Chúa Nhật 26/06/2016
Chúa Nhật tuần 13 thường niên năm C
(phần II)
Phụng
vụ Lời Chúa: Chúa Nhật XIII Thường
Niên - Năm C
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN C
(1V 19,16b.19-21; Gl 5,1.13-18; Lc 9,51-62)
(1V 19,16b.19-21; Gl 5,1.13-18; Lc 9,51-62)
ƠN GỌI
“Ai đã tra tay cầm cày
mà còn ngoái lại đàng sau,
thì không thích hợp
với Nước Thiên Chúa”
(Lc 9,62)
mà còn ngoái lại đàng sau,
thì không thích hợp
với Nước Thiên Chúa”
(Lc 9,62)
I. CÁC BÀI ĐỌC
Chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nhờ những trung gian nhân loại. Thiên Chúa mời gọi và có những con người đã đáp trả cách hăng hái. Tuy vậy, sứ mạng làm ngôn sứ cho Thiên Chúa và môn đệ của Đức Giêsu không thể tránh khỏi những hiểm nguy và không thiếu những thách đố.
1. Bài đọc 1:
Ơn gọi của Êlisa được đặt trong một bối cảnh đầy hiểm nguy khi mà một số ngôn sứ đã bị giết, số còn lại phải lẩn trốn (1V 18,4.13) và chính Êlia đang bị hoàng hậu Ideven truy đuổi (1V 19,1-3) vì đã chống lại việc thờ thần Baan. Vì thế, khi chấp nhận lời mời gọi của ngôn sứ Êlia, ông Êlisa cũng bước vào một sứ mạng đầy hiểm nguy như thế.
Trước hết, ngôn sứ Êlia chọn và gọi ông Êlisa bằng cách “ném áo choàng”. Thật vậy, áo choàng làm bằng lông (2V
1,8; Mt 3,4) là biểu tượng của chức vụ ngôn sứ. Mặc dù Êlia không nói gì, nhưng hành động “ném áo choàng” của vị ngôn sứ làm cho Êlisa hiểu rằng ông được gọi làm môn đệ. Sau này, tấm áo choàng trở thành biểu tượng của việc chuyển giao năng quyền và tinh thần của ngôn sứ Êlia cho đồ đệ của ông là Êlisa, vì từ sau khi nhận được áo choàng của thầy, Êlisa trở thành ngôn sứ thực thụ với quyền năng và sức mạnh của thầy (2V 2,8.13-14).
Sau nữa, lời mời gọi chỉ là bước khởi đầu, nên cần sự đáp trả cách nhiệt thành và tự do. Việc Êlisa xin về “hôn cha mẹ để từ giã” cho thấy ông đã hiểu rõ lời mời gọi và quyết định đáp trả cách dứt khoát. Cử chỉ bắt cặp bò, lấy cày làm củi để nấu bữa tiệc thết đãi người nhà là dấu chỉ biểu tượng của việc Êlisa bỏ lại quá khứ để bắt đầu một sứ mạng hoàn toàn mới, sứ mạng phục vụ vị ngôn sứ. Khi gác lại quá khứ của một nông dân an phận với việc đồng áng, ông Êlisa bước vào con đường đầy hiểm nguy của đời ngôn sứ, mà cuộc đời của thầy mình là một ví dụ.
Như thế, đứng trước lời mời gọi của ngôn sứ Êlia, ông Êlisa đã đón nhận với niềm vui và sự hăng hái, dù ý thức những hiểm nguy của cuộc đời ngôn sứ. Ông còn mừng ơn gọi mới bằng một bữa tiệc và cho thấy sự quyết tâm bằng cách dùng cày để nấu bữa ăn. Ơn gọi làm môn đệ Chúa Kitô cũng vừa đòi hỏi, vừa là ân huệ và mang đến niềm vui như thế (Mt 8,18–22; Lc 9,57–62; x. Mt 19,23–30; Mc 10,23–31).
2. Bài đọc 2
Thánh
Phaolô rao giảng Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Kitô, người ta được giải thoát khỏi ách nô lệ mà sống trong tự do của con cái Thiên Chúa (Rm 8,21; Gl 2,4; 5,1). Tuy nhiên, giáo lý tự do của thánh Phaolô lại bị các tín hữu Galát hiểu sai, nên ngài phải giải thích cho họ.
Trước hết, thánh Phaolô khẳng định rằng các tín hữu Galát được gọi để sống trong tự do, nhưng không phải vì tự do mà họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Thánh nhân cảnh báo họ không để cho sự tự do làm cơ hội cho tính xác thịt. Tính xác thịt ở đây là xu hướng sống ích kỷ. Khi bị tính xác thịt chi phối, con người chỉ tìm kiếm lợi ích cho mình mà bỏ quên người khác, từ đó gây ra bất hoà, chia rẽ vì không còn sống cho nhau trong cộng đoàn theo như ý Chúa muốn. Do đó, các tín hữu Galát được mời gọi “hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau”. Khi sống bác ái, họ thực sự tự do mà tránh được lối sống ích kỷ theo tính xác thịt.
Sau nữa, thánh Phaolô còn khẳng định sống tự do là sống theo Thần Khí. Sống tự do không phải là sống phóng túng theo bản năng, mà là để cho Thánh Thần thúc đẩy. Thật vậy, các tín hữu luôn phải chiến đấu giữa thiện và ác, giữa xu hướng nghiêng về những điều tốt lành, thiện hảo và những điều xấu xa. Chính thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về cuộc chiến đấu nội tâm khi thừa nhận rằng “điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15).
Dù có Thánh Thần ngự trong tâm hồn, tính xác thịt luôn nghe
theo tiếng gọi xấu, kích thích những đam mê của tín hữu (x. Rm 7). Chỉ khi nghe theo sự thúc đẩy của Thánh Thần, các tín hữu mới thật sự sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, vì“phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14).
Tóm lại, đối với thánh Phaolô, trong Đức Kitô, các tín hữu được giải thoát khỏi “ách nô lệ” của Lề Luật, nhưng đời sống tự do đích thực phải là đời sống bác ái và theo sự thúc đẩy và hướng dẫn của Thánh Thần.
3. Bài Tin Mừng
Bài Tin Mừng đánh dấu một bước ngoặt mới trong hành trình sứ vụ của Chúa Giêsu: Người quyết định lên Giêrusalem. Hành trình lên Giêrusalem là con đường mà Đức Giêsu phải đi để hoàn tất sứ mạng của Người. Nhưng con đường lên Giêrusalem lại đặt các môn đệ trước những thách đố lớn lao, đòi hỏi một sự tự bỏ triệt để thì mới có thể bước đi cùng Người.
Trước hết, đối với Chúa Giêsu, cuộc hiển dung đã hé lộ về “cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31),
khi“Con Người sắp bị nộp vào tay người đời” (Lc 9,44)
và “khi đã tới
ngày Đức Giêsu được rước lên trời” (Lc 9,51).
Vì thế, hành trình lên Giêrusalem là con đường duy nhất Người phải đi qua để hoàn tất cuộc Vượt Qua. Bất chấp việc dân làng Samari
không đón tiếp người, bất chấp việc các môn đệ thân tín không hiểu, mà còn có thái độ thù nghịch và có phần bạo lực của hai anh em “con của thiên lôi” (Lc 9,54;
x. Mc 3,17), Người “nhất quyết” (trơ mặt ra) đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51;
x. Is 50,7). Con đường lên Giêrusalem để chịu chết là hành trình Đức Giêsu phải đi, vì đó là con đường cứu độ mà Chúa Cha đã vạch ra cho Người.
Sau nữa, đối với các môn đệ, hành trình theo Đức Giêsu lên Giêrusalem vừa là một lời mời gọi vừa là một thách đố cần phải vượt qua. Thật vậy, những người muốn theo Đức Giêsu cần có những phẩm chất sau. Một là tinh thần nghèo khó theo gương mẫu của Thầy. Đức Giêsu tự coi mình là người “không có chỗ gối đầu”, nghĩa là một người hoàn toàn không có gì, sống siêu thoát vì Nước Trời. Đó cũng phải là viễn cảnh của đời người môn đệ Đức Giêsu. Hai là tinh thần dấn thân triệt để cho việc loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Quả vậy, việc rao giảng Nước Thiên Chúa phải là chọn lựa ưu tiên của người môn đệ so với bất kỳ điều gì khác, ngay cả những vướng bận từ phía gia đình ruột thịt. Người môn đệ Đức Giêsu cần có thái độ chọn lựa dứt khoát vì Nước Thiên Chúa.
Tóm lại, khi “nhất quyết” đi lên Giêrusalem,
Chúa Giêsu hiểu rõ những gì đang đợi Người ở đó và Người sẵn sàng đón nhận tất cả để hoàn tất sứ mạng Chúa Cha trao phó. Để có thể theo Đức Giêsu trên con đường lên Giêrusalem,
người môn đệ cần có tinh thần nghèo khó, và
hoàn toàn dấn thân cho việc loan báo Triều Đại Thiên Chúa.
II. GỢI Ý ÁP DỤNG:
1/ Ngôn sứ Êlia đã dùng “chiếc áo choàng” để mời gọi ông Êlisa làm môn đệ và ông đã đáp trả cách mau mắn và dứt khoát. Ông đã bỏ lại sau lưng quá khứ an nhàn của một nông dân để đón nhận một sứ mạng mới đầy thách đố và hiểm nguy. Khi lãnh Bí tích Rửa tội, tôi đã được trở nên ngôn sứ cho Chúa. Tôi có ý thức và hăng hái thi hành sứ vụ ngôn sứ? Tôi có can đảm nói về Chúa và nói cho Chúa, dẫu gặp những thiệt thòi, bách hại?
2/ Thánh
Phaolô nhắc các tín hữu Galát rằng trong Đức Kitô họ đã được giải thoát, được tự do nên đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa. Sống ích kỷ, gây chia rẽ, cắn xé và tiêu diệt lẫn nhau (Gl
5,15) không phải là sống tự do mà là lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt. Sống tự do đích thực là sống bác ái với nhau. Chỉ khi để cho Thần Khí hướng dẫn, người ta mới biết thế nào là thực sự sống tự do trong Đức Kitô. Tôi đã được Đức Kitô giải thoát, tôi có đang mang lấy ách nô lệ một lần nữa? Tôi có đang dùng tự do để sống thiếu bác ái? Tôi có để cho Thần Khí hướng dẫn đời mình để không tìm cách thỏa mãn đam mê theo tính xác thịt?
3/ Dù Đức Giêsu hiểu rằng con đường lên Giêrusalem là con đường sẽ dẫn Người đến cái chết, Người vẫn “nhất quyết” lên đường vì đó là con đường Người phải đi để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua. Những ai muốn theo Đức Giêsu trên con đường đó, cần phải có tinh thần nghèo khó để có thể sống siêu thoát và hoàn toàn dấn thân cho sứ mạng loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Tôi có dám can đảm theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem? Tôi có sẵn sàng sống tinh thần nghèo khó và siêu thoát để ưu tiên cho việc loan báo Nước Trời?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta dứt khoát và trung thành bước theo Chúa Kitô, cùng can đảm làm chứng cho Người. Xác tín vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, cộng đoàn chúng ta cùng tha thiết dâng lời cầu nguyện.
1. Hội thánh có sứ mạng giới thiệu Dung mạo Lòng thương xót cho mọi người. Xin cho các vị mục tử trong Hội Thánh luôn nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng cứu độ, và trung thành diễn tả khuôn mạnh tình yêu của Thiên Chúa cho thế giới hôm nay.
2. Hận thù ghen ghét đang gây bao thảm họa cho xã hội loài người. Chúng ta hãy cầu xin cho cộng đồng nhân loại biết xích lại gần nhau
trong tinh thần huynh đệ, luôn yêu thương tha thứ và nỗ lực xây dựng một xã hội an vui hạnh phúc cho mọi người.
3. Đức Giêsu quyết định lên Giêrusalem để hoàn tất sứ mạng của Người. Chúng ta hãy cầu xin cho những người thành tâm thiện chí muốn theo bước Chúa Kitô luôn can đảm hy sinh vác thánh giá cuộc đời và trung thành sống theo lý tưởng đã chọn lựa.
4. Từ bỏ mọi sự là đòi hỏi dành cho người muốn làm môn đệ Chúa. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta được thấm nhuần tinh thần từ bỏ và luôn sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong đời sống chứng tá.
Chủ tế: Lạy Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót, xin lắng nghe những ước nguyện chân thành của dân Chúa, và ban ơn giúp sức để chúng con luôn can đảm vượt qua những trở ngại cản bước trên con đường theo Chúa Kitô. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Chủ đề :
chọn lựa dứt
khoát
"Hãy
theo Ta"
(Lc
9,59)
Sợi
chỉ đỏ :
- Bài
đọc I (1 V 19,16b.19-21) : Khi được gọi làm ngôn sứ, Êlisê đã dứt khoát bỏ
tất cả (bò, cày, cha mẹ)
- Tin
Mừng (Lc 9,51-62) : Chúa Giêsu đòi 3 người xin đi theo làm môn đệ Ngài phải
dứt khoát từ bỏ tất cả.
I.
Dẫn vào Thánh lễ
Anh
chị em thân mến
Bài
Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu cương quyết lên Giêrusalem mặc dù biết rõ
lên đấy Ngài sẽ bị bắt, bị hành hạ và bị giết chết. Qua chuyện này ta biết Chúa
Giêsu trung thành đến mức nào đối với nhiệm vụ mà Chúa Cha giao cho Ngài. Nhiều
khi lòng trung thành đòi hỏi phải hy sinh rất nhiều.
Chúng
ta hãy bày tỏ lòng trung thành với Chúa, xin Ngài tha thứ cho những lần chúng
ta đã bất trung, và xin Ngài giúp chúng ta thêm can đảm để luôn trung thành với
Chúa cho dù phải hy sinh.
II.
Gợi ý sám hối
- Xin
Chúa tha thứ những lần chúng con bất trung với Chúa.
- Xin
Chúa tha thứ những lần chúng con không dám từ bỏ những điều bất xứng với Chúa.
- Xin
Chúa tha thứ những lần chúng con chọn tội lỗi mà bỏ Chúa.
III.
Lời Chúa
1.
Bài đọc I (1 V 19,16b.19-21)
Bài
tường thuật ơn gọi của Êlisê :
-
Thiên Chúa bảo Êlia hãy chọn Êlisê làm ngôn sứ thay thế cho mình.
-
Êlia đi tìm và gặp thấy Êlisê đang cày ruộng. Ông quăng chiếc áo choàng của
mình (tượng trưng cho sứ mạng làm ngôn sứ) cho Êlisê. Êlisê hiểu ý, liền bỏ bò
lại chạy theo Êlia, nhưng xin được phép về từ giã cha mẹ trước. Êlia đồng ý.
Sau khi từ giã cha mẹ, Êlisê lấy chiếc cày làm củi đốt lên quay cặp bò làm thịt
cho dân chúng ăn, rồi đi theo ngôn sứ Êlia.
2.
Đáp ca (Tv 15)
Tác
giả Tv này đã nhất quyết chọn Chúa làm cơ nghiệp của mình nên bày tỏ sự phó
thác trọn vẹn đời mình trong tay Chúa.
3.
Tin Mừng (Lc 9,51-62)
Đoạn
Tin Mừng này gồm hai chuyện :
a/
Chuyện một làng Samaria không đón tiếp Chúa Giêsu : Trước sự việc trái ý
này, Gioan và Giacôbê biểu lộ những thói xấu rất tầm thường của con người :
-
Tính nóng nảy : hễ gặp chuyện không vừa ý là lập tức muốn trừng phạt.
- Óc
bè phái : phân biệt bạn thù và hở một chút là muốn tiêu diệt kẻ thù.
- Lạm
dụng quyền hành : ỷ mình là môn đệ Chúa Giêsu nên muốn dùng lửa trời để thỏa
mãn tính nóng giận cá nhân.
Chúa
Giêsu dạy hai bài học :
- Xác
định ý hướng căn bản của sứ mệnh : Con Người đến không phải để giết chết
mà để cứu sống.
- Nhường
nhịn : làng này không tiếp mình thì sang làng khác.
b/
Chuyện 3 người muốn làm môn đệ Chúa Giêsu : Điều quan trọng trong những
chuyện này không phải là những nhân vật (vì không chi tiết nào mô tả các nhân vật
ra sao), mà là giáo huấn của Chúa Giêsu về những điều kiện để làm môn đệ Ngài.
- Người
thứ nhất muốn đi theo Chúa Giêsu đến bất cứ nơi nào. Trường hợp này thường xảy
ra trong xã hội thời đó : có những người vì ngưỡng mộ một rabbi nào đó nên
bỏ gia đình và xin theo ở với rabbi đó trong một thời gian vài ba năm (xem Ga
1,37-49)
Câu
trả lời của Chúa Giêsu cho thấy Ngài không giống như các rabbi : cuộc sống
của Ngài là cuộc sống lang thang rày đây mai đó, vì Ngài là một con người bị từ
chối (xem chuyện trên, một làng Samaria không tiếp rước Ngài). Vậy điều kiện thứ
nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu là phải giống Ngài ở chỗ chấp nhận một cuộc sống
vật chất không ổn định, có thể bị từ chối và còn có thể bị giết chết nữa.
- Người
thứ hai : không phải cha người này vừa chết, nhưng ông ta vẫn còn sống. Ý
người này là tuy cũng muốn theo Chúa Giêsu, nhưng xin một thời hạn chờ cho tới
khi cha anh chết và được chôn cất xong xuôi rồi anh mới theo Ngài. Trong đầu
anh đã có sẵn một ưu tiên : ưu tiên cho bổn phận hiếu thảo.
Chúa Giêsu nói : "Mặc cho kẻ chết chôn người chết" : tiếng
Pháp rõ nghĩa hơn "mặc cho les mortels chôn les morts" (nghĩa là mặc
cho người phàm lo việc thế phàm. Hiểu ngầm người môn đệ Chúa Giêsu phải lo việc
Nước Thiên Chúa). Điều kiện thứ hai là phải dành ưu tiên cho bổn phận đối với
Nước Thiên Chúa, trên cả những bổn phận đối với thân nhân. Không phải Chúa
Giêsu coi nhẹ những bổn phận đối với gia đình (x. Mt 15,3-9) nhưng Ngài dạy rằng
trong trường hợp có xung đột giữa hai bên thì môn đệ phải coi trọng Nước Thiên
Chúa hơn.
- Lời
xin của người thứ ba cũng giống lời xin của Êlisê (1.V 19,19-21). Lời đáp của
Chúa Giêsu cũng khiến ta nhớ lúc đó Êlisê đang kéo cày "đầu ngoái lại
sau" : còn luyến tiếc quá khứ. Như vậy điều kiện thứ ba là phải dứt
khoát với quá khứ (của cải, địa vị vv...), hơn nữa phải có một con tim không san
sẻ để chỉ còn lo cho Nước Thiên Chúa mà thôi.
Theo
văn mạch : Chúa Giêsu sắp đi vào giai đoạn quyết liệt là chịu chết, sống lại
và lên trời. Ngài muốn các môn đệ mình cũng phải đi cùng một hành trình như
Ngài. Thế nhưng người ta có thể từ chối lời mời gọi của Ngài bằng nhiều
cách : hoặc vì những thành kiến tôn giáo như dân làng Samaria ; hoặc
vì quá cậy dựa vào những bảo đảm vật chất, những quyến luyến gia đình và quyến
luyến quá khứ.
4.
Bài đọc II (Gl 4,31b--5,1.13-18) (Chủ đề phụ)
Thánh
Phaolô cho tín hữu Galata biết rằng họ đã được rửa tội nên đã trở thành những
con người tự do. Sau đó Thánh Phaolô dạy cho họ biết phải sống thế nào như một
người tự do : Người tự do là người sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần
chứ không theo sự xúi dục của xác thịt
‑ Bởi
đó đừng viện cớ mình tự do rồi buông tuồng theo những đòi hỏi của xác thịt.
- Hãy
theo Thánh Thần soi sáng mà sống bác ái với anh chị em mình.
IV.
Gợi ý giảng
*
1. Đời là những chọn lựa
Trong
kho tàng chuyện ngụ ngôn có một câu chuyện dí dỏm như sau :
Một
con khỉ cầm hai nắm đậu rồng, một hạt đậu rơi xuống đất. Nó tính nhặt hạt đậu
đó lên, không ngờ vừa nhón tay lại rơi thêm hai mươi hạt nữa. Nó định nhặt hai
mươi hạt đậu đó lên, ai ngờ vừa mở ngón tay, cả nắm đậu trong tay bị bung ra hết.
Con khỉ hoảng hốt làm bung nốt nắm đậu ở trong tay kia, nó dùng cả tay lẫn chân
vét đậu lại, nhưng càng khều thì đậu càng văng ra xa. Cuối cùng cả hai nắm đậu
tản ra trên mặt đất như một đám khói.
Cuộc
sống không ngừng đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa. Và chọn lựa nào cũng phải chịu
thiệt thòi mất mát. Kẻ bắt cá hai tay vẫn luôn là người thua thiệt nhiều nhất.
Con khỉ vì tiếc một hạt đậu mà mất cả hai nắm đậu trên tay.
Người
thứ nhất trong bài Tin Mừng hôm nay xin đi theo Chúa đến bất cứ nơi đâu, nhưng
Người bắt anh phải chọn lựa : hoặc là được an toàn ổn định dưới một mái
nhà, có chăn ấm nệm êm ; hoặc là phải bấp bênh phiêu bạt, không một mái
nhà : "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người
không có chỗ dựa đầu" (Lc 9, 58).
Người
thứ hai xin đi theo Chúa, nhưng với điều kiện cho anh về chôn cất thân sinh trước
đã. Chúa trả lời : "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn
anh, anh hãy đi loan báo triều đại Thiên Chúa" (Lc 9, 54). Thế là
anh phải đứng trước một chọn lựa giữa người thân và việc loan báo Tin Mừng.
Người
thứ ba xin đi theo Chúa, nhưng xin phép về từ biệt gia đình. Chúa đòi anh phải
chọn lựa dứt khoát : "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại
đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa" ( Lc 9, 62).
Thực
ra, Chúa Giêsu rất coi trọng việc hiếu kính cha mẹ. Người phán : "Thiên
Chúa dạy : Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì
phải bị xử tử" (Mi 15,4). Nhưng Người cũng dạy chúng ta phải tìm
kiếm Nước Thiên Chúa trước đã, nghĩa là Người muốn chúng ta chọn lựa đâu là ưu
tiên một, đâu là ưu tiên thứ yếu. Đối với người tín hữu Kitô, ưu tiên một chính
là việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, nó quan trọng hơn cả cha mẹ, vợ con, anh chị
em, và cả mạng sống mình nữa (x. Lc 14, 26).
Nếu
cuộc đời con người là một chuỗi những chọn lựa, thì chính những chọn lựa ấy sẽ
dệt nên cuộc đời riêng của mỗi người.
Nếu
cuộc đời người tín hữu Kitô là một chọn lựa dứt khoát cho việc tìm kiếm Nước
Thiên Chúa, thì đó chính là một chuỗi những lời đáp trả tiếng Chúa vang lên từng
phút giây trong cuộc sống.
Nhìn
lại những chọn lựa hằng ngày, chúng ta chợt giật mình, vì thấy chúng ta thường
hay chọn mình : sở thích của mình, tự do của mình, hạnh phúc của mình, gia
đình của mình... Chúng ta chọn tất cả những gì ít nhiều dính dáng đến bản thân.
Nhưng Chúa Giêsu lại dạy : "Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước
đã, còn mọi sự khác, Người sẽ thêm cho" (Mi 6, 33). (TP)
*
2. Suy nghĩ về điều kiện thứ nhất : "Không có chỗ gối đầu"
"Chỗ
gối đầu" là một nơi thoải mái mình muốn chọn làm nơi thường trú, là một nếp
sống tiện nghi mình muốn được hưởng mãi. Ai mà không thích có một chỗ gối đầu
như thế.
Tuy
nhiên nếu là môn đệ Chúa Giêsu thì không được "mọc rễ" ở "chỗ gối
đầu" đó. Một vài thí dụ :
- Cuộc
sống của tôi đã thành nếp : ban ngày làm việc, tối về nhà nghỉ ngơi giải
trí với gia đình, ngày Thứ bảy Chúa nhựt là thời gian hưởng thụ. Những lúc nghỉ
ngơi, giải trí và hưởng thụ ấy chính là những "giờ thánh" của tôi,
không ai được đụng đến. Nhưng tối nay, nhà hàng xóm có người hấp hối, người ta
mời tôi sang cầu nguyện, phải bỏ mất một tập phim truyền hình đang hồi gay cấn !
Chúa nhựt tới, Cha Xứ mời tôi dự phiên họp các gia trưởng, mất toi một buổi nghỉ
ngơi ! Nếu muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, tôi phải chấp nhận những mất mát
đó.
- Từ
trước tới nay tôi là một tín hữu bình thường, đọc kinh tối sáng hằng ngày, Chúa
nhựt và lễ trọng đều đi dự lễ. Tôi thấy như vậy là đủ quá rồi. Bây giờ người ta
mời tôi tham gia sinh hoạt đoàn thể trong Xứ đạo : nào là hội họp, nào là
đi công tác tông đồ, nào là đóng góp quỹ này quỹ nọ… Nếp sống của tôi bị xáo trộn.
Nếu muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, tôi phải chấp nhận những xáo trộn đó.
*
3. Suy nghĩ về điều kiện thứ hai : "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết"
Có thể
chia những việc làm thường ngày của chúng ta thành hai loại : những việc
"của kẻ chết" là những việc lo cho đời sống vật chất như làm ăn kiếm
tiền, nhà cửa, tiện nghi, giải trí, hưởng thụ, địa vị, thể diện v.v. Và những
việc "hằng sống" như cầu nguyện, bác ái, tông đồ, truyền giáo…
Chúa
dạy người môn đệ Ngài phải ưu tiên cho những việc sau, hoặc khi có mâu thuẫn giữa
hai loại việc thì phải can đảm bỏ loại việc thứ nhất để chọn loại việc thứ hai.
Thực
tế, hằng ngày chúng ta lo loại việc thứ nhất nhiều hơn loại việc thứ hai ;
và khi phải chọn một bỏ một thì chúng ta chọn loại thứ nhất và không chút ngần
ngại bỏ loại việc thứ hai.
4.
Óc phe nhóm
Bắc
Ai Len là một đất nước mà những người tin lành và những người công giáo thường
xuyên xung đột với nhau. Jackie Hewitt là chủ tịch một Cộng đồng Tin lành. Một
hôm ông đang lái xe về thủ đô Belfast thì nghe Radio trên xe loan tin có một quả
bom phát nổ ở Shankill (khu vực của người tin lành) làm cho 3 người chết. Ông nổi
giận và nghĩ "Khốn kiếp, cần phải đặt một quả bom ở khu Falls Road (khi của
người công giáo)". Xe ông chạy gần tới Belfast thì Radio lại loan tin có
thêm một quả bom phát nổ nữa và làm chết thêm 7 người. Ông hét lên :
"Phải cài 2 quả bom bên khu người công giáo". Cuối cùng xe của ông chạy
tới nơi xảy ra vụ nổ. Ông thấy những người đồng đạo kẻ thì khóc, người thì la,
đòi trả thù. Những lời la hét ấy cũng giống những lời của ông thôi, nhưng chúng
làm ông phát sợ : "Khi tôi nghe người ta hét lên những điều chính tôi
đang nghĩ trong đầu, tôi thật sự hoảng sợ".
Vào
thời Chúa Giêsu, những người Samaria và những người do thái là kẻ thù của nhau.
Vì thế khi dân cư một làng Samaria nghe tin Chúa Giêsu muốn đi ngang làng họ để
lên Giêrusalem thì họ không đón tiếp Ngài. Giacôbê và Gioan nổi giận, xin Chúa
Giêsu cho họ khiến lửa từ trời xuống đốt rụi cả làng Samaria ấy.
Đây
là một thí dụ điển hình của óc phe nhóm. Phe nhóm của tôi đúng hay sai gì thì
cũng là phe nhóm của tôi nên tôi cương quyết bảo vệ, và chống lại phe nhóm
khác. Óc phe nhóm của những người Samaria đã tệ, mà óc phe nhóm của hai môn đệ
còn tệ hơn : theo họ nghĩ, ai mà chống lại phe nhóm của họ là chống chính
Thiên Chúa cho nên phải bị Thiên Chúa trừng phạt.
Nhưng
Chúa Giêsu không tán thành, Ngài quở mắng các ông và Thầy trò đi sang làng
khác.
Trả
thù thì dễ. Không trả thù mới khó, vì nó đòi hỏi ta can đảm hơn và có nghị lực
nhiều hơn. Việc Chúa Giêsu không cho môn đệ trả thù và Thầy trò đi sang làng
khác chứng tỏ Chúa Giêsu can đảm và rất nhiều nghị lực. Kẻ yếu thì nghĩ rằng
mình phải thắng, còn người mạnh thì biết rằng mình không cần phải thắng trong mọi
trường hợp.
Cần
phải chống lại sự xấu, nhưng không phải bằng cách dùng một sự xấu khác, bởi vì
sự xấu chỉ có thể được chế ngự bằng sự thiện mà thôi.
Bài
Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta hiểu rằng muốn đi theo Chúa thì chúng ta phải
theo con đường của Ngài, đó không phải là con đường báo thù, con đường bạo động,
mà là con đường yêu thương, con đường cứu độ (FM)
5.
Không bỏ cuộc
Viktor
Frankl bị giam cầm 3 năm trong những trại tập trung Auschwitz và Dachau của Quốc
xã Đức. Ông kể lại câu chuyện sau :
Ông
là một bác sĩ nên được giao trách nhiệm chăm sóc các tù nhân bị bệnh. Gần cuối
cuộc chiến, ông và một bạn tù đã tìm được một cách để vượt ngục. Nhưng trước
khi trốn đi, ông đi một vòng thăm các bệnh nhân. Một bệnh nhân sắp chết hỏi
"Có phải ông sắp trốn ra không ?" Frankl chối. Nhưng câu hỏi ấy
cứ ám ảnh ông, khiến ông có mặc cảm tội lỗi là ông đào nhiệm. Ông thấy mình có
lỗi với các bệnh nhân. Cuối cùng ông bảo người bạn kia hãy trốn đi một mình,
còn ông thì quyết định ở lại. Từ lúc đó ông thấy lòng mình rất thanh thản. Dù
ông biết rằng tiếp tục ở lại trong trại tập trung thì sẽ gặp rất nhiều khổ sở,
nhưng ông chấp nhận và cảm thấy rất bình an trong lòng.
Bài
Tin Mừng hôm nay bắt đầu bằng câu "Chúa Giêsu nhất quyết lên
Giêrusalem". Ngài biết có rất nhiều gian khổ đang chờ Ngài ở Giêrusalem
như bị từ chối, bị phản bội và bị giết chết. Nhưng sứ mạng Chúa Cha giao cho
Ngài ở Giêrusalem thì Ngài phải hoàn thành, không thể quay lui được.
Đáp lại
một người muốn đi theo làm môn đệ Ngài, Chúa Giêsu cũng nói "Ai đã tra tay
cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên
Chúa". Đã dấn thân theo một lý tưởng thì phải kiên trì cho đến cùng.
Điều
này ban đầu thì dễ. Nhưng với tháng năm trôi dần, khó khăn tăng thêm thì kiên
trì trở nên rất khó. Khi ấy, ta bị cám dỗ "ngoái lại đàng sau".
Lời
Chúa Giêsu nói với người muốn theo làm môn đệ Ngài cũng là nói với chúng ta.
Ngài kêu gọi chúng ta theo Ngài không phải trong một thời gian mà theo suốt cả
đời.
Xin
Chúa giúp chúng ta kiên trì bước theo Ngài, không bao giờ "ngoái lại đàng
sau" (FM)
6. Vài
mẫu chuyện minh họa cho việc trả thù
a/
Đem yêu thương vào nơi oán thù
Cha
S. Hodden thấy một đại úy đến xin học đạo. Khi ngài hỏi lí do, ông trả lời như
sau : "Trong đại đội tôi, có một binh nhì là Kitô-hữu. Đêm nọ, anh đi gác
về, mình mẩy ướt nhẹp, nhưng trước khi ngủ, anh còn quì gối đọc kinh. Ngứa mắt,
tôi đá cho anh một cú vào đầu, ngã lăn ra. Nhưng anh ngồi dậy, không nói gì và
tiếp tục cầu nguyện.. Sáng hôm sau, tôi thấy đôi giầy mà tối qua tôi đá anh được
đánh bóng láng và xếp ngay ngắn bên giường ngủ. Điều đó làm tôi sững sờ, hổ thẹn
và vì thế tôi quyết tâm học đạo."
b/
Không có kẻ thù
Một
thầy giảng lên tiếng : Mọi người đều có kẻ thù. Ông mời bất kỳ một thính
giả nào không có kẻ thù lên nói về chính mình.
Một sự
thinh lặng đồng tình với lời xác quyết đó. Nhưng rồi một người già giơ tay và
nói : "Tôi không có kẻ thù".
Đương
đầu với lời mời và gây sự chú ý của thính giả, ông nói : "Rất dễ. Tôi
không quan tâm đến họ".
V.
Lời nguyện cho mọi người
Chủ
tế : Anh chị em
thân mến, trung thành theo Chúa đến cùng, bất chấp mọi thử thách gian nan, là
lý tưởng của người Kitô hữu. Luôn tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta
cùng dâng lời cầu xin :
1.
Hội thánh có sứ mạng củng cố đức tin cho người Kitô hữu trên toàn thế giới /
Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn tìm mọi phương thế
thích hợp / để giúp các tín hữu sống trọn vẹn niềm tin của mình.
2.
Khuynh hướng thích báo thù / dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp /
gây ra biết bao thảm họa cho con người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho đức
bác ái của Chúa Kitô / tác động đến mọi sinh hoạt trần thế / để mọi
người biết yêu thương và tôn trọng nhau.
3.
Thánh Phaolô cho biết : / dấn thân theo Đức Kitô là sống bác ái yêu
thương và phục vụ lẫn nhau / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu /
biết cố gắng thực hiện lời khuyên của vị tông đồ dân ngoại.
4.
Chúa Giêsu đã nói : / Ai yêu mến Thầy / sẽ giữ lời Thầy /
Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn sống theo
Lời Chúa dạy trong Tin mừng.
Chủ
tế : Lạy Chúa
Giêsu, trong đời sống chứng nhân thường ngày, chúng con gặp biết bao là thử
thách gian truân. Vì thế, để có thể trung kiên bước theo Chúa đến cùng, sức
riêng của chúng con không thể thực hiện được. Vậy, xin Chúa ban ơn trợ giúp để
chúng con đi trọn cuộc lữ hành trần thế. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI.
Trong Thánh Lễ
- Trước
kinh Lạy Cha : Chúng ta hãy nhớ đến lời Chúa Giêsu quở trách hai môn đệ
muốn sai lửa từ trời xuống thiêu đốt làng Samaria, và hãy sốt sắng khi đọc câu
"xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con"
VII.
Giải tán
Cuộc
sống là một chuỗi những chọn lựa. Chúng ta sắp trở lại cuộc sống. Hãy nhớ những
gì Chúa đã dạy chúng ta trong Thánh lễ hôm nay và hãy can đảm chọn lựa những gì
thuộc về Nước Thiên Chúa.
Lm.
Carolo HỒ BẶC XÁI
Lectio Divina: Chúa Nhật XIII Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 26 Tháng 6, 2016
Tiến
trình khó khăn trong việc thành lập các môn đệ.
Làm
thế nào để được tái sinh
Lc
9:51–62
1.
Lời nguyện mở đầu
Lạy
Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với
cùng tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau. Trong
ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám
phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết
của mình. Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng,
đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.
Xin
hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa
trong sự Tác Tạo và trong Kinh Thánh, trong các sự kiện của đời sống hằng ngày
và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.
Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để, giống như hai môn đệ từ Emmau,
chúng con cũng sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những
người khác rằng Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình
anh em, công lý và hòa bình. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con Đức
Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến
với chúng con. Amen.
2.
Bài Đọc
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Bối cảnh văn học
Trong
bối cảnh của Tin Mừng theo thánh Luca, bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này là sự khởi
đầu một giai đoạn mới về hoạt động của Đức Kitô. Những cuộc xung đột thường
xuyên giữa dân chúng và các vị chức sắc tôn giáo (Lc 4:28; 5:21,30; 6:2,7;
7:19,23,33-34,39) đã xác nhận Chúa Giêsu như là Đấng Mêssia Tôi Tớ như đã được
báo trước trong sách tiên tri Isaia (Is 50:4-9; 53:12) và như chính Đức Giêsu
đã đảm nhận từ lúc bắt đầu sứ vụ tông đồ của Người (Lc 4:18). Từ bây giờ,
Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về cuộc thương khó và cuộc tử nạn của mình (Lc
9:22, 43-44) và quyết định lên đường đi về Giêrusalem (Lc (9:51). Sự thay đổi
này trong quá trình các sự kiện đã tạo ra một cuộc khủng hoảng giữa các môn đệ
(Mc 8:31-33). Các ông không thể hiểu và tỏ ra lo sợ (Lc 9:45), bởi vì các
ông vẫn còn dựa vào lối suy nghĩ cũ về một Đấng Cứu Thế vinh quang. Luca
mô tả những câu chuyện khác nhau về tâm lý cổ xưa của các môn đệ: mong muốn
được làm người lớn nhất (Lc 9:46-48); ý muốn được kiểm soát việc nhân danh Chúa
Giêsu (Lc 9:49-50); phản ứng mang tính cách bạo lực của các ông Giacôbê và
Gioan trước việc từ chối đón tiếp Chúa Giêsu của người Samaria (Lc
9:51-55). Tác giả Luca cũng cho thấy là Chúa Giêsu phải khó khăn như thế
nào khi cố gắng giúp cho các môn đệ hiểu được khái niệm mới liên quan đến sứ vụ
của mình. Bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này (Lc 9:51-62) đưa ra một vài ví
dụ về phương cách Chúa Giêsu đã cố gắng gầy dựng các môn đệ của Người.
b) Phân
đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:
Lc
9:51-52: Chúa Giêsu quyết định đi lên Giêrusalem
Lc
9:52b-53: Một làng ở Samaria không tiếp đón Người
Lc
9:54: Phản ứng của các ông Gioan và Giacôbê trước sự từ chối của
người Samaria
Lc
9:55-56: Phản ứng của Chúa Giêsu về việc dùng bạo lực của các ông
Giacôbê và Gioan
Lc
9:57-58: Điều kiện thứ nhất của Chúa Giêsu để đi theo Người
Lc
9:59-60: Điều kiện thứ hai của Chúa Giêsu để đi theo Người
Lc
9:61-62: Điều kiện thứ ba của Chúa Giêsu để đi theo Người
c) Phúc Âm
51 Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất
khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem. 52 Và
sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một
làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người; 53 nhưng ở đó
người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. 54 Thấy
vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy có muốn
chúng con khiến lửa bởi Trời xuống thiêu hủy chúng không?” 55 Nhưng
Người quay lại quở trách các ông. 56 Và các ngài đi tới một
làng khác.
57 Đang khi đi đường có kẻ thưa Người rằng:
“Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy.” 58 Chúa Giêsu bảo
người ấy rằng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không
có nơi gối đầu.” 59 Người bảo một kẻ khác rằng: “Hãy
theo Ta.” Người ấy thưa: “Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước
đã." 60 Nhưng Người đáp: “Hãy để kẻ chết
chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng nước Thiên Chúa.” 61 Một
người khác thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy; nhưng cho phép
tôi về từ giã gia đình trước đã.” 62 Nhưng Chúa
Giêsu đáp: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng
đáng với nước Thiên Chúa.”
3.
Giây phút thinh lặng cầu nguyện
Để
cho Lời Chúa có thể thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta
4. Một
vài câu hỏi gợi ý
Để
giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân
a) Trong đoạn Tin Mừng này, phần nào
làm bạn hài lòng nhất và phần nào làm bạn cảm động nhất?
b) Trong đoạn Tin Mừng, chúng ta có
thể tìm ra được những khiếm khuyết nào và bất toàn nào của các môn đệ?
c) Chúa Giêsu đã dùng phương pháp giảng
dạy nào để cải sửa những khiếm khuyết này?
d) Những sự kiện nào trong Cựu Ước
đã được gợi lại trong bài Tin Mừng hôm nay?
e) Với ba người được ơn gọi (các câu
57-62), bạn thấy mình thuộc vào nhóm người nào? Tại sao?
f) Với những khiếm khuyết của các
môn đệ Chúa Giêsu, khiếm khuyết nào phổ biến nhất trong chúng ta, các môn đệ của
Người ngày hôm nay?
5.
Chìa khóa dẫn đến bài Tin Mừng
Để
giúp chúng ta có thể đào sâu hơn vào chủ đề
a) Bối cảnh lịch sử của đoạn
Phúc Âm:
Bối cảnh
lịch sử của Phúc Âm theo thánh Luca luôn gồm có hai khía cạnh sau đây: bối cảnh
thời điểm sống của Chúa Giêsu trong thập niên 30 ở đất Palestine, và bối cảnh của
các cộng đoàn Kitô hữu trong thập niên 80 tại Hy-Lạp là những người mà Luca
đang viết sách Tin Mừng của ông cho họ.
Vào
thời của Chúa Giêsu tại đất Paléstine. Việc Chúa Giêsu gầy dựng các môn đệ của
Người cũng chẳng dễ dàng gì. Chuyện không đơn giản rằng bất cứ ai chỉ cần
đi theo Đức Giêsu và sống trong một cộng đoàn là sẽ trở nên một người thánh thiện
và hoàn hảo. Điều khó khăn lớn nhất đến từ “các ảnh hưởng của người Pharisêu và
Hêrôđê” (Mc 8:15), đó là, từ sự chi phối tư tưởng của thời ấy, thúc đẩy bởi giới
chức tôn giáo (người Pharisêu) và bởi giới cầm quyền (Hêrôđê). Chống lại
sự ảnh hưởnglà một phần của việc gầy dựng Chúa đã làm cho các môn đệ;
đặc biệt là cách thức suy nghĩ truyền thống đã bắt rễ sâu xa và luôn lẩn quẩn
trong tâm trí của những con người nhỏ bé, các môn đệ. Văn bản bài suy gẫm
Phúc Âm của chúng ta trong Chúa Nhật tuần này cho thấy một cái nhìn sâu sắc vào
cách thức Chúa Giêsu đã phải đối diện với vấn đề này.
Vào
thời của Luca, trong các cộng đoàn Hy-lạp. Đối với thánh Luca, đó là việc quan trọng để giúp
các Kitô hữu và không để họ phải bị làm mồi cho “ảnh hưởng” của đế quốc La-mã
và các tà giáo. Điều này cũng có thể áp dụng vào thời đại hôm nay.
“Ảnh hưởng” của hệ thống tân tự do, lan truyền qua các phương tiện truyền
thông, truyền bá một tinh thần thiên về chủ nghĩa tiêu thụ, trái với các giá trị
của Tin Mừng. Chẳng dễ dàng gì để mọi người nhận ra rằng họ đang bị lừa:
“Những gì tôi có trong tay chẳng qua chỉ là lời giả dối!” (Is 44:20).
b) Lời bình giải về đoạn Tin Mừng:
Lc
9:51-52a: Chúa Giêsu quyết định đi lên Giêrusalem
“Vì gần
tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này”. Lời văn này cho chúng ta
thấy rằng Luca lần đọc cuộc đời của Chúa Giêsu trong sự soi sáng của các tiên
tri. Ông muốn làm cho thật rõ ràng với độc giả của ông rằng Chúa Giêsu là
Đấng Cứu Thế, những gì mà các tiên tri đã báo trước đã được thực hiện trong Người.
Cùng một cách nói tương tự trong Tin Mừng của Gioan: “Chúa Giêsu biết rằng
giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, …” (Ga
13:1). Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha, “Người dứt khoát quyết định đi lên
Giêrusalem”.
Lc
9:52b-53: Một làng ở Samaria không đón tiếp Người
Hiếu
khách là một trong những trụ cột của đời sống cộng đoàn. Rất khó cho bất
cứ người nào không tiếp đón một ai đó mà nỡ để cho họ phải ngủ qua đêm ở bên
ngoài (Ga 18:1-5; 19:1-3; St 19:15-21). Nhưng vào thời Chúa Giêsu, vì sự
thù nghịch giữa người Do-thái và người Samaria đã kêu gọi người Samaria không
tiếp đón những người Do-thái trên đường hành hương về Giêrusalem, và điều này
đã khiến cho người Do-thái từ miền Galilê không đi ngang qua làng người Samaria
khi họ phải đi về Giêrusalem. Họ chọn đi qua thung lũng Giođan.
Chúa Giêsu thì làm trái lại với điều kỳ thị này và vì thế, đi qua làng người
Samaria. Hậu quả là Người bị đối xử kỳ thị và không được đón tiếp.
Lc
9:54: Phản ứng bạo lực của các ông Gioan và Giacôbê trước sự từ
chối của người Samaria
Lấy cảm
hứng từ ví dụ của tiên tri Êlia, các ông Giacôbê và Gioan đã muốn khiến lửa bởi
trời xuống tiêu diệt làng ấy! (2V 1:10-12; 1V 18:38). Các ông nghĩ rằng
bằng một sự thực đơn giản là họ đang đi với Chúa Giêsu, tất cả mọi người phải
tiếp đón họ. Các ông còn bám vào một tâm lý cổ xưa, đó là những người được
đặc quyền. Các ông nghĩ rằng là họ có thể giữ Thiên Chúa đứng về phía họ
để bảo vệ cho họ.
Lc 9:55-56: Phản
ứng của Chúa Giêsu việc dùng bạo lực của các ông Giacôbê và Gioan
“Chúa
Giêsu quay lại và quở trách các ông”. Trong một số các phiên bản của Kinh
Thánh, dựa trên bản dịch của họ trên một số các bản thảo cũ đã viết: “Anh
em không biết thần khí nào đang ngự trong anh em. Con Thiên Chúa đến thế
gian không phải để cất đi mạng sống người ta, mà để cứu rỗi người ta”. Việc
mà một ai đó đang đi cùng với Chúa Giêsu không cho người ấy cái quyền nghĩ rằng
mình cao trọng hơn thiên hạ và thiên hạ phải tôn vinh họ. “Thần
Khí” của Chúa Giêsu thì đòi hỏi ngược lại: tha thứ bảy mươi lần bảy (Mt
18:22). Chúa Giêsu đã tha thứ cho kẻ tội phạm đã cầu xin cùng với Người
trên thập giá (Lc 23:43).
Lc
9:57-58: Điều kiện thứ nhất của Chúa Giêsu để đi theo Người
Có kẻ
thưa người rằng: “Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy”. Câu trả lời của
Chúa Giêsu rất rõ ràng và không có ẩn ý nào khác. Người không để chừa chỗ
hở cho sự nghi hoặc: một người môn đệ muốn đi theo Chúa Giêsu phải ghi nhớ
điều này vào tâm khảm của mình: Đức Giêsu không có gì, ngay cả một viên
đá gối đầu. Con chồn và chim trời còn tốt số hơn Chúa vì con chồn có hang
và chim trời có tổ.
Lc
9:59-60: Điều kiện thứ hai của Chúa Giêsu để đi theo Người
Chúa
Giêsu bảo một kẻ khác rằng: “Hãy theo Ta!” Những lời này được dùng để nói
với những người môn đệ đầu tiên: “Hãy theo Ta” (Mc 1:17, 20; 2:14). Phản ứng
của người được gọi rất tích cực. Người ấy sẵn sàng theo Chúa Giêsu.
Anh ta chỉ xin được phép chôn cha mình trước đã. Câu trả lời của Chúa Giêsu
thật là cứng rắn: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, con hãy đi rao
giảng Nước Thiên Chúa”. Đây có lẽ là câu tục ngữ phổ biến được xử dụng để
nói rằng người ta phải tìm về căn bản trong việc đưa ra quyết định của
mình. Ai đã sẵn sàng để theo Chúa Giêsu thì phải từ bỏ mọi sự. Điều
này cũng giống như là người ấy đã chết bỏ lại tất cả tài sản của mình để sống lại
với một cuộc sống khác.
Lc
9:61-62: Điều kiện thứ ba của Chúa Giêsu để đi theo Người
Người
thứ ba thì nói: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia
đình trước đã”. Một lần nữa, câu trả lời của Chúa Giêsu rất cứng cỏi và
căn bản: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng
đáng với Nước Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đòi hỏi hơn tiên tri Êlia khi ông
Êlia gọi Êlisa để làm môn đệ của ông (1V 19:19-21). Phần Tân Ước thì trội
hơn phần Cựu Ước trong việc đòi hỏi phải thực hành đức bác ái.
c) Phần tìm hiểu đào
sâu: Chúa Giêsu là nhà tổ chức
Quá
trình huấn luyện các môn đệ thì đòi hỏi nhiều công sức, chậm chạp và vất vả, bởi
vì không phải dễ dàng gì thai nghén một ý niệm mới về Thiên Chúa trong trí óc
các ông, một cách nhìn mới về đời sống và về những người xung quanh. Nó
cũng giống như một người được tái sinh! (Ga 3:5-9). Những suy nghĩ
cũ cứ lẩn quẩn trở lại trong cuộc sống của người ta, của gia đình và cộng
đoàn. Chúa Giêsu đã dốc toàn lực trong việc huấn luyện các môn đệ.
Người đã dành rất nhiều thời giờ cho việc này, và không phải lúc nào cũng thành
công. Giuđa đã phản bội Chúa, Phêrô đã chối Chúa, và trong lúc Chúa bị luận
án, tất cả đều bỏ rơi Người. Chỉ có những người phụ nữ và Gioan là ở gần
bên Người, gần cây thập giá. Nhưng Chúa Thánh Thần là Đấng được Chúa
Giêsu gửi đến cho chúng ta sau khi Người phục sinh, Đấng đã hoàn tất công việc
Chúa Giêsu bắt đầu (Ga 14:26; 16:13). Ngoài những gì chúng ta đã nói liên
quan đến bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (Lc 9:51-62), Luca nói nhiều về những
thí dụ khác cho thấy Chúa Giêsu đã phải làm cách nào trong khi gầy dựng các môn
đệ và giúp các ông khắc phục được não trạng sai lệch về thời gian:
Trong
sách Luca chương 9:46-48, các môn đệ tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất
trong bọn. Những suy nghĩ cạnh tranh ở đây bắt nguồn từ việc tranh dành
quyền lực, đặc trưng của xã hội dưới thời đế chế La-mã, và nó đã xâm nhập vào một
cộng đoàn nhỏ bé và tân lập của Chúa Giêsu! Chúa Giêsu nói với các ông về
một lối suy nghĩ ngược lại. Chúa đem một đứa bé đến cạnh Người và xác định
mình với đứa trẻ: “Bất cứ ai nhân danh Ta mà tiếp đón em bé này tức là tiếp
đón Ta; và kẻ nào tiếp đón Ta tức là tiếp đón Đấng đã sai Ta!” Các môn đệ
đang tranh luận xem ai là người lớn nhất, và Chúa Giêsu lại bảo các
ông hãy nhìn và đón tiếp kẻ bé nhất! Đây là điểm nhấn mạnh nhất
của Chúa Giêsu và là điều mà Người đã làm chứng: “Con Người đến không phải
để được phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10:45).
Trong
sách Luca chương 9:49-50, một người không thuộc nhóm các môn đệ đã nhân danh
Chúa Giêsu để trừ quỷ. Ông Gioan đã trông thấy và đã ngăn chặn ông
ta: “Chúng ta hãy ngăn chặn anh ta, vì chúng ta không biết người ấy”.
Nhân danh cộng đoàn, Gioan đã ngăn chặn một việc làm tốt! Ông nghĩ rằng
mình đã sở hữu Chúa Giêsu và muốn ngăn chặn bất cứ ai nhân danh Chúa Giêsu để
làm một việc tốt lành. Ông muốn có một cộng đoàn khép kín. Đây là
tâm lý cổ điển của “Dân được chọn, dân riêng của Chúa!” Chúa Giêsu trả lời:
“Đừng ngăn cấm anh ta, bởi vì bất cứ ai không chống lại con thì người ấy đứng về
phía của con”. Mục đích của việc thành lập không thể dẫn đến một ý tưởng
đặc quyền và quyền sở hữu, mà phải dẫn đến một thái độ phục vụ. Điều quan
trọng đối với Đức Giêsu không phải là ai đó có thuộc trong nhóm hay không, mà
là người ấy đã làm được việc gì tốt lành mà đáng lẽ ra phải được thực hiện bởi
cộng đoàn.
Sau
đây là một vài thí dụ về phương cách Chúa Giêsu đã truyền dạy cho các môn đệ.
Đó là cách cho đi của người đã có kinh nghiệm có được về Đức Chúa Cha. Bạn
có thể hoàn tất danh sách sau:
*
Người đem các ông đi theo trong hoạt động sứ vụ của mình và khi trở về Người duyệt
lại những gì đã xảy ra với các ông (Mc 6:7; Lc 9:1-2; 10:1-12; 17-20)
*
Người sửa dạy các ông khi các ông làm sai (Lc 9:46-48; Mc 10:13-15)
*
Người giúp các ông phân định (Mc 9:29-30)
*
Người đặt câu hỏi khi thấy các ông chậm hiểu (Mc 4:13; 8:14-21)
*
Người chuẩn bị cho các ông trước các cuộc xung đột (Mt 10:17 và các câu kế tiếp)
*
Người phản ánh với các ông về những vấn đề hiện tại (Lc 13:1-5)
*
Người sai các ông đi tìm hiểu sự thật (Mc 8:27-29; Ga 4:35; Mt 16:1-3)
*
Người đối chất với các ông với những nhu cầu của dân chúng (Ga 6:5)
*
Người dạy các ông rằng nhu cầu của dân chúng phải được đặt trên các quy định lễ
nghi (Mt 12:7-12)
*
Người bênh vực các ông khi họ bị chỉ trích bởi những kẻ đối nghịch (Mc 2:19;
7:5-13)
*
Người lo lắng cho sự nghỉ ngơi và dinh dưỡng của các ông (Mc 6:31; Ga
21:9)
*
Người dành thời gian riêng với các ông để dạy dỗ các ông (Mc 4:34; 7:17;
9:30-31; 10:10; 13:3)
*
Người nhấn mạnh với các ông về việc tỉnh thức và dạy họ cầu nguyện (Lc 11:1-13;
Mt 6:5-15)
6.
Thánh Vịnh 19 (18):9-15
Luật
của Thiên Chúa nguồn của sự thành lập
9 Huấn lệnh CHÚA hoàn toàn ngay thẳng,
làm hoan hỷ cõi lòng.
Mệnh lệnh CHÚA xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời.
10 Lòng kính sợ CHÚA luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời.
Quyết định CHÚA phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh,
11 thật quý báu hơn vàng, hơn vàng y muôn lượng,
ngọt ngào hơn mật ong, hơn mật ong nguyên chất.
12 Nên tôi tớ Ngài đây xin ra công học hỏi;
ai giữ những điều này sẽ được nhiều lợi ích.
13 Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình?
Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay.
14 Xin cũng giữ cho tôi tớ Ngài khỏi kiêu ngạo,
đừng để tính xấu này thống trị con.
Như thế con sẽ nên vẹn toàn
không còn vương trọng tội.
Mệnh lệnh CHÚA xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời.
10 Lòng kính sợ CHÚA luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời.
Quyết định CHÚA phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh,
11 thật quý báu hơn vàng, hơn vàng y muôn lượng,
ngọt ngào hơn mật ong, hơn mật ong nguyên chất.
12 Nên tôi tớ Ngài đây xin ra công học hỏi;
ai giữ những điều này sẽ được nhiều lợi ích.
13 Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình?
Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay.
14 Xin cũng giữ cho tôi tớ Ngài khỏi kiêu ngạo,
đừng để tính xấu này thống trị con.
Như thế con sẽ nên vẹn toàn
không còn vương trọng tội.
15 Lạy CHÚA là núi đá cho con trú ẩn,
là Đấng cứu chuộc con, cúi xin Ngài vui nhận
bấy nhiêu lời miệng lưỡi thân thưa,
và bao tiếng lòng con thầm thĩ
mong được thấu đến Ngài.
là Đấng cứu chuộc con, cúi xin Ngài vui nhận
bấy nhiêu lời miệng lưỡi thân thưa,
và bao tiếng lòng con thầm thĩ
mong được thấu đến Ngài.
7. Lời
Nguyện Kết
Lạy
Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn
ý muốn của Chúa Cha. Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của
chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực thi Lời Chúa đã mặc khải cho
chúng con. Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria,
thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa
là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa
Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét