18/09/2016
Chúa Nhật tuần 25 thường niên năm C
(phần I)
Bài Ðọc
I: Am 8, 4-7
"Chống
lại những kẻ lấy tiền mua người nghèo".
Trích
sách Tiên tri Amos.
Hãy
nghe đây, hỡi những ai đàn áp kẻ nghèo khó, và muốn tiêu diệt hết những kẻ bần
cùng trong cả nước. Các ngươi bảo: "Bao giờ qua tuần trăng mới để chúng
tôi bán hàng? Khi nào hết ngày Sabbat để chúng tôi bán lúa mạch. Chúng tôi sẽ
giảm lường đong, tăng giá và làm cân giả. Chúng tôi sẽ lấy tiền mua người
nghèo, lấy đôi dép đổi lấy người túng thiếu. Chúng tôi sẽ bán lúa mục
nát". Vì Giacóp kiêu căng, Chúa đã thề rằng: "Ta sẽ không bao giờ
lãng quên tất cả các việc chúng làm cho đến cùng".
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 112, 1-2. 4-6. 7-8
Ðáp: Hãy ngợi khen Chúa, Ðấng nâng cao
kẻ túng thiếu (c. 1a & 7b).
Xướng:
1) Hãy ngợi khen, hỡi những người tôi tớ Chúa, chư vị hãy ngợi khen danh Chúa.
Nguyện danh Chúa được chúc tụng từ bây giờ và cho đến muôn đời. - Ðáp.
2)
Chúa siêu việt trên hết thảy chư dân, trên muôn cõi trời là vinh quang của
Chúa... và Người để mắt nhìn coi khắp cả trên trời dưới đất. - Ðáp.
3)
Người nâng cao kẻ túng thiếu từ chỗ bụi tro, và cất nhắc bạn cơ bần từ nơi phẩn
thổ, hầu cho họ ngồi với những bậc quân vương, với những bậc quân vương của dân
Người. - Ðáp.
Bài Ðọc
II: 1 Tm 2, 1-8
"Cầu
nguyện cùng Thiên Chúa cho mọi người. Ngài muốn cho mọi người được cứu độ".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi Timôthêu.
Trước
tiên, cha khuyên hãy cầu xin, khẩn nguyện, kêu van và tạ ơn cho mọi người: cho
vua chúa, và tất cả những bậc vị vọng, để chúng ta được sống bằng yên vô sự,
trong tinh thần đạo đức và thanh sạch. Ðó là điều tốt lành và đẹp lòng Ðấng Cứu
Ðộ chúng ta là Thiên Chúa. Người muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến nhận biết
chân lý.
Vì chỉ
có một Thiên Chúa, và một Ðấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, là Ðức
Giêsu Kitô, cũng là con người. Người đã phó mình làm giá cứu chuộc thay cho mọi
người, để nên chứng tá trong thời của Người, mà vì chứng tá đó, cha đã được đặt
lên làm kẻ rao giảng, làm Tông đồ (cha nói thật chứ không nói dối), và làm Thầy
dạy dân ngoại trong đức tin và chân lý. Vậy cha muốn rằng những người đàn ông cầu
nguyện trong mọi nơi, hãy giơ lên hai tay thanh sạch, không oán hờn và cạnh
tranh.
Ðó là
lời Chúa.
Alleluia:
Ga 17, 17b và a
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Lời Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong
sự thật". - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 16, 10-13 {hoặc 1-13}
"Các
con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: {"Một người phú hộ kia
có một người quản lý, và người này bị tố cáo đã phung phí của chủ. Ông chủ gọi
người quản lý đến và bảo rằng: 'Tôi nghe nói anh sao đó? Anh hãy tính sổ công
việc quản lý của anh, vì từ nay, anh không thể làm quản lý nữa'. Người quản lý
nghĩ thầm rằng: 'Tôi phải làm thế nào, vì chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc
đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Tôi biết phải liệu thế nào, để khi mất
chức quản lý, thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ'.
"Vậy
anh gọi từng con nợ của chủ đến và hỏi người thứ nhất rằng: 'Anh mắc nợ chủ tôi
bao nhiêu?' Người ấy đáp: 'Một trăm thùng dầu'. Anh bảo người ấy rằng: 'Anh hãy
lấy văn tự, ngồi xuống mau mà viết lại: năm mươi'. Rồi anh hỏi người khác rằng:
'Còn anh, anh mắc nợ bao nhiêu?' Người ấy đáp: 'Một trăm giạ lúa miến'. Anh bảo
người ấy rằng: 'Anh hãy lấy văn tự mà viết lại: tám mươi'. Và chủ khen người quản
lý bất lương đó đã hành động cách khôn khéo: vì con cái đời này khi đối xử với
đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng.
"Phần
Thầy, Thầy bảo các con: Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất
hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời.}
"Ai
trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai gian dối trong
việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn. Vậy nếu các con không trung thành
trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao phó của chân thật cho các con?
"Không
đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ này và mến chủ kia; hoặc
phục chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm
tôi tiền của được".
Ðó là
lời Chúa.
Suy Niệm: Chúa Ðòi Chúng Ta Phải Lựa Chọn
Mặc
dù câu chuyện người quản lý bất lương muốn chúng ta xem xét lại cẩn thận, chúng
ta vẫn không được quên câu chuyện ấy nằm trong cả một văn mạch và hơn nữa còn ở
trong cả phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Ðặt nó lại vào giữa các bài đọc Kinh
Thánh mà chúng ta vừa nghe, có lẽ ý nghĩa của nó sẽ dễ nhận ra hơn. Vì thế
chúng ta cứ theo tổ chức của Phụng vụ, bắt đầu tìm hiểu bài sách Amos trước, rồi
đến bài Tin Mừng và sau cùng đến bài thư gửi Timôthê. Chúng ta sẽ thấy giáo huấn
của Phụng vụ hôm nay dạy chúng ta đừng thờ tiền, nhưng hãy thờ Chúa; đừng tìm của
cải nhưng hãy tìm Nước Trời. Và giáo huấn này đã nằm ngay trong bài sách Amos.
1.
Chúa Nhớ Hết Các Hành Ðộng Của Kẻ Tham Lam
Sách
Amos không dày như các sách Isaia, Giêrêmia, Ðanien và Êzêkien, nên tác giả được
liệt vào sổ các tiên tri nhỏ. Nhưng thực ra, uy tín của ông không bé. Nó đã làm
rung động cả miền Bắc nước Do Thái. Và ngày nay đọc sách của ông, người ta vẫn
thấy tư tưởng của ông còn rất mạnh mẽ và hợp thời. Là vì ông nói nhiều về nếp sống
xã hội.
Amos
quê ở miền Nam đất Do Thái, làm nghề chăn chiên. Ðược Chúa chọn làm tiên tri,
ông lên tiếng tuyên sấm ở miền Bắc. Ở đây nếp sống xã hội khác hẳn miền Nam.
Kinh tế đang phát triển mạnh, nhưng là thứ kinh tế xây trên buôn bán bóc lột,
chứ không tựa vào sản xuất nông nghiệp. Quen với cảnh thanh bình nông thôn,
Amos chẳng bao giờ chấp nhận được nếp sống chạy đua với tiền bạc. Không phải vì
ông không biết thích nghi, nhưng vì ông thấy căn bản của sinh hoạt buôn bán
không còn đạo đức gì cả. Chúng ta chỉ cần nghe ông trong đoạn sách hôm nay.
Amos
tuyên sấm đối với hạng người tham lam của cải: "Hãy nghe điều này, hỡi
quân chà đạp kẻ khó nghèo và muốn tận diệt những người khiêm tỵ trong xứ".
Nếu được dùng các danh từ thời đại, chúng ta có thể đơn sơ viết rằng: Amos coi
hạng buôn bán là phường bóc lột. Và các nạn nhân chính là những thành phần khó
nghèo, khiêm hạ trong xã hội.
Amos
đã dẫn chứng như sau: bọn con buôn sốt ruột khi thấy tôn giáo có những ngày
sóc, tức là ngày đầu tháng; và các ngày Sabát. Ðó là những ngày hưu lễ, phải
đóng cửa tiệm, không được buôn bán. Dân làm ăn ghét những ngày như vậy. Họ bị
thiệt vì không buôn bán được gì. Họ sốt ruột chờ những ngày ấy qua đi để mở lại
cửa tiệm. Rõ ràng họ không còn tôn giáo gì nữa. Họ chỉ ao ước có một sự: tiền!
Và đồng tiền chỉ vào nhiều khi buôn bán gian lận.
Nào
là họ bóp nhỏ đấu đong lại, thêm nặng quả cân và làm sai các cán cân giả mạo.
Ðó là những cách gian lận trong nghề buôn bán nhỏ. Chưa chắc ngày nay đã hết!
Và ngày nay có cách gian lận khôn ngoan hơn, nhưng bóc lột hơn!
Với
những xảo kế như vậy, người thời xưa làm cho những người nghèo cứ nghèo hơn đến
nỗi có ngày phải bán thân làm nô lệ, như Amos viết: người ta tậu lấy người
nghèo bằng giá bạc. Và đau lòng hơn nữa người ta còn mặc cho việc mua bán bóc lột
ấy một hình thức pháp luật đàng hoàng. Người Do Thái có tục lệ dứt khoát các vấn
đề đổi chác bằng bên này cởi dép trao cho bên kia (xem chuyện bà Rút 4,2). Thế
nên Amos viết: "Người ta tậu lấy người khó với một đôi dép".
Nhưng
đây là phán quyết của nhà tiên tri ở trước những cảnh bóc lột gian lận và trắng
trợn này, cho dù chúng có được ngụy trang hợp thức hóa đi nữa. Nói đúng hơn,
đây là phán quyết của Thiên Chúa, Ðấng thấu suốt mọi sự. Người thề nhân danh
Người rằng: "Sẽ không bao giờ Ta quên các việc làm của chúng".
Lời
tuyên án vang như tiếng sấm trên núi Sinai. Nó còn nằm mãi trong Kinh Thánh và
sách của Amos. Người mọi thời sẽ còn nghe thấy mãi. Có kẻ sẽ bỉu môi không muốn
để ý. Nhưng nghe một lần rồi, lời ấy sẽ còn vang mãi trong lương tâm và chờ
ngày thi hành.
Nhưng
chúng ta cũng đừng gán cho lời sấm của Amos những giá trị quá đáng. Ông không
phải là nhà kinh tế xã hội học. Ông chỉ nhìn thấy kiểu cách của các con người
buôn gian bán lận. Ông thấy họ trước tiên là những kẻ không còn tôn giáo gì nữa.
Họ chỉ thờ tiền; và vì thế họ bóc lột kẻ khó nghèo. Là tiên tri của Chúa, Amos
ghét thứ tôn giáo tiền bạc ấy. Quan điểm của ông là quan điểm tôn giáo. Ông
không chấp nhận cho một tôn giáo nào khác được phổ biến trong dân mà Chúa đã chọn
làm kỷ phần riêng của Người. Thế mà phường buôn bán lại khó chịu khi có hưu lễ
vì lẽ không được buôn bán. Chúng đã coi tiền bạc hơn Chúa. Chúng đã bỏ Chúa mà
thờ tiền. Tiền trở thành ngẫu tượng. Các tiên tri phải đập, đập tất cả các thứ
ngẫu tượng...
Ðó là
quan điểm của Amos, là bài học của đoạn sách hôm nay. Ðoạn sách này đưa chúng
ta sang bài Tin Mừng theo thánh Luca. Chúng ta sẽ thấy ở đây bài học chính
không phải câu chuyện người quản lý bất lương, nhưng là lời khuyên về thái độ đối
với tiền bạc.
2.
Chúa Ðòi Chúng Ta Phải Lựa Chọn
Thật
vậy, tác giả Luca thường hay dùng một câu chuyện để đưa vào một bài học. Câu
chuyện là tùy, bài học là chính. Ở đây câu chuyện là sự khéo léo xoay xở của một
người quản lý bất lương. Vì là điều tùy, nên Luca không quan tâm kể chuyện đầy
đủ mọi chi tiết. Người quản lý này bất lương ở chỗ nào, chúng ta không được rõ.
Chỉ biết anh ta bị tiếng phá của nhà chủ. Ông này gọi anh ta đến để báo tin ông
ta sẽ cho anh nghỉ việc. Thật là một tin bất ngờ sét đánh. Bỏ nhà này anh sẽ đi
đâu? Sinh sống thế nào? Cuốc mướn thì không có sức, đi ăn mày thì xấu hổ. Vậy
chỉ còn một cách tìm được người để nhờ vả. Anh vội vàng gọi các con nợ của chủ
đến. Anh làm ơn cho họ để sau này họ sẽ giúp đỡ anh. Anh biến họ nên những kẻ đồng
lõa. Và thấy lợi trước mắt họ đã làm theo anh.
Cư xử
như vậy, đối với chủ là bất lương. Nhưng đó là khôn ngoan thế gian. Ðức Giêsu
khen sự khôn ngoan đó vì Người thấy con cái đời này khôn khéo hơn con cái sự
sáng. Người đã không khen các việc làm của người quản lý kia, vì anh ta là kẻ bất
lương mà! Nhưng Người phải nhận rằng anh ta khôn khéo và mau lẹ. Và Người đau
lòng khi nghĩ tới bình diện Nước Trời người ta không mau lẹ và khôn khéo như vậy.
Này, Người đã đem ơn cứu độ đến trong lời giảng và gương sáng của Người, nhưng
sao người ta hững hờ và chậm chạp đến như vậy! Gioan tẩy giả đã nói rằng: rìu
đã được mang đến đặt dưới chân cây, Thiên Chúa sắp phán xét thái độ của loài
người, thế mà người ta vẫn lững thững. Họ không lanh lẹ mau trí đối với Nước Trời
như người quản lý ở bất lương kia đã mau trí lanh lẹ đối với sự việc ở đời này.
Và đó là điều đau lòng và đáng trách!
Nhưng
nếu muốn mau trí và lanh lẹ đối với Nước Trời thì phải làm gì? Tác giả Luca tiến
sang phần thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay. Và đây là phần chủ yếu. Giáo lý chủ
yếu nằm trong phần này.
Luca
không đưa ra một câu trả lời đầy đủ và toàn diện. Các công việc phải làm để đón
nhận Nước Trời đâu có ít! Ðức Giêsu đã giảng biết mấy! Nhưng mỗi lần giảng, Người
nêu lên một điều hay một số điều, về một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm Nước Trời.
Hôm nay đang kể câu chuyện về vấn đề làm ăn, Người muốn giáo huấn chúng ta về vấn
đề tiền của. Nói đúng hơn, vì muốn dạy dỗ chúng ta thái độ phải có đối với tiền
bạc, Người đã bắt đầu kể câu chuyện trên để làm tiền đề.
Câu
chuyện này nói đến một kẻ làm ăn bất lương thì bài học đi theo trước hết muốn
khuyên ai nấy hãy bắt chước óc sáng tạo và sự tích cực của kẻ ấy mà lo việc Nước
Trời. Cũng phải bắt chước kẻ ấy nữa trong việc tìm cách đảm bảo cho tương lai của
mình. Y tìm đảm bảo tương lai đời này, còn con cái sự sáng phải tìm đảm bảo
tương lai ở đời sau. Họ phải làm gì? Tiền của đời này có giúp ích được gì cho họ
không?
Có chứ!
Hãy dùng nó mà tậu của cho mình ở trên trời mai ngày, nơi không có mối mọt đục
khoét và không trộm cướp nào có thể ăn cắp được. Ngược lại nếu chỉ dùng tiền của
mà làm ăn ở đời này, thì như có lần tác giả Luca đã viết, khốn cho kẻ ngốc như
vậy, vì khi chết y có thể mang theo gì không? Nhưng thế nào là dùng của để tậu
cho được kho tàng cho mình ở trên trời. Theo giáo huấn của Chúa, và như các tín
hữu đầu tiên sau này sẽ thi hành, của cải vật chất được ký thác cho ta không phải
để ta giữ làm của riêng và coi nó như thần tượng để tôn thờ nhưng để ta san sẻ
với anh em, làm cho không ai còn thiếu thốn. Tất cả vấn đề nằm trong quan điểm
đó. Người ta phải lựa chọn; hoặc coi tiền của là đối tượng mình phải tìm kiếm,
chất chứa cho thật nhiều thật lớn; hoặc coi nó như của ký thác để san sẻ mà
giúp đỡ nhau. Quan điểm trên xây tiền bạc thành thần tượng; còn theo quan điểm
dưới nó chỉ là phương tiện xây dựng hạnh phúc chung cho mọi người.
Ðó là
giáo huấn Chúa nói với tất cả chúng ta. Thánh Luca không muốn để mất một cơ hội
nào để áp dụng giáo huấn của Chúa vào Giáo Hội, vì Hội Thánh là một ưu tư của
tác giả khi viết tác phẩm của Người. Luca muốn nói riêng với những người làm việc
trong Giáo Hội. Nếu họ không biết dùng của cải đời này như trên, thì không nên
giao cho họ kho tàng Nước Trời là các phương tiện cứu rỗi mà Chúa đã ban cho Hội
Thánh, kẻo thay vì dùng ơn gọi để phục vụ mọi người, họ sẽ lợi dụng để vinh
thân và phì gia.
Do đó
trong bài Tin Mừng này luôn luôn thánh Luca muốn đi từ bình diện thế gian sang
bình diện Nước Trời; nói đến sự khôn khéo của con cái thế gian mà thúc giục con
cái sự sáng hãy lanh lẹ hơn với công việc của Nước Trời; và tựa vào cách người
ta sử dụng của cải đời này mà biết được thái độ của người ta đối với những sự
thiêng liêng. Tựu trung Luca cũng như Amos không chấp nhận được thái độ tham
lam tiền của, biến tiền của nên thần tượng. Ngược lại cả hai đều muốn mọi người
dùng của cải để chia sẻ với người khác. Thái độ trước coi tiền của là một thứ
tôn giáo; quan điểm sau nhờ tôn giáo thấy phải chia sẻ mọi sự với mọi người.
Nhưng
tôn giáo không phải chỉ có vấn đề tiền của. Ðó chỉ là vấn đề nhỏ trong tôn
giáo. Còn nhiều vấn đề khác mà tựu trung cũng chỉ là để chia sẻ. Bài thư
Timôthê mở cho chúng ta thấy một vài khía cạnh này.
3.
Chúng Ta Phải Dâng Lời Cầu Nguyện
Tác
giả bức thư không muốn thấy độc giả của mình "chết đắm về đức tin"
(1,19) như nhiều người thời bấy giờ. Họ đã hư đi vì "lộng ngôn", tức
là có những lời lẽ ăn nói không còn đúng với giáo lý tông truyền. Họ đã ngã
theo những thứ lạc giáo nào đó. Vậy, không muốn hư đi như họ, tác giả khuyên
người ta hãy sống cầu nguyện. Không phải cầu nguyện cho mình khỏi rơi vào lạc
giáo; nhưng, là thay vì coi tôn giáo là vấn đề tư tưởng để đem ra tranh luận và
suy nghĩ, người ta hãy thực hành đạo và sống đạo.
Và sống
đạo trước hết là cầu nguyện. Không những phải cầu xin cho mình được nhiều ơn cứu
độ mà còn phải cầu nguyện cho hết mọi người, và đặc biệt, phải dâng lời tạ ơn
Thiên Chúa. Cầu xin, nguyện giúp và tạ ơn là ba hình thức của việc cầu nguyện.
Ở đây
tác giả nhấn mạnh hình thức thứ hai, tức là cầu nguyện cho mọi người. Có lẽ vì
chung chung, người ta vẫn nghĩ tôn giáo là vấn đề cá nhân. Người ta chỉ lo cho
linh hồn mình. Cũng có thể tác giả muốn phi bác một luận điệu lạc giáo, cho rằng
chỉ có cứu độ cho một số người, những người có tri thức giác ngộ. Không, tôn
giáo không phải là vấn đề tri thức, nhưng là sự sống. Và ơn cứu độ không dành
cho một số ít, nhưng cho tất cả mọi người muốn đón nhận.
Những
người đang tuyên truyền lạc giáo, gây xáo trộn trong tâm tư và nếp sống của mọi
người. Vì thế tác giả khuyên người ta hãy cầu nguyện cho nhà cầm quyền để trật
tự an ninh được bảo đảm, cho ai nấy được thư thái. Thiếu nếp sống bình an, người
ta khó nhận ra chỉ có một Thiên Chúa là Cha của mọi người và chỉ có một Ðức
Giêsu Kitô là trung gian duy nhất đã thí mạng sống mình để cứu chuộc mọi người.
Thế nên tác giả kết luận: tôi muốn người ta cầu nguyện ở mọi nơi, giang lên những
bàn tay lành thánh, không nóng giận, không cãi cọ.
Rõ
ràng tác giả đã trở đi trở lại ý tưởng đạo đức thì phải hòa hợp và hợp nhất. Phải
hợp nhất trong đức tin một Thiên Chúa và một Ðấng trung gian. Nhưng nhất là phải
thi hành sự hợp nhất đức tin ấy trong tâm tình hòa hợp, luôn biết cầu nguyện
cho mọi người và sống hòa thuận với mọi người.
Nếu đạo
như vậy thì không thể nào còn có thể dung túng nếp sống tham lam, chỉ biết làm
giàu cho mình và không sợ bóc lột người khác. Và tham lam như thế để làm gì, nếu
chẳng phải để chứng tỏ đã coi tiền của là thần tượng? Ðúng như lời Chúa dạy:
không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được.
Giờ
đây chúng ta họp nhau lại nơi đây để thờ phượng Thiên Chúa. Chúng ta sốt sắng
trong nhà thờ này, không lẽ rồi sau đó lại sống tham lam? Nếu chúng ta hiểu rõ
giáo huấn của Lời Chúa hôm nay, và nếu chúng ta tham dự thánh lễ một cách chân
thật, nơi chúng ta hòa hợp với nhau và cầu nguyện sốt sắng cho mọi người, thì
nhất định trong đời sống thực tế chúng ta phải có tinh thần chia sẻ, bù đắp cho
nhau hơn nữa. Có như vậy mới đẹp đạo và tốt đời.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật 25 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: Amo 8:4-7; 1 Tim 2:1-8; Lk 16:1-13.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cầu nguyện cho mọi người biết quản lý tốt
các ơn lành Chúa ban.
Tiền
của có sức mạnh làm mọi người ở mọi nơi và mọi thời mờ mắt, đến nỗi họ không
còn biết nhận ra đâu là đích điểm của cuộc đời, đâu là thứ tự ưu tiên trong cuộc
đời, và đâu là điều tốt phải làm và điều xấu phải tránh. Hiểu biết giá trị tạm
thời của tiền của, hình phạt phải chịu cho những người đối xử bất công với tha
nhân, và cách quản lý tiền của cách đúng đắn, sẽ giúp mọi người dùng tiền của
theo sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa.
Các
bài đọc hôm nay tập trung trong bài học quan quan trọng là con người phải biết
nhận ra giá trị tạm thời của tiền của và biết quản lý nó cách đúng đắn. Trong
bài đọc I, ngôn sứ Amos cảnh cáo tất cả những ai tôn thờ tiền bạc và đối xử bất
công với dân nghèo. Nếu họ không sửa đổi, Thiên Chúa sẽ trả cho họ theo như từng
việc họ làm. Trong bài đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu nên cầu nguyện
cho vua chúa và các nhà lãnh đạo, để họ biết dùng những ơn lành Thiên Chúa ban
mà mưu cầu an bình và mang lại lợi ích cho mọi người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu
kể câu truyện về cách hành xử khôn ngoan của một người quản gia bất lương, với
mục đích khuyên các môn đệ biết dùng đúng những của cải đời này để đạt tới Nước
Trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Nếu tội nhân không
hoán cải, họ sẽ phải lãnh nhận hình phạt tương xứng.
1.1/
Ngôn sứ Amos tố cáo hai tội chính con cái Israel đã xúc phạm đến Đức Chúa.
(1) Bất
kính trong khi thờ phượng: Họ tham dự phụng vụ cách miễn cưỡng, trong khi thân
xác họ ở trước tôn nhan Thiên Chúa; nhưng tâm hồn của họ chu du mọi nơi. Họ
nghĩ đến những việc sắp làm để kiếm tiền, và mong ngày Sabbath chóng qua để họ
làm chuyện đó. Họ tin Thiên Chúa bằng môi miệng, và họ nghĩ chỉ cần giữ qua loa
những lễ nghi bên ngoài là đủ đẹp lòng Ngài; chứ họ không bao giờ nghĩ đến họ
phải hoán cải và thay đổi lối sống bất công với tha nhân. Điều này chứng minh họ
chỉ thờ phượng Thiên Chúa bên ngoài, còn tâm hồn họ xa Ngài vạn dặm. Họ không kể
chi đến việc tuân giữ Luật “mến Chúa, yêu người” của Ngài.
(2) Lỗi
đức công bằng: Họ sáng chế ra những cách để làm giàu và đối xử bất công với những
người nghèo hèn khốn khổ như:
-
Buôn bán điêu ngoa: Họ “làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm, làm lệch
cán cân để đánh lừa thiên hạ.” Cái đấu có thể làm nhỏ lại bằng cách bóp méo, quả
cân có thể nặng thêm bằng cách hàn thêm chì dưới đáy, cán cân cũng có thể làm lệch
bằng cách sửa lại vị trí thăng bằng. Nói tóm, họ có cả trăm cách để thu nhập của
cải về cho họ mà không cần để ý đến tình trạng bi đát của người mua là mẹ góa
con côi hay kẻ nghèo khổ cơ bần.
- Coi
trọng tiền bạc hơn nhân phẩm: Họ dùng “tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi
lấy tên cùng khổ.” Truyền thống Do-thái có thói quen người mượn nợ phải trao
đôi dép của mình cho chủ nợ; khi con nợ không có tiền chuộc, đôi dép sẽ là bằng
chứng. Chủ nợ có thể xiết nợ bằng cách tịch thu tài sản hay bắt con nợ phải làm
nô lệ cho họ.
- Lường
gạt: Để lường gạt người mua, họ có thể để trong thùng chứa những lúa gạo tốt
bên trên trên, trong khi bên dưới toàn lúa nát gạo mục.
Cả
hai tội trên đều xúc phạm đến Thiên Chúa vì những gì họ làm cho tha nhân là họ
làm cho chính Ngài.
1.2/
Hình phạt tương xứng: Tất cả
những ý nghĩ và việc làm của họ, tuy có thể lừa bịp người đời; nhưng không thể
đánh lừa được Thiên Chúa. Tiên tri Amos tuyên bố: Nếu họ không biết hối cải,
Thiên Chúa sẽ luận phạt mọi tội lỗi của họ. Ngài sẽ chẳng bao giờ quên một hành
vi nào của họ.
2/ Bài
đọc II: Hãy dâng lời cầu
xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người.
2.1/ Mọi
người đều cần lời cầu nguyện.
Bất
công xã hội xảy ra ở mọi nơi và mọi thời vì lòng tham không đáy của con người,
những người lãnh đạo thường lạm dụng quyền hành để vơ vét tài sản của dân
nghèo. Khi bị đối xử bất công, người nghèo dễ có khuynh hướng dâng lời cầu nguyện
xin Thiên Chúa tiêu diệt lũ cường hào ác bá đó. Chỉ trích, ghen ghét và tìm
cách trả thù tuy dễ làm, nhưng không phải là cách thức để xây dựng xã hội; vì hết
quyền lực chính trị này sẽ đến quyền lực chính trị khác, nhiều khi còn tệ hại
hơn. Vì thế, cách tốt hơn là nỗ lực cầu nguyện để xin Thiên Chúa tha thứ và
thay đổi tâm lòng mọi người lãnh đạo để có một xã hội an cư lạc nghiệp, đạo đức
và xứng nhân phẩm.
Thánh
Phaolô xác quyết đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa. Ngài muốn cho mọi người
nhận ra chân lý để được cứu độ, và không muốn cho bất cứ một ai phải hư mất. Lời
khẩn nguyện của các tín hữu kèm với các hy sinh có sức mạnh để xin Thiên Chúa
biến đổi lòng mọi người, cứu vãn các trật tự trong xã hội, và đem lại ơn cứu độ
cho mọi người.
2.2/ Hãy
cầu nguyện với tâm hồn thánh thiện, không giận hờn, không xung khắc.
Phaolô
ý thức rất rõ về tội lỗi và yếu đuối của con người, vì chính ông đã hưởng được
lòng Chúa yêu thương khi ông còn là tội nhân trên đường đi Damascus. Ông đã từng
hãnh diện về truyền thống Do-thái và khinh thường Dân Ngoại, ông đã từng nghĩ
con người có thể tự cứu mình bằng việc giữ cẩn thận các Lề Luật; nhưng cuộc gặp
gỡ Đức Kitô trên đường đã đảo lộn tất cả. Đức Kitô đã tỏ cho ông biết con người
được cứu độ là nhờ niềm tin vào Đức Kitô, Đấng đã tự hiến làm giá cứu chuộc cho
mọi người, và Ngài không muốn một ai phải hư đi. Con người sống bằng ơn thánh của
Thiên Chúa ban qua Cuộc Thương Khó của Đức Kitô như Ngài đã ban cho ông, chứ
không bằng sức riêng của con người.
Có
kinh nghiệm như thế, ông được sai đi để loan báo về sự thật này. Ông xác tín về
sứ vụ rao giảng sự thật của ông, và ông khuyên mọi người: “Vậy tôi ước mong những
người đàn ông (mọi người) hãy cầu nguyện ở mọi nơi, giơ tay thánh thiện lên trời,
không giận hờn, không xung khắc.”
3/
Phúc Âm: Con cái đời này
khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
Trước
khi phân tích dụ ngôn này, chúng ta cần lưu ý một điều: Khi xử dụng dụ ngôn,
tác giả chỉ muốn nêu bật một điều chính, và không bao giờ có ý làm thỏa mãn tất
cả mọi điều; vì sẽ rất khó để thực hiện. Điểm Chúa Giêsu muốn nêu bật trong dụ
ngôn này là cách hành xử của viên quản lý khi anh biết anh sẽ mất việc.
3.1/
Cách hành xử của người quản gia bất lương: Ngay từ đầu, trình thuật đã cho khán giả biết đây là một quản
gia không tốt, và đó là lý do tại sao anh bị thất nghiệp. Một người quản gia tốt
không phải chỉ biết cách làm việc mà còn phải biết trung tín với chủ. Người quản
gia này có thể rất khôn lanh, nhưng không trung tín; vì anh bị tố cáo đã phung
phí tài sản của chủ. Vì thế, chủ mới gọi anh ta đến mà bảo: "Tôi nghe người
ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh
không được làm quản gia nữa!”
Ông
là người quản gia khôn lanh, ông biết dùng tài sản của chủ như một phương tiện
để chuẩn bị cho tương lai của ông: "Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất
chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình
biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về
nhà họ!” Ông nghĩ ra cách dùng tài sản của chủ để thu phục nhân tâm.
Câu 8
có thể gây hiểu lầm, chúng ta cần phân biệt: Câu 8a là lời của ông chủ tên đầy
tớ. Ông nhận ra sự khôn lanh của tên quản lý đã qua mặt ông để làm lợi cho nó
cách hợp pháp. Ông chủ khen cách cư xử của người quản lý bất lương, chứ không
khen tư cách của người quản lý, ông gọi hắn là bất lương từ đầu. Câu 8b là lời
của Chúa Giêsu. Ngài không khen tên quản lý bất lương, nhưng nhận ra cách hành
xử khôn lanh của anh ta khi đối xử với đồng loại.
Cụm từ
“tiền của bất chính” trong câu 9 có thể gây sự hiểu lầm: Chúa có cho phép lấy của
người khác để mua bạn bè không? Đó là tội lỗi đức công bằng; và nếu đã lấy, phải
trả lại cho chủ của nó. Điều Chúa muốn nói ở đây là của cải Thiên Chúa ban là
cho mọi người cùng hưởng; thay vì tiêu xài nó cách xa hoa phung phí, hãy biết
dùng nó cho người nghèo hay những nơi cần thiết để “khi hết tiền hết bạc, họ sẽ
đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.” Câu này cũng phù hợp với lời khuyên của Hội
Thánh cho các tội nhân: Nếu không thể trả lại cho chủ, phải dùng nó để giúp đỡ
người nghèo, chứ không được dùng nó cho mình.
3.2/ Phải
biết quản lý khôn ngoan những gì Thiên Chúa trao ban.
Các
câu 10-13 là những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, và có thể tự đứng một mình;
nhưng Lucas đặt ở đây vì nó liên quan đến việc quản lý. Chúng ta có thể phân
tích từng câu:
(1)
Quản lý đòi hỏi kinh nghiệm. Chủ nhân thường thử người quản lý trước khi trao
cho anh nhiều của cải hơn. Nếu anh không trung thành trong việc nhỏ, không ai
tin cậy để trao cho anh việc lớn hơn.
(2)
Quản lý của cải thiêng liêng quan trọng hơn của cải vật chất: Trong lãnh vực thiêng
liêng cũng thế, ai đã bất trung trong việc xử dụng của cải vật chất, Thiên Chúa
sẽ không bao giờ trao cho họ những của cải chân thật; chẳng hạn, việc coi sóc
các linh hồn và phân phát ơn thánh qua các bí tích.
(3)
Phần thưởng chỉ dành cho người quản lý trung tín: Một người được lãnh nhận phần
thưởng là do việc chứng minh lòng trung thành của mình với chủ. Chẳng chủ nào
thưởng công cho quản lý bất lương.
(4)
Quản lý không thể phục vụ hai chủ: Không giống như thời đại ngày nay, người nô
lệ hay gia nhân thời xưa chỉ có thể phục vụ một chủ mà thôi. Cho dẫu ngày nay
con người có thể làm tôi hai chủ, mức độ trung thành với hai chủ không bằng
nhau: hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh
dể chủ nọ.
Cũng
vậy trong việc phục vụ Thiên Chúa: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa
làm tôi tiền của được.” Rất nhiều người suy nghĩ ngược lại với Chúa Giêsu: họ
nghĩ họ có cách để phục vụ cả hai một lúc. Một ví dụ điển hình là người
Pharisêu: “Họ vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Đức
Giêsu.” Cũng có những người vì ham hố kiếm tiền, nên đã không còn thời giờ cho
Thiên Chúa, ngay cả việc đi tham dự Thánh Lễ ngày Chủ Nhật.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tiền
của chỉ là phương tiện sinh sống trong trần gian. Chúng ta đừng bao giờ để tiền
của làm chủ cuộc đời mình, và nhất là để nó thay thế Thiên Chúa.
-
Lòng ham muốn tiền của dễ đưa tới những đối xử bất công với người nghèo. Chúng
ta phải cẩn thận vì Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta về tất cả những bất công này.
-
Cách tốt nhất để có công bằng xã hội là cầu xin Thiên Chúa soi sáng và đổi lòng
những nhà lãnh đạo để họ biết cách quản lý đúng tất cả những ơn lành được trao
ban.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
18/09/16 CHÚA NHẬT TUẦN
25 TN – C
Lc 16,1-13
Lc 16,1-13
Suy niệm: Một
sợi tơ mỏng manh nhỏ bé dường như chẳng làm nên tích sự gì. Nhưng bạn nên nhớ
rằng tấm lụa mượt mà kia đã được dệt bằng những sợi tơ như thế. Cuộc đời chúng
ta được kết dệt bằng biết bao việc nho nhỏ được trải đều trong khắp cả đời sống
thường ngày. Từng giây, từng phút trong đời, một cử chỉ yêu thương, một lời nói
dịu dàng, một hy sinh kín đáo, một cái nhìn cảm thông, một ý tưởng ngay lành,
tất cả những điều đó, từng chút chút một, sẽ dệt nên cuộc sống tươi đẹp, hào
hùng thấm đầy ơn phúc của Thiên Chúa. Chúa Giê-su đã nhắc nhở chúng ta: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ thì cũng
trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương
trong việc lớn” (Lc
16,10).
Mời Bạn: Hãy
nhìn ngắm Chúa Giê-su tại Na-da-rét, Ngài đã trung tín với bổn phận hằng ngày
để chu toàn thánh ý Chúa Cha. Chúa cũng mời bạn, hôm nay và trong cả cuộc đời,
hãy làm những việc bổn phận dù là rất đỗi tầm thường, nhưng hãy làm với lòng
yêu mến Chúa.
Chia sẻ: Bạn
có cảm nhận được niềm hạnh phúc cao thượng khi bạn có một việc giúp ích nho nhỏ
để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân?
Sống Lời Chúa: Để
sống Lời Chúa mời gọi hôm nay tôi sẽ cố gắng chu toàn bổn phận hằng ngày, bổn
phận đối với Chúa và đối với những người thân yêu của tôi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su đáng mến, xin cho con biết trung thành với Chúa
khi làm những việc tầm thường nhỏ bé trong đời sống hằng ngày để chứng tỏ lòng
con yêu mến Chúa.
KHÔN KHÉO
Say mê cuộc đời này chẳng
có gì đáng trách. Người Kitô hữu cũng sống hết lòng với cuộc đời này, nhưng họ
không say mê như thể chỉ có nó. Ðúng ra họ say mê đời này vì họ say mê đời sau.
Suy niệm:
Cuộc đời này tươi hơn nhờ có người say mê
nó.
Các vận động viên chịu khổ luyện để phá một
kỷ lục.
Các nhà khoa học tận tụy để tìm ra một phát minh.
Các văn nghệ sĩ nhọc nhằn cưu mang một tác phẩm.
Các nhà kinh doanh bù đầu với chuyện nắm bắt thị trường.
Phía sau một tấm huy chương, một bằng khen, một giải thưởng,
có bao là mồ hôi nước mắt.
Say mê cuộc đời này chẳng có gì đáng trách.
Người Kitô hữu cũng sống hết lòng với cuộc đời này,
nhưng họ không say mê như thể chỉ có nó.
Ðúng ra họ say mê đời này vì họ say mê đời sau.
Ðời này chỉ là con đường dẫn đến mục đích tối hậu.
Các nhà khoa học tận tụy để tìm ra một phát minh.
Các văn nghệ sĩ nhọc nhằn cưu mang một tác phẩm.
Các nhà kinh doanh bù đầu với chuyện nắm bắt thị trường.
Phía sau một tấm huy chương, một bằng khen, một giải thưởng,
có bao là mồ hôi nước mắt.
Say mê cuộc đời này chẳng có gì đáng trách.
Người Kitô hữu cũng sống hết lòng với cuộc đời này,
nhưng họ không say mê như thể chỉ có nó.
Ðúng ra họ say mê đời này vì họ say mê đời sau.
Ðời này chỉ là con đường dẫn đến mục đích tối hậu.
Sau khi kể xong dụ ngôn về người quản gia
khôn khéo,
Ðức Giêsu phàn nàn vì chúng ta, những con
cái ánh sáng,
lại không khôn bằng những người chỉ biết có đời này.
Người quản gia khôn vì ông dám đối diện với thực tế,
đó là chuyện ông bị chủ cho thôi việc.
Ông khôn vì ông biết giới hạn của mình:
Không đủ sức cuốc đất, không đủ mặt dầy mặt dạn để đi ăn xin.
Ông khôn vì ông biết xoay sở, tìm ra phương án tốt nhất,
biết tận dụng quyền hành còn lại của mình
để đem đến cho tương lai bấp bênh một bảo đảm.
Ðức Giêsu không dạy ta bất lương như người quản gia.
Ngài dạy ta biết khôn khéo như ông
khi gầy dựng cho đời mình tương lai vĩnh cửu.
lại không khôn bằng những người chỉ biết có đời này.
Người quản gia khôn vì ông dám đối diện với thực tế,
đó là chuyện ông bị chủ cho thôi việc.
Ông khôn vì ông biết giới hạn của mình:
Không đủ sức cuốc đất, không đủ mặt dầy mặt dạn để đi ăn xin.
Ông khôn vì ông biết xoay sở, tìm ra phương án tốt nhất,
biết tận dụng quyền hành còn lại của mình
để đem đến cho tương lai bấp bênh một bảo đảm.
Ðức Giêsu không dạy ta bất lương như người quản gia.
Ngài dạy ta biết khôn khéo như ông
khi gầy dựng cho đời mình tương lai vĩnh cửu.
Có vẻ đời sau thì xa xôi, không có sức thu
hút,
không làm chúng ta say mê và dám đánh đổi
tất cả.
Chúng ta thừa sôi nổi để xây dựng tương lai đời này,
nhưng lại thiếu táo bạo để xây đắp tương lai đời sau.
Chúng ta biết xoay sở để việc làm ăn khỏi thua lỗ,
nhưng chúng ta lại thiếu cương nghị và dứt khoát
để đầu tư mọi sự mình có cho Nước Trời.
Chúng ta thừa sôi nổi để xây dựng tương lai đời này,
nhưng lại thiếu táo bạo để xây đắp tương lai đời sau.
Chúng ta biết xoay sở để việc làm ăn khỏi thua lỗ,
nhưng chúng ta lại thiếu cương nghị và dứt khoát
để đầu tư mọi sự mình có cho Nước Trời.
Cái giằng co của đời sống Kitô hữu nằm ở
chỗ
vừa say mê cuộc đời này, vừa say mê vĩnh
cửu.
Họ say mê cuộc đời này không thua bất kỳ ai,
bởi vì giữa cái mau qua, họ gặp được vĩnh cửu.
Kitô hữu làm việc, vui chơi như mọi người,
nhưng vẫn có cái gì rất khác nơi họ.
Không phải vì họ dành cho Chúa một thời gian ít ỏi
để đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ...
nhưng vì họ đã để Chúa đi vào toàn bộ đời mình.
Họ say mê cuộc đời này không thua bất kỳ ai,
bởi vì giữa cái mau qua, họ gặp được vĩnh cửu.
Kitô hữu làm việc, vui chơi như mọi người,
nhưng vẫn có cái gì rất khác nơi họ.
Không phải vì họ dành cho Chúa một thời gian ít ỏi
để đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ...
nhưng vì họ đã để Chúa đi vào toàn bộ đời mình.
Chúng ta cần giữ một sự thăng bằng trong
cuộc sống.
Sự thăng bằng này lại nằm ở chỗ
chúng ta nghiêng về phía Chúa và để Ngài làm chủ đời mình.
Tiền bạc, của cải không phải là điểm tựa,
dù ta rất cần tiền và phải kiếm tiền để sống.
Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của,
không thể phụng sự hai chủ như nhau, trong cùng một lúc.
Tôi tự hỏi những chủ nào đang thống lĩnh đời tôi.
Ước gì tôi được tự do nhờ biết làm tôi cho Thiên Chúa.
chúng ta nghiêng về phía Chúa và để Ngài làm chủ đời mình.
Tiền bạc, của cải không phải là điểm tựa,
dù ta rất cần tiền và phải kiếm tiền để sống.
Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của,
không thể phụng sự hai chủ như nhau, trong cùng một lúc.
Tôi tự hỏi những chủ nào đang thống lĩnh đời tôi.
Ước gì tôi được tự do nhờ biết làm tôi cho Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng
thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con
thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do
chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được
tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi
của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
18
THÁNG CHÍN
Niềm
Hy Vọng Vinh Quang
Trong
sứ vụ cứu rỗi phổ quát của mình, Hội Thánh không ngừng được Thánh Thần của Chúa
Phục Sinh thúc đẩy. Hội Thánh thiết tha mong muốn đưa dẫn mọi người đến niềm hạnh
phúc trên trời – hạnh phúc mà các thánh đang vui hưởng. Trong thành đô trên trời
ấy, các thánh thi hành phần vụ của mình là cầu bầu cho Hội Thánh lữ hành dưới đất.
Về phần mình, Hội Thánh hướng nhìn với đôi mắt đức tin về Giêrusalem trên trời
và tìm thấy nơi đó ánh sáng và hy vọng mà Hội Thánh cần trong hành trình tiến tới
và chia sẻ con đường cứu rỗi và nên thánh với thế giới này.
Bởi
đó, Hội Thánh giữa lòng thế giới dẫn dắt nhân loại tiến tới đền thờ vĩnh cửu
trong Thành Thánh muôn đời, như ta đọc thấy trong Sách Khải Huyền của Thánh
Gioan. “Tôi không thấy đền thờ nào trong thành, vì đền thờ của thành chính là Đức
Chúa toàn năng và là Con Chiên” (Kh 21,22).
Thành
Giêrusalem thiên quốc – khác với Hội Thánh dưới thế này – hoàn toàn tinh tuyền
và thánh thiện. Thành ấy được thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Trong Thành
đó không có một chút gì phàm tục cần phải tách ra khỏi những sự thánh thiêng của
Thiên Chúa. Trong Thành đó không có đền thờ, bởi vì không cần phải có một hình
thức hiện diện trung gian. Không, mọi sự trên trời đều biểu hiện vẻ rạng ngời của
Thiên Chúa Ba Ngôi. Nói cách khác, Thiên Chúa hiện diện một cách vĩnh hằng
trong đền thờ là trong chính mọi sự mọi người trên thiên quốc.
Thiên
Chúa cũng thực sự hiện diện nơi Hội Thánh dưới đất này. Nhưng Ngài hiện diện một
cách giấu ẩn trong đức tin kiên định và đức cậy dạt dào của dân Thiên Chúa. Và
vì thế, chúng ta không nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô rõ ràng như Hội Thánh
trên trời, nhưng chúng ta khắc khoải chờ mong cuộc quang lâm của Đức Kitô và sự
sống lại của những người đã chết. Bấy giờ, Hội Thánh sẽ hoàn toàn hiệp nhất
trên trời với Đức Kitô.
Ôi
tuyệt diệu! Đấy sẽ là Hội Thánh trong vinh quang sung mãn của mình. Đấy sẽ là Hội
Thánh như Thánh Gioan đã thị kiến trong Sách Khải Huyền.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
18 – 9
Chúa
Nhật XXV Thường Niên
Am
8, 4-7; 1Tm 2, 1-8; Lc 16, 1-13.
Lời
Suy niệm: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc
quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!”
Chúa
Giêsu đưa ra dụ ngôn người quản gia bất lương, để cảnh tỉnh mỗi người chúng ta
cần phải khôn ngoan trong việc thu tích những gì cần thiết cho phần rỗi linh hồn
của mình ngay từ bây giờ; chứ đừng khôn ngoan như những người đời chỉ biết mưu
cầu sự sống ở đời này mà thôi.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người trong chúng con luôn biết chu toàn bổn phận trong
việc nuôi sống bản thân và gia đình về phần xác thì cũng biết quan tâm đến phần
rỗi linh hồn của mình và những người trong gia đình của mình.
Mạnh
Phương
18
Tháng Chín
Những Giọt Nước Mắt Của Sám Hối
Người
Hồi Giáo thường nói đến ý nghĩa và giá trị của lòng sám hối qua câu chuyện tưởng
tượng như sau:
Một
hôm Allah, Ðấng Khôn Ngoan, truyền cho một sứ thần xuống trần gian để tìm cho
được điều tốt đẹp nhất và mang về Thiên quốc.
Vị
sứ thần đáp ngay xuống một trận chiến nơi máu của những vị anh hùng đang chảy
lai láng. Vị sứ thần thu nhặt một ít máu và mang về trình cho Ðấng Allah. Nhưng
Ðấng Allah xem ra không hài lòng mấy. Ngài nói: "Máu đổ ra cho tổ quốc và
tôn giáo là một điều quý giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất dưới trần
gian".
Vị
sứ thần đành phải giáng trần một lần nữa. Lần này, ngài gặp ngay một đám tang của
một người giàu có, nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi đằng sau quan tài,
vừa đi vừa khóc lóc, vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị
ân nhân. Vị sứ thần bèn thu nhặt hương thơm ngào ngạt và mang về trời. Lần này,
Ðấng Allah mỉm cười đón lấy mùi thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài
lòng. Ngài nói: "Dĩ nhiên, lòng biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và
hiếm có dưới trần gian. Nhưng ta nghĩ rằng còn có một cái gì khác tốt đẹp
hơn".
Lại
một lần nữa, vị sứ thần đành phải vâng lệnh Allah để trở lại trần gian. Phải mất
một thời gian lâu, sau khi đã đi rảo khắp bốn phương, vị sứ thần mới tìm được
điều mong mỏi. Một buổi chiều nọ, ngồi nghỉ mệt bên vệ đường, ngài bỗng thấy một
người đàn ông bên cạnh khóc sướt mướt. Vị sứ thần được người đàn ông giải thích
như sau: "Tô đã chiều theo cơn cám dỗ để phạm tội... Giờ đây, nước mắt là
cơm bữa hằng ngày của tôi". Vị sứ thần bèn đưa tay hứng lấy những giọt nước
mắt còn nóng hổi và vội vã bay về trời. Ðấng Allah nhìn thật lâu vào những giọt
nước mắt và mỉm cười nói với vị sứ thần:
"Thế
là người đã hoàn thành tốt sứ mệnh. Quả thật dưới trần gian, không có gì đẹp và
hữu ích cho bằng lòng sám hối, bởi vì nó có sức canh tân cuộc sống. Tuy nhiên,
người đã thấy đó, trước khi vui mừng, ta đã nhìn thật kỹ xuyên qua những giọt
nước mắt. Một lòng sám hối giả dối không có ích lợi gì cả. Một sự sám hối thành
thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân của Tình
Yêu".
Trong
Tin Mừng theo thánh Luca ở đoạn 15 câu 7, Chúa Giêsu đã nói: "Trên trời sẽ
vui mừng gấp bội khi có một người tội lỗi ăn năn hối cải hơn là 99 người công
chính không ăn năn hối cải".
Vinh
quang của Thiên Chúa, niềm vui của Thiên Chúa chính là con người được sống. Và
sự sung mãn, sự sống đích thực chính là ân sủng, là sự sống của Thiên Chúa
trong tâm hồn con người. Sự sống ấy chỉ có thể đến trong tâm hồn con người, nếu
con người biết mở rộng cửa tâm hồn để đón nhận Thiên Chúa... Những giọt nước mắt
sám hối chính là sức đẩy để mở tung cánh cửa tâm hồn vậy.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét