Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ
(bài 28)
Vũ Văn An8/4/2017
Những người Công Giáo phò đồng tính nói gì?
Những người nổi tiếng nhất trong đoàn chiên Công Giáo lên tiếng bênh vực việc phải có một chủ trương chấp nhận đồng tính luyến ái nhiều hơn có lẽ là Cha Robert Nugent và Nữ Tu Jeannine Gramick, những người có lúc đã điều khiển một chương trình nối vòng tay mục vụ với những người đồng tính nam nữ tên là Thừa Tác Vụ Lối Mới (New Ways Ministry). Dù hai vị này rất thận trọng trong việc tránh đưa ra các tuyên bố công khai để trực diện thách thức giáo huấn của Giáo Hội, ở hậu trường, nhiều người tin rằng họ có một đường lối lỏng lẻo hơn nhiều, đến độ đã nói với các người Công Giáo đồng tính rằng họ có quyền làm cho giáo huấn chính thức và lương tâm họ hòa hợp với nhau. Tháng Năm năm 1999, Tòa Thánh chính thức ra lệnh cấm cả hai vị suốt đời không được thi hành mục vụ cạnh các người đồng tính nam nữ nữa, vì đã trình bày giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái “như một giải pháp trong số nhiều giải pháp khả hữu khác có thể thay đổi từ nền tảng”. Cũng như với các hành vi chế tài kỷ luật khác, động thái của Tòa Thánh đã làm cho cả Cha Nugent lẫn Nữ Tu Gramick trở thành những vị anh hùng hợp lòng người nơi giới cấp tiến, là giới coi giáo huấn chính thức là lỗi thời và thiếu lòng cảm thương.
Nói chung, những người phê bình giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái cũng đưa ra cùng một lập luận như lúc họ chống ngừa thai vậy, nghĩa là, đối với họ, giáo huấn này nhấn mạnh tới chiều kích thể lý của hành vi hơn là các thiện ích luân lý, thiện ích bản thân và thiêng liêng cao qúy hơn. Chuyên chú chống đối đường lối chính thức về đồng tính luyến ái là nhóm Dignity, chuyên cổ vũ quyền của người đồng tính và đổi phái tính nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo; có một nhóm song song tên là Courage; nhóm này cũng cổ vũ việc bắt tay với người Công Giáo đồng tính, nhưng, bằng cách hỗ trợ giáo huấn chính thức của Giáo Hội.
Những người bảo thủ về xã hội có thỏa mãn với đường lối của Giáo Hội về đồng tính luyến ái không?
Các giới bảo thủ ít chống đối giáo huấn, nhưng chống đối điều họ cho là thiếu mạnh mẽ trong lúc chấp hành giáo huấn. Thí dụ, năm 2005, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục William Levada làm người kế vị ngài đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, việc này gây ra một phản ứng tiêu cực nơi các người bảo thủ; họ cho rằng Đức Tổng Giám Mục Levada quá mềm lòng đối với đồng tính luyến ái suốt thập niên ngài làm Tổng Giám Mục San Francisco, được nhiều người coi là “thủ đô đồng tính” của Hoa Kỳ. Một cách chuyên biệt, các người phê bình trưng dẫn một thỏa hiệp do Đức Tổng Giám Mục Levada làm trung gian khi thành phố đe dọa sẽ rút lại việc tài trợ công cộng cho một số cơ quan bác ái không chịu mở rộng các phúc lợi y tế cho các cặp đồng tính. Đức Tổng Giám Mục Levada chấp thuận việc để các nhóm bác ái Công Giáo cho phép nhân viên chỉ định bất cứ người nào họ chọn để nhận các phúc lợi này; ngài coi việc này như một cách mở rộng phúc lợi chăm sóc y tế mà không ủng hộ các cuộc kết hợp đồng tính.
Việc Đức Bênêđíctô XVI chọn Đức Tổng Giám Mục Levada xẩy ra cùng một lúc với việc Tòa Thánh công bố một văn kiện quả quyết rằng không nên nhận những người đàn ông có xu hướng đồng tính vào chủng viện, và do đó, không phong chức linh mục cho những người này. Các người phê bình bảo thủ hoan hô văn kiện này, nhưng phàn nàn rằng Tòa Thánh không làm gì để chấp hành nó và do đó đã để cho phương thức giải quyết từng trường hợp một trong việc phong chức linh mục cho các người đồng tính như hiện nay tiếp tục tồn tại ở phần lớn các giáo phận và dòng tu. Hồi ấy, nhà bình luận bảo thủ của Hoa Kỳ, Cha Richard John Neuhaus, qua đời năm 2009, từng nói đến một “thứ khó chịu hiển hiện” nơi những người ái mộ Đức Bênêđíctô vì họ cho ngài thiếu sự theo dõi bằng biện pháp kỷ luật.
Nếu Giáo Hội Công Giáo phò gia đình, thì tại sao lại chống đối việc sinh sản nhân tạo?
Bất chấp sự kiện Giáo Hội xưa nay vốn hỗ trợ việc đưa sự sống mới vào đời, và bất chấp sự quan tâm gần đây của các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi cho rằng các xã hội đã phát triển của Tây Phương đang phạm tội tự sát về dân số vì người ta không còn xu hướng muốn có con nữa, Giáo Hội vẫn cực lực chống lại việc thụ tinh nhân tạo và các kỹ thuật sinh sản nhân tạo khác.
Các chống đối này thuộc các phạm vi sau đây:
• Thụ thai trong ống nghiệm (IVF) vì việc này tách biệt hành vi giao hợp ra khỏi việc sinh sản, làm đứt đoạn điều vốn có mục đích kết hợp, cùng một lý do như lúc Giáo Hội phản đối việc kiểm soát sinh đẻ. Việc chống đối này áp dụng cho mọi hình thức IVF.
• Thụ thai khác loại (heterologous) trong ống nghiệm, tức dùng các yếu tố sinh học từ một người khác không phải là cha mẹ, cũng phá hoại gia đình qua việc tách biệt các khía cạnh sinh học và xúc cảm của việc làm cha mẹ.
• Vì IVF liên quan tới việc tạo ra nhiều phôi thai, mà phần lớn sau đó bị vứt bỏ hoặc đông lạnh, nên việc này vi phạm quyền sống.
• Tinh trùng dùng trong việc sinh sản nhân tạo thường có được là nhờ việc thủ dâm, một việc đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.
• Vì các kỹ thuật IVF thường bao gồm việc cấy nhiều phôi thai khác nhau để gia tăng xác suất có thai, nên thường là các phôi thai “dư” sẽ bị diệt trừ ở đầu thai kỳ bằng cách chích một liều Kali clorua (potassium chloride), một thủ tục được gọi là giảm thiểu phôi thai (fetal reduction) nhưng bị Giáo Hội coi như một hình thức phá thai.
Nói chung, giáo huấn của Giáo Hội cho rằng các hữu thể nhân bản có quyền được sinh ra từ một người cha và một người mẹ, người cha và người mẹ này phải được con cái họ biết đến, và những người này gắn bó với nhau bằng hôn nhân. Dù Giáo Hội khuyến khích y khoa nghiên cứu tìm tòi cách chữa trị cả các nguyên nhân lẫn các hậu quả của việc hiếm muộn, nhưng Giáo Hội cũng chủ trương rằng việc thụ thai chỉ được diễn ra qua các phương thế được luân lý cho phép, tức hành vi phu thê giữa người chồng và người vợ.
Dĩ nhiên, không điều gì trên đây ngăn cản được sự bành trướng của việc sinh sản nhân tạo, một việc mà nhiều người Công Giáo cũng thực hành. Đứa trẻ sơ sinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới, bé Louise Brown, sinh năm 1978. Trong vòng chưa tới 30 năm, việc sử dụng các phương pháp sinh sản nhân tạo đã phát triển nhanh chóng, trở thành thực hành tiêu chuẩn trong việc chữa bệnh hiếm muộn. Hơn 3 triệu trẻ sơ sinh trên khắp thế giới đã được sinh ra nhờ kỹ thuật ống nghiệm này. Ngày nay, 2.5 phần trăm tất cả các vụ sinh ra đời mà còn sống tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh) xẩy ra nhờ IVF, và khoảng 27,000 thủ tục đã được thực hiện hàng năm ở Hoa Kỳ. IVF cũng trở thành một ngành kinh doanh lớn; tổng số chi tiêu hàng năm trong việc sinh sản có trợ giúp này ước lượng khoảng 4 tỷ dollars.
Những người Công Giáo ủng hộ IVF nói gì?
Các nhà thần học Công Giáo có óc canh tân, được sự ủng hộ của phần đông tín hữu giáo dân Công Giáo, thường có các kết luận tích cực hơn về luân lý tính của IVF, nhất là trong hình thức cùng loại (homologous). Thường họ đưa ra hai luận điểm căn bản như sau. Thứ nhất, họ bảo phôi thai không thể được coi là một con người cho tới khi có sự hình thành song sinh (twinning). Họ nhấn mạnh tới sự phí phạm: các nhà khoa học cho biết tỷ lệ mất mát tự nhiên đối với các phôi thai trong các thời kỳ đầu sau khi thụ thai là từ 60 tới 80 phần trăm. Luận điểm này cho rằng làm thế nào Thiên Chúa lại đem vào hiện hữu nhiều con người như thế chỉ để họ phải bị hủy ngay lúc sự sống của họ mới bắt đầu như thế? Thứ hai, dù những người có óc canh tân thừa nhận rằng IVF quả có tách biệt việc giao hợp ra khỏi việc sinh sản, nhưng họ lý luận rằng nó làm thế vì mục đích sinh sản, chứ không phải ngừa thai. Trong trường hợp này, họ cho rằng thiện ích tượng thai một đứa trẻ vượt quá cái hại làm lệch lạc bản chất thể lý của hành vi vợ chồng.
Đó là một lập trường khá ăn khớp với tâm tư nhiều cặp vợ chồng Công Giáo đang khốn khổ vì việc hiếm muộn. Năm 2011, một người Công Giáo từ lúc nằm nôi tên Sean Savage có viết một bài nêu ý kiến trên CNN kêu gọi nên có cái nhìn mới đối với IVF “Theo Giáo Hội Công Giáo Rôma, con đường hợp luân duy nhất để thụ thai một đứa con là giao hợp tính dục. Là một người Công Giáo, tôi thấy lập trường của Giáo Hội có tính kỳ thị chống lại các cặp vợ chồng mà điều kiện y khoa ngăn cản họ thụ thai theo cách ấy”. Sean và vợ là Carolyn đồng tác giả một cuốn sách nói về kinh nghiệm có đứa con nhờ dùng kỹ thuật IVF của họ, tựa là Inconceivable: A Medical Mistake, the Baby We Couldn’t keep, and Our Choice to Deliver the Ultimate Gift. (Sau khi cố gắng 4 năm, vợ chồng Savages cuối cùng đã thụ thai một đứa con nhờ sự giúp đỡ của IVF, nhưng sau đó được biết: bệnh xá đã chuyển lầm phôi thai, nên Carolyn đã mang thai đứa con của người khác. Vợ chồng Savages quyết định mang thai đứa con này cho tới ngày sinh, sau đó trao em bé cho cha mẹ em).
Bên ngoài Giáo Hội, sự chống đối IVF của Công Giáo đôi khi khiến người ta ngỡ ngàng hơn là giận dữ; như năm 2009, chẳng hạn, nhà vật lý học Lawrence Krauss, một người năng viết về các vấn đề khoa học trên các ấn phẩm bình dân, công khai đặt câu hỏi: tại sao Giáo Hội chống đối một “can thiệp y khoa nhất định có tính phò sự sống” như thế.
Có chăng một lập trường Công Giáo thiên hữu đối với giáo huấn chính thức về IVF không?
Có! Thí dụ, hàng giáo phẩm hé một cánh cửa cho các hình thức khác của kỹ thuật học sinh sản, như việc cấy tế bào sinh dục vào vòi Fallop (gamete intra-fallopian transfer, viết tắt là GIFT). Tế bào trứng được lấy từ người đàn bà cùng một cách y như trong kỹ thuật IVF, trong khi tinh trùng được thu lượm hoặc bằng cách dùng một kim chích vào tinh hoàn, hay dùng bao cao su có đục lỗ trong lúc giao hợp (để tránh thụ thai). Tinh trùng và tế bào trứng được rửa sạch và được xử lý về hóa học trước khi cấy để việc thụ tinh được dễ dàng. Dùng kỹ thuật siêu âm, tinh trùng và trứng được đưa vào các vòi Fallop, hy vọng rằng sự thụ tinh tự nhiên sau đó sẽ diễn ra sau việc giao hợp tự nhiên. Dù nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội xem ra ủng hộ kỹ thuật GIFT, nhưng một số thần học gia, những người vốn ủng hộ việc ngăn cấm IVF, không chấp nhận nó.Các linh mục Dòng Đa Minh như Benedict Ashley và Kevin O’Rourke từng viết rằng “kỹ thuật này xem ra đã thay thế hành vi vợ chồng làm nguyên nhân đầy đủ cho việc kết hợp giữa tinh trùng và trứng, hơn là chỉ trợ giúp nó”.
Một vấn đề bỏ ngỏ nữa liên hệ tới IVF là “nhận phôi thai làm con nuôi” (embryo adoption). Cuộc tranh cãi tựu chung ở điểm này: tất cả các phôi thai được giữ đông lạnh hiện nay ở các bệnh xá sinh sản đáng lý không nên được tạo ra mới phải, nhưng dù sao, chúng cũng đang có đó rồi. Há không tốt hơn sao nếu có ai đó đem chúng tới kết quả cuối cùng thay vì đơn giản tiêu hủy chúng? Hàng giáo phẩm chưa đưa ra câu trả lời nào dứt khoát, nhưng có những tiếng nói mạnh mẽ nhấn mạnh rằng câu trả lời nên là “không”. Linh mục Tad Pacholczyk của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc, chẳng hạn, từng viết rằng: “Người ta không nên trở thành cha mẹ bằng bất cứ phương thế nào khác ngoài người phối ngẫu của mình”. Ngài cũng lý luận rằng vì các người cha chỉ phụ thuộc trong diễn trình này, nên chức phận làm cha “đã bị vi phạm một cách nặng nề và ngay trong nội tại” bởi việc nhận phôi thai làm con nuôi.
Còn tiếp
Những người nổi tiếng nhất trong đoàn chiên Công Giáo lên tiếng bênh vực việc phải có một chủ trương chấp nhận đồng tính luyến ái nhiều hơn có lẽ là Cha Robert Nugent và Nữ Tu Jeannine Gramick, những người có lúc đã điều khiển một chương trình nối vòng tay mục vụ với những người đồng tính nam nữ tên là Thừa Tác Vụ Lối Mới (New Ways Ministry). Dù hai vị này rất thận trọng trong việc tránh đưa ra các tuyên bố công khai để trực diện thách thức giáo huấn của Giáo Hội, ở hậu trường, nhiều người tin rằng họ có một đường lối lỏng lẻo hơn nhiều, đến độ đã nói với các người Công Giáo đồng tính rằng họ có quyền làm cho giáo huấn chính thức và lương tâm họ hòa hợp với nhau. Tháng Năm năm 1999, Tòa Thánh chính thức ra lệnh cấm cả hai vị suốt đời không được thi hành mục vụ cạnh các người đồng tính nam nữ nữa, vì đã trình bày giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái “như một giải pháp trong số nhiều giải pháp khả hữu khác có thể thay đổi từ nền tảng”. Cũng như với các hành vi chế tài kỷ luật khác, động thái của Tòa Thánh đã làm cho cả Cha Nugent lẫn Nữ Tu Gramick trở thành những vị anh hùng hợp lòng người nơi giới cấp tiến, là giới coi giáo huấn chính thức là lỗi thời và thiếu lòng cảm thương.
Nói chung, những người phê bình giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái cũng đưa ra cùng một lập luận như lúc họ chống ngừa thai vậy, nghĩa là, đối với họ, giáo huấn này nhấn mạnh tới chiều kích thể lý của hành vi hơn là các thiện ích luân lý, thiện ích bản thân và thiêng liêng cao qúy hơn. Chuyên chú chống đối đường lối chính thức về đồng tính luyến ái là nhóm Dignity, chuyên cổ vũ quyền của người đồng tính và đổi phái tính nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo; có một nhóm song song tên là Courage; nhóm này cũng cổ vũ việc bắt tay với người Công Giáo đồng tính, nhưng, bằng cách hỗ trợ giáo huấn chính thức của Giáo Hội.
Những người bảo thủ về xã hội có thỏa mãn với đường lối của Giáo Hội về đồng tính luyến ái không?
Các giới bảo thủ ít chống đối giáo huấn, nhưng chống đối điều họ cho là thiếu mạnh mẽ trong lúc chấp hành giáo huấn. Thí dụ, năm 2005, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục William Levada làm người kế vị ngài đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, việc này gây ra một phản ứng tiêu cực nơi các người bảo thủ; họ cho rằng Đức Tổng Giám Mục Levada quá mềm lòng đối với đồng tính luyến ái suốt thập niên ngài làm Tổng Giám Mục San Francisco, được nhiều người coi là “thủ đô đồng tính” của Hoa Kỳ. Một cách chuyên biệt, các người phê bình trưng dẫn một thỏa hiệp do Đức Tổng Giám Mục Levada làm trung gian khi thành phố đe dọa sẽ rút lại việc tài trợ công cộng cho một số cơ quan bác ái không chịu mở rộng các phúc lợi y tế cho các cặp đồng tính. Đức Tổng Giám Mục Levada chấp thuận việc để các nhóm bác ái Công Giáo cho phép nhân viên chỉ định bất cứ người nào họ chọn để nhận các phúc lợi này; ngài coi việc này như một cách mở rộng phúc lợi chăm sóc y tế mà không ủng hộ các cuộc kết hợp đồng tính.
Việc Đức Bênêđíctô XVI chọn Đức Tổng Giám Mục Levada xẩy ra cùng một lúc với việc Tòa Thánh công bố một văn kiện quả quyết rằng không nên nhận những người đàn ông có xu hướng đồng tính vào chủng viện, và do đó, không phong chức linh mục cho những người này. Các người phê bình bảo thủ hoan hô văn kiện này, nhưng phàn nàn rằng Tòa Thánh không làm gì để chấp hành nó và do đó đã để cho phương thức giải quyết từng trường hợp một trong việc phong chức linh mục cho các người đồng tính như hiện nay tiếp tục tồn tại ở phần lớn các giáo phận và dòng tu. Hồi ấy, nhà bình luận bảo thủ của Hoa Kỳ, Cha Richard John Neuhaus, qua đời năm 2009, từng nói đến một “thứ khó chịu hiển hiện” nơi những người ái mộ Đức Bênêđíctô vì họ cho ngài thiếu sự theo dõi bằng biện pháp kỷ luật.
Nếu Giáo Hội Công Giáo phò gia đình, thì tại sao lại chống đối việc sinh sản nhân tạo?
Bất chấp sự kiện Giáo Hội xưa nay vốn hỗ trợ việc đưa sự sống mới vào đời, và bất chấp sự quan tâm gần đây của các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi cho rằng các xã hội đã phát triển của Tây Phương đang phạm tội tự sát về dân số vì người ta không còn xu hướng muốn có con nữa, Giáo Hội vẫn cực lực chống lại việc thụ tinh nhân tạo và các kỹ thuật sinh sản nhân tạo khác.
Các chống đối này thuộc các phạm vi sau đây:
• Thụ thai trong ống nghiệm (IVF) vì việc này tách biệt hành vi giao hợp ra khỏi việc sinh sản, làm đứt đoạn điều vốn có mục đích kết hợp, cùng một lý do như lúc Giáo Hội phản đối việc kiểm soát sinh đẻ. Việc chống đối này áp dụng cho mọi hình thức IVF.
• Thụ thai khác loại (heterologous) trong ống nghiệm, tức dùng các yếu tố sinh học từ một người khác không phải là cha mẹ, cũng phá hoại gia đình qua việc tách biệt các khía cạnh sinh học và xúc cảm của việc làm cha mẹ.
• Vì IVF liên quan tới việc tạo ra nhiều phôi thai, mà phần lớn sau đó bị vứt bỏ hoặc đông lạnh, nên việc này vi phạm quyền sống.
• Tinh trùng dùng trong việc sinh sản nhân tạo thường có được là nhờ việc thủ dâm, một việc đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.
• Vì các kỹ thuật IVF thường bao gồm việc cấy nhiều phôi thai khác nhau để gia tăng xác suất có thai, nên thường là các phôi thai “dư” sẽ bị diệt trừ ở đầu thai kỳ bằng cách chích một liều Kali clorua (potassium chloride), một thủ tục được gọi là giảm thiểu phôi thai (fetal reduction) nhưng bị Giáo Hội coi như một hình thức phá thai.
Nói chung, giáo huấn của Giáo Hội cho rằng các hữu thể nhân bản có quyền được sinh ra từ một người cha và một người mẹ, người cha và người mẹ này phải được con cái họ biết đến, và những người này gắn bó với nhau bằng hôn nhân. Dù Giáo Hội khuyến khích y khoa nghiên cứu tìm tòi cách chữa trị cả các nguyên nhân lẫn các hậu quả của việc hiếm muộn, nhưng Giáo Hội cũng chủ trương rằng việc thụ thai chỉ được diễn ra qua các phương thế được luân lý cho phép, tức hành vi phu thê giữa người chồng và người vợ.
Dĩ nhiên, không điều gì trên đây ngăn cản được sự bành trướng của việc sinh sản nhân tạo, một việc mà nhiều người Công Giáo cũng thực hành. Đứa trẻ sơ sinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới, bé Louise Brown, sinh năm 1978. Trong vòng chưa tới 30 năm, việc sử dụng các phương pháp sinh sản nhân tạo đã phát triển nhanh chóng, trở thành thực hành tiêu chuẩn trong việc chữa bệnh hiếm muộn. Hơn 3 triệu trẻ sơ sinh trên khắp thế giới đã được sinh ra nhờ kỹ thuật ống nghiệm này. Ngày nay, 2.5 phần trăm tất cả các vụ sinh ra đời mà còn sống tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh) xẩy ra nhờ IVF, và khoảng 27,000 thủ tục đã được thực hiện hàng năm ở Hoa Kỳ. IVF cũng trở thành một ngành kinh doanh lớn; tổng số chi tiêu hàng năm trong việc sinh sản có trợ giúp này ước lượng khoảng 4 tỷ dollars.
Những người Công Giáo ủng hộ IVF nói gì?
Các nhà thần học Công Giáo có óc canh tân, được sự ủng hộ của phần đông tín hữu giáo dân Công Giáo, thường có các kết luận tích cực hơn về luân lý tính của IVF, nhất là trong hình thức cùng loại (homologous). Thường họ đưa ra hai luận điểm căn bản như sau. Thứ nhất, họ bảo phôi thai không thể được coi là một con người cho tới khi có sự hình thành song sinh (twinning). Họ nhấn mạnh tới sự phí phạm: các nhà khoa học cho biết tỷ lệ mất mát tự nhiên đối với các phôi thai trong các thời kỳ đầu sau khi thụ thai là từ 60 tới 80 phần trăm. Luận điểm này cho rằng làm thế nào Thiên Chúa lại đem vào hiện hữu nhiều con người như thế chỉ để họ phải bị hủy ngay lúc sự sống của họ mới bắt đầu như thế? Thứ hai, dù những người có óc canh tân thừa nhận rằng IVF quả có tách biệt việc giao hợp ra khỏi việc sinh sản, nhưng họ lý luận rằng nó làm thế vì mục đích sinh sản, chứ không phải ngừa thai. Trong trường hợp này, họ cho rằng thiện ích tượng thai một đứa trẻ vượt quá cái hại làm lệch lạc bản chất thể lý của hành vi vợ chồng.
Đó là một lập trường khá ăn khớp với tâm tư nhiều cặp vợ chồng Công Giáo đang khốn khổ vì việc hiếm muộn. Năm 2011, một người Công Giáo từ lúc nằm nôi tên Sean Savage có viết một bài nêu ý kiến trên CNN kêu gọi nên có cái nhìn mới đối với IVF “Theo Giáo Hội Công Giáo Rôma, con đường hợp luân duy nhất để thụ thai một đứa con là giao hợp tính dục. Là một người Công Giáo, tôi thấy lập trường của Giáo Hội có tính kỳ thị chống lại các cặp vợ chồng mà điều kiện y khoa ngăn cản họ thụ thai theo cách ấy”. Sean và vợ là Carolyn đồng tác giả một cuốn sách nói về kinh nghiệm có đứa con nhờ dùng kỹ thuật IVF của họ, tựa là Inconceivable: A Medical Mistake, the Baby We Couldn’t keep, and Our Choice to Deliver the Ultimate Gift. (Sau khi cố gắng 4 năm, vợ chồng Savages cuối cùng đã thụ thai một đứa con nhờ sự giúp đỡ của IVF, nhưng sau đó được biết: bệnh xá đã chuyển lầm phôi thai, nên Carolyn đã mang thai đứa con của người khác. Vợ chồng Savages quyết định mang thai đứa con này cho tới ngày sinh, sau đó trao em bé cho cha mẹ em).
Bên ngoài Giáo Hội, sự chống đối IVF của Công Giáo đôi khi khiến người ta ngỡ ngàng hơn là giận dữ; như năm 2009, chẳng hạn, nhà vật lý học Lawrence Krauss, một người năng viết về các vấn đề khoa học trên các ấn phẩm bình dân, công khai đặt câu hỏi: tại sao Giáo Hội chống đối một “can thiệp y khoa nhất định có tính phò sự sống” như thế.
Có chăng một lập trường Công Giáo thiên hữu đối với giáo huấn chính thức về IVF không?
Có! Thí dụ, hàng giáo phẩm hé một cánh cửa cho các hình thức khác của kỹ thuật học sinh sản, như việc cấy tế bào sinh dục vào vòi Fallop (gamete intra-fallopian transfer, viết tắt là GIFT). Tế bào trứng được lấy từ người đàn bà cùng một cách y như trong kỹ thuật IVF, trong khi tinh trùng được thu lượm hoặc bằng cách dùng một kim chích vào tinh hoàn, hay dùng bao cao su có đục lỗ trong lúc giao hợp (để tránh thụ thai). Tinh trùng và tế bào trứng được rửa sạch và được xử lý về hóa học trước khi cấy để việc thụ tinh được dễ dàng. Dùng kỹ thuật siêu âm, tinh trùng và trứng được đưa vào các vòi Fallop, hy vọng rằng sự thụ tinh tự nhiên sau đó sẽ diễn ra sau việc giao hợp tự nhiên. Dù nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội xem ra ủng hộ kỹ thuật GIFT, nhưng một số thần học gia, những người vốn ủng hộ việc ngăn cấm IVF, không chấp nhận nó.Các linh mục Dòng Đa Minh như Benedict Ashley và Kevin O’Rourke từng viết rằng “kỹ thuật này xem ra đã thay thế hành vi vợ chồng làm nguyên nhân đầy đủ cho việc kết hợp giữa tinh trùng và trứng, hơn là chỉ trợ giúp nó”.
Một vấn đề bỏ ngỏ nữa liên hệ tới IVF là “nhận phôi thai làm con nuôi” (embryo adoption). Cuộc tranh cãi tựu chung ở điểm này: tất cả các phôi thai được giữ đông lạnh hiện nay ở các bệnh xá sinh sản đáng lý không nên được tạo ra mới phải, nhưng dù sao, chúng cũng đang có đó rồi. Há không tốt hơn sao nếu có ai đó đem chúng tới kết quả cuối cùng thay vì đơn giản tiêu hủy chúng? Hàng giáo phẩm chưa đưa ra câu trả lời nào dứt khoát, nhưng có những tiếng nói mạnh mẽ nhấn mạnh rằng câu trả lời nên là “không”. Linh mục Tad Pacholczyk của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc, chẳng hạn, từng viết rằng: “Người ta không nên trở thành cha mẹ bằng bất cứ phương thế nào khác ngoài người phối ngẫu của mình”. Ngài cũng lý luận rằng vì các người cha chỉ phụ thuộc trong diễn trình này, nên chức phận làm cha “đã bị vi phạm một cách nặng nề và ngay trong nội tại” bởi việc nhận phôi thai làm con nuôi.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét