03/10/2016
Thứ Hai tuần 27 thường niên.
Bài Ðọc
I: (Năm II) Gl 1, 6-12
"Tin
Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc về loài người, nhưng là do Ðức Giêsu
Kitô mạc khải".
Trích
thư Thánh Phalô Tông đồ gửi tín hữu Galata.
Anh
em thân mến, tôi ngạc nhiên thấy anh em thay lòng đổi dạ chóng như thế đối với
Ðấng đã kêu gọi anh em thông phần vào ân sủng của Ðức Kitô, để anh em quay sang
một tin mừng khác: Tin mừng khác làm gì có, chỉ có những kẻ phá rối anh em và
muốn anh em đảo lộn Tin Mừng của Ðức Kitô. Nhưng cho dù chúng tôi, hay một
thiên thần nào từ trời đến giảng tin mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã rao giảng
cho anh em, thì người đó bị chúc dữ. Như chúng tôi đã nói trước, và giờ đây tôi
xin nói lại rằng: Nếu ai trong anh em rao giảng cho anh em Tin Mừng khác hơn điều
anh em đã lãnh nhận, thì người đó bị chúc dữ.
Giờ
đây, tôi phải làm vừa lòng người ta hay là Thiên Chúa? Nào có phải tôi tìm cách
làm vừa lòng người ta sao? Nếu tôi còn làm vừa lòng thiên hạ, thì tôi không phải
là đầy tớ của Ðức Kitô.
Anh
em thân mến, tôi cho anh em biết rằng Tin Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc
về loài người, vì tôi không nhận cũng không học với loài người, nhưng là do Ðức
Giêsu Kitô mạc khải.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 110, 1-2. 7-8. 9 và 10c
Ðáp: Cho tới muôn đời Chúa vẫn nhớ lời
minh ước (c. 5b).
Xướng:
1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng, trong nhóm hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại
thay công cuộc của Chúa tôi, thực đáng cho những người mến yêu quan tâm học hỏi.
- Ðáp.
2)
Công cuộc tay Chúa làm ra đều chân thật và công chính, mọi giới răn của Người đều
đáng cậy tin. Những giới răn đó được lập ra cho đến muôn ngàn đời, được ban
hành một cách chân thành và đoan chính. - Ðáp.
3)
Chúa đã gửi tặng ơn giải phóng cho dân Người, để thiết lập lời minh ước tới
muôn đời. Danh Người thực là thánh thiện và khả úy. Lời khen ngợi Chúa còn tồn
tại tới muôn đời. - Ðáp.
Alleluia:
1 Sm 3, 9; Ga 6, 69
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có
lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 10, 25-37
"Ai
là anh em của tôi?"
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi
phải làm gì để được sự sống đời đời?" Người nói với ông: "Trong Lề luật
đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi
hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí
khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói:
"Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người
đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em
của tôi?"
Chúa
Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay
bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa
chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi
qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua.
Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng
thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn
nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền,
ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài
ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông".
"Theo
ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?"
Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và
Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".
Ðó là
lời Chúa.
Suy Niệm:
Người Samaritanô Nhân Hậu
Một
phóng viên nọ muốn biết cách đối xử với con người thế nào, ông đã giả vờ làm
người bị thương nằm bên vệ đường cùng với chiếc xe bị hư của ông. Nhiều người
đã đi qua..., cuối cùng có một người dừng xe lại xem xét và đến trạm gọi điện
thoại cho cảnh sát. Người phóng viên đã cẩn thận ghi các số xe đã chạy qua, sau
đó, ông đến tận nhà họ để phỏng vấn. Mỗi người đều nói lên lý do của mình, nhưng
không ai nghĩ mình một ngày kia có thể rơi vào hoàn cảnh như thế: bàn tay của
mình đưa ra để mong tìm được sự nâng đỡ của người khác mà không gặp được.
Người
Samaritanô nhân hậu được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu.
Dĩ nhiên, các tư tế, lêvi có lý do của họ: họ đã sống đúng luật, tuy nhiên luật
đã giết chết lòng yêu thương của con người vì trọng mặt chữ mà thôi. Chúa Giêsu
đã vượt qua luật lệ và hướng dẫn tâm hồn con người lên cao, đi vào chiều sâu của
bác ái. Ngài đã đến với từng con người, Ngài không đứng xa nhìn con người đương
đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Như người Samaritanô nhân hậu,
Ngài đến gần bên con người, Ngài nhìn họ với ánh mắt đầy trắc ẩn, cảm thông,
Ngài cúi xuống băng bó các vết thương của họ và còn tình nguyện trả nợ cho họ bằng
giá máu của Ngài khi chấp nhận chết trên Thập giá để cứu sống và đưa họ về quê
trời.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo gương mẫu của người Samaritanô nhân hậu
là hình ảnh của chính Chúa. Chung quanh chúng ta còn biết bao nạn nhân, dưới
nhiều hình thức, đang chờ bàn tay nâng đỡ của chúng ta. Nhưng thử hỏi chúng ta
đã làm được gì? Có thể chúng ta không có tiền bạc, nhưng một lời nói, một nụ cười,
một cử chỉ, một việc làm tốt cũng có sức xoa dịu và cảm thông với những nỗi khổ
đau của đồng loại.
Nguyện
xin Chúa kiện cường lòng bác ái của chúng ta, một lòng bác ái biết tìm đến, dừng
lại và xoa dịu những nỗi khổ đau của người khác; một lòng bác ái vị tha, không
bị lấm bẩn bởi bản tính ích kỷ trục lợi.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Hai Tuần 27 TN2, Năm Chẵn.
Bài
đọc: Gal 1:6-12; Lk
10:25-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tin Mừng đích thực
Con
người thường hay lầm lẫn giữa cái đích thực với cái giả mạo và ngược lại. Để khỏi
bị lầm lẫn, con người cần phải học hỏi và nhiều khi phải trả giá đắt qua kinh
nghiệm mới có thể phân biệt giữa thực và giả. Trong Bài đọc I, cộng đòan tín hữu
ở Galat lầm lẫn vì họ tin có nhiều Tin Mừng khác nhau; thánh Phaolô chỉ cho họ
thấy đâu là Tin Mừng đích thực. Trong Phúc Âm, thầy thông luật tuy có biết phải
làm gì để được sự sống đời đời nhưng không biết ai là người thân cận để giúp họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Chỉ có một Tin Mừng
đích thực.
Điểm
căn bản trong Thư gởi tín hữu Galat là Thiên Chúa trao ban ân sủng cách nhưng
không cho con người. Thánh Phaolô xác tín rằng con người không thể làm bất cứ
việc gì để xứng đáng được hưởng tình yêu Thiên Chúa. Chỉ có một điều con người
có thể làm là đặt mình hòan tòan dưới lòng thương xót Chúa qua sự biểu tỏ của
niềm tin. Điều quan trọng không phải ở chỗ con người đã làm gì nhưng ở chỗ
Thiên Chúa đã làm cho con người.
1.1/ Chỉ
có một Tin Mừng đích thực được mặc khải qua Đức Kitô. Sau khi thánh Phaolô đã rao giảng Tin Mừng
và thành lập cộng đòan Galat, có những người đến sau ngài đã rao truyền một thứ
Tin Mừng theo kiểu của Do-Thái. Họ rao truyền: Nếu con người muốn làm đẹp lòng
Thiên Chúa, con người phải chịu cắt bì và giữ tất cả các luật lệ như người
Do-Thái. Theo họ, con người có thể kiếm điểm với Thiên Chúa qua việc giữ cẩn thận
các luật lệ. Thánh Phaolô sững sờ khi thấy niềm tin như thế nơi cộng đòan của
ngài. Ngài viết cho họ: “Tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ
như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Kitô, để theo một Tin Mừng
khác. Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em, và
muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Kitô đó thôi.”
1.2/ Sự
kiêu ngạo và ghen tị làm con người phát minh ra một Tin Mừng khác: Những đối thủ của thánh Phaolô tố cáo: sở
dĩ ngài đã loan báo một Tin Mừng không cần giữ luật là để làm đẹp lòng các tín
hữu vì họ không thích bị ràng buộc bởi luật lệ. Ngài phản đối : Nếu việc giữ luật
đủ để con người được hưởng ơn cứu độ thì việc giáng trần và chịu chết của Chúa
Kitô là điều không cần thiết; và Tin Mừng ngài rao giảng không có lý do để tồn
tại. Nhưng Đức Kitô thực sự đã chết cho con người; điều này chứng minh Lề Luật
không đủ để mang lại ơn cứu độ. Thánh Phaolô cũng phản đối lời tố cáo ngài muốn
làm đẹp lòng các tín hữu: “Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy
lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời? Nếu tôi còn muốn
làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Kitô.” Ngài đã
mang những vết thương của Chúa Kitô trên thân thể như người nô lệ mang tên của
chủ; và ngài chỉ trung thành và làm đẹp lòng Đức Kitô mà thôi.
1.3/ Tin
Mừng đích thực là do Chúa Kitô mặc khải: Thánh Phaolô nhắc đi nhắc lại cho mọi người biết: tuy ngài không
thuộc về Nhóm Mười Hai, nhưng ngài được sai đi trực tiếp từ Chúa Kitô Phục Sinh
đến các Dân Ngọai, và Tin Mừng ngài rao giảng không do lòai người truyền lại
cho ngài, nhưng được chính Chúa Kitô Phục Sinh mặc khải.
2/
Phúc Âm: Ai là người thân cận
của tôi?
2.1/ Phải
làm gì để được sự sống đời đời? Đây là câu hỏi rất quan trọng và thực tế của cuộc đời, nhưng người
hỏi là thầy thông luật: tuy ông đã biết câu trả lời nhưng vẫn hỏi để thử Chúa
Giêsu. Thay vì cho ông câu trả lời, Chúa Giêsu hỏi lại ông: "Trong Luật đã
viết gì? Ông đọc thế nào?" Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn
ngươi (Dt 6:5), và yêu mến người thân cận như chính mình (Lev 19:18)." Đức
Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
2.2/ Ai
là người thân cận của tôi? Tuy
Jericho cách Jerusalem khỏang 20 dặm nhưng độ cao khác biệt là 3,600 ft. Đây là
đọan đường rất nguy hiểm vì lối đi hẹp và có rất nhiều hang động, chỗ ẩn của trộm
cướp. Rất ít ai dám đi một mình trên quãng đường này. Người bị đánh trọng
thương rất có thể là người Do-Thái vì đi từ Jerusalem xuống. Chúa Giêsu liệt kê
ra 3 lọai người và phản ứng của họ khi nhìn thấy người bị thương:
(1)
Thầy tư tế: là người Do-Thái. Lý do tại sao ông tránh có thể vì sợ sẽ bị không
sạch trong 7 ngày (Num 19:11) nếu động tay vào xác chết, và sẽ không được phục
vụ trong Đền Thờ. Ông đặt việc tế tự trên lòng thương xót khi ông tránh qua bên
kia mà đi.
(2)
Thầy Lêvi: cũng là người Do-Thái. Nhiệm vụ của Levites là phục vụ cung điện nơi
Hòm Bia của Thiên Chúa ngự. Giống như thầy tư tế, ông có lẽ cũng sợ bị không sạch,
nên tuy cũng thấy người bị trọng thương, nhưng rồi cũng tránh qua bên kia mà
đi.
(3)
Người Samaria xem người Do-Thái như thù địch và không muốn chung chạ gì với họ.
Nhưng khi thấy người bị trọng thương, người Samaria không để ý đến nạn nhân là
người Do-Thái hay không, ông chạnh lòng thương nạn nhân đau khổ: một niềm
thương xót giữa người với người.
Ông
ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi
đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy
ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người
này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại
bác."
2.3/
Chúa Giêsu hỏi thầy thông luật: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân
cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? " Người thông luật trả lời:
"Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức
Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần phải học hỏi thì mới có thể biết cái chân chính và cái giả tạo; nếu
không sẽ lầm lẫn đi trong bóng tối và dễ bị đánh lừa.
- Mến
Chúa yêu người là phương thức để đạt được sự sống đời đời.
-
Chúng ta không chỉ mến Chúa yêu người bằng miệng, nhưng phải thể hiện bằng cuộc
sống thờ phượng Thiên Chúa và thực hành các việc bác ái.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
03/10/16 THỨ HAI TUẦN 27 TN
Lc 10,25-37
Lc 10,25-37
Suy niệm: Năm 1859, chứng kiến trận chiến giữa quân
Pháp-Ý đánh với quân Áo-Hung ở Solferino, cả hai bên đều có nhiều người bị
thương nhưng không được chăm sóc, Henry Dunant, một thương gia Thuỵ Sĩ, cùng
với bốn người bạn đã tự tổ chức cứu thương cho những thương binh của cả hai
phía. Sau đó, nhờ sự vận động của ông, tổ chức Chữ Thập Đỏ đầu tiên đã ra đời
vào năm 1863 tại Genève. Cho đến nay, tổ chức đó không chỉ giới hạn trong nước
Thuỵ Sĩ và với mục đích cấp cứu các thương binh, mà nó đã mở rộng ra trên khắp
thế giới với mục đích cấp cứu cho bất cứ nạn nhân nào, dù do thiên tai hay do
nhân hoạ. Ông Henry Dunant đã biết làm điều mà Chúa Giê-su đã yêu cầu ông tiến
sĩ luật làm trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như
vậy”.
Mời Bạn: Việc
người Sa-ma-ri làm được, bạn cũng có thể làm được. Việc ông Dunant làm được bạn
cũng có thể làm được. Chỉ cần bạn có một “tấm lòng”
cùng với đôi “bàn tay” sẵn
sàng giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, bạn sẽ là một Sa-ma-ri của Tin Mừng
Đức Giê-su.
Sống Lời Chúa: Nhắc
lại Lời Chúa sau đây để thực hành: “Mỗi lần các ngươi làm như thế
cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho
chính Ta vậy” (Mt 25,40).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, đôi khi con cũng muốn giúp đỡ cho anh em con, nhưng tính
ngại ngùng, ích kỷ làm con chùn bước. Xin giúp con không chỉ muốn suông mà còn
biết làm cho anh em con điều Chúa dạy con qua mẫu gương người Sa-ma-ri trong
Tin Mừng hôm nay.
Hãy đi và làm như vậy
Yêu những người nghèo như chính mình, yêu cả những
ai đã làm khổ mình. Đó là cách chúng ta rao giảng Tin Mừng cho quê hương Việt
Nam hôm nay.
Suy niệm:
Trong Tin Mừng Mátthêu và
Máccô (Mt 22, 36; Mc 12, 28)
vị luật sĩ đặt câu hỏi về
điều răn nào là điều răn lớn nhất.
Còn theo Tin Mừng Luca,
vị này lại hỏi Đức Giêsu
về việc phải làm gì
để được sự sống đời đời làm gia nghiệp (c. 25).
Đức Giêsu nghĩ rằng câu
trả lời đã có trong sách Luật, nên Ngài hỏi lại ông.
Ông này đã trích sách Đệ
Nhị Luật 6,5 và sách Lêvi 19,18 để trả lời.
Động từ yêu mến diễn
tả thái độ đối với Thiên Chúa và người thân cận:
“Hãy yêu mến Thiên
Chúa với tất cả trái tim con, với tất cả linh hồn con,
với tất cả sức lực con và
với tất cả trí khôn con,
và người thân cận như
chính mình” (c. 27).
Đức Giêsu khen ông trả
lời đúng và khích lệ ông (c. 28).
Như thế giữa Ngài và vị
thầy Do thái giáo đã có sự nhất trí nào đó.
Tình yêu không phải là
một đòi hỏi mới của Kitô giáo,
nhưng tình yêu đã là điều
cốt yếu của Do thái giáo từ xưa.
Vấn đề là phải yêu Thiên
Chúa với tất cả trái tim, linh hồn, sức lực và trí khôn.
Từ tất cả được
lặp lại bốn lần để nói lên một đòi hỏi tận căn, trọn vẹn.
Nhưng Đức Giêsu còn phải trả lời câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi ?”
Ngài đã trả lời bằng một
dụ ngôn nổi tiếng,
qua đó ngài mở rộng quan
niệm truyền thống về người thân cận.
Một người từ Giêrusalem
xuống Giêrikhô.
Anh phải vượt qua đoạn
đường dài gần 25 cây số.
Đoạn đường này thời bấy
giờ có nhiều trộm cướp.
Anh đã bị bọn cướp trấn
lột, đánh nhừ tử và đặt nằm đó nửa sống nửa chết.
Nhìn vào tình cảnh bi đát
của anh, có ai muốn thương giúp anh không?
Có ba người đi qua chỗ
anh nằm, một là thầy tư tế, hai là thầy Lêvi.
Cả hai đều phản ứng như
nhau: thấy và tránh qua bên kia mà đi (cc. 31-32).
Chúng ta không rõ tại sao
họ làm thế.
Có thể vị tư tế sợ mình
bị ô nhơ qua việc đụng chạm đến xác chết,
vì sách Lêvi (21, 1-3)
cấm không được làm thế, trừ phi là xác bà con gần.
Một người Samari là nhân vật thứ ba đi ngang qua nạn nhân.
Hầu chắc nạn nhân này là
một người Do Thái,
vì không có chi tiết nào
cho thấy anh ta là dân ngoại cả.
Giữa dân Do Thái và dân
Samari vốn có mối hiềm thù từ lâu.
Người Samari này cũng
thấy nạn nhân như hai người trước,
nhưng đó không phải là
cái nhìn lạnh lùng, vô cảm.
Anh thấy bằng trái tim
mình, vì thế anh chạnh lòng thương (c. 33).
điều mà hai người trước
không có.
Chính sự thúc đẩy của
trái tim đã khiến anh làm một loạt hành động cụ thể:
lấy dầu và rượu đổ lên
vết thương, băng bó, đặt nạn nhân trên lưng lừa,
đưa về quán trọ săn sóc,
ở lại quán trọ nguyên ngày hôm ấy,
trả tiền cho chủ quán và
hứa sẽ trở lại trả thêm nếu cần (cc. 34-35).
Lòng thương xót thật sự
khiến anh chấp nhận mất công, mất của, mất giờ,
và có thể mất mạng nữa,
vì có thể tên cướp vẫn còn núp đâu đây.
Khi giúp cho kẻ lâm nạn, dù biết đó là một người Do Thái kẻ thù của mình,
người Samari đã làm một
phép lạ lớn.
Đó là biến mình trở thành
người thân cận với anh ấy,
và biến anh ấy, kẻ thù
của mình, trở thành người thân cận với mình.
Đây là phép lạ của tình
thương phá vỡ và vượt qua mọi biên giới
của chủng tộc, tôn giáo
và nhất là vượt qua những thù oán lâu đời.
Để trả lời câu hỏi của vị
luật sĩ: ai là người thân cận của tôi ?
Đức Giêsu đặt câu hỏi
ngược lại cho vị này: “Theo ông,
trong ba người, ai đã trở
nên người thân cận với kẻ bị nạn ?” (c. 36).
Câu hỏi quá dễ, nhưng hàm
chứa một điều mới mẻ sâu xa.
Trước khi giúp một người,
tôi không nên tự hỏi
người này có thân cận với tôi không.
Chúng ta không chỉ giúp
những người thân cận và loại trừ người khác.
Chúng ta giúp một người
chỉ vì người đó đang cần chúng ta.
Giúp đỡ cụ thể là cách
tạo ra người thân cận
Càng giúp nhiều, ta càng
có nhiều người bạn thân.
Vị luật sĩ đã hỏi Đức
Giêsu phải làm gì (c. 25).
Kể xong dụ ngôn, Đức
Giêsu trả lời: Hãy đi và hãy làm như vậy (c. 37).
Đất nước chúng ta đã giàu lên đáng kể, nhưng vẫn không thiếu người nghèo,
nghèo sức khỏe, nghèo tri
thức, nghèo vật chất tối thiểu, nghèo nhân phẩm…
Chúng ta cũng bị cám dỗ
“tránh sang bên kia đường”,
thấy mà làm như không
thấy những Ladarô nằm trước cửa.
Yêu những người nghèo như
chính mình, yêu cả những ai đã làm khổ mình.
Đó là cách chúng ta rao
giảng Tin Mừng cho quê hương Việt Nam hôm nay.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
lúc đầu chúng con chỉ
muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng
tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu
rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn
mới,
để vòng tròn được mở rộng
đến vô cùng
và trái tim được lớn lên
mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương
và lục địa.
vòng tay người nối với
người,
vòng tay con người nối
với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người
chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm
lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
03
Tháng Mười
Báu Vật Cuối Cùng
Ngày
10 tháng 3 năm 1615, tại Glasgow bên Tô Cách Lan, một vị thừa sai lừng danh là
cha Ogilvie bước lên máy chém vì tội rao giảng Phúc Âm.
Trong
giây phút cuối đời, đứng trên đoạn đầu đài thấy hàng ngàn người đứng coi, muốn
để lại cho họ một kỷ niệm và một bảo đảm đức tin, vị tử đạo lấy ra vật cuối
cùng còn lại trong mình: đó là một cỗ tràng hạt... Ngài cố sức ném tràng chuỗi
vào giữa biển người. Tràng chuỗi đã rơi xuống trúng một ông hoàng xứ Hungary
đang trên đường chu du học hỏi, tình cờ ghé qua Glasgow.
Chuỗi
tràng hạt này đã bám riết ông khắp nơi, mãi đến ngày ông quyết định rời bỏ giáo
phái Calvin để quay trở lại với Công Giáo.
Những
mẩu chuyện trên đây không phải là ít trong lịch sử Giáo Hội. Việc sám hối luôn
gắn liền với kinh Mân Côi. Ðó là mệnh lệnh mà Mẹ Maria đã ban bố tại Fatima năm
1917: "Hãy năng lần hạt Mân Côi".
Thánh
Grêgoriô thành Nysse thường dùng thí dụ sau đây để nói về ảnh hưởng của kinh
Mân Côi trong đời sống Kitô của chúng ta: "Mỗi người chúng ta được ví như
một họa sĩ, linh hồn chúng ta là một khung vải còn nguyên vẹn, màu sắc được
dùng là các nhân đức Kitô giáo, hình ảnh phải họa theo là chính Chúa Giêsu
Kitô, hình ảnh sống động của Chúa Cha. Họa sĩ nào càng muốn hình ảnh họa lại
được giống hình mẫu, càng phải năng ngắm nhìn mẫu khi đặt bút vẽ".
Mẹ
Maria là mẫu gương của đời sống Kitô. Qua kinh Mân Côi, chúng ta chiêm ngắm các
biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nhờ ôn đi, đọc lại nhiều lần,
các biến cố đó sẽ thấm nhập tâm hồn chúng ta để dần dần biến chúng ta theo
khuôn mẫu của các Ngài.
Kinh
Mân Côi không những là hình thức đạo đức có tính cách cá nhân, nhưng còn là chất
keo nối kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Còn hình ảnh nào được ghi đậm
trong tâm khảm chúng ta cho bằng những giờ kinh Mân Côi đọc chung trong gia
đình... Gần đây, người ta phát động việc đọc kinh Mân Côi trong gia đình với khẩu
hiệu: "Một gia đình cầu nguyện chung với nhau là một gia đình đứng vững".
"Nơi
nào có hai hay ba người ngồi lại với nhau vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ". Mà
nơi nào có Thiên Chúa, nơi đó cũng sẽ có Tình Yêu. Vì Tình Yêu là chất men liên
kết mọi người trong gia đình lại với nhau.
Việc
cầu nguyện trong gia đình, nhất là với kinh Mân Côi, là yếu tố bảo đảm sự bền vững
của hôn nhân và khơi dậy ơn gọi trong gia đình.
Trong
tông huấn về việc tôn kính Mẹ Maria, Ðức Phaolô VI đã nhắn nhủ chúng ta như
sau: "Những điều kiện sinh sống đổi thay của ngày nay khiến việc hội họp
gia đình không được dễ dàng và dù khi sum họp được thì nhiều hoàn cảnh lại làm
cho cuộc họp mặt khó biến thành một dịp nguyện cầu. Các gia đình muốn sống trọn
vẹn ơn gọi và tinh thần của gia đình Công Giáo phải tận lực lướt thắng những áp
lực cản trở gia đình không thể hội họp và cầu nguyện chung".
Tinh
thần đạo đức của các phần tử trong gia đình được thể hiện và tăng triển trong
những giờ cầu nguyện chung, gồm cả việc đọc kinh hay đọc sách Thánh, chia sẻ lời
Chúa, nhưng thuận lợi hơn cả đối với các gia đình Việt Nam đó là việc đọc kinh
Mân Côi. Cũng chính Ðức Cố Giáo Hoàng VI khuyên nhủ chúng ta: "Sau việc đọc
kinh Nhật Tụng thì việc đọc kinh Mân Côi được coi như một trong những kinh cầu
nguyện chung tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhất mà gia đình Công Giáo được khuyến
khích đọc".
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét