Hướng dẫn mục vụ cho Linh mục Canada trong những
trường hợp tự tử có trợ giúp
Ottawa, Ontario – Các Giám mục
của bang Alberta và các vùng miền Tây bắc Canada đã đưa ra những hướng dẫn mục
vụ giúp các giáo sĩ trong việc trợ giúp mục vụ cho những người được xem là sử dụng
“cái chết êm dịu” hay “tự tử được trợ giúp”, những điều hiện tại hợp pháp ở
Canada.
Tài liệu dài 32 trang, được
viết cho các Linh mục và các giáo xứ, đưa ra hướng dẫn khi nào những người
trong các trường hợp nói trên hợp pháp nhận các bí tích hay nghi lễ an táng
Công giáo. Tài liệu bao gồm các tham khảo giáo luật và hướng dẫn mục vụ cho các
trường hợp đặc biệt. Tài liệu hướng dẫn đặc biệt về việc ban các bí tích hòa giải
và xức dầu bệnh nhân.
Trước tiên, tài liệu xác định
rằng: các hối nhân tuy chưa “bị giết” hay chưa thực hiện việc tự tử, nhưng đã bắt
đầu tiến trình này, một vấn đề trầm trọng. Nếu các hối nhân không rút lại quyết
định thì họ sẽ bị giết. Họ ở trong tình trạng khách quan của tội. Họ đã sắp xếp
công khai để ai đó sẽ giết họ.
Tài liệu nhắc lại 3 yếu tố
quyết định một tội trọng, nhưng lưu ý là một người có thể không biết
“eutanasia” ( cái chết êm dịu) là một tội trọng và sự tự do của một người có thể
bị thương tổn do trầm cảm, thuốc, hoặc áp lực từ những người khác.
Trong trường hợp hối nhân ý
thức về sự trầm trọng của tình trạng và xem xét lại quyết định thì Linh mục có
thể ban phép tha tội. Còn nếu họ không nghĩ đến chuyện rút lại ý muốn tự tử mà
họ biết là tội trọng thì trong trường hợp này, thừa tác viên nên hoãn lại việc
ban ơn tha tội cho đến khi đương sự thích hợp để được nhận bí tích.
Bí tích xức dầu bệnh nhân thường
được ban sau bí tích hòa giải, nhưng cũng có thể được ban cho một người đang
hôn mê, với giả thiết là họ hối lỗi. Những người không ăn năn hối hận thì không
thích hợp lãnh bí tích.
Các Linh mục được khuyến
khích khuyên nhủ bệnh nhận từ bỏ quyết định với sự ăn năn và tin tưởng. Nhưng nếu
bệnh nhân vẫn bướng bỉnh không ăn năn thì bí tích xức dầu không thể được ban.
Còn nếu một người đang có ý định yêu cầu trợ giúp tự tử hay “chết êm dịu”,
nhưng chưa quyét định thực hiện thì không bị từ chối bí tích xức dầu. Đây là cơ
hội quý giá để một người gặp Chúa Giêsu, Đấng là Thầy và chữa lành.
Về nghi lễ an táng, các Giám
mục nhắc các tín hữu trung hòa giữa hai sự thật. Thứ nhất, các nghi lễ an táng
được dành cho mọi tội nhân. Giáo hội như người mẹ khoan dung, luôn mong muốn cầu
khẩn cho con cái mình dù họ có xa lạc. Thứ hai, Giáo hội yêu cầu “việc cử hành
nghi thức an táng là dấu chỉ thật của đức tin và tôn trọng lương tâm và quyết định
của người chết.
Tài liệu liệt kê những loại tội
nhân không hợp pháp nhận các nghi lễ an táng Công giáo trừ khi có dấu hiệu ăn
năn trước khi chết. Các Giám mục viết: “Thực tế, Giáo hội cử hành nghi thức an
táng Kitô giáo cho những người đã tự tử. Chúng ta không thể phán xét lý do một
người đã chọn quyết định đó hay là tình trạng tâm hồn của họ. Tuy nhiên, trường
hợp “trợ tử” hay “chết êm dịu”, là một tình huống mà đôi khi sự sắp đặt của một
người và tự do của một người bệnh kinh niên có thể được biết rõ hơn, đặc biệt
là nếu nổi tiếng. Trong những trường hợp như vậy, có thể là không được cử hành
nghi lễ an táng Kitô giáo. Nếu Giáo hội từ chối cử hành an táng cho một ai đó,
không phải là trừng phạt người đó nhưng nhìn nhận quyết định của họ - một quyết
định trái ngược với đức tin Kitô giáo, quyết định mà cách nào đó, nổi tiếng và
công khai và có thể làm tổn hại đến cộng đoàn Kitô giáo và nền văn hóa rộng lớn
hơn.
Các Giám mục khuyên nhủ quan
tâm đến gia đình của người chết. Có thể là gia đình không muốn người thân của họ
chọn các cách chết như trên, và họ đang chờ đợi sự giúp đỡ, an ủi, cầu nguyện của
Giáo hội. Trong trường hợp như vậy, nghi thức an táng có thể cử hành miễn là
không gây gương xấu cho mọi người.
Các Giám mục nhắc nhở: “Phải
luôn nhớ là việc an táng cho người chết là một trong những việc của lòng thương
xót cụ thể. Cho nên, ngay cả khi nghi thức an táng của Giáo hội bị từ chối, thì
phụng vụ Lời Chúa ở nhà hay những lời cầu nguyện đơn giản ở huyệt mộ được đề
nghị. Thánh lễ cầu hồn cho người chết có thể được dâng sau đó. Đây là vấn đề do
quyết định mục tử khôn ngoan của Linh mục. Cách thế chăm sóc và trợ giúp một
gia đình trong thảm kịch này luôn là điều chúng ta phải suy nghĩ, dù là chúng
ta cử hành nghi lễ an táng hay không.” (CNS 20/09/2016)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét