào sứ vụ đến với muôn dân. Không một ai trong những người tin vào Đức Ki tô, không một tổ chức nào trong Giáo hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này : Đó là toan báo đức Kitô cho mọi dân tộc" (Sứ vụ Đấng Cứu Độ, 3).
Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ sau khi tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ bảy liên Hội đồng Giám mục Á châu đã có cảm nhận rất sâu sắc này : "Giáo hội tại châu Á phải là một Giáo hội truyền giáo". Ngài giải thích : "Vì Chúa Giêsu là người châu Á, Giáo hội Thiên Chúa đã được phát sinh tại châu Á, và ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, thế mà hôm nay lại rất ít người châu Á biết Chúa và tin theo Chúa" (CGDT số 1250). Quả thật, tại châu Á, đông dân nhất năm châu mà chỉ có 3% dân số tin theo Chúa. Đó là nỗi ray rứt của mỗi người chúng ta, mà cũng là thách thức từng ngày của mỗi tín hữu Kitô.
*
Lạy Chúa, xin hãy thôi thúc nơi chúng con khát vọng truyền giáo, khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh phúc, văn minh và an bình cho tha nhân, nhất là khát vọng muốn giới thiệu Chúa Giêsu cho thế giới ; nhưng trước hết, là cho những người bên cạnh chúng con bằng đời sống phục vụ và yêu thương. Amen. (TP, năm C)
V. Li nguyn cho mi người
Chủ tế : Anh chị em thân mến, cùng với các thánh tông đồ và những người đầu tiên đã lãnh nhận Chúa Thánh thần, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện xin tha thiết của chúng ta :
1. Khi được nâng cao trên thp giá / Chúa Giêsu Kitô đã cho mch nước trường sinh trào ra t cnh sườn ca Người / Chúng ta hip li cu xin Người ban Thn Khí cho Hi thánh / đ mi thành viên trong đi gia đình này được sng di dào.
2. Khi Thiên Chúa sáng to tri đt / Thn khí ca Người bay lượn trên mt nước / Chúng ta hip li cu xin Chúa cho phát sinh mt thế gii mi / mt thế gii trong đó công lý / bình an và tình thương luôn ng tr khp mi nơi.
3. Chúa Giêsu Kitô đã ban Thánh thn cho các tông đ / và sai các ngài đem ơn tha th cho người ti li / Chúng ta hip li cu xin Chúa / thương xóa b ti li ca nhng ai tin Chúa là Cha nhân hu t bi.
4. Thánh Phaolô nói : / Anh em phi chiếu sáng như nhng vì sao trên vòm tri / Chúng ta hip li cu xin Chúa / ban Thánh thn là ngun mch tình yêu xung trên cng đoàn giáo x chúng ta / đ mi thành viên trong đi gia đình giáo x / tr nên nhng vì sao chiếu sáng tình yêu Chúa / qua công vic bác ái yêu thương ca mình.
Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban Thánh thần làm cho Hội thánh nên dấu chỉ cứu độ của Chúa cho muôn dân. Xin cũng ban Thánh thần để chúng con trở nên những chứng nhân can trường cho tình yêu của Chúa giữa biết bao người chưa tin nhận Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh L
- Trước kinh Ly Cha : Chúa Thánh Thn ng trong chúng ta và cu nguyn thay cho chúng ta bng nhng tiếng than van khôn t. Vy chúng ta hãy cùng Chúa Thánh Thn dâng lên Chúa Cha li kinh Ly Cha sau đây.
- Sau kinh Ly Cha : "Ly Cha xin cu chúng con khi mi s dcách riêng là s chia r nhau. Xin đoái thương cho nhng ngày chúng con đang sng được bình an, và được hip nht vi nhau trong Chúa Thánh Thn. Nh Cha rng lòng thương cu giúp"
- Trước lúc rước l : Chúng ta sp được ăn cùng mt tm bánh là chính Chúa Giêsu. Xin Chúa giúp chúng ta hip nht vi nhau. "Đây Chiên Thiên Chúa"
VII. Gii tán
Anh chị em đã được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần và được thêm sức bởi hơi thở tình yêu của Ngài. Giờ đây anh chị em hãy ra về như những sứ giả của Tin Mừng và Bình an đối với mọi người anh chị em sẽ gặp gỡ.

Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI

Lectio Divina: L Chúa Thánh Thn Hin Xung (C)
Chúa Nhật, 15 Tháng 5, 2016
Lời hứa về Đấng Phù Trợ.  Chúa Thánh Thần,
Là Thầy dạy và là ký ức sống động của Lời Chúa Giêsu
Ga 14:15-16, 23-26


1.  Lời Nguyện Mở Đầu

Lạy Cha rất nhân từ, vào ngày cực thánh này con kêu cầu với Cha trong phòng con sau cánh cửa khép kín.  Con xin dâng lời cầu nguyện của con lên tới Cha trong nỗi lo sợ và bất động khi đối diện với cái chết.  Xin Cha ban Chúa Giêsu đến và ngự trị trong lòng con để Người sẽ xua đuổi đi tất cả các nỗi sợ hãi và bóng tối vây quanh con.  Xin ban cho con sự bình an, một sự bình an thật sự, bình an từ trong lòng.  Xin Cha sai Chúa Thánh Thần đến với con, Thần Khí Chúa là ngọn lửa của tình yêu, Đấng sưởi ấm và soi sáng, Đấng làm tan mọi băng giá và gột sạch tội lỗi; Người là nước hằng sống, chảy miên man đến muôn đời, Người làm giảm cơn khát và tẩy sạch, Người thanh tẩy và làm đổi mới; Người là sức mạnh đồng thời là ngọn gió nhẹ, Đấng là tiếng nói và là hơi thở của Chúa, là sứ giả thông báo ơn tha thứ, Đấng bắt đầu cho một thế giới mới và trường tồn.
Xin Cha hãy sai Thánh Thần Chúa trên con khi con đọc và lắng nghe Lời Chúa để con có thể thấu hiểu được những mầu nhiệm trong đó; xin cho con được tràn đầy và ngập chìm trong ơn nghĩa Chúa, được thanh tẩy và trở nên một con người mới, để con có thể tận hiến cuộc đời con cho Chúa và cho anh chị em con.  Amen, Alleluia.

2. Tin Mừng

a)  Bối cảnh của đoạn tin Mừng:

Một ít câu Kinh Thánh này, không được nối kết chặt chẽ với nhau cho lắm, là một vài giọt nước được lấy từ đại dương.  Thật ra, chúng là một phần của bài giảng dài và vĩ đại trong Tin Mừng Gioan, bắt đầu từ chương 13:31 cho đến hết chương 17.  Toàn phần của bài giảng thâm thúy này chỉ nói về một chủ đề, đó là “sự ra đi của Chúa Giêsu”, mà chúng ta có thể tìm thấy trong câu 13:33 như sau:  “Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi … Nơi Ta đi, các người không thể đến được” và trong câu 16:28:  “Thầy từ Chúa Cha mà đến, và Thầy đã đến thế gian.  Thầy lại bỏ thế gian màđến cùng Chúa Cha” và lần nữa trong câu 17:13:  “Bây giờ Con đến cùng Cha”.  Việc Chúa Giêsu đến với Chúa Cha cũng biểu hiện cho việc đi của chúng ta, cuộc hành trình đức tin và cần thiết của chúng ta trong thế giới này; nơi đây chúng ta học theo gương Chúa Giêsu, lắng nghe lời Người, và sống như Người đã sống.  Chính lúc này chúng ta nhận được sự mặc khải hoàn toàn về Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như mặc khải về đời sống người Kitô hữu, cùng với quyền năng và nhiệm vụ, niềm hoan lạc và nỗi muộn phiền, niềm hy vọng và các cuộc phấn đấu của nó.  Để phản ảnh những lời này, chúng ta tìm thấy sự thật về Chúa Giêsu và về chính chúng ta với Người và trong Người.
Những câu Kinh Thánh này một cách đặc biệt nói về ba lý do rất vững vàng an ủi cho chúng ta:  lời hứa về Đấng Phù Trợ sắp đến; sự hiện đến của Đức Chúa Cha và Chúa Con trong những tín hữu; sự hiện diện của Thầy dạy, Chúa Thánh Thần, nhờ Người những lời giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ ngừng nghỉ.

b)  Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn bài Tin Mừng:

Các câu 15-16:  Chúa Giêsu mặc khải rằng việc tuân giữ các giới răn không phải là vấn đề nghĩa vụ, mà đó là hoa trái ngọt ngào được sinh ra từ tình yêu của người môn đệ dành cho Chúa.  Sự vâng lời trong tình yêu này là do lời cầu nguyện toàn năng của Chúa Giêsu cho chúng ta.  Chúa hứa ban cho một Đấng Phù Trợ khác, do Đức Chúa Cha sai đến, Ngài sẽ ở lại với chúng ta luôn mãi để xua tan đi sự cô đơn của chúng ta một lần và mãi mãi.

Các câu 23-24:  Chúa Giêsu lặp lại rằng tình yêu và việc tuân giữ các giới răn là hai sự thật quan trọng thiết yếu liên quan với nhau về bản chất, có khả năng giới thiệu người môn đệ vào một cuộc sống mầu nhiệm, đó là, vào trong cảm nghiệm được việc hiệp thông tức khắc và mật thiết với Chúa Giêsu và với Chúa Cha.

Câu 25:  Chúa Giêsu nói về một điều rất quan trọng:  có sự khác biệt rõ rệt giữa những gì Người nói với các môn đệ khi Người còn đang ở với các ông và những gì Người sẽ nói sau đó, nhờ Chúa Thánh Thần, là khi Người sẽ đến ở trong và ở bên trong các ông.  Lúc đầu, việc thông hiểu thì rất giới hạn vì mối liên hệ với Người là một liên hệ bên ngoài:  Lời Chúa đến từ bên ngoài và nghe bằng tai, nhưng không được vang lên bên trong lòng.  Sau đó, sự hiểu biết sẽ được đầy đủ.

Câu 26: Chúa Giêsu loan báo rằng Chúa Thánh Thần là Thầy, Đấng sẽ không dạy chúng ta từ bên ngoài nhưng từ trong lòng chúng ta.  Người sẽ ban cho chúng ta một cuộc sống mới với Lời của Chúa Giêsu, những Lời bị lãng quên sẽ được nhớ lại và các môn đệ sẽ hiểu được trong khả năng hiểu biết của các ông.

c)  Phúc Âm:

15 “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy.  16 Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. 
23 Chúa Giêsu đáp:  “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy. 24 Kẻ không yêu mến Thầy, thì sẽ không giữ lời Thầy; lời mà các con nghe không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Thầy.
25 “Thầy đã nói với các con những đều này khi còn ở với các con. 26 Nhưng Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy cho các con mọi điều và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con.”

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện

Tôi đi đến trường của Thầy, Chúa Thánh Linh.  Tôi ngồi dưới chân Người và tôi từ bỏ bản thân mình trước mặt Người.  Tôi mở lòng mình ra, không chút sợ hãi, để Người có thể hướng dẫn tôi, an ủi, quở trách và giúp tôi trưởng thành.

4. Một vài câu hỏi gợi ý

a)  “Nếu các con yêu mến Thầy”.   Mối quan hệ của tôi đối với Chúa Giêsu có phải một mối quan hệ của tình yêu không?  Tôi đã có dọn cho Chúa một chỗ trong trái tim tôi chưa?  Tôi đã có xét mình một cách chân thành và tự hỏi:  “Tình yêu của đời tôi đang đặt ở đâu, tôi có tình yêu nào không?”  Nếu tôi nhận ra rằng trong con người tôi không hề có tình yêu, hoặc chỉ yêu một cách hời hợt, tôi có thử hỏi lòng:  “Điều gì đang ngăn cản tôi, điều gì đã khiến tôi sống khép kín, tù hãm, biến tôi trở nên buồn bã và cô đơn như thế không?”
b)  “Các con hãy giữ giới răn Thầy”.  Tôi nhận thấy động từ “giữ” bao hàm nhiều ý nghĩa:  chăm sóc, bảo vệ, để tâm, nuôi dưỡng, dự trữ và bảo toàn, không phung phí, cất giữ cẩn thận, với tình yêu thương.  Tôi đã có ý thức và thấu hiểu được những thái độ này, bởi mối quan hệ của tôi như là một môn đệ, như một người Kitô hữu, với Lời Chúa và các giới răn mà Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta vì hạnh phúc của chúng ta chưa?
c)  “Người sẽ ban cho chúng con một Đấng Phù Trợ khác”.  Đã bao lần tôi không đi tìm kiếm một ai đó để an ủi tôi, để chăm sóc tôi, để bày tỏ lòng trìu mến và lo lắng cho tôi!  Nhưng tôi có thật sự tin rằng niềm an ủi đích thực là chính từ Chúa không?  Hay tôi vẫn còn tin nhiều vào các an ủi tôi đang kiếm tìm, những ủi an mà tôi van xin từ đây đó, như những vụn bánh tôi nhặt nhạnh mãi mà không bao giờ có thể cảm thấy no đủ không?  
d)  “Ở trong người ấy”.  Chúa đang đứng ở cửa, gõ cửa và chờ đợi.  Người không nài ép hay bắt buộc ai.  Người chỉ nói:  “Nếu con muốn …”.  Chúa đề nghị rằng tôi có thể thành nơi trú ngụ của Người, là nơi cho Người nghỉ ngơi, cận kề với Người.  Chúa Giêsu đã sẵn sàng và vui mừng để đến với tôi, để hiệp nhất Người với tôi trong một tình bạn hết sức đặc biệt.  Nhưng, tôi đã sẵn sàng chưa?  Tôi có đang mong chờ việc viếng thăm của Người, có mong mỏi Người ngự sâu vào trong lòng tôi, bản ngã nhất của riêng tôi không?  Có một chỗ nào cho Chúa trong cái quán trọ của tôi không?
e)  “Người sẽ … nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”.  Danh từ “ký ức” gợi nhớ một việc thậm chí thiết yếu và rất quan trọng.  Tôi có được thử thách và khảo sát kỹ lưỡng bởi Thánh Kinh không?  Trong đó tôi gợi nhớ về điều gì?  Tôi đang cố gắng nhớ gì, đem gì đến cho đời sống nội tâm của tôi?  Lời của Chúa là một kho tàng quý giá nhất; đó là hạt giống của đời sống đã được gieo vào trong lòng tôi; nhưng tôi đã có vun xới cho hạt giống này không?  Tôi đã có bảo vệ nó từ ngàn kẻ thù và các nguy hiểm đang vây hãm nó:  chim chóc, sỏi đá, gai góc, và sự dữ không?  Mỗi sáng, tôi có mang theo với tôi Lời của Chúa để nhớ trong ngày và dùng như ánh sáng nội tâm, nguồn sức mạnh, của ăn tinh thần cho tôi không?


5.  Chìa khóa dẫn đến bài đọc

Bây giờ tôi tiến lại mỗi một nhân vật trong bài đọc và tôi lắng nghe một cách sốt sắng, suy gẫm, lắng đọng, trong sự chiêm niệm…

Khuôn mặt của Chúa Cha:

Chúa Giêsu phán:  “Thầy sẽ xin Cha” (câu 26) và từ đó tấm màn bí ẩn xung quanh lời cầu nguyện được vén qua một bên: cầu nguyện là cuộc sống dẫn đến Chúa Cha.  Để đến với Chúa Cha, chúng ta được ban cho con đường cầu nguyện.  Chúa Giêsu sống mối quan hệ của Người với Chúa Cha qua phương cách cầu nguyện, vì vậy chúng ta cũng phải làm như vậy.  Tôi cần phải đọc các sách Phúc Âm và trở nên một người nghiên cứu cẩn thận các dấu chỉ liên quan đến bí mật tình yêu giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha, để từ đó, bằng cách bước vào mối quan hệ đó, tôi cũng có thể phát triển trong kiến thức về Thiên Chúa, Cha của tôi.

“Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác”.  Chúa Cha là Đấng ban cho chúng ta Đấng Phù Trợ.  Món quà tặng này được tiếp nối bởi tình yêu của Chúa Cha, Đấng biết rằng chúng ta cần có sự an ủi:  Người đã trông thấy nỗi đau khổ của tôi trong miền đất Ai Cập và đã nghe thấy tiếng khóc than của tôi.  Người thực sự biết nỗi thống khổ của tôi và thấy các áp bức đang dày vò tôi (xem Es 3:7-9); không có điều gì bị bỏ sót bởi tình yêu vô biên của Người dành cho tôi.  Đó là lý do tại sao Người ban cho chúng ta Đấng Phù Trợ.  Chúa Cha là Đấng Ban Cho.  Mọi thứ chúng ta có là đều do Người, không do một ai khác.

“Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy”.  Chúa Cha là Đấng Yêu Thương, yêu với một tình yêu miên viễn, tuyệt đối, không thể xâm phạm, không thay đổi.  Y như lời tiên tri Isaia, Giêrêmia, và các tiên tri khác đã nói (Gr 31:3, Is 43:4; 54:8; Hos 2:21; 11:1).

“Chúng ta sẽ đến”.  Chúa Cha được sum họp với Con Người, Chúa Giêsu, và là một với Người, và Người sẽ đến với mỗi người chúng ta.  Người đã hành động, đi ra, hạ mình và đến với chúng ta.  Được thúc đẩy bởi một tình yêu điên cuồng và không thể giải thích, Người đến với chúng ta.

“Và chúng ta sẽ ở trong người ấy”.  Chúa Cha xây nhà của Người trong chúng ta; Người làm cho chúng ta, cho tôi, cho sự hiện hữu của tôi, tất cả thân xác của tôi trở nên nơi trú ngụ của Người.  Người đến và sẽ không lìa xa nhưng ở lại một cách trung thành.

Khuôn mặt của Chúa Con:

Nếu các con yêu mến Thầy…” (câu 15); “Ai yêu mến Thầy…” (câu 23).  Chúa Giêsu tiến tới một mối quan hệ đặc biệt và riêng tư với tôi, mặt đối mặt, tâm kề tâm, hồn cận hồn; Người muốn có một mối quan hệ mãnh liệt, duy nhất, không thể sao chép, và Người sẽ cho tôi hiệp nhất với Người bằng tình yêu nếu tôi muốn.  Người luôn luôn dùng chữ “nếu” và khi Người hỏi riêng tôi:  “Nếu con muốn…” Phương pháp duy nhất Người hằng tìm cách để đến với tôi là qua tình yêu.  Thật ra, điều đáng chú ý là việc xử dụng những đại danh từ “các con” và “ai” được liên kết với chữ “tôi” bởi động từ “yêu thương” và không có động từ nào khác.

“Thầy sẽ xin Cha” (câu 16).  Chúa Giêsu là người cầu nguyện, Người sống bằng sự cầu nguyện và vì cầu nguyện.  Tất cả cuộc đời Người được đúc kết lại bởi lời cầu nguyện và trong lời cầu nguyện.  Người là linh mục tối cao và đời đời, là Đấng đã can thiệp cho chúng ta và dâng những lời khẩn nguyện và nài xin cùng với những giọt nước mắt (xem Dt 5:7), cho sự cứu rỗi của chúng ta; “Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa.  Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ.” (Dt 7:25).

“Nếu ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (câu 23); “Kẻ không yêu mến Thầy, thì sẽ không giữ lời Thầy.” (câu 24).  Chúa Giêsu ban tặng Lời của Người cho tôi, Người trao ban cho tôi trong niềm tín thác rằng tôi sẽ chăm sóc và giữ gìn những lời ấy, rằng tôi sẽ đặt để những lời ấy trong trái tim tôi và ở đó Lời Chúa sẽ được sưởi ấm, trông nom, chiêm niệm, lắng nghe và do đó sẽ làm cho Lời ấy nảy sinh hoa trái.  Lời Chúa là hạt giống; là viên ngọc quý báu nhất trong tất cả, vì đó chính là kho tàng đáng được đánh đổi bằng tất cả mọi sự giàu sang khác; đó là kho tàng tiềm ẩn xứng đáng được đào xới vì nó vô giá; đó là ngọn lửa nung nấu trái tim tôi; đó là ngọn đèn soi sáng cho những bước chân của chúng ta ngay cả trong đêm đen tối tăm nhất. Tình yêu dành cho Lời của Chúa Giêsu có thể được xác định bởi tình yêu của tôi dành cho chính Chúa Giêsu, cho những gì thuộc về Người, bởi vì, rốt cuộc, Người chính là Ngôi Lời.  Đó là lý do tại sao trong đoạn Phúc Âm này, Chúa Giêsu đang khóc lóc với trái tim của tôi rằng chính Người là cái tôi phải cần giữ lại.

Khuôn mặt của Chúa Thánh Thần:

“Cha sẽ ban cho chúng con một Đấng Phù Trợ khác” (câu 16).  Chúa Cha ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần; đây là “tặng phẩm tốt đẹp và phúc lộc hoàn hảo do từ trên” (Gb 1:17).  Người là “Đấng Phù Trợ khác” ngoài Chúa Giêsu, Đấng sẽ đến và ở lại để chúng ta không phải đơn côi, bị quên lãng.  Trong khi tôi đang sống trên thế gian này, tôi sẽ không thiếu sự an ủi, nhưng tôi được vỗ về bởi sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng không chỉ an ủi, mà còn nhiều hơn thế nữa: Người là một người đang sống và luôn hiện diện bên cạnh tôi.  Sự hiện diện này, người bạn đồng hành này có khả năng đem lại cho tôi niềm vui, niềm vui thật sự.  Thực thế, thánh Phaolô đã nói:  “Hoa quả của Chúa Thánh Thần là lòng bác ái, niềm hoan lạc, sự bình an…” (Gl 5:22; và cũng xem Rm 14:17)

để Người ở với các con luôn mãi”.  Chúa Thánh Linh đang ở giữa chúng ta, Người đang ở với tôi, giống như Chúa Giêsu đã ở với các môn đệ Người xưa kia.  Sự hiện đến của Người là một sự hiện diện cá nhân thực thể; tôi không thấy Người, nhưng tôi biết rằng Người có đó và Người sẽ không bao giờ lìa xa tôi.  Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện ở đây, sống với tôi và trong tôi, không hề có giới hạn của không gian hoặc thời gian; do đó Người là Đấng Phù Trợ.

Người sẽ dạy các con mọi điều” (câu 26).  Chúa Thánh Thần là Thầy dạy, Người mở đường cho lương tâm, kinh nghiệm; không ai ngoại trừ Người có thể dẫn dắt tôi, bảo ban tôi, cho tôi một con người mới.  Người không phải là một ngôi trường nơi người ta thu thập kiến thức loài người để tạo ra lòng tự hào và không giải thoát; những giáo huấn của Người, những lời thầm thì, những lời chỉ đường chính xác của Người đến từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa.  Chúa Thánh Thần dạy cho chúng ta xét cho đúng và hiểu cho tường tận (Tv 118:66), Người chỉ cho chúng ta biết thánh ý của Chúa Cha (Tv 118:26-64), đường lối của Chúa (Tv 24:4), các giới răn của Chúa (Tv 118:124-135), chính là đời sống.  Chúa Thánh Linh là một người thầy có khả năng hướng dẫn tôi đến sự thật toàn vẹn (Ga 16:13), Người ban cho tôi một sự tự do sâu xa, ngay cả lúc linh hồn và thần khí tách xa nhau, vì chỉ có Người, là Thiên Chúa, có thể mang cho tôi sự sống và sự sống lại.  Là Thiên Chúa, nhưng Người lại khiêm tốn, Người hạ mình xuống, rời khỏi ngai tòa của mình và đi vào trong tôi (xem Cv 1:8; 10:44), Người đã ban chính bản thân Người cho tôi một cách hoàn toàn và tuyệt đối; Người không hề so đo hơn thiệt với món quà tặng của Người, với ánh quang minh của Người, nhưng Người đã cho đi không giới hạn.

6.  Giây phút cầu nguyện:  Thánh Vịnh 30

Một bài ca chúc tụng Thiên Chúa,
Đấng đã ban cho chúng con đời sống mới của Chúa Thánh Linh từ trời xuống

Đáp ca:  Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con cuộc sống trọn vẹn, alleluia!

Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài,
Vì đã thương cứu vớt,
Và không để quân thù đắc chí nhạo cười con.
Ôi lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, con kêu lên cùng Chúa,
Và Ngài đã cho con bình phục
Lạy Chúa,từ âm phủ Ngài đã kéo con lên,
Tưởng đã xuống mồ mà Ngài thương cứu sống.  Đ
Hỡi những kẻ tín trung, hãy đàn ca mừng Chúa,
và cảm tạ thánh danh Người.
Người nổi giận, giận trong giây lát,
nhưng yêu thương, thương suốt cả đời.
Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống,
hừng đông về đã vọng tiếng hò reo.  Đ

Thuở được yên vui, có lần tôi tự nhủ:
“Mình sẽ chẳng bao giờ nao núng!”
Lạy Chúa, vì yêu thương,
Ngài đã đặt con trên núi an toàn.
Nhưng khi Ngài vừa ẩn mặt đi,
con liền thấy bàng hoàng sợ hãi.
Lạy Chúa, con đã kêu lên Ngài,
năn nỉ với Ngài là Chúa của con.  Đ

Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con!
Lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ!
Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu;
cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng.
Vì thế, tâm hồn con ca ngợi Chúa, và không hề nín lặng.
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu.  Đ

7.  Lời Nguyện Kết

Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho con được nói với Chúa lần nữa.  Thật khó cho con để rời khỏi buổi gặp gỡ của con với Ngôi Lời bởi vì Chúa đang hiện ở đó.  Vì thế, xin Chúa hãy sống và tác động trong con.  Con xin dâng lên Chúa, dâng lên sự thắm thiết của Chúa, tình yêu của Chúa, khuôn mặt người môn đệ của con; con soi bóng mình trong Chúa, ôi Lạy Chúa Thánh Thần.  Con xin dâng lên Chúa, ngón tay của cánh tay phải của Thiên Chúa, các khả năng, mắt, môi, tai của con… xin quyền năng chữa lành của Chúa hãy làm việc trong con, nhờ sự giải thoát và ơn cứu độ của Chúa mà con có thể được tái sinh, hôm nay, một con người mới từ trong cái nôi của ngọn lửa Chúa, hởi thở của ngọn gió Chúa, lạy Chúa Thánh Thần, con đã không được sinh ra để sống một mình.  Vì vậy, con nài xin Chúa, xin Chúa hãy gửi cho con các anh chị em con để con có thể loan báo cho họ về sự sống phát sinh từ Chúa.  Amen.  Alleluia!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét