Trang

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

05-08-2016 : THỨ SÁU - TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

05/08/2016
Thứ sáu đầu tháng, tuần 18 thường niên



BÀI ĐỌC I:  Nk 1, 15; 2, 2; 3, 1-3. 6-7  (Hr 2, 1.3; 3, 1-3. 6-7)
"Khốn cho thành khát máu".
Trích sách Tiên tri Nakhum.
Kìa xem, trên núi có người đưa tin mừng chạy đến. Hỡi Giuđa, hãy mừng các ngày lễ trọng của ngươi, hãy thi hành lời ngươi khấn nguyện. Vì Bêlial từ nay sẽ không còn đi qua đất ngươi: nó đã bị hoàn toàn tận diệt.
Vì Chúa sẽ trồng lại cây nho Giacóp, cũng như cây nho Israel, bởi quân phá phách đã tàn phá chúng và đã bẻ cành chúng.
Khốn cho thành khát máu, tràn đầy gian dối, hung bạo, người ta không ngừng cướp phá ngươi. Hãy nghe tiếng roi quất, tiếng bánh xe lăn, ngựa hí, xe phóng nhanh, quân kỵ binh xông đến, gươm lấp lánh, giáo sáng ngời, nhiều người bị giết, tàn phá nặng nề, xác chết vô vàn, ngã quỵ trên nhau.
Ta sẽ vứt đồ ô uế trên mình ngươi, làm nhục ngươi, bêu xấu ngươi. Lúc bấy giờ, hễ ai thấy ngươi cũng ngoảnh mặt mà nói: "Ninivê thật tiêu điều! Ai thương được ngươi? Tìm đâu ra người an ủi ngươi".  Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA:  Đnl 32, 35cd-36ab. 39. 41
Đáp: Ta sẽ giết chết và sẽ làm cho sống lại (c. 39c).
1) Ngày huỷ diệt đã gần rồi, và kỳ hẹn lại chóng đến. Chúa sẽ phán xét dân Người, và xót thương kẻ làm tôi Chúa. - Đáp.
2) Các ngươi hãy xem có một mình Ta, và ngoài Ta, không có Chúa nào khác: Ta sẽ giết chết và sẽ làm cho sống lại; Ta sẽ đánh đập và sẽ chữa lành. - Đáp.
3) Nếu Ta mài sáng gươm Ta như chớp, và nắm giữ phán quyết trong tay Ta, Ta sẽ trả oán những kẻ thù nghịch, sẽ trả thù những kẻ ghen ghét Ta. - Đáp.
ALLELUIA:  Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

PHÚC ÂM:   Mt 16, 24-28
"Người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?
"Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm. Thật, Thầy bảo các con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết trước khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người". Đó là lời Chúa.


Suy niệm : Giá Trị Của Khổ Ðau
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ về những điều kiện để được làm môn đệ Ngài: từ bỏ mình, vác Thập giá, và đi theo Chúa Giêsu. Cả ba kiểu nói đều đồng nghĩa với nhau, và đều nói lên cái cốt yếu của đời sống Kitô hữu, đó là đón nhận đau khổ như chính Chúa Giêsu đã đón nhận cuộc khổ nạn và cái chết dành cho Ngài.
Chúa Giêsu đã đưa ra những điều kiện trên đây liền sau khi Ngài loan báo về cuộc tử nạn của Ngài: Ngài sẽ bị đau khổ và bị treo trên Thập giá. Thập giá vốn là cái giá mà Chúa Giêsu phải trả vì cuộc sống và giáo lý của Ngài. Như vậy tất cả những ai muốn làm môn đệ Ngài đều phải trải qua con đường Thập giá ấy. Thật ra, đau khổ vốn là phần số chung của mọi người: đã mang tiếng khóc vào đời là mang lấy cả thân phận khổ đau, có khác chăng là thái độ của con người trước đau khổ mà thôi.
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một thái độ mẫu mực. Ngài không bao giờ lý giải về nguồn gốc của khổ đau, nhưng Ngài đón lấy khổ đau và biến nó thành cội nguồn của yêu thương. Thập giá vốn là tận cùng sự bỉ ổi của con người, nhưng đã được Chúa Giêsu biến thành biểu tượng của tình yêu. Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá, không phải để đề cao đau khổ, mà chính là để biểu lộ tình yêu của Ngài. Như vậy, chính trong mầu nhiệm Thập giá, chúng ta đón nhận khổ đau; chính trong mầu nhiệm Thập giá Chúa Giêsu mà thái độ đón nhận đau khổ của chúng ta mang lấy ý nghĩa.
Bức tượng Mẹ Maria bồng xác Chúa Giêsu trên tay, do danh họa Michel-Angelo thực hiện và hiện được đặt tại Ðền thờ thánh Phêrô ở Rôma, là một trong những kiệt tác về sự đau khổ. Mẹ Maria ôm xác Chúa Giêsu trong vòng tay Mẹ, không gì buồn thảm bằng; thế nhưng đó cũng là một trong những kiệt tác về yêu thương. Tất cả đều tùy thuộc thái độ của con người trước khổ đau. Con người có thể trốn chạy khổ đau, con người có thể suốt một đời phàn nàn về khổ đau. Nhưng con người cũng có thể biến khổ đau thành một hành động yêu thương; đó là thái độ của Chúa Giêsu và cũng phải là thái độ của tất cả những ai muốn làm môn đệ Ngài.
Nơi nào có Thập giá, nơi đó có Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa giúp chúng ta luôn tỉnh thức để nhận ra sự hiện diện yêu thương của Ngài ngay trong khổ đau, để giữa những giờ phút tăm tối và thử thách, chúng ta vẫn còn thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 18 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Nah 2:1, 3; 3:1-3, 6-7; Mt16:24-28

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nghệ thuật sống trong cuộc đời
Có những người khi gặp cơ hội, cuộc đời của họ lên như hương; khi thấy mình phát triển thịnh đạt, họ quên đi quá khứ và mọi người chung quanh đã giúp đỡ họ. Thay vì tìm cách trả ơn những người đã giúp đỡ, họ lại lên mặt kiêu căng và khinh thường mọi người. Đến khi gặp rủi ro trong cuộc đời, họ xuống nước cầu cứu và xin người chung quanh giúp đỡ! Ai có thể thương đến người một dạ hai lòng như thế?
Hai bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra và biết sống đúng trong cuộc đời. Trong bài đọc I, ngôn sứ Nahum nhìn thấy trước và tiên đoán sự suy sụp của Nineveh, vì những tội ác tày trời của dân thành đã xúc phạm đến Thiên Chúa và với tha nhân. Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm năm 612 BC. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy khán giả nghệ thuật sống trong cuộc đời: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.”

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức Chúa sẽ khôi phục dân của Người.
Nahum sống trong thời đất nước bị khủng hoảng (7th BC), vương quốc miền Bắc đã bị rơi vào tay của Assyria và vương quốc miền Nam đang bị đe dọa. Ông là một thi sĩ kỳ tài, lối làm thơ của ông ít ai sánh nổi. Các tín hữu ít biết về ông vì Sách của ông chỉ được đọc một lần trong trình thuật hôm nay. Một số học giả chủ trương phải nghiên cứu Sách của Nahum song song với Sách của Jonah, vì cả hai đều nói tới Nineveh. Nahum nói về sự công bằng của Thiên Chúa; đó là lý do Nineveh bị luận phạt. Jonah nhấn mạnh đến lòng nhân từ của Thiên Chúa; đó là lý do Nineveh được tha thứ.
1.1/ Đức Chúa khiến cho Jacob và Israel lấy lại sức kiêu hùng.
Như phần đông các ngôn sứ, Nahum mặc khải cho dân chúng biết Thiên Chúa dùng Assyria như cái roi để sửa dạy con cái Israel vì họ không nghe lời dạy bảo của Thiên Chúa; nhưng chính Thiên Chúa sẽ khôi phục số còn sót lại của Israel khi họ ăn năn trở lại. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài có thể dùng Assyria như cây roi để sửa phạt Israel; nhưng cũng có thể bẻ gẫy cây roi khi đã dùng xong, nếu cây roi “lên mặt” với người cầm roi.
Nahum tóm tắt Tin Mừng của Thiên Chúa trong một chữ: bình an. Nếu số còn sót lại của Israel biết nhận ra tội lỗi và ăn năn trở lại với Thiên Chúa, họ sẽ được Ngài cứu thoát và địch thù của họ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngôn sứ Nahum nhìn thấy trước ngày liên kết trọn vẹn giữa miền Bắc (Jacob) và miền Nam (Israel) như hai cành của một cây, sau một thời gian cả hai đều đã bị ngoại bang dầy vò xâm lấn.
1.2/ Thành Nineveh sẽ bị phá tan hoang.
Nineveh nằm về hữu ngạn của sông Tigris, là thủ đô của đế quốc Assyria (miền Bắc của Iraq ngày nay). Đế quốc Assyria rất ác độc và vi phạm mọi nhân quyền. Nahum muốn dạy cho Assyria một bài học: đế quốc muốn tồn tại lâu dài không thể xây dựng trên những toan tính giả dối và dùng sức mạnh, Thiên Chúa sẽ trừng phạt những kẻ bất công, dùng bạo lực, và thờ tà thần.
Nahum cảnh cáo ngày tàn của Nineveh, vì những tội lỗi họ đã vi phạm: “Khốn cho thành vấy máu, toàn mưu chuyện lừa đảo, đầy những của cướp giật, chẳng bao giờ thiếu mồi!” Khi nhìn thấy cảnh tượng Nineveh bị tàn phá, mọi người sẽ kinh hoàng; nhưng vui mừng. Nineveh sẽ không tìm được ai để an ủi, vì mọi người chung quanh đều bị đối xử tàn tệ bởi dân thành.
2/ Phúc Âm: Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.
2.1/ Cách sống theo đường lối của Thiên Chúa: Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy."
Thoạt nghe những lời này, chúng ta nhận ra lối sống Chúa Giêsu dạy đối ngược với lối sống của thế gian, nhất là với lối sống của nhiều người hiện nay. Nhiều chủ thuyết dạy con người đặt quyền lợi cá nhân và vật chất trên hết (individualism, materialism), nên họ chỉ biết ích kỷ tìm sự sống và lo vun quén cho chính họ mà thôi.
Nhưng kinh nghiệm dạy những người theo chủ thuyết này sẽ không tiến bộ được. Người khôn ngoan, thành công, và được mọi người quí mến trong cuộc đời, là người biết sống theo đường lối của Thiên Chúa. Nếu một người chịu khó suy gẫm những lời Chúa Giêsu nói: “Nếu hạt giống rơi xuống đất không thối đi, nó sẽ chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, nó sẽ nảy sinh hàng trăm những hạt khác;” người đó có thể nhận ra lý do tại sao anh phải hy sinh chết đi để được sống.
Hơn nữa, người tín hữu không chỉ tìm những ích lợi đời này, nhưng mắt họ vẫn luôn luôn tìm kiếm kho tàng vĩnh cửu là cuộc sống đời sau. Đó là lý do Chúa dạy: "Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" Một số những sự thật về của cải vật chất mà con người phải suy xét:
- Con người không thể tự mang theo mình bất cứ vật gì khi nằm xuống.
- Của cải vật chất không thể chuộc lại mạng sống con người, dù chỉ một thời gian ngắn.
- Con người sẽ phải trả lời cho Thiên Chúa về những của cải được sở hữu cách bất chính. Lúc đó, con người có hối hận chẳng thà đừng có cũng muộn rồi.
2.2/ Thiên Chúa nhớ mọi việc con người làm: "Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm." Con người phát xuất từ Thiên Chúa và sẽ trở về với Ngài để chịu phán xét; vì thế, cuộc đời mỗi người không phải là một đường thẳng, để rồi mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời sẽ hoàn toàn qua đi; nhưng con người sẽ phải quay về để chịu trách nhiệm với Thiên Chúa về những biến cố này.
Lời hứa khó hiểu của Chúa Giêsu: "Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị." Điều này nếu hiểu theo nghĩa đen thì không đúng, vì mọi người cùng thời với Chúa đều đã chết. Trình thuật của Marcô hợp lý hơn: "Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến, đầy uy lực" (Mk 9:1). Sau khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ ra đi rao giảng và nhìn thấy dân chúng nô nức tin vào Đức Kitô cả hàng ngàn vạn người. Điều này chứng minh uy quyền của Thiên Chúa hoạt động ngay từ đời này, và Nước Chúa ngày càng trị đến.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa muốn con người sống đòan kết và tương trợ lẫn nhau, chúng ta đừng bao giờ kiêu căng, hống hách, và đối xử tàn tệ với tha nhân.
- Khi chúng ta càng cho đi bao nhiêu, chúng ta sẽ càng nhận lại bấy nhiêu. Thiên Chúa và tha nhân sẽ trả lại cho chúng ta vượt quá lòng mong đợi của chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

05/08/16 TH SÁU ĐU THÁNG TUN 18 TN
Cung hiến thánh đường Đức Ma-ri-a
Mt 16,24-28

Suy nim: Được và mt là mi trăn tr ca biết bao người. Chng ai mun mt mà ch mun được; được ri li mun được thêm. Thế mà oái oăm thay, được chng bao nhiêu mà mt thì trng tay:
“Trăm năm nào có gì đâu,
Chng qua mt nm c khâu xanh rì.”
Trong ngõ ct chết chóc ca thân phn con người đó, Chúa Giê-su cho thy cái nghch lý mt-được, được-mt li là cánh ca m ra cho s sng đi đi khi người ta dám bước theo làm môn đ ca Ngài: Ai dám liu mt mng sng mình vì Đc Ki-tô thì s được lis sng. Nghch lý y đã được gii mã và hin thc khi chính Ngài t cõi chết tri dy. Vì thế, nhng ai t b mi s và vác thp giá mình theo Chúa s được sng vi Ngài: “Nếu chúng ta cùng chết vi Đc Ki-tô, chúng ta s cùng sng vi Ngài (Rm 6,8).
Mi Bn: Đâu là mc tiêu mà bn đang theo đui trong đi? Th nhìn li, bn đã được gì, mt gì? Mi bn lng nghe thánh Âu-tinh nói lên cm nghim v s trăn tr ca Ngài:“Chúa đã dng nên chúng con cho Chúa, nên lòng chúng con khc khoi cho đến khi ngh yên trong Chúa.” Ước mong rng bn cũng có được cm nghim như ngài khi bn sn sàng t b mi s đ đi theo Đc Ki-tô trên con đường Ngài đã đi.
Sng Li Chúa: Mi ngày làm mt hy sinh đ tp t b mình và làm mt vic phuc v đ nên ging Chúa Giê-su và được Ngài làm gia nghip.
Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, xin cho con xác tín rng: được li c thế gian mà mt phn linh hn thì nào có li ích gì. Amen.


T b chính mình
Thy Giêsu đòi chúng ta vác thp giá ca mình mà theo Thy cho đến chết. Vì Thy là Con Thiên Chúa, vì Thy đã ly li được s sng, nên chúng ta tin tưởng vác thp giá bước đi sau Thy.


Suy nim:
Con đường của người môn đệ Thầy Giêsu là con đường không êm ả.
Ngay sau khi Thầy Giêsu loan báo lần đầu về số phận sắp đến của mình,
Ngài đã nói đến số phận của các môn đệ (cc. 24-28).
Họ được mời chia sẻ cùng một thân phận với Thầy và như Thầy.
Thầy trò sẽ phải đi qua con đường hẹp, con đường của khổ đau và cái chết.
Nhưng cuối cùng con đường ấy dẫn đến phục sinh (Mt 16, 21).
Phục sinh, sự sống, niềm vui, sẽ chiến thắng.
Chiến thắng ấy chỉ mua được bằng khổ đau và cái chết tự nguyện.
Như thế điều kiện để giữ được sự sống đời sau là dám mất sự sống đời này.
Đây thật là một liều lĩnh của đức tin,
vì nếu không thực sự tin vào đời sau, thì chẳng ai muốn thả mồi bắt bóng.
Cuộc đời này có nhiều điều chân thiện mỹ, có nhiều giá trị đáng trân trọng.
Nhưng lắm khi cũng phải hy sinh chúng cho những giá trị lớn hơn,
cho Đấng là Chân Thiện Mỹ viết hoa, là Giá Trị của mọi giá trị.
Cái tôi của tôi là một giá trị lớn, là quà tặng độc đáo Chúa ban cho tôi.
Chẳng có hai cái tôi giống nhau dưới mắt Chúa.
Cùng với cái tôi, Chúa ban cho tôi tự do, lý trí, trái tim, thân xác…
Chúa còn ban cho tôi vũ trụ vật chất với bao tài nguyên để tôi sống nhờ,
và cả một thế giới với bao cái tôi khác, để tôi sống với như anh em.
Cái tôi là món quà quý nhất Chúa ban cho tôi.
Cái tôi cũng là món quà quý nhất tôi có thể dâng lại cho Chúa.
Nhiều tôn giáo nói đến từ bỏ cái tôi, phá chấp ngã.
Đức Giêsu cũng mời bất cứ ai muốn bước theo Ngài phải từ bỏ chính mình,
không phải vì cái tôi của mình là xấu xa, đáng ghét,
nhưng chỉ vì nó chỉ là thụ tạo trước mặt Đấng Tạo Hóa đã dựng nên nó.
Từ bỏ chính mình là đặt mình ở dưới Thiên Chúa, không coi mình là trung tâm,
và để cái tôi của mình trọn vẹn tùy thuộc vào ý muốn của Ngài.
Thầy Giêsu đã sống từ bỏ mình như vậy trong suốt cuộc đời trần thế.
Ngài luôn sống như một người con thảo, một người được Cha sai.
Lạ thay, chính lúc từ bỏ mình, múc cạn chính mình, hủy mình ra không,
thì Ngài lại được phục hồi chính mình và được siêu tôn trên mọi sự (Pl 2, 9).
Trong Kitô giáo, cái tôi được thanh luyện, nhưng không bị loại bỏ.
Cái tôi ấy cũng không bị Thiên Chúa nuốt chửng hay hòa tan.
“Ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (c. 25).
 Như thế từ bỏ mình là cách duy nhất để giữ mình cho toàn vẹn.
Chẳng thể nào yêu mến và phục vụ lại không gắn liền với việc từ bỏ mình.
Có khi từ bỏ một định kiến hay tự ái, một quyền lợi hay ảnh hưởng riêng,
cũng khó như một hy sinh mạng sống.
Vác thập giá của mình là vác gánh nặng của bổn phận mỗi ngày,
vác yếu đuối của người anh em mỗi ngày, vác cuộc đời mình mỗi ngày.
Thầy Giêsu đòi chúng ta vác thập giá của mình mà theo Thầy cho đến chết.
Vì Thầy là Con Thiên Chúa, vì Thầy đã lấy lại được sự sống,
nên chúng ta tin tưởng vác thập giá bước đi sau Thầy.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
trước khi con tìm Chúa, Chúa đã đi tìm con.
Trước khi con thấy Chúa, Chúa đã nhìn thấy con.
Trước khi con theo Chúa, Chúa đã đi theo con.
Trước khi con yêu Chúa, Chúa đã mến yêu con.
Trước khi con thuộc về Chúa, Chúa đã thuộc về con.
Trước khi con phụng sự Chúa, Chúa đã phục vụ con.
Trước khi con từ bỏ mình vì Chúa, Chúa đã nộp mình vì con.
Trước khi con sống và chết cho Chúa, Chúa đã sống và chết cho con.
Trước khi con đặt Chúa lên trên hết,
Chúa đã coi con là hạnh phúc tuyệt vời của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu là Thầy của con,
Chúa luôn đi trước con.
Chúa làm trước khi Chúa dạy.
Con hiểu rằng mọi điều Chúa đòi hỏi nơi con
đều chỉ vì lợi ích vĩnh cửu của con mà thôi.
Xin cho con đón nhận những cắt tỉa của Chúa
với lòng biết ơn và rất nhiều tình yêu. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
5 THÁNG TÁM
Những Đường Lối Khôn Dò Của Thiên Chúa
Bây giờ chúng ta có thể nhận ra bằng cách nào mọi sự – ngay cả sự dữ và đau khổ hiện diện trong thế giới thụ tạo – hoàn toàn được kiểm soát bởi sự khôn ngoan kỳ diệu mà Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Ôi, sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Ngài, ai dò cho thấu!” (Rm 11,33).
Thật vậy, chính trong bối cảnh của ơn cứu độ chúng ta, “sự dữ không thể lướt thắng được sự khôn ngoan” (Kn 7,30). Đó là một sự khôn ngoan đầy tình yêu, bởi vì “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một Ngài …” (Ga 3,16).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 05 – 8
Cung hiến Thánh đường Đức Maria
Nk 2,1.3; 3,1-3.6-7; Mt 16,24-28.

Lời suy niệm: “Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.”
Đây là một trong những đề tài đã được Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại nhiều lần như: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10,37-39) hay là: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?” (Mc 10,34-36). Giúp cho mỗi người trong chúng ta phải luôn luôn ý thức: Phải từ bỏ mình để lắng nghe tiếng Chúa gọi. Vác thập giá mình: gánh chịu hy sinh và hằng phục vụ tha nhân với lòng tôn trọng và yêu thương. Luôn bước theo Chúa Giêsu: thường xuyên vâng phục Chúa Giêsu trong lời nói, hành động cũng như trong mọi tư tưởng.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho chúng con luôn bước theo chân Chúa cho đến trọn đời.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 05-08
LỄ CUNG HIẾN ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ MARIA

Đền thờ đầu tiên được cung hiến để kính đức Trinh Nữ ở Roma, ngày nay gọi là đền thờ Đức Bà cả. Truyện kể lại rằng, có hai vợ chồng không con nuôi nấng nuốn dâng gia tài của mình cho Đức Mẹ. Trong đêm 4 hay 5 tháng 8, Đức Trinh nữ đã hiện ra với họ, cùng một lúc với Đức Giáo hoàng Libêriô, bày tỏ ý muốn được thấy mọc lên trên núi Esquilin, một thánh đường dâng kính Ngài.
Hôm sau Đức giáo hoàng cùng với hàng giáo sĩ ở Roma đi lên núi Esquilin. Lúc ấy trời nóng nực nhưng tuyết vẫn còn phủ đầy một góc núi. Theo ý Đức Trinh Nữ, Đức Giáo hoàng phác họa một thánh đường, xây cất bằng tiền của cặp vợ chồng không con dâng cúng, lấy tên là đền thờ Đức Bà xuống tuyết để ghi nhớ phép lạ trên.
Truyện kể lại như vậy, nhưng tính chất chân thực của câu chuyện vẫn còn bị nghi ngờ, thực sự ở Roma đã có một đền thờ Đức Bà cổ, còn cổ kính hơn cả đền thờ Đức giáo hoàng Libêriô (352 - 366) cha xây cất nữa. Và đền thờ này được Đức Sixtô Israel (436 - 440) tái thiết. Ngài đặt tên là đền thờ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, chắc chắn là để ghi nhớ cộng đồng Ephêsô (431) biến cố dẫn tới tín điều Đức Bà Maria Mẹ Thiên Chúa.
Ngoài danh xưng là đền thờ Đức Bà xuống tuyết và đền thờ Đức Bà Maria Mẹ Thiên Chúa, ngôi đền này còn mang tên đền thờ Đức Bà Máng cỏ, và đây lưu giữ máng cỏ Chúa Giêsu sinh ra. Máng cỏ được đặt trong một cái hộp bằng bạc. Vào ngày lễ Giáng sinh, máng cỏ được đưa ra cho mọi người kính viếng.
Ngày nay người ta thường gọi là đền thờ Đức Bà cả. Danh hiệu nầy nhắc nhớ thứ bậc của đền thờ này trong các các thánh đường dâng kính Đức Maria tại kinh thành muôn thuở. Đối với Giám mục Roma, đây là nhà thờ chính tòa thứ hai.
Vậy hôm nay chúng ta kính nhớ việc dâng hiến đền thờ chính, nếu không phải là đền thờ cổ nhất được xây cất dở dang kính Đức Trinh Nữ. Chúng ta nghĩ ngay đến vô số đền thờ mà lòng tôn kính của các tín hữu đã được dựng lên để kính nhớ Mẹ Thiên Chúa.
Nhiều đền thờ trong số những đền thờ này đều ghi nhớ một giai thoại đạo đức như một ảnh lạ, vài ơn phúc đặc biệt mà tình yêu của Đức Trinh nữ đã thực hiện. Các tín hữu đến đây cầu nguyện để bày tỏ niềm cậy trông chân thành.
(daminhvn.net)


05 Tháng Tám
Tha Nhân Không Là Hỏa Ngục
Có một chàng thanh niên khao khát trở thành một thánh nhân. Chàng xin vào một dòng tu. Không mấy chốc, chàng khám phá ra tính tình nóng nảy của mình. Nhưng thay vì tìm căn nguyên nơi mình, chàng quy trách cho những người xung quanh. Tha nhân đã trở thành hỏa ngục đối với chàng.
Sau cùng, không còn chịu nổi đời sống tập thể nữa, chàng nghĩ có thể tìm thấy sự yên tĩnh trong sa mạc. Thế là chàng đã lên đường tìm đến một nơi hoang vu vắng vẻ để cắm lều sống đời ẩn sĩ. Mà thật thế, chàng đã tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn...
Tuy nhiên, sự bình an trong cô quạnh ấy không kéo dài được. Ma quỷ đã kéo đến và chúng đã gây xáo trộn trong căn lều xinh xắn của chàng. Không còn giữ được bình tĩnh, chàng đã nổi tam bành và đạp đổ tất cả...
Sau cơn giận dữ, trở lại trạng thái bình thường, chàng mới hồi tâm suy nghĩ: Tôi đã bỏ lại tu viện các anh em của tôi, nhưng tôi lại mang chính tôi vào sa mạc. Không phải anh em tôi là căn nguyên của đau khổ của tôi, nhưng tính tình của tôi mới là đầu mối của mọi đổ vỡ...
Chúng ta được sinh ra trong một gia đình, chúng ta được mời gọi để sống trong xã hội. Tha nhân không phải là một trở ngại, nhưng chính là một trợ giúp để chúng ta phát triển nhân cách và thành toàn.
Tất cả mọi căn nguyên chính của thất bại và thành công đều nằm trong ta. Cuộc chiến cam go nhất và liên lỉ nhất của chúng ta, chính là chiến đấu chống lại bản thân chúng ta. Xã hội có thể thay đổi, cuộc sống có thể tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết cải thiện con người của chúng ta trước.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét