19/01/2017
Thứ Năm tuần 2 thường niên.
BÀI ĐỌC I: Dt 7, 25 - 8, 6
"Người chỉ dâng của lễ một lần khi
hiến dâng chính Mình".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Giêsu có thể cứu
độ cách vĩnh viễn những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa, vì Người hằng sống
để chuyển cầu cho chúng ta.
Phải, vì chúng ta cần một vị Thượng tế
thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao
trên các tầng trời. Người không cần phải như các tư tế hằng ngày dâng của lễ,
trước là đền tội lỗi mình, sau là đền tội lỗi dân chúng, vì Người làm việc ấy
chỉ có một lần khi hiến dâng chính Mình. Vì Lề luật thì đặt những người yếu
đuối làm tư tế, còn lời thề có sau Lề luật, thì đặt Người Con hoàn hảo làm
thượng tế đến muôn đời.
Điểm chính yếu về các điều đang đề cập
đến là: chúng ta có một Thượng tế như thế ngự bên hữu Đấng Tối Cao trên trời,
với tư cách là chủ tế trong đền thờ, và trong nhà tạm chân thật mà Chúa - chứ
không phải người phàm - đã dựng nên. Quả thật, mọi thượng tế được đặt lên là để
hiến dâng lễ vật và hy tế, vì thế, vị thượng tế này cần phải có gì để hiến
dâng. Vậy nếu Người còn ở trần gian, thì Người cũng không phải là tư tế, vì đã
có những người phụ trách hiến dâng của lễ theo lề luật. Việc phượng tự mà họ
làm chỉ là hình bóng những thực tại trên trời, như lời đã phán cùng Môsê khi
ông sắp dựng nhà tạm rằng: Chúa phán: "Ngươi hãy xem, ngươi sẽ làm mọi sự
theo mẫu Ta đã chỉ cho ngươi trên núi". Hiện giờ vị Thượng tế của chúng ta
đã lãnh một chức vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là Đấng trung gian của một giao
ước tốt hơn, mà giao ước ấy được thiết lập trên những lời hứa rất tốt lành. Đó
là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 17
Đáp: Lạy Chúa, này con xin đến, để
thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).
1) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng,
nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội,
bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Đáp.
2) Như trong quyển vàng đã chép về con:
lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy
lòng con.
- Đáp.
3) Con đã loan truyền đức công minh Chúa
trong Đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Đáp.
4) Hãy mừng vui hoan hỉ trong Chúa, bao
nhiêu kẻ tìm Chúa, và luôn luôn nói: Chúa thực là cao cả! bao nhiêu kẻ mong ơn
phù trợ của Ngài. - Đáp.
ALLELUIA: Mt 4, 4b
- Người ta sống không nguyên bởi bánh,
nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 3, 7-12
"Các thần ô uế vừa thấy Người, liền
sụp lạy và kêu lên rằng: 'Ngài là Con Thiên Chúa', nhưng Người nghiêm cấm chúng
không được tiết lộ gì về Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui
về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê,
bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết
tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ
liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. Vì chưng, Người đã chữa
lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến
Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng:
"Ngài là Con Thiên Chúa", nhưng Người nghiêm cấm chúng không được
tiết lộ gì về Người. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm: Hiểu
biết Chúa Giêsu
Có một giai thoại về Trang Tử như sau: Một hôm,
Trang Tử cùng
đệ tử đi chơi
núi, một
người thợ rừng hỏi: "Tại sao cây này
không
dùng được?", Trang tử
liền nói:
"Cây
này vì bất tài mà được
sống lâu".
Về đến
nhà,
nguời thợ bắt con chim không biết gáy để làm
tiệc đãi
khách.
Hôm sau đệ tử hỏi Trang Tử:
- Hôm qua, cái cây trên núi vì bất tài
mà sống,
con chim hồng vì
bất tài
mà chết;
theo Thầy, Thầy xử trí
thế nào?
Trang Tử
cười và
nói:
- Tài và bất
tài đều là
quấy cả. Khôn cũng chết, dại cũng
chết, biết thì sống.
Ðông Phương
đề cao sự khôn ngoan ở đời; Tây
Phương chịu ảnh hưởng Hy Lạp cũng
dạy: con người
lý tưởng
là con người
biết nhiều. Nhưng biết không chỉ là
biết sự vật, mà
là biết
con người, và
biết con người
không
chỉ là
một nhận thức suông,
mà thiết
yếu là đi vào tri giao mật
thiết.
Trong Tin Mừng
hôm nay, dường
như tác
giả muốn đưa chúng
ta vào
một sự hiểu biết như thế. Thánh Marcô trình
bày cho chúng ta nhiều phản ứng hay đúng hơn nhiều nhận thức khác
nhau về con người
Chúa
Giêsu.
Trước hết là đám đông
từ các
nơi tìm
đến với Chúa Giêsu, họ nghe và chứng
kiến nhiều phép lạ
Ngài
thực hiện. Nhưng trong nhận
định của Marcô, đám đông
chỉ tìm
đến để
được ăn
no nê,
để được
chữa trị khỏi các
bệnh tật, chứ không
phải để
hoán
cải; đám
đông chỉ
thấy cái
trước mắt là phép lạ, mà không đọc
ra được
ý nghĩa của phép lạ
là dấu
chỉ của Nước Trời mà Chúa Giêsu
đã loan báo. Nói
tắt, đám
đông không biết gì về
Chúa
Giêsu, và đây là lý do tại sao Chúa Giêsu tỏ ra dè dặt
đối với đám đông, Ngài
thường lẩn tránh họ.
Duy chỉ có
ma quỷ biết Chúa Giêsu là
ai, nhưng biết đối với ma quỷ không
đồng nghĩa
với tri giao, mà chỉ là thù hận.
Ðặt vào đúng văn
mạch, thì
Tin Mừng hôm
nay muốn trình
bày cho chúng ta nhiều
thứ hiểu biết về Chúa Giêsu: ma quỷ
biết Chúa
Giêsu,
nhưng biết trong thù hận;
đám đông thì
tìm đến với Ngài vì mục đích trục
lợi; bà
con thân
thuộc của Ngài chỉ
có về
Ngài
một sự hiểu biết hời hợt, thiếu chiều sâu; những
người Biệt phái thì hoàn
toàn
mù tịt
về con người
Chúa
Giêsu;
chỉ có
Nhóm
Mười Hai về
sau này
mới có
một hiểu biết chính
xác về
Ngài.
Nhưng đối
với Chúa
Giêsu,
biết Ngài
không
chỉ là
một nhận thức của trí tuệ,
mà là đi
vào tri giao mật thiết với Ngài,
đi theo Ngài, nên một với Ngài.
Ðó là lý
do tại sao sau khi Phêrô đại diện Nhóm Mười
Hai tuyên
xưng Ngài
là Ðức Kitô
Con Thiên
Chúa
hằng sống, Ngài liền
loan báo
về cuộc Tử nạn của Ngài
và mời
gọi họ vác lấy
Thập giá
mỗi ngày
và đi theo Ngài. Và đó chính là sự
hiểu biết về Ngài
mà Chúa Giêsu
đang chờ đợi nơi mỗi Kitô
hữu. Biết và tuyên xưng trên môi miệng mà thôi chưa đủ, biết Ngài thật
sự là
nên một
với Ngài
đến độ
thốt lên
như Thánh
Phaolô:
"Tôi
sống, nhưng không phải
tôi sống,
mà là chính
Chúa
Kitô
sống trong tôi".
Ước gì
tâm tình và
xác tín của Thánh Phaolô cũng
thấm nhập và hướng
dẫn chúng
ta từng giây
phút
của cuộc sống.
(Veritas Asia)
Lời
Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 2 TN, Năm lẻ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Chúa Giêsu là sự tòan hảo của Thiên Chúa.
Trong cuộc sống, con
người phải trải qua nhiều giai đọan thử thách và vấp ngã, trước khi đạt tới chỗ
tòan hảo. Tục ngữ Việt Nam cũng nói lên điều này trong câu: “Thất bại là mẹ
thành công.” Tác giả Thư Do-Thái đề cập đến quan niệm này ngay từ đầu Thư:
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua
các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua
Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng
thừa hưởng muôn vật muôn loài.” Khi cái hòan hảo tới thì cái tạm thời qua đi.
Điều quan trọng là con người cần nhận ra cái hòan thiện và tin theo, chứ không
ngoan cố giữ lại cái cũ.
Các Bài Đọc hôm nay
nói lên vai trò quan trọng của Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên
Chúa. Trong Bài Đọc I, Tác-giả Thư Do-Thái nhấn mạnh đến 3 yếu tố quan trọng
trong việc Chúa Giêsu hiến mình làm của lễ đền tội cho con người: Ngài vừa là
Thượng Tế theo phẩm trật Melkizedek, vừa là của lễ tòan hảo, và nơi Ngài dâng
của lễ lên Thiên Chúa là ngai vàng nơi Thiên Chúa ngự trên trời. Trong Phúc Âm,
khi nghe những gì Chúa Giêsu đã làm, dân chúng từ khắp nơi kéo đến để được nghe
giảng và chữa lành bởi Chúa Giêsu; ngay cả các thần ô uế cũng khiếp sợ Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúa Giêsu
vừa là Thượng Tế thập tòan, vừa là của lễ hy sinh tòan hảo.
1.1/ Của lễ của Thượng Tế
Giêsu dâng thánh thiện và vẹn tòan hơn của lễ của Cựu Ước: Để chứng minh điều
này, tác giả Thư Do-Thái đề cao những đặc tính của Chúa Giêsu: “Phải, đó chính
là vị Thượng Tế mà chúng ta cần đến: một vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô
tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời.”
(1) Chỉ dâng hy lễ một
lần là đủ: “Đức Giê-su không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ
tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần
Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ.” Để hiểu ý tác giả,
chúng ta cần so sánh vai trò của Chúa Giêsu là Thượng Tế theo phẩm trật
Melkizedek với vai trò của Thượng Tế theo phẩm trật Aaron:
- Các Thượng-tế: có vai trò nổi
bật trong Ngày Xá Tội, mỗi năm một lần. Trong ngày này, ông được quyền vào
trong nơi Cực Thánh để dâng lễ đền tội cho dân. Trước khi có thể dâng lễ đền
tội cho dân chúng, ông phải dâng lễ đền tội cho ông trước bằng lễ vật của chính
ông. Sau đó, ông dâng lễ vật của dân để đền tội cho họ. Ngày Xá Tội cứ tiếp
diễn mỗi năm như thế.
- Thượng Tế Giêsu: Vì Ngài thánh
thiện vẹn tòan, nên Ngài không cần dâng của lễ đền tội cho mình. Để đền tội cho
dân, Ngài dâng chính thân mình làm của lễ đền tội. Đây là lễ vật hy sinh thánh
thiện và tinh tuyền nhất, không một của lễ nào có thể so sánh được. Chính vì
vậy, Ngài chỉ cần dâng một lần là đủ. Vì thế, Chúa Giêsu vừa là Thượng Tế, vừa
là lễ vật hy sinh; và vì Ngài sống mãi, nên biến cố hy sinh của Ngài trên Đồi
Golgotha thay thế của lễ đền tội trong Ngày Xá Tội. Con người không cần lễ vật
hy sinh của theo Luật Cựu Ước nữa.
(2) Chúa Giêsu là Thượng
Tế của Thiên Chúa và của con người: Tác gỉa kết luận: “Vì Luật Moses
thì đặt làm thượng tế những con người vốn mỏng giòn yếu đuối, còn lời thề có
sau Lề Luật, lại đặt Người Con đã nên thập toàn cho đến muôn đời.” Nói cách
khác, Chúa Giêsu vừa là Thượng Tế tòan hảo, và của lễ Ngài dâng để đền tội cho
dân cũng tòan hảo vì là chính bản thân của Ngài.
1.2/ Thánh Điện để dâng
của lễ là ngai vàng Thiên Chúa trên trời: Sau khi đã đề cập tới chức vụ
Thượng Tế, và của lễ hy sinh đề tội, tác giả tiến đến chỗ dâng của lễ. Trong
Cựu Ước, chỗ dâng của lễ là nơi Cực Thánh trong Đền Thờ. Trong Tân Ước, chỗ
dâng của lễ là chính ngai vàng Thiên Chúa ngự: “Điểm chủ yếu trong những điều
đang nói ở đây là điểm này: chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả như thế ngự bên
hữu ngai Đấng uy linh ở trên trời.”
(1) Nơi Cực Thánh trong
Đền Thờ dưới đất: là nơi Thiên Chúa hiện diện với con người. Nơi này được xây cất bởi
con người theo một kiểu mẫu mà Thiên Chúa đã chỉ dạy cho Moses trên núi, nhưng
nơi này “chỉ là hình ảnh lu mờ mô phỏng thánh điện trên trời.”
(2) Ngai Thiên Chúa
trong Thánh Điện trên trời: Khi Chúa Giêsu dâng lễ vật hy sinh, Ngài dâng
“trong lều trại thật, do Thiên Chúa chứ không phải do người phàm dựng lên.”
Nói tóm, “Đức Giêsu
được một tác vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là trung gian của một giao ước tốt
đẹp hơn; giao ước này căn cứ vào những lời hứa tốt đẹp hơn.”
2/ Phúc Âm: Mọi người từ
khắp nơi kéo đến với Chúa Giêsu.
Bước đầu trong hành
trình rao giảng của Chúa Giêsu thành công tốt đẹp: phần vì những lời giảng dạy
của Ngài, phần vì những phép lạ Ngài làm cho dân chúng. Tiếng lành đồn xa, nên
như trình thuật hôm nay kể, mọi người trong khắp vùng Cận Đông tuôn đến với
Chúa Giêsu: “Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía Biển Hồ. Từ
miền Galilee, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Judah, từ Jerusalem,
từ xứ Idumea, từ vùng bên kia sông Jordan và vùng phụ cận hai thành Tyre và
Sidon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm.”
(1) Chúa Giêsu chữa con
người khỏi mọi bệnh họan tật nguyền: Điều có sức hấp dẫn con người nhất
là được chữa lành khỏi mọi bệnh họan tật nguyền. Dân chúng kéo đến với Chúa
Giêsu để được chữa bệnh. Ngài có năng lực của Thiên Chúa đến nỗi “ai có bệnh
cũng đổ xô đến để sờ vào Người.” Nếu cứ để họ chen lấn xô đẩy nhau để được đến
gần và sờ vào Chúa, không khéo sẽ có nhiều tai nạn không may xảy ra. Hơn nữa,
Chúa đến không phải chỉ để chữa bệnh, mà còn giảng dạy và mặc khải về Thiên
Chúa, nên Chúa Giêsu đã khôn ngoan “bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc
thuyền nhỏ.”
(2) Các thần ô uế biết
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa: Danh xưng “con Thiên Chúa” không nhất thiết chỉ
bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu, vì danh xưng này được dùng để chỉ nhiều
người như: các thiên thần (Gen 6:2), dân Do-Thái là con Thiên Chúa (Hos 11:1),
vua của Do-Thái là con Thiên Chúa (II Sam 7:14), người công chính là con Thiên
Chúa (Sir 4:10)… Các thần ô uế có thể nhận thấy một thứ quyền lực thánh thiện
từ Chúa Giêsu đối chọi với sự ô uế của chúng, làm cho chúng không thể tồn tại,
nên hỏang sợ kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa!" Nhưng Người cấm ngặt
chúng không được tiết lộ Người là ai.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúa Giêsu là sự tòan hảo của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tin tưởng và học
hỏi nơi Ngài để biết về Thiên Chúa.
- Vì chúng ta không có
thời gian nhiều để học hỏi mọi điều hay trong vũ trụ; điều quan trọng và cần
thiết nhất chúng ta phải học là kiến thức về Thiên Chúa.
- Chỉ một người duy
nhất có thể mang đến cho chúng ta Ơn Cứu Độ là Chúa Giêsu qua hiến lễ hy sinh
của Ngài trên Thập Giá.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
19/01/17
THỨ NĂM TUẦN 2 TN
Mc 3,7-12
MẦU NHIỆM TÌNH YÊU
Các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì ...
kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa!” Nhưng Người cấm chúng không được tiết lộ
Người là ai. (Mc
3,11)
Suy niệm: Thiên Chúa là tình
yêu. Người muốn trao ban tình yêu ấy cho nhân loại để ai tin và đón nhận Người
thì được cứu độ. Nhằm tỏ bày tình yêu, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách, nhưng
phương thế cuối cùng và hoàn hảo là qua chính Con Một Người (x. Dt 1,1-2).
Nghe biết các việc Chúa Giê-su đã làm, người ta lũ lượt kéo đến với Người; việc
tìm đến với Chúa mới chỉ là bước đầu cho một tiến trình đón nhận ơn cứu độ. Một
cách tiệm tiến, Thiên Chúa dẫn đưa họ vào mầu nhiệm tình yêu trọn vẹn nơi cuộc
khổ nạn và phục sinh của Đức Giê-su, để rồi cùng với Đức Giê-su họ sẽ dâng về
cho Thiên Chúa một tình yêu tự do và trọn hiến. Quá trình mạc khải không nhằm
cho con người một danh xưng hay một khái niệm, song là một tình yêu. Và tình
yêu phải được đáp trả bằng tình yêu, chứ không thể chỉ bằng sự hiểu biết suông
hay ‘tụng kinh’ suông trên môi miệng.
Mời Bạn: Tình
yêu cần được thể hiện qua việc làm. Một
việc làm thiếu tình yêu là sự lừa dối; tình yêu thiếu việc làm thì tình yêu
chết. Xã hội ngày càng dạt theo lối sống hưởng thụ, thực dụng, hời hợt thiếu
chiều sâu, thành thử con người thường đánh giá và đối xử với nhau qua hình thức
bề ngoài. Hậu quả là một xã hội suy thoái về đạo đức. "Anh em chớ
uốn mình theo thế gian này!" (Rm 12,2).
Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái với tấm lòng thành, kết hợp cầu
nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu.
Cầu Nguyện: Hát
Kinh Hoà Bình: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự
Chúa trong mọi người… Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.”
Chữa lành nhiều bệnh nhân
(19.01.2017 – Thứ Năm Tuần 2 Thường niên)
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay được coi là một bản tóm lược
những hoạt động của Đức Giêsu tại vùng phía biển hồ.
Có vẻ Ngài rút lui về vùng này không phải vì sợ bị hãm hại (Mc 3, 6),
nhưng để mở rộng phạm vi hoạt động hơn.
Như trước đây không lâu, mọi người từ vùng Giuđê và Giêrusalem
kéo tới xin chịu thanh tẩy bởi ông Gioan (Mc 1, 5),
giờ đây một đám đông lớn hơn từ khắp mọi vùng đổ xô đến với Đức Giêsu.
Có thể nói cả dân Ítraen hào hứng tụ họp bên ngài (Mc 3, 7-8).
Chưa bao giờ Đức Giêsu thành công đến thế !
những hoạt động của Đức Giêsu tại vùng phía biển hồ.
Có vẻ Ngài rút lui về vùng này không phải vì sợ bị hãm hại (Mc 3, 6),
nhưng để mở rộng phạm vi hoạt động hơn.
Như trước đây không lâu, mọi người từ vùng Giuđê và Giêrusalem
kéo tới xin chịu thanh tẩy bởi ông Gioan (Mc 1, 5),
giờ đây một đám đông lớn hơn từ khắp mọi vùng đổ xô đến với Đức Giêsu.
Có thể nói cả dân Ítraen hào hứng tụ họp bên ngài (Mc 3, 7-8).
Chưa bao giờ Đức Giêsu thành công đến thế !
Nhưng nhiều người trong đám đông khổng lồ này lại là những bệnh nhân.
Họ theo Đức Giêsu vì họ đã nghe biết những phép lạ chữa bệnh ngài làm.
Đức Giêsu xin các môn đệ chuẩn bị một chiếc thuyền
để nếu bị chen lấn quá trên bờ, ngài còn có thể xuống thuyền mà tránh đám đông.
Những bệnh nhân tin rằng mình có thể được chữa lành nhờ chạm đến Ngài.
Có những người chỉ xin chạm vào tua áo choàng của Ngài (Mc 6, 56).
Họ không chờ Đức Giêsu đến với họ.
Chính họ chủ động chen lấn để chạm đến Đức Giêsu.
Họ không cần Ngài phải làm gì hay nói gì,
họ chỉ cần chạm đến trong lòng tin là mọi bệnh tật được chữa khỏi.
Họ theo Đức Giêsu vì họ đã nghe biết những phép lạ chữa bệnh ngài làm.
Đức Giêsu xin các môn đệ chuẩn bị một chiếc thuyền
để nếu bị chen lấn quá trên bờ, ngài còn có thể xuống thuyền mà tránh đám đông.
Những bệnh nhân tin rằng mình có thể được chữa lành nhờ chạm đến Ngài.
Có những người chỉ xin chạm vào tua áo choàng của Ngài (Mc 6, 56).
Họ không chờ Đức Giêsu đến với họ.
Chính họ chủ động chen lấn để chạm đến Đức Giêsu.
Họ không cần Ngài phải làm gì hay nói gì,
họ chỉ cần chạm đến trong lòng tin là mọi bệnh tật được chữa khỏi.
Dù y khoa đã
đạt được những bước tiến đáng kể,
nhưng ai có thể thống kê hết số bệnh nhân trên thế giới.
Con người hôm xưa chạy đến với Đức Giêsu để xin được chữa lành
khỏi ách nặng nề của bệnh tật thân xác và tinh thần.
Con người hôm nay cũng chạy đến với Giáo Hội để xin được chữa lành.
Mọi nhà thương, phòng khám bệnh hay phát thuốc của người Công giáo,
đều là nơi các bệnh nhân gặp được Đức Giêsu.
Nơi đây họ chạm được vào con người nhân hậu của Ngài,
và nơi đây Đức Giêsu chạm đến họ qua bàn tay của những y bác sĩ Công giáo.
Con người hôm nay nhận ra Chúa Giêsu
không nhờ sự giới thiệu của quỷ: “Ông là Con Thiên Chúa.”
nhưng nhờ sự phục vụ khiêm hạ của những lương y sống như Giêsu.
nhưng ai có thể thống kê hết số bệnh nhân trên thế giới.
Con người hôm xưa chạy đến với Đức Giêsu để xin được chữa lành
khỏi ách nặng nề của bệnh tật thân xác và tinh thần.
Con người hôm nay cũng chạy đến với Giáo Hội để xin được chữa lành.
Mọi nhà thương, phòng khám bệnh hay phát thuốc của người Công giáo,
đều là nơi các bệnh nhân gặp được Đức Giêsu.
Nơi đây họ chạm được vào con người nhân hậu của Ngài,
và nơi đây Đức Giêsu chạm đến họ qua bàn tay của những y bác sĩ Công giáo.
Con người hôm nay nhận ra Chúa Giêsu
không nhờ sự giới thiệu của quỷ: “Ông là Con Thiên Chúa.”
nhưng nhờ sự phục vụ khiêm hạ của những lương y sống như Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi khuôn mặt khốn khổ
của tất cả những người bị thử thách:
những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,
nhưng vì thiếu Lời Chúa;
những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật,
công bằng và tình thương;
những kẻ vô gia cư,
không chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không chỉ trong thân xác,
nhưng còn trong tinh thần nữa,
bằng cách thực thi lời hy vọng này:
“Ðiều mà ngươi làm
cho người bé mọn nhất trong anh em
là làm cho chính Ta”
xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi khuôn mặt khốn khổ
của tất cả những người bị thử thách:
những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,
nhưng vì thiếu Lời Chúa;
những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật,
công bằng và tình thương;
những kẻ vô gia cư,
không chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không chỉ trong thân xác,
nhưng còn trong tinh thần nữa,
bằng cách thực thi lời hy vọng này:
“Ðiều mà ngươi làm
cho người bé mọn nhất trong anh em
là làm cho chính Ta”
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn
Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Giêng
19 THÁNG GIÊNG
Ngắm Nhìn Mẫu Gương
Người Thợ Mộc Khiêm
Nhường
Lao động đem lại niềm
vui và niềm thỏa mãn; nhưng lao động cũng đòi nỗ lực và khiến người ta mệt mỏi,
như ai cũng có thể cảm nghiệm được sau một ngày dài nhọc nhằn. Vui và thỏa mãn,
vì lao động cho phép người ta thể hiện vai trò thống trị mặt đất mà Thiên Chúa
đã ủy trao cho mình (St 1, 26 – 28). Thật vậy, Thiên Chúa đã nói với người đàn
ông và người phụ nữ đầu tiên: “Hãy sinh sôi nảy nở đầy mặt đất và chinh phục
nó. Hãy làm chủ cá biển, chim trời và muôn loài sống động trên mặt đất” (St 1,
28).
Thế nhưng, không phải
bao giờ chúng ta cũng thích loại công việc mà mình đang làm. Đôi khi ta phải
làm những công việc nguy hiểm. Chẳng hạn, rất nhiều người làm việc trong các hầm
mỏ sâu hun hút dưới mặt đất. Nhiều công việc rất nặng nhọc, đơn điệu và gây buồn
chán. Đó là thân phận con người chúng ta. Thánh Kinh viết rằng vì con người bất
tuân phục nên phải đổ mồ hôi mới có cái ăn. Rồi trong quá trình canh tác trồng
trọt, cũng vì sự bất tuân phục của con người mà mặt đất không dễ dàng sản sinh
hoa trái cho họ (St 3, 17 – 19). Dù sao, đối với những con người lao động tín
thác vào Thiên Chúa, những nỗi cố gắng nhọc nhằn của họ bao giờ cũng gắn liền với
niềm vui sướng – vì họ biết rằng mình đang tham dự vào chính công trình của
Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo.
Đối với chúng ta là những
Kitôhữu, Đức Giêsu là mẫu gương hoàn hảo và là nguồn cảm hứng cho công việc của
chúng ta. Trong lao động, Đức Giêsu sống mối hiệp thông mật thiết với Cha trên
trời. Vì thế, chúng ta cần phải nhìn ngắm cung cách làm việc hằng ngày của Đức
Giêsu trong suốt những năm dài ở Na-da-rét. Đó là tấm gương tuyệt hảo cho tất cả
chúng ta. Ngắm nhìn chàng thợ mộc ấy, chúng ta sẽ nhận được niềm phấn khởi và sự
khích lệ lớn lao để kiên trung trong việc phục vụ nhỏ nhoi của mình – dù đó là
ngành nghề gì đi nữa.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 19-01
Thứ Năm tuần II thường niên
Dt 7, 25-8,6; Mc 3,
7-12
LỜI SUY NIỆM: “Còn các thần ô-uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình
dưới chân Người và kêu lên: ‘Ông là con Thiên Chúa!’ Nhưng Người cấm ngặt chúng
không được tiết lộ Người là ai.” (Mc 3,11-12).
Trước những phép lạ của
Chúa Giêsu làm. Người ta lũ lượt đi theo Chúa từ miền Giuđê, Giêrusalem, xứ
Iđumê, vùng bên kia sông Giođan, thành Tia và Xiđon. Mọi người đang vui mừng nhận
ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Nhưng là Đấng Mêsia theo cách của họ là một vua
chiến thắng, bằng một đạo quân hùng hậu, quét sạch người Rôma và biến dân
Do-thái thành một cường quốc. Với tư tưởng của đám đông như vậy. Các thần ô-uế
lợi dụng lồng vào tung hô: “Ông là Con Thiên Chúa”. Để xách động gây rối loạn
trong dân, hầu có thể phá hoại chương trình của Thiên Chúa. Nên Chúa Giêsu đã cấm
ngặt chúng. Bởi Chúa Giêsu đang muốn hướng đám đông đi theo Ngài, phải biết
Ngài là Đấng được Thiên Chúa xức dầu, Ngài đến theo đường lối: để phục vụ, hy
sinh, yêu thương và cuối cùng là chịu chết trên Thập giá và sẽ Phục Sinh. Nhưng
đối với chúng ta hôm nay. Thật là hạnh phúc, khi được Chúa trao quyền được rao
giảng Tin Mừng cho muôn dân. Muốn làm tốt công việc này chúng ta cần phải học
biết về Ngài.
Mạnh Phương
19 Tháng Giêng
Bàn Chân Năm Ngón
Một người thanh
niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức
Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm
1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó
quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để
ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình. Ðiều gì đã
làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho
nhiều người?
Tony là hiện thân của
niềm Hy Vọng. Tony đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận dụng những
ngón chân của mình để học đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng chân trong
nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh.
Anh đã biết biến sự
tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả
năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: "Bí quyết nào đã giúp anh
chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một
cách tuyệt diệu như thế?". Anh đã trả lời như sau: "Tôi đã cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho
Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi".
Không ai trong chúng
ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn lựa
làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp
hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo
hèn. Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một
định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người
sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.
Nhưng trong ánh mắt
Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả. Trong
chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất
hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay
do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất
hạnh. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có
một chương trình cho mỗi người. Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của
Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét