22/06/2017
Thứ Năm tuần 11 thường niên.
BÀI ĐỌC I: 2 Cr 11, 1-11
"Tôi đã rao giảng không công cho anh em Tin Mừng của Thiên
Chúa".
Trích thư thứ hai của Thánh
Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, phải chi anh em
chịu đựng một phần nào sự ngu dại của tôi, chắc là anh em đành chịu đựng: vì
tôi yêu mến anh em như Chúa có lòng yêu mến. Tôi đã đính hôn anh em cho một người,
như dâng một trinh nữ trong trắng cho Đức Kitô. Nhưng tôi lại sợ rằng như con rắn
đã dùng mưu chước mà cám dỗ bà Evà thế nào thì lòng anh em cũng ra hư đốn,
không còn chân thành đối với Đức Kitô như vậy. Vì nếu có ai đến rao giảng một Đấng
Kitô nào khác mà chúng tôi không hề rao giảng, hay anh em nhận lãnh một Thánh
Thần nào khác hoặc một Phúc Âm nào khác không phải như anh em đã nghe, thì chắc
là anh em chịu theo ngay. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi đã làm việc không thua kém gì
các vị tông đồ cả kia đâu. Bởi vì dầu tôi có ăn nói không thanh lịch, nhưng về
sự thông biết thì không phải thế đâu, vì trong mọi mặt, chúng tôi đã tỏ cho anh
em thấy rõ rồi.
Hay là tôi đã phạm tội gì khi hạ
mình không để anh em được nhắc lên? Hoặc vì đã rao giảng không công cho anh em
Tin Mừng của Thiên Chúa. Tôi đã bóc lột các giáo đoàn khác, khi lãnh trợ cấp
nơi họ, để phục vụ anh em. Khi tôi ở giữa anh em, mà phải lâm cảnh túng thiếu,
tôi đã không làm phiền lòng ai: vì tôi có thiếu thốn điều gì, thì các anh em ở
Macêđônia đến giúp đỡ cho. Trong mọi sự, tôi đã giữ mình không làm phiền lòng
ai, sau này, tôi vẫn giữ mình như thế. Đã có sự thật của Đức Kitô trong tôi,
nên tôi không để ai giựt khỏi tôi được sự tôi khoe như thế trong khắp miền
Akaia. Vì sao thế? Có phải vì tôi không yêu mến anh em chăng? Đã có Thiên Chúa
biết. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 110, 1-2. 3-4.
7-8
Đáp: Lạy Chúa, công cuộc tay
Chúa làm ra đều chân thật và công chính (c. 7a).
Hoặc đọc: Alleluia.
1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng,
trong nhóm hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại thay công cuộc của Chúa tôi, thực
đáng cho những người mến yêu quan tâm học hỏi! - Đáp.
2) Công cuộc của Chúa là sự hùng
vĩ oai nghiêm, và đức công minh của Ngài muôn đời tồn tại. Chúa đã làm những điều
lạ lùng đáng nhớ, Người thực là Đấng nhân hậu từ bi. - Đáp.
3) Công cuộc tay Chúa làm ra đều
chân thật và công chính, mọi giới răn của Người đều đáng cậy tin. Những giới
răn đó được lập ra cho tới muôn ngàn đời, được ban hành một cách chân thành và
đoan chánh. - Đáp.
ALLELUIA: Tv 144, 13bc
Alleluia, alleluia! - Chúa
trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. -
Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 6, 7-15
"Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ
nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết
rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện
như thế này:
"Lạy Cha chúng con ở trên
trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới
đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và
tha nợ chúng con, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng
con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
"Vì nếu các con có tha thứ
cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha
thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng
chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con". Đó là lời Chúa.
Suy niệm : Kinh Lạy Cha
Kinh
Lạy Cha là một kinh quan trọng đối với đời sống người Kitô hữu, vì đó là kinh
do chính Chúa Giêsu đặt ra, là kinh được Giáo Hội đọc nhiều hơn cả trong các cử
hành phụng vụ và các cử hành khác, là kinh tóm gọn tất cả những gì phải làm
trong khi cầu nguyện.
Chúng ta cần cầu nguyện với Chúa
Cha để sống và hoạt động tông đồ đắc lực, khi cầu nguyện như thế, chúng ta cậy
nhờ Chúa Giêsu và nhờ chính lời cầu nguyện của Ngài. Có một điểm Chúa Giêsu căn
dặn là trong khi cầu nguyện đừng có thái độ thuyết phục Thiên Chúa theo ý muốn
của mình bằng những lời khéo léo dài dòng như những người ngoại giáo đối với
các thần minh của họ. Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng làm như thế, bởi vì
"Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con cầu xin".
Nói khác đi, khi cầu nguyện, chúng ta chỉ cần đơn sơ khiêm tốn nhìn nhận mình
hèn mọn thiếu thốn, vạch rõ con người của chúng ta trước mặt Thiên Chúa, rồi vững
dạ cậy trông tin tưởng. Thiên Chúa chẳng những sẽ lấp đầy cái trống rỗng của
chúng ta, mà còn dằn lắc, còn ban cho chúng ta nhiều ơn hơn chúng ta khấn xin.
Kinh Lạy Cha là kiểu mẫu cho tất
cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy Cha có 5 lời nguyện, trong khi đó
ở Phúc Âm Matthêu có 7 lời nguyện: 3 lời cầu đầu tiên nói về Thiên Chúa, Ðấng
mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi là Cha: Cha chúng con ở trên trời, sau đó chúng
ta xin cho Danh Thánh Cha được hiển vinh, nước Cha được lan rộng trên thế gian,
nhất là trong tâm hồn con người, và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất
cũng như trên trời. Trong phần hai, có 4 lời nguyện: xin lương thực hàng ngày,
nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình
Chúa; xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được tha thứ, chúng
ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em; xin ơn kiên trì để lướt thắng cám dỗ
hàng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công của tà thần
muốn đưa chúng ta xa lìa Chúa; xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự
Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.
Chúng ta hãy dốc quyết không bao
giờ bỏ đọc Kinh quan trọng và hiệu nghiệm này trong đời sống cá nhân, gia đình
và cộng đoàn chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin
Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 11 TN1,
Năm lẻ
Bài đọc: 2
Cor 11:1-11; Mt 6:7-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải đặt cùng
đích của cuộc đời lên trên những lợi lộc vật chất.
Mục đích chính của cuộc đời
chúng ta là cố gắng sống làm sao để mưu cầu ơn cứu độ cho chính chúng ta và cho
mọi người. Vì thế, chúng ta phải dồn mọi thời gian, cố gắng, và sức lực để đạt
được mục đích này. Nhưng thực tế chứng minh chúng ta đã không làm những điều
đó: Có những người dành hết mọi thời gian và sức lực để kiếm tiền hưởng thụ. Có
những người đặt quyền lợi cá nhân lên trên việc mở mang Nước Chúa. Có những người
lợi dụng ngay cả Tin Mừng để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Các Bài Đọc hôm nay cung cấp cho
chúng ta những trường hợp cụ thể để suy gẫm xem chúng ta đã làm gì để đạt mục
đích của cuộc đời. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô muốn chứng tỏ cho các tín hữu
Corintô biết ông đã lo lắng mọi cách để chuẩn bị cho họ sống mối liên hệ với Đức
Kitô; chứ không quan tâm đến việc đáp trả lợi lộc vật chất của họ, như kẻ thù tố
cáo. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu muốn các môn đệ đặt việc làm vinh danh Chúa, làm
Nước Chúa trị đến, làm theo thánh ý Chúa, trước khi lo việc có lương thực hằng
ngày và các nhu cầu khác.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tôi đã đính hôn anh em với một người độc nhất là Đức Kitô.
1.1/ Phaolô chú trọng đến phần linh
hồn của các tín hữu Corintô.
(1) Phaolô yêu hội thánh Corintô
bằng tình yêu chân thành: Mục đích của Phaolô khi nhiệt thành rao giảng Tin Mừng
là mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho mọi người. Nỗi lo âu của ngài là lo lắng
làm sao để các tín hữu được kết hiệp mật thiết với Đức Kitô, và không bị lôi cuốn
bởi những cám dỗ của thế gian. Vì yêu Đức Kitô và yêu các tín hữu, Phaolô muốn
liên kết cả hai trong cuộc "kết hôn " mà Isaiah, Hosea, và tác giả của
Sách Diễm Tình Ca đã xử dụng: "Thật thế, vì anh em, tôi ghen cái ghen của
Thiên Chúa, bởi tôi đã đính hôn anh em với một người độc nhất là Đức Kitô, để
tiến dâng anh em cho Người như một trinh nữ thanh khiết."
(2) Phaolô lo sợ các tín hữu bị
đánh lừa bởi những người rao giảng giả hiệu: Phaolô chắc đã nhìn thấy những dấu
hiệu phản bội nơi các tín hữu, nên ngài đã cảnh cáo các tín hữu: ''Nhưng tôi sợ
rằng như xưa con rắn đã dùng mưu chước mà lừa dối bà Evà thế nào, thì nay trí
lòng anh em cũng dần dần đâm ra hư hỏng, mất sự đơn sơ đối với Đức Kitô như vậy.''
Phaolô nói mỉa mai các tín hữu; nhưng cũng đề phòng họ phải xác quyết ba điều
chân thật: Đức Kitô, Thánh Thần, và Tin Mừng: ''Quả thật, nếu có ai đến rao giảng
một Đức Giêsu khác với Đức Giêsu mà chúng tôi rao giảng, hay nếu anh em lãnh nhận
một Thần Khí nào khác với Thần Khí anh em đã lãnh nhận, hoặc nếu anh em lãnh nhận
một Tin Mừng nào khác với Tin Mừng anh em đã đón nhận, thì anh em sẵn lòng chịu
đựng được ngay!''
1.2/ Lời biện hộ của Phaolô: Phaolô muốn dùng việc làm để chứng minh những gì ông đã
làm cho hội-thánh ở Corintô, để vạch ra những gian trá của các "tông đồ giả
hiệu." Các tín hữu có thể chứng nhận những gì ông nói.
(1) Về sự hiểu biết: ''Tôi nghĩ
rằng tôi chẳng có thua gì các Tông Đồ siêu đẳng kia. Giả như tôi có thua kém về
khoa ăn nói, thì về sự hiểu biết, tôi chẳng thua kém đâu! Trong mọi dịp và trước
mặt mọi người, chúng tôi đã tỏ cho anh em thấy điều đó rồi.'' Sự hiểu biết của
Phaolô chính là khôn ngoan của Thiên Chúa mà kiến thức của các tông đồ giả hiệu
không thể so sánh được.
(2) Về sự rao giảng không công:
Phaolô rao giảng cho các tín hữu Corintô không vì lý do tài chánh, nhưng ông đã
tự mưu sinh bằng nghề chế lều và sự giúp đỡ của các hội-thánh khác. Ông nhắc nhở
họ: ''Phải chăng tôi có lỗi, vì đã hạ mình xuống để tôn anh em lên, khi rao giảng
không công cho anh em Tin Mừng của Thiên Chúa? Tôi đã bóc lột các Hội Thánh
khác, ăn lương của họ, để phục vụ anh em. Hồi ở giữa anh em, những khi lâm cảnh
túng thiếu, tôi đã chẳng phiền luỵ ai, bởi vì các anh em từ Macedonia đến đã
cung cấp đầy đủ những gì tôi cần. Trong mọi dịp, tôi đã tránh không trở nên
gánh nặng cho anh em, và tôi cũng sẽ còn tránh như vậy.''
(3) Về sự yêu mến của các hội-thánh
khác dành cho ông: Không phải vì bị các hội-thánh khác từ bỏ mà Phaolô đến ở với
hội-thánh Corintô; nhưng vì tình yêu chân thành Phaolô dành cho họ. Ông muốn họ
nhận thức điều này: ''Nhân danh chân lý của Đức Kitô ở trong tôi, tôi xin nói với
anh em rằng: chẳng ai cấm được tôi có niềm vinh dự đó trong các miền xứ Achaia.
Tại sao thế? Có phải vì tôi không yêu mến anh em chăng? Có Thiên Chúa biết!''
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu dạy môn đệ cách cầu nguyện.
2.1/ Thái độ phải tránh khi cầu
nguyện: Chúa Giêsu dạy các môn đệ một thái độ
cần phải tránh: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ
nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã
biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.''
Chúng ta đừng lấy những gì con
người suy nghĩ và hành động để áp dụng cho Thiên Chúa. Nhiều người phải lải nhải
nhiều lần, vì họ không biết Thiên Chúa có nghe thấy tiếng họ kêu xin hay không;
nhưng Chúa Giêsu dạy: Thiên Chúa là Đấng thông suốt mọi sự, Ngài biết rõ tất cả
nhu cầu của từng người trước khi chúng ta mở miệng cầu xin.
Như vậy, có cần phải cầu xin vì
Thiên Chúa đã biết? Chúng ta cần phân biệt giữa cầu xin và cầu nguyện. Chúa
Giêsu không ngăn cấm việc cầu xin; ngược lại, Ngài luôn khuyến khích các môn đệ
phải cầu nguyện. Tuy nhiên, việc cầu nguyện không phải thuần túy chỉ cầu xin,
nhưng còn để đào sâu mối liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa.
2.2/ Cách cầu nguyện đúng: Kinh Lạy Cha. Chúng tôi đã phân tích chi tiết Kinh Lạy
Cha nhiều lần. Trong bài chia sẻ này, chúng tôi muốn chú trọng đến thứ tự ưu
tiên của các lời cầu.
(1) Cầu xin cho nhu cầu của
Thiên Chúa: Phần đầu của Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu chú trọng đặc biệt đến
"nhu cầu" của Thiên Chúa. Ngài dạy: Anh em hãy cầu nguyện như thế
này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh
thánh Cha vinh hiển, Nước Cha mau đến, ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.'' Nếu người con thực tình
yêu thương Cha, người con sẽ chú tâm đến nhu cầu của Cha hơn
nhu cầu của mình. Hơn nữa, những "nhu cầu" của Cha, thực
sự chẳng phải cho Cha, nhưng là cho phần rỗi linh hồn của mọi người
con.
(2) Cầu xin cho nhu cầu của con
người: Chỉ sau khi chú tâm đến nhu cầu của Thiên Chúa, con người mới chú tâm đến
nhu cầu của mình khi cầu xin: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng
ngày.'' Chúa Giêsu chú trọng đến việc xin lương thực hằng ngày, chứ
không xin để có tiền mua lương thực cả đời! Sau đó, Chúa trở lại với
nhu cầu thiêng liêng: "Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con.'' Và lời cầu nguyện sau cùng cũng hướng về
ơn cứu độ: ''Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi
sự dữ.''
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa cho chúng ta sống
trong cuộc đời này không phải để kiềm tiền hưởng thụ; nhưng muốn chúng ta sống
làm sao để đạt tới ơn cứu độ cho mình và cho mọi người. Ngài đã từng nhắc nhở:
"Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, được ích chi!"
- Nếu mục đích cuộc đời là ơn cứu
độ, chúng ta phải chú trọng và dành mọi thời gian và nỗ lực cho việc làm vinh
danh Chúa, làm cho Nước Chúa trị đến, làm theo thánh ý Chúa; chứ không dành
toàn thời gian và nỗ lực để mưu cầu các lợi lộc vật chất.
Linh mục Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
Mt
6,7-15
LỜI KINH CHÚA DẠY
Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Khi
cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là
được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước
khi anh em cầu xin.” (Mt 6,7-8)
Suy
niệm: Khi dạy các môn đệ cầu
nguyện, trước hết Chúa Giê-su khuyên các ông đừng như dân ngoại, bởi họ không
biết rõ Đấng họ kêu xin, nên cứ tưởng lải nhải nhiều sẽ được nhận lời. Khác với
họ, người môn đệ đã trở nên con cái trong nhà, mà đã là con thì đương nhiên có
quyền được hưởng tình thương, kể cả quyền thừa kế nữa. Thế nên, để lời kêu xin
được hiệu quả, trước hết phải hiểu Đấng mình kêu xin và đặt mình đúng trong mối
tương quan mật thiết ấy. Ngài là Cha và Ngài biết rõ chúng ta cần gì, đến nỗi
Đức Giê-su còn khẳng định: “Anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho
con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại
không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt
7,11). Một khi hiểu được tấm lòng của Người Cha thì chúng ta biết mình cần xin
gì, cũng như phải cầu xin với tâm tình nào.
Mời Bạn: Lời cầu xin cho “danh
Cha cả sáng,” không phải là lời cầu xin thuộc dạng “lo bò
trắng răng,” bởi đương nhiên Thiên Chúa phải làm cho danh Ngài cả sáng. Nhưng
khi cầu xin như vậy, bạn ý thức mình là con, và xin cho danh Thiên Chúa được
vinh hiển qua lời nói cũng như hành động của mình.
Chia sẻ: Đâu là yếu tố sẽ làm
cho danh Chúa được cả sáng?
Sống Lời Chúa: Chú ý phần thứ hai của Kinh Lạy
Cha và nỗ lực thực hành để danh Chúa được cả sáng.
Cầu
nguyện: Đọc Kinh Lạy Cha
cách khoan thai và với tâm tình thảo hiếu.
(5 phút Lời Chúa)
Lạy Cha chúng con (22.6.2017 – Thứ năm Tuần 11 Thường niên)
Khi gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta thấy mình hết sợ hãi và xa cách. Cha siêu việt và quyền uy, nhưng Cha không áp bức và bắt con làm nô lệ
Suy niệm:
Chúng ta không thể lèo
lái hay ép buộc Thiên Chúa
bằng những lải nhải dài
dòng hay bằng những câu thần chú.
Cầu nguyện không phải là
thông báo cho Chúa biết nhu cầu của ta (c. 8).
Cha
Teilhard de Chardin đã viết:
“Chúng ta phải cầu xin
Chúa không phải vì lề luật buộc như thế,
cũng không phải vì Chúa
không biết ta cần gì.
Không, kinh nguyện là
tình yêu, là cách diễn tả tình yêu.”
Thiên Chúa thích nghe
miệng chúng ta nói lên nhu cầu của mình.
Đức Giêsu dạy chúng ta
gọi Thiên Chúa là Cha, Abba, như Ngài đã gọi.
Abba là tiếng gọi âu yếm
thân thương của đứa con đối với người cha.
Khi gọi Thiên Chúa là
Cha, chúng ta thấy mình hết sợ hãi và xa cách.
Cha siêu việt và quyền
uy, nhưng Cha không áp bức và bắt con làm nô lệ,
Cha cao sang ở trên trời
nhưng Cha lại gần gũi với nhu cầu của con cái.
Ba lời cầu xin đầu tiên
đều hướng về Cha: Danh Cha, Nước Cha, và Ý Cha.
Danh Cha được vinh hiển
khi Nước Cha được thành tựu, Ý Cha được thể hiện.
Nước Cha đã đến rồi với
sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu,
nhưng chúng ta vẫn phải
cầu xin cho Nước ấy mau đến cách viên mãn.
Ý Cha và quyền tối cao
của Cha đã được thể hiện trọn vẹn trên trời rồi,
nhưng còn phải được thể
hiện dưới đất nữa, nơi mọi người và nơi từng người.
Ba lời cầu đầu tiên, là
những lời trực tiếp nài xin Cha.
Làm cho Danh Cha được
biết đến, Nước Cha được nhìn nhận,
Ý Cha được tuân hành : đó
là công việc của Cha cho đến tận thế.
Nhưng việc đó cũng cần sự
cộng tác hằng ngày của mỗi Kitô hữu
qua việc họ sống tận căn
những đòi hỏi gai góc của Nước Trời,
để cho thấy Nước Trời đã
đến trên mặt đất.
Bốn lời cầu xin sau nhắm
đến nhu cầu cụ thể của các môn đệ.
Xin lương thực hàng ngày
là điều cần thiết cho họ,
những người nay đây mai
đó, sống nhờ lòng tốt của người nghe.
Xin ơn tha thứ là điều ta
cần mỗi ngày từ Chúa, sau bao sai lỗi,
mà cũng là điều ta phải
trao lại cho anh em.
Xin Chúa đừng đưa chúng
ta vào cơn thử thách quá sức chịu đựng
đến mức mất đức tin và
quỵ ngã.
Nhưng xin Chúa gìn giữ và
giải thoát chúng ta khỏi Ác Thần.
Kinh Lạy Cha giúp chúng
ta trò chuyện với chính Thiên Chúa là Cha.
Chúng ta được mở ra trước
thế giới trên trời nơi Cha ngự trị,
những cũng được mở ra
trước thế giới dưới đất của con người.
Một thế giới có bao người
thiếu bánh ăn, cần được chia sẻ.
Một thế giới có nhiều
xung đột và hận thù, cần sự bao dung thứ tha.
Một thế giới hỗn loạn với
bao điều phải chấn chỉnh cho hợp Ý Chúa.
Một thế giới không biết
mình là anh em, con cùng một Cha.
Kinh Lạy Cha bao giờ cũng
nhắc chúng ta về những điều dang dở…
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy
đến.
Xin đừng mỉm cười mà nói
rằng
Chúa đã ở bên chúng con
rồi.
Có cả triệu người chưa
biết Chúa.
Nhưng biết Chúa thì được
cái gì ?
Chúa đến để làm gì
nếu đời sống con cái của
Chúa
cứ tiếp tục y như cũ ?
Xin hoán cải chúng con.
Xin lay chuyển chúng con.
Ước gì sứ điệp của Chúa
trở nên máu thịt của
chúng con,
trở nên lẽ sống của cuộc
đời chúng con.
Ước gì sứ điệp đó
lôi chúng con ra khỏi sự
an nhiên tự tại,
và đòi buộc chúng con,
làm chúng con không yên.
Bởi lẽ chỉ như thế,
sứ điệp đó mới mang lại
cho chúng con
bình an sâu xa,
thứ bình an khác hẳn,
đó là Bình An của Chúa.
(Helder Câmara)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
22 THÁNG SÁU
Thiên Chúa Mời Gọi Đích Danh
Mỗi Người Chúng Ta
Đồng thời, chúng ta cũng gặp thấy
nơi truyền thống một hành trình kiên thủ trong đức tin. Ở đây, Giáo Hội là bạn
đồng hành luôn sát cánh với con người. Giáo Hội luôn sẵn sàng khi con người yêu
cầu những cách thế mới của sự quan phòng của Thiên Chúa. Các Công Đồng Vatican
I và II, mỗi Công Đồng theo cách riêng mình, là những tiếng nói quí giá của
Chúa Thánh Thần mà chúng ta không được phép dửng dưng. Giáo Hội mời gọi chúng
ta suy tư lại về những chân lý sống động mà các Công Đồng ấy đã nêu ra, cũng
như suy tư lại về những tài liệu quan trọng của truyền thống.
Mọi câu hỏi nghiêm túc phải nhận
được một câu trả lời thấu đáo. Đó là lý do tại sao chúng ta đang liên hệ tới những
khía cạnh khác nhau của sự quan phòng thần linh trong nhiệm cục sáng tạo và cứu
độ. Vì thế , chúng ta hãy dành thời gian để suy tư về chân lý vĩnh cửu mãi mãi
tồn tại ấy. Đây là sự khôn ngoan siêu việt mà Thiên Chúa yêu thương con người
và mời gọi con người tham dự vào trong kế hoạch cứu độ của Ngài. Con người được
mời gọi nhận ra sự săn sóc ân cần của Thiên Chúa và hợp tác với ơn cứu độ của
Ngài.
- suy tư 366 ngày của Đức
Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope
John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 22-6
Thánh Paulinô giám mục Nôla.
Thánh Gioan Fisher giám mục tử
đạo
và Thánh Tôma More tử đạo
2Cr 11, 1-11; Mt 6, 7-15.
Lời suy niệm: “Khi cầu nguyện
anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời.
Đừng bắt chước họ. Vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu
xin.”
Chúa Giêsu thấy nơi người
Do-thái khi họ cầu nguyện, họ thường thường đứng lâu giờ ở những nơi có nhiều
người qua lại để cố ý phô trương. Nên Người căn dặn đừng bắt chước họ. Bởi vì
Thiên Chúa mà chúng ta cầu nguyện là Cha, Đấng hằng yêu thương; sẵn sàng đáp lời
hơn là chúng ta sẵn sàng cầu nguyện. Phúc lành và ân huệ Chúa ban cho chúng ta
khi cầu nguyện với Ngài không phải do nài ép Ngài.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa dạy chúng
con cầu nguyện với sự ao ước trong lòng và trên môi miệng luôn có lời: “Ý Cha
thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Để trong mọi lời cầu nguyện của chúng
con được đẹp lòng Chúa, và nhận được sự an vui trong cuộc sống.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày 22-06: Thánh GIOAN
FISHER
Giám Mục (1469 - 1535)
Thánh Gioan Fisher sinh tại
Beverly, Yorkshire là con của một thương gia giàu có. Cha Ngài đã qua đời năm
1477. Khoảng năm 1482, Ngài được Mẹ gởi tới đại học Cambriage và đã trở thành một
học giả nổi danh. Năm 1941, Ngài thụ phong linh mục. Sau mười năm học thần học.
Năm 1501, và sau này Ngài được coi như một trong các nhà thần học hàng đầu của
Âu Châu.
Đại học sớm nhận ra khả năng quản
trị của Ngài, lần lượt Ngài đã giữ chức vụ giám thị, phó chưởng ấn, rồi chưởng ấn.
Năm 1514, Ngài được chọn làm chưởng ấn suốt đời.
Ngài được đặt làm giám mục
Rochester năm 1504 và Ngài đã là một mục tử chân chính, lo khích lệ các linh mục
bằng sự quan tâm tới cuộc sống của các Ngài. Là một nhà giảng thuyết thời danh,
Ngài làm hết sức để có thể cung ứng cho Giáo hội các linh mục đầy đủ khả năng
giảng dạy dân chúng.
Do ảnh hưởng của Ngài mà
Erasnius được đưa vào giảng dạy tiếng Hy lạp ở đại học Cambrige Erasmus. Tôma
More cũng đã trở thành bạn thân của Gioan Fisher. Năm 1516, có bản văn ghi chép
về cả ba nhân vật này ở Rochester.
Ngài Tôma More làm Tổng quản lý
đại học Cambrige. Từ năm 1525 đến những năm sau đó Tôma và Gioan Fisher hợp tác
với nhau để đáp ứng người chống lại lạc thuyết của Lutherô. Đức giám mục Gioan
Fisher đã viết cuốn Confutatio (1523) bằng tiếng Latinh. Đó là cuốn sách của thần
học gia viết cho các thần học gia. Người tín hữu (More) viết cuốn Dialogue concerning
Heresies (1528) cho giới bình dân.
Năm 1527, năm định mệnh cho nước
Anh vì là lúc, Henri VIII đi bước đầu, tới việc tiêu hủy hôn nhân của ông với
Catarina miền Atagon. Năm 1501 bà thành hôn với Arthur, anh của vua. Nhưng được
sáu tháng thì Athur từ trần. Năm 1509, đức Giáo hoàng cho phép vua được thành
hôn với người vợ goá của anh mình. Về sau, vì không có con trai để nối dõi, ông
tìm cách phá hủy hôn nhân này vịn cớ là phép chuẩn của Đức Giáo hòang không
thành. Đức Hồng y Wolsey hỏi ý kiến Đức cha Gioan Fisher. Sau khi nghiên cứu đầy
đủ đức giám mục kết luận là phép chuẩn của Đức Giáo hoàng thành. Ngài giữ vững
lập trường này mãi. Henry coi sự chống đối này là như một hành vi bội phản.
Năm 1534 có luật thừa kế. Luật
này tuyên bố rằng hôn phối với Catatina là vô hiệu và hôn nhân với Anna Boleyn
là hợp pháp. Quyền kế vị thuộc về con bà ta. Mọi người phải thề nhận trọn đạo
luật này. Đức giám mục Gioan Fisher từ chối. Tôma More cũng vậy, bởi vì đạo luật
bao hàm việc coi phép chuẩn của đức giáo hoàng là bất thành.
Ngày 17 tháng 4 năm 1534, đức
giám mục Gioan Fisher và Sir Tômas More bị xử tại Tower và bị giam biệt ra.
Ngày 20 tháng 5 năm 1535 đức giám mục Gioan Fisher được phong làm hồng y . Điều
này làm nhà vua giận dữ và vội vã lập toà án chống lại đức tân hồng y.
Ngày 17 tháng 4 năm 1535, Ngài bị
xử là bội phản. Ngày 17 tháng 6 năm 1535, Ngài bị xử là bôi phản. Ngày 22, Ngài
bị chém đầu, thân xác trần trụi của Ngài bi bỏ lại pháp trường cho đến khi được
chôn cất vội vã không một nghi thức tang lễ trang Hallows. Đầu Ngài bị treo ở
Lôndôn Bridge cho tới ngày 6 tháng 7 rồi bị ném xuống sông Thames ... nhường chỗ
cho đầu bạn Ngài là Tomas More.
********************
Ngày 22-06: Thánh TOMA MORE
Ngày 22-06: Thánh TOMA MORE
(1478 - 1535)
Thánh Toma More sinh tại Luân
Đôn ngày 06 tháng 2 năm 1478 trong một gia đình mà chính Ngài đã nói:
"Không danh giá nhưng lại lương thiện". Lên 12 tuổi, Ngài giúp việc Đức
Hồng Y Morton tổng giám mục giáo phận Canterbury. Hai nămsau, Ngài được gởi học
tại Ozford. Để cho Ngài chăm chú học hành, cha Ngài đã giới hạn việc cung cấp
tiền bạc đến nỗi Ngài không có tiền để sửa đổi giày. Vào tuổi 15, Ngài bỏ
Ozford tới Luân Đôn.
Ba năm sau, tức năm 1493, Ngài gặp
Eramus trong khi ông thăm viếng nước Anh lần đầu tiên. Vừa học, vừa trắc nghiệm
ơn kêu gọi tu trì trong bốn năm sống tại Luân Đôn.
Cuối cùng More quyết định rằng:
Ngài không có ơn gọi sống bậc tu trì. Ngài bước vào hôn nhân một cách đặc biệt,
Ngài chọn cô em gái thứ xinh đẹp và dễ thương. Nhưng rồi thấy rằng người chị sẽ
đau khổ và xấu hổ nếu cô em lập gia đình trước. Vì thế Ngài cưới cô chị. Họ sống
với nhau được 4 năm thì bà vợ qua đời. Một năm sau Tôma More tái hôn với người
khác mà không có con. Người vợ mới hay nóng giận, nhưng gia đình thật êm thắm.
Ba người con gái cũng như người
con trai của Ngài đều được giáo dục rất cẩn thận. "Trong gia đình này
không có ai làm biếng cả..."
Thực tế các cô con gái Ngài
thông minh đến nỗi được mời tới trước mặt vua để tranh luận về triết học. Bầu
khí gia đình hạnh phúc còn là nơi tụ tập của nhiều loại người, từ những người yếu
đau già cả tới những kẻ thông thái. Erasmus cũng là một người bạn thân của gia
đình này. Lần kia, khi được tin kho lúa bị thiêu rụi Tôma có viết thư cho vợ:
"Có lẽ chúng ta có lý do để cảm tạ Chúa vì sự mất mát này hơn là về những
cái chúng ta tích lũy được".
Và Ngài cũng lo lắng cho hàng
xóm.- "Anh không muốn còn đầy muỗm nếu một trong số họ chịu thiệt thòi vì
tai nạn xảy đến cho chúng ta".
Toma More cũng viết cuốn
Utophia, nói về một hòn đảo hạnh phúc đầy tưởng tượng. Ngài cũng viết cuốn
"Dialogue concerning Heresies" (Đối thoại về các lạc thuyết). Danh tiếng
của Ngài như một luật sư đã lôi kéo được sự chú ý của vua Henry III. Vua thúc
ép Ngài phục vụ triều đình. More bằng lòng và trở nên giàu có. Được phong làm
hiệp sĩ và năm 1523 được đặt làm phát ngôn viên của thư viện thứ dân.
Tuy nhiên năm 1527, nhà vua muốn
chấm dứt đời sống hôn nhân với hoàng hậu Catarina và cưới Anna Boleyn. Toma
More trách cứ nhà vua và bị thải hồi. Một ngày kia bá tước Norfolk thấy rằng:
Ngài sẽ bị nguy hiểm nếu chống lại nhà vua. Nhưng bình tĩnh Ngài trả lời: -
Thưa Đức ông, tất cả có thể thôi sao ? Thực sự có điều này khác biệt giữa Ngài
và tôi là: Hôm nay tôi chết, nhưng Ngài cũng sẽ chết ngày mai.
Ngày 12 tháng 4 năm 1534, Toma
More được mời để tuyên thệ nhận Anna More Boleyn và từ bỏ uy quyền của đức giáo
hoàng, Ngài từ khước. 14 tháng tù ở là những ngày tháng cầu nguyện chẳng khác
gì nơi tu viện. Trước toà án Ngài nói: - Vương quốc Anh không thể bất phục tòa
thánh như một người con không thể bất phục cha mình.
Khi nghe tuyên án tử hình Ngài
nói: - Thánh Phaolô đồng loã với cái chết của Stêphanô lại chẳng hợp nhất với
Ngài trong cuộc sống vĩnh cửu sao ? Vậy, tôi sẽ cầu nguyện tha thiết cho các
lãnh Chúa đã kết án tôi, để ít ra chúng ta sẽ gặp nhau trên trời sau này. Tôi
cũng cầu xin Chúa toàn năng bảo vệ đức tin và gởi tới cho Ngài một lời khuyên tốt
đẹp.
Bình thản, Ngài lên đường tới
pháp trường, khi bước lên đoạn đầu đài, Ngài còn khôi hài nói: - Lúc xuống, chỉ
mình tôi thủ lợi.
Ngài ôm người đao phủ và bảo: -
Can đảm lên đừng sợ. Cổ tôi ngắn quá hãy cẩn thận vì danh dự của anh ở đó.
Tự bịt mắt, Ngài nằm lên đoạn đầu
đài, vén râu lên Ngài nói: - Nó không phạm tội phản bội. Thánh Toma More đã chịu
chết như vậy ngày 6 tháng 7 năm 1535 với tất cả trịnh trọng, vui tươi và đơn
thành.
********************
Ngày 22-06: Thánh PAULINÔ NÔLANÔ
Ngày 22-06: Thánh PAULINÔ NÔLANÔ
(355 - 431)
Thánh Paulinô sinh tại Bordeax
khoảng năm 355. Cha Ngài là một pháp quan. Ngài được thụ huấn với nhà hùng biện
và thi sĩ Ausônô. Ngài được thừa hưởng rất nhiều đất đai ở Gaule và Italia. Năm
378, Ngài trở nên danh tiếng trước pháp đình và được đặt làm chánh án. Khi sang
Tây Ban Nha thăm các lãnh địa của gia đình Ngài kết hôn với Therasia, một thiếu
nữ Tây Ban Nha và được hưởng thêm nhiều đất đai như của hồi môn. Khoảng năm
389, Ngài lãnh phép rửa tội ở Bordeauz và bắt đầu một cuộc đổi mới. Trước sự
chán nản của Ausôniô và cơn thịnh nộ của gia đình, Ngài và vợ cũng không ngần
ngại sống tiết độ: lần lượt bán đất đai và phân phát lợi nhuận cho dân nghèo.
Chính Ngài chỉ mặc áo quần nghèo khó và ăn chay kham khổ.
Một biến cố đau lòng dẫn Ngài tới
sự thánh thiện lớn lao hơn đó là cái chết của đứa con trai Ngài, Paulinô và
Therasia toàn hiến cho Thiên Chúa. Họ giải phóng nô lệ, bán hết của cải và phân
phát cho người nghèo. Còn Paulinô từ giã nghị trường và năm 394 hay là 395 chịu
chức linh mục tại Barcelôna. Nhưng vì được kính phục ở Tây Ban Nha, nên ít lâu
s au, Ngài đã ẩn mình sang Nôla miền nam nước Ý. Còn một ít đất đai ở đây, Ngài
bán để xây một thánh đường dâng kính thánh Fêlixita.
Cuộc sống khắc khổ của Ngài bị
chê cười. Thánh Anmbrôsiô ghi nhận: - "Có nhiều người theo thị hiếu của họ
đã không ngạc nhiên gì khi chịu những thay đổi rất kỳ dị. Vậy mà khi có một
Kitô hữu quan tâm tới sự trọn lành mà thay đổi thói quen của mình thì họ la lối
giận dữ".
Thánh Paulinô thường nói: - Phật
lòng người để được lòng Chúa quả là một cuộc chạm trán hồng phúc.
Thánh Augustuinô cũng viết vào
thời này: - Hãy đến Campania xem con người dòng dõi quý quyền tài ba và giầu
có; hãy xem lòng đại độ mà người tôi tớ Chúa Kitô đã tự thoát để chiếm hữu
Thiên Chúa. Hãy xem Ngài đã từ khước sự kiêu hãnh để ôm ấp sự khiêm tốn của thập
giá thế nào.
Để trả lời những người thán phục
đời nghèo khó tự nguyện của mình, thánh Paulinô viết:
- "Tôi ngạc nhiên khi người ta cho là có công một người mua ơn cứu rỗi đời đời bằng những cái mau tàn, khi người ta ca tụng hắn vì việc đổi đất lấy trời.
- "Tôi ngạc nhiên khi người ta cho là có công một người mua ơn cứu rỗi đời đời bằng những cái mau tàn, khi người ta ca tụng hắn vì việc đổi đất lấy trời.
Ngài kêu gọi mọi người rộng tay
bố thí: - "Sự nghèo khó của anh em bạn là một vốn liếng cho bạn, nếu bạn
lo lắng chi người nghèo khó túng thiếu.
Và Ngài giải thích thêm: - Một
người phải qua sông sẽ bơi tới bờ bên kia nếu biết rũ bỏ áo quần và dùng mọi
năng lực để chống lại dòng nước chảy.
Dầu vậy còn phải biết tự chế nữa:
- Hy sinh bề ngoài chẳng đáng kể. Hy sinh mà Chúa đòi chính là sự hy sinh trong
lòng .
Thán phục, nhiều người muốn bắt
chước thánh nhân. Nhà Paulinô trở thành một tu viện. Ngài viết một cách đầy thú
vị: - Chúng tôi tiến tới một đời sống tốt đẹp hơn và khi lột bỏ gánh nặng trần
gian, chúng tôi thấy như được gieo vào lòng một cái gì thần linh và được mọc
cánh như các thiên thần.
Năm 409, Paulinô được đặt làm
giám mục Nôla. Cuộc xâm lược của người Goth gieo kinh hoàng cho nước Ý. Họ cướp
phá Rôma và bây giờ tàn phá Nola. Thánh Paulinô lấy tiền của Giáo hội để mua
chuộc các tù nhân, nâng đỡ những người bất hạnh. Rơi vào hoàn cảnh khốn cùng,
Ngài chỉ còn biết cầu nguyện: - Lạy Chúa, xin đừng để con bị dày vò bởi tiền bạc
vì chưa biết rõ của cải con hiện ở đâu.
Thánh Gregoriô Cả còn gán cho
thánh nhân một hành vi bác ái đầy quả cảm là bán mình để chuộc lại đứa con bị
tù đày của một bà góa. Nhưng có lẽ Ngài đã lầm với Đức Paulinô III, giám mục
Nôla thời chinh phục của người Vandales.
Cái chết năm 431 của thánh
Paulinô được nhân chứng Uraniô kể lại. Từ giường chết, Ngài đã cử hành thánh lễ
với hai giám mục đến thăm. 32 bài thơ và 51 lá thư của Ngài vẫn còn tới ngày
hôm nay.
22 Tháng Sáu
Romeo Và Juliet
Một trong các vở tuồng bất hủ
trên sân khấu kịch nghệ quốc tế phải kể là vở kịch mang tựa đề "Romeo và
Juliet" của nhà văn hào trứ danh người Anh, ông William Shakespeare. Vở kịch
này được sáng tác vào năm 1595, nhưng mãi cho đến nay, khi vở kịch được phổ nhạc,
được các ca sĩ nổi tiếng trình diễn, khán giả vẫn nối đuôi nhau chờ mua vé để
vào theo dõi một câu chuyện tình cảm động giữa hai thanh niên nam nữ yêu nhau
thắm thiết, nhưng đường tình duyên bị trắc trở không thể tiến đến hôn nhân, vì
chàng và nàng thuộc về hai gia đình có mối thù truyền kiếp với nhau trong bối cảnh
xã hội mang nặng đầu óc nuôi oán, báo thù tại Italia thời trung cổ.
Sau khi nàng Juliet đem câu
chuyện tình ngang trái tỏ lộ cùng một vị linh mục và cho ngài biết ý định sẽ
cùng với Romeo thoát ly gia đình để tìm đến một phương trời xa lạ xây tổ uyên
ương, vị linh mục đề nghị nàng dùng phương thế uống một thứ thuốc mê để giả chết.
Sau đó ngài sẽ cứu sống nàng và giao cho Romeo đem nàng đi. Kế hoạch này được
giữ bí mật đến nỗi chính chàng Romeo cũng không hay biết. Khi thấy người yêu đã
vì mình dùng độc dược quyên sinh, chàng Romeo cũng dùng gươm tự sát để đáp lại
mối tình tuyệt vọng của người yêu. Khi thuốc mê đã hết hiệu nghiệm, nàng Juliet
tỉnh dậy thấy người yêu đang thoi thóp bên vũng máu đào: tình yêu kêu gọi tình
yêu, nàng cũng dùng gươm lết liễu phận bạc để cùng chết với chàng.
Hình như những câu chuyện tình
thương tâm trong tuồng kịch hay tiểu thuyết nào cũng kết thúc bằng trắc trở,
chia ly, chết chóc. Dù bi ai, nhưng các câu chuyện ấy cũng nói lên một phần nào
sự thật. Ðó có lẽ là lý do tại sao trong các thiệp hồng báo tin hôn lễ, các đôi
trai gái tính chuyện trăm năm thường chọn và cho in câu: "Tình yêu mạnh
hơn sự chết".
Trong các cuộc giao tế thường
ngày giữa người với người hoặc trong mối quan hệ láng giềng, bạn bè, kể cả cha
mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình hay giữa tình thân, vợ chồng, chúng ta cần
có những dấu chỉ biểu lộ ra bên ngoài để diễn tả tâm tình yêu mến chất chứa bên
trong: Từ những dấu chỉ đơn sơ, thi vị "yêu nhau cởi áo cho nhau" đến
chỗ hy sinh cả cuộc đời tận tụy, làm lụng vất vả, gánh chịu những nhọc nhằn, chịu
đựng tha thứ cho nhau "Một câu nhịn, chín câu lành" đối với những người
thân thương trong gia đình.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét